Không có gì quý hơn Độc lập Tự do



nhoNguoicha


“Nơi Bác yên nghỉ – Nơi hội tụ niềm tin”

Với công lao to lớn của Người, với tư tưởng đạo đức cách mạng và nhân cách trong sáng của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi xứng đáng là một người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tấm gương hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nước; tư tưởng đạo đức tác phong của Người luôn cổ vũ động viên các thế hệ người Việt Nam vững bước đi theo con đường mà Người đã lựa chọn. Giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng Lăng của Người là góp phần giữ gìn tư tưởng, đạo đức, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là giữ gìn một di sản vô giá của dân tộc và toàn nhân loại. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi trường tồn cùng với dân tộc và là nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của nhân dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là một địa chỉ thiêng liêng, với những giá trị lịch sử, chính trị, văn hóa để giáo dục, hun đúc truyền thống cách mạng cho mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau./.

Long live Uncle Ho

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, từ bến cảng Nhà Rồng của Thành phố Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân phong kiến. Cuộc hành trình ấy là bài học về lý tưởng cho thanh niên ngày nay, để mỗi bạn trẻ thể hiện tình cảm, tâm huyết của mình, đóng góp trí tuệ, tài năng xây dựng quê hương đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu” như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời…

Hơn một phần tư thế kỷ, với hai mươi sáu khoảnh khắc mùa Xuân, cả Việt Nam luôn hướng về Việt Bắc – thủ đô kháng chiến, hướng về Thủ đô Hà Nội – trái tim của đất nước, được đón chờ phút giao thừa thiêng liêng, với lời chúc Xuân nồng ấm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua rồi hơn bốn thập niên, dẫu không còn hạnh phúc được nghe Bác Hồ chúc Tết, nhưng cuốn Địa dư nước ta, Lịch sử nước ta, Thư và thơ chúc Tết cùng với Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là những pho sử vàng cả về hình thức lẫn nội dung thể hiện…

Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nhân dân ta đã vùng dậy, lật đổ ách thống trị của thực dân đế quốc và phong kiến, lập nên chính quyền cách mạng do nhân dân làm chủ trong cả nước, mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự do. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi cùng với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và tuyên đọc đã khai sinh ra chế độ dân chủ cộng hòa của Việt Nam…

Trong kí ức tuổi thơ của tôi, những lời dạy của Bác Hồ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và bức ảnh Người nói chuyện với Sư đoàn Quân Tiên Phong tại Đền Hùng trước khi về tiếp quản Thủ đô năm 1954, đã khắc sâu vào tâm trí. Lớn lên, mỗi lần được đi thăm Đền Hùng, lúc dừng chân tại Đền Giếng, tôi lại bâng khuâng mường tượng nơi Bác ngồi trên bậu cửa, xung quanh là những người con ưu tú, đại diện của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng…

“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.” Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời…

Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bác từng nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”… ”Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng”… “Dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người con ưu tú, đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại”…

Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang…

Những mẩu chuyện đời thường về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoá thân vào dân tộc và nhân loại cần lao với những giá trị đạo đức tốt đẹp nhất, mà bất cứ ai có lương tri đều mong muốn đạt được. Cuộc đời Hồ Chí Minh đã trở thành cuốn sách giáo khoa về đạo đức mới cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước. Đạo đức của Hồ Chí Minh có sức lay động, đi vào tận tâm khảm của những người chân chính, biến thành sức mạnh làm cho con người ta luôn luôn sống vươn lên các giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống đời thường…

Tôi nghĩ, dù ai có cố tình nhắm mắt phủ định bằng bất cứ lý do gì thì Đảng và Bác vẫn có công lao vô cùng to lớn với dân tộc, Tổ quốc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, nhân dân ta phá tan ách thống trị thực dân, phong kiến, đánh Pháp, đuổi Nhật và thắng Mỹ, non sông thu về một mối, đất nước thái bình, nhân dân yên ổn làm ăn và phát triển, vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Có thể nói, từ khi có Đảng, có Bác, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn đổi mới. Chính vì thế người dân Việt Nam luôn nói: Ơn Đảng, ơn Bác…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”; Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh thêm rằng: “Cán bộ muốn cho xứng đáng phải làm được việc. Muốn làm được việc, thì phải được dân tin dân phục dân yêu. Muốn được dân tin dân phục dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành bốn điều đó mà muốn được lòng dân, thì cũng như bắc dây leo trời”…

G.S Trần Chung Ngọc: Viết về một nhân vật có tầm vóc quốc tế như Hồ Chí Minh có thể nói là không dễ. Đối với những người thuộc giới chống Cộng viết theo cảm tính thù hận, khi thực sự chưa hiểu và không biết gì về Hồ Chí Minh thì rất dễ, vì muốn viết sao cũng được. Họ đưa ra những chi tiết lặt vặt, cộng với xuyên tạc, dựng đứng… nhằm “ám sát tư cách cá nhân”, bằng những từ hạ cấp cho hả lòng thù hận, thì có lẽ ai viết cũng được, không cần đến trí tuệ, không cần đến kiến thức, không cần đến trình độ, và cũng không cần đến liêm sỉ…

Thông qua các tác phẩm, các bút tích gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chủ tịch đã để lại cho dân tộc và nhân loại một di sản đồ sộ, vô cùng quý báu. Đó là cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới” (UNESCO – 1987), là “một trong một trăm nhân vật ảnh hưởng nhất thế kỷ XX” (TIME – 2005). Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam anh hùng…

