Thư viện

Về đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng. Người coi đó là cuộc đấu tranh trực tiếp liên quan tới vận mệnh của Đảng và quyết định đến thành công của sự nghiệp cách mạng. Tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong gần 200 bài nói, viết về công tác xây dựng đảng, về rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, góp phần hình thành tư tưởng lý luận, thực tiễn về công tác xây dựng đảng và có ý nghĩa đối với xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Về chủ nghĩa cá nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng”(1). Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hoá Đảng, chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân thì cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản chân chính. Người cho rằng, mỗi cán bộ, đảng viên “trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết trên trán chữ “cộng sản” là được họ yêu mến”(2), mà phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, chống sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”.

Theo Người, chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ “ngăn trở” người cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin cậy của dân với Đảng. Và: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(3). Nguyên nhân sâu xa, xét đến cùng dẫn tới sự suy thoái biến chất, làm giảm sức chiến đấu trong Đảng đó chính là chủ nghĩa cá nhân: “Do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”(4); “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ”(5).

Người đưa ra kết luận: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí… Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”(6).

Giải pháp đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”(7) và “Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp”(8).

Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI của Đảng thể hiện một quyết tâm chính trị lớn của Đảng: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”(9).

Để đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, theo chúng tôi cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Một là, các cấp ủy đảng tăng cường công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Mỗi cán bộ, đảng viên có kế hoạch học tập, không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư cách đảng viên; khắc phục mọi biểu hiện cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, mơ hồ mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu và những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống.

Hai là, giữ vững các nguyên tắc tổ chức xây dựng đảng, phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình. Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI yêu cầu các tổ chức đảng khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi; kