Thơ chúc Tết của Bác Hồ năm 1968 và 1969


Nguồn: I love VN-HCM

THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN – 1968 THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ DẬU – 1969
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn./.
Advertisement

Hồ Chí Minh với vấn đề chống giặc nội xâm

Cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng chưa nhiều, chưa vững chắc và có chiều hướng ngày càng khó khăn, phức tạp bởi loại giặc này diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp, lúc ẩn, lúc hiện. Trước tình hình đó, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống giặc nội xâm càng hữu ích, thiết thực trong việc chống lại 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống; 9 biểu hiện suy thoái về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã đề ra. Tiếp tục đọc

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về thanh niên

hcm-1961Chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho thế hệ trẻ những tình cảm và sự quan tâm sâu sắc. Học giả người Ấn Độ Mô-ham-mat I-xman Mat-Sua đã từng nói: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ duy nhất luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ và đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp dây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Tiếp tục đọc

Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ đầu tiên – Dấu ấn vẻ vang

(PLO) – Trong quá trình hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã trải qua gần 13 khóa hoạt động, thông qua 5 bản Hiến pháp với nhiều đổi mới về tổ chức, hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất nước. Trong đó, nhiệm kỳ đầu tiên với 14 năm hoạt động (1946-1960) là nhiệm kỳ dài nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành lập Chính phủ hợp hiến, hợp pháp. Tiếp tục đọc

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền

tennguoidepnhatVOV.VN – Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên ở nước ta. Tiếp tục đọc

Chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Quân đội ta

QĐND – Thời gian gần đây, các thế lực thù địch lại đẩy mạnh việc chống phá, hòng làm cho Quân đội nhân dân Việt Nam suy yếu, biến chất về chính trị. Họ coi đây là một mũi nhọn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” để chống phá cách mạng Việt Nam. Đây là một việc làm không phải mới mà đã được các thế lực thù địch thực hiện ròng rã từ nhiều năm nay. Các thế lực thù địch cả ở trong nước và ở nước ngoài kết hợp với nhau, tập trung chống phá Quân đội ta một cách toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, từ những vấn đề cơ bản về bản chất giai cấp, mục tiêu lý tưởng chiến đấu, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, về cơ cấu tổ chức, công tác cán bộ, về con người; từ những vấn đề về lịch sử đến hiện tại, những vấn đề chính trị tinh thần đến vũ khí trang bị, trong đó họ coi chống phá nền tảng tư tưởng của Quân đội ta là một nội dung cơ bản trọng yếu. Tiếp tục đọc

“Lịch sử nước ta”- một tác phẩm xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác Hồ không phải là nhà thơ làm thơ cách mạng mà là một nhà cách mạng làm thơ, bởi vậy với Người, văn thơ là một phương tiện để tuyên truyền, vận động quần chúng đứng lên làm cuộc đổi đời, giành cơm no áo ấm. Từ những ngày đầu hoạt động trên đất Pháp cho tới giờ phút ngồi viết bản Di chúc thiêng liêng, Bác Hồ luôn dùng ngòi bút sắc bén, đa dạng, rất tài hoa của mình để viết nên bao tác phẩm bất hủ với nhiều thể loại từ báo chí, chính luận, tới văn, thơ, kịch… Tiếp tục đọc

Cuộc chiến đấu khổng lồ để xóa đi những gì cũ kỹ

Xây dựng nền tảng đạo đức, văn hóa, tinh thần của xã hội là công việc rất lớn lao. Khi viết Di chúc, Bác Hồ đã dạy “đây là cuộc chiến đấu khổng lồ để xóa đi những gì cũ kỹ, hư hỏng, để xây dựng những cái mới mẻ, tốt tươi”.
Tiếp tục đọc

Bác Hồ với Hiệp định Geneva

Với chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi trên bàn đàm phán của Hiệp định Geneva, tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cái tên ghép Việt Nam – Hồ Chí Minh trở nên thân quen, được biết đến rộng rãi và quý trọng trên khắp thế giới…

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ban Thường vụ TƯ Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 – Ảnh tư liệu

Tiếp tục đọc

Vì sao 20 năm mới công bố ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969, nhưng do trùng ngày Quốc khánh nên Bộ Chính trị lúc bấy giờ thông báo là ngày 3/9. Hai mươi năm sau, toàn văn di chúc và ngày mất của Bác mới được công bố. Tiếp tục đọc

Lời dặn khiêm nhường của Người cộng sản

Dù đã đi xa, song cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức, sự mưu cầu hạnh phúc cho hết thảy mọi người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản Di chúc của Người vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho hậu thế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với đồng bào đảo Cô Tô (Quảng Ninh), 5/1961. Ảnh: ditichhochiminhphuchutich.gov.vn

Tiếp tục đọc

Sự giả danh dân chủ, nhân quyền, yêu nước để chống phá không lừa được ai

Trò giả danh dân chủ, nhân quyền, yêu nước để kích động chống phá chế độ và Nhà nước Việt Nam đang được các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị ráo riết thực hiện với những âm mưu và thủ đoạn mới. Chúng ta cần nhận thức đúng, vạch trần và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những mưu đồ của chúng. Tiếp tục đọc