Hồ Chí Minh toàn tập là bộ sách sưu tầm tổng hợp những bài viết và bài nói chuyện của Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản. Năm 1990, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật đã xuất bản bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập lần thứ nhất với 10 tập. Năm 2000, bộ Hồ Chí Minh toàn tập được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật tái bản lần thứ hai với 12 tập sách. Trong lần tái bản thứ ba, bộ Hồ Chí Minh toàn tập sẽ được Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật tổ chức xuất bản trong tháng 5, 2011 với 15 tập…

Sự nghiệp văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã toả sáng và sẽ còn thúc đẩy một cách mạnh mẽ sự phát triển của dân tộc Việt Nam, một dân tộc sau bao nhiêu năm kinh qua chiến tranh tàn khốc và chịu tác động của nhiều biến cố của thời cuộc, kể cả sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, hiện đang kiên trì, quyết tâm bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật tiêu biểu trong lịch sử nhân loại có tác động mãnh liệt vào tiến trình phát triển văn hoá của dân tộc và thế giới…

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1947, hai năm sau khi Nhà nước giành được độc lập, có giá trị đặc biệt cả về lý luận và thực tiễn. Lúc bấy giờ đất nước ta vẫn tồn tại hai loại chính quyền: chính quyền do thực dân Pháp dựng lên và chính quyền cách mạng. Nhưng Bác biết rằng chính quyền cách mạng sẽ nắm được quyền lãnh đạo, và để nắm được quyền quản lý đất nước thì chính quyền cách mạng phải có các phẩm chất tốt. “Sửa đổi lối làm việc” – nói cho cùng, đó là sửa đổi tinh thần cơ bản của những người nhận trách nhiệm hướng dẫn và lãnh đạo một dân tộc nhằm mục tiêu giải phóng nhân dân, độc lập Tổ quốc…

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến việc xây Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Người căn dặn: Đảng phải luôn nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phải luôn tự chỉnh đốn để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang. Theo Người, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, trước hết phải coi trọng giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng lập trường, quan điểm giai cấp công nhân cho mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng. Bởi vì, Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt. Đảng mà không có chủ nghĩa làm cốt cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam…

Có một số người gây nhiễu thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh có vợ có con hay không là câu chuyện bị gây nhiễu nhiều nhất. Tôi cho rằng: việc Hồ Chí Minh có vợ con hay không thì chẳng ảnh hưởng gì đến tư cách, đạo đức của Người. Nếu Người có vợ, có con, nghĩa là có gia đình riêng, thì với những gì Người đã cống hiến cho đất nước, chúng ta vẫn nhận định được rằng: Người đã hy sinh lợi ích riêng tư để dâng hiến cho Tổ quốc thân yêu của mình. Người không ít lần nói về cái khiếm khuyết của cuộc đời mình, và một trong những khiếm khuyết đó là không có vợ; do vậy Người khuyên nhủ thanh niên Việt Nam không nên học mình về điều đó…

Nói đến đạo đức là nói đến thành tố ý thức đạo đức, hành vi đạo đức, quan hệ đạo đức, hệ thống thiết chế truyền bá và giáo dục đạo đức, v.v. Con người Hồ Chí Minh, cuộc sống và toàn bộ đạo đức của Hồ Chí Minh là sự biểu hiện tự nhiên, không gượng ép, không sắp đặt, của những điều thánh thiện, hướng thiện, quy thiện, tôn lên cái đẹp của con người, bồi đắp cho những người có lương tri luôn luôn khát khao vươn tới cái tự do thuần khiết trong cái chế định của vũ trụ Có người nói rằng đem tích hợp tất cả những cái bình dị đời thường ấy ở Bác, là ta đã nhìn đã cảm được phong cách đạo đức Hồ Chí Minh. Có Bác lòng ta trong sáng hơn, Bác luôn là một hình ảnh đẹp vô cùng…

Tự phê bình và phê bình

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đảng cách mạng cần tự phê bình và phê bình như ta cần không khí”, “cũng như người có bệnh nếu giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh lâu ngày nặng thêm, nguy hiểm đến tính mạng”. Cho nên, “một đảng mà giấu khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh mẽ, chắc chắn, chân chính”. Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ kêu gọi, nhắc nhở, mà chính bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn luôn gương mẫu tự phê bình và yêu cầu mọi người phải thẳng thắn góp ý phê bình Người…

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin. Người đã vận dụng sáng tạo học thuyết giải phóng giai cấp vô sản ở châu Âu vào thực tiễn một nước thuộc địa nửa phong kiến ở châu Á, trước hết nhằm giải phóng dân tộc để sau đó tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá, mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam. Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội…

“Đồng chí Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương của một lãnh tụ cộng sản, của một nhà cách mạng vĩ đại… Tên tuổi và hình ảnh anh hùng của đồng chí Hồ Chí Minh đã đi vào từng căn nhà, bao trùm lên các đường phố, quảng trường, nhà máy, cánh đồng trên khắp đất nước chúng tôi, lên tất cả những nơi đang đấu tranh chống bất công và bóc lột, vì hòa bình và tự do.” Lui-gi Lông-gô (I-ta-li-a)

Tìm hiểu giá trị lịch sử-văn hoá của Khu di tích Đá Chông chúng ta đã tiếp cận toàn diện từ nhiều hướng, nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tuy nhiên những năm qua, do chưa có điều kiện khai thác nguồn tài liệu từ các trung tâm lưu trữ quốc gia, chúng ta chưa có khảo sát kỹ trong những năm từ 1960-1964 Hồ Chủ tịch và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã có những hoạt động gì tại đây, tại phòng họp tầng một của ngôi nhà sàn, nơi đã diễn ra việc họp Bộ Chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì.