Thư viện

Tuyên ngôn Độc lập: Từ quyền con người đến quyền dân tộc

VOV.VN – Từ quyền lợi con người nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển thành quyền lợi dân tộc cụ thể trong Tuyên ngôn Độc lập.

Lịch sử Việt Nam, ngay từ những trang đầu dựng nước đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh giữ nước để đắp xây và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quá trình đó đã để lại nhiều áng văn bất hủ nhằm khẳng định quyền tự chủ của người dân nước Việt. Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã thấm nhuần tư tưởng vĩ đại đó và đến lượt mình, trên cương vị người đứng đầu chính quyền cách mạng đã trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.

tuyen ngon doc lap: tu quyen con nguoi den quyen dan toc hinh 0Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu -TTXVN

Tiếp tục đọc

Từ lời thề trước đình Tân Trào đến bản Tuyên ngôn Độc lập

Việt Nam - Hồ Chí MinhTừ lời thề trước đình Tân Trào đến bản Tuyên ngôn Độc lập, chính quyền của bọn đế quốc, phong kiến bị xóa bỏ, chính quyền thật sự đã thuộc về nhân dân

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở đầu trang sử mới của dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Từ đó, ngày 2/9 trở thành Ngày hội độc lập, ngày Quốc khánh của dân tộc Việt Nam.

Lời thề trước đình Tân Trào

Mùa hè 1945, cục diện của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 đã chuyển biến nhanh chóng với sự thất bại nặng nề, liên tiếp của phát xít Đức và phát xít Nhật, mở ra cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Để tranh thủ thời cơ này, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chuyển “bản doanh” từ Pắc Bó-Cao Bằng đến bản Nà Lừa trong “an toàn khu” Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, cùng với cơ quan Trung ương Đảng khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Tiếp tục đọc

Bác Hồ – linh hồn của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc mà ý nghĩa của những tư tưởng đó vẫn còn giá trị lâu dài.

Với tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt được tình hình thế giới, đánh giá đúng thời cơ cách mạng, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã xây dựng lực lượng và lãnh đạo quân, dân cả nước tiến hành thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945, thành lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bác Hồ và Trung ương Đảng lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công 

Trong quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài, ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã cảnh báo: Tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới… Đúng như Nguyễn Ái Quốc dự đoán, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ngay sau khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939), Hội nghị Trung ương lần thứ 7 của Đảng (11/1940) đã phân tích tình hình trong và ngoài nước, các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trước mắt, quyết định điều chỉnh về đường lối và phương pháp cách mạng, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tập trung mũi nhọn vào chống bọn đế quốc và tay sai.

bac ho - linh hon cua cuoc tong khoi nghia thang tam 1945 hinh 0Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN

Tiếp tục đọc

Chuyện kể về những người treo khẩu hiệu Ngày Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng Tháng TámBác nói “Cách mạng Tháng Tám là do Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh gian khổ với thực dân Pháp và phát xít Nhật để giành độc lập tự do cho Tổ quốc, chứ có ai đến giải phóng cho ta đâu mà phải hoan hô họ?!”.

Tiếp tục đọc

Hào khí cách mạng tháng Tám trong công cuộc đổi mới

Cách mạng Tháng TámQĐND – Cách đây tròn 68 năm, toàn dân tộc Việt Nam, triệu người như một, dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhất tề đứng dậy, phá tan xiềng xích nô lệ, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, xác lập chính quyền dân chủ nhân dân trên phạm vi toàn quốc. Tự hào biết bao, lần đầu tiên trong thời đại mới, một dân tộc nhỏ đã tự giải phóng mình khỏi ách đế quốc thực dân; đất nước ta, từ một nước thuộc địa, trở thành một nước độc lập; nhân dân ta, từ thân phận nô lệ, thành người dân độc lập, tự do, làm chủ đất nước.

Tiếp tục đọc

Cách mạng Tháng Tám và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Anh hùng giải phóng dân tộc

Cách mạng Tháng TámLà một người dân thuộc địa, ra đi tìm đường cứu nước, mục tiêu lớn lao, duy nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc mình, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc mình. Có thể nói, trong suốt 30 năm dài, sống và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, ở đâu xuất hiện từ “Giải phóng dân tộc” là ở đó có sức hút mãnh liệt với Nguyễn Ái Quốc.

Tiếp tục đọc

Kỷ niệm của một họa sĩ về Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng Tháng TámHọa sĩ Trường Sinh, 79 tuổi, sinh ra và lớn lên tại quê hương Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông thể hiện năng khiếu hội họa từ năm lên 5 tuổi, thế nhưng chỉ đến sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công ông mới quyết định trở thành một họa sĩ thực thụ, năm đó ông 11 tuổi. Tiếp tục đọc

Nhân loại đi tới ngày 2.9.1945 như thế nào?

Cách mạng Tháng TámMột nhãn quan kỳ diệu đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đúng ngày 2.9.1945 để đọcTuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính trong ngày lịch sử đó, nhân loại được chứng kiến thêm sự kiện quan trọng nữa của thế kỷ XX và cả mai sau: trên chiến hạm Missouri buông neo tại vịnh Tokyo, đại biểu của chín nước (Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Hoa, Canada, Australia, Hà Lan và New Zealand) đã cùng tham gia lễ ký kết chấp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản…  Tiếp tục đọc

Cờ đỏ sao vàng tung bay trên chiến hạm Pháp

Cờ Tổ quốcTừ ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp bắt đầu tấn công đánh chiếm Sài Gòn – Gia Định, rồi đánh lan ra các tỉnh cực Nam Trung bộ. Giữa năm 1946, đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Pháp, để hòa đàm với Chính phủ Pháp tại Phôngtennơblô. Cùng trong thời gian ấy, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh làm thượng khách thăm chính thức nước Pháp.

Tiếp tục đọc