Chiến tranh ngày nay phức tạp vô cùng. Trước kia chỉ có quân đội đánh nhau ở tiền tuyến và trên mặt đất hay trên mặt nước, nên người ta gọi là bình diện chiến tranh. Ngày nay đánh nhau ở cả trên không và cả ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, nên người ta gọi là lập thể chiến tranh. Trước kia chỉ đánh nhau về một mặt quân sự, nhưng ngày nay đánh nhau về đủ mọi mặt quân sự, kinh tế, chính trị, tư tưởng nên người ta gọi là toàn diện chiến tranh.
I- VỀ QUÂN SỰ:
1. Đánh nhau trên mặt đất:
a- Dã chiến.- Hai bên đánh nhau ở ngoài mặt trận bằng súng ống, xe tǎng, đại bác.
b- Hoá học chiến. – Dùng súng bắn hay tàu bay thả các thứ hơi ngạt và hơi độc.
c- Gián điệp chiến.- Ngoài mặt trận phái gián điệp lẩn sang bên địch tuyên truyền hay dò xét tình hình.
d- Phá hoại các cơ quan trọng yếu của bên địch.
2. Đánh nhau trên mặt bể:
a- Hạm đội hai bên đánh nhau.
b- Dùng tàu chiến phong toả địch.
c- Cắt đứt đường giao thông của bên địch và tìm cách che chở đường giao thông của bên mình.
d- Phá hoại các cǎn cứ hải quân.
3. Đánh nhau trên không:
a- Phi cơ hai bên chiến đấu ở trên không.
b- Phái phi cơ đi ném bom những nơi quan trọng của bên địch.
c- Cho tàu bay đi dò xét tình hình các mặt trận và rải truyền đơn tuyên truyền.
d- Bay lên trên không để phòng vệ những nơi quan trọng dưới mặt đất.
II. VỀ KINH TẾ
1- Đảo loạn hay phá hoại kinh tế của bên địch.
2- Đối với bên địch, thi hành chính sách phong toả làm cho chúng bị cô lập về kinh tế, không thể mua bán với các nước ngoài.
3- Tìm mọi cách ngǎn cản bên địch không thể trù liệu được tiền tài hay phẩm vật để sung vào chiến phí.
4- Tổng động viên để có thể thu được hoặc giữ lấy tất cả các nguồn lợi.
5- Dùng mọi phương pháp để trù liệu chiến phí.
6- Thi hành mọi phương sách làm cho nhân dân được sống yên ổn, no đủ trong lúc có chiến tranh.
III- VỀ CHÍNH TRỊ, TỨC LÀ VỀ NGOẠI GIAO, NỘI CHÍNH VÀ TUYÊN TRUYỀN:
1- Nêu cao chính nghĩa và kêu gọi dư luận tán đồng lập trường của mình.
2- Đề phòng nước thứ ba đi về phe với địch.
3- Trên trường quốc tế, làm thế nào cho nước mình không bị cô lập mà vẫn giữ được địa vị ưu thắng.
4- Dùng mọi mánh khoé ngoại giao để chiếm được thắng lợi.
IV- TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH (1) TỨC LÀ GIÁN ĐIỆP CHIẾN HAY CÂN NÃO CHIẾN:
1- Dò xét tình hình bên địch về mặt chính trị, kinh tế, quân sự.
2- Xúi giục những phần tử bất bình hoặc những dân tộc khác ở nước địch nổi dậy phản kháng hay gây chuyện.
3- Ngǎn cản công cuộc tổng động viên của bên địch.
4- Phá hoại máy nước, máy đèn, dây điện, các đường giao thông.
5- Gây những cuộc bãi công của thợ thuyền hay cuộc bạo động của nông dân.
6- ám sát những người quan trọng của bên địch, ngầm mưu cuộc đảo chính để đánh đổ chính phủ.
7- Phao những tin tức hay những chuyện làm cho địch và dân bên địch bối rối, hoang mang, mất nhuệ khí, không còn tin tưởng về thắng lợi cuối cùng nữa.
8- Làm cho bên địch tê liệt không còn đủ sức gây chiến.
9- Đưa ngoại giao của bên địch đến chỗ bế tắc.
10- Gây nội chiến và phong trào cách mạng ở nước địch.
Nói tóm lại, chiến tranh ngày nay phức tạp và hết sức khó khǎn. Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được.
Q.Th.
Báo Cứu quốc,
số 351, ngày 20-9-1946
cpv.org.vn
——————————-
1. Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2-9-1945, tại Vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân thế giới việc thủ tiêu chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong vǎn kiện lịch sử này, sau khi tố cáo những tội ác tầy trời của bọn thực dân và phong kiến tay sai trong gần một thế kỷ qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định những quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam và trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường bất khuất của dân tộc ta, Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là bản anh hùng ca mở đầu một kỷ nguyên mới của dân tộc – Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Tr.1.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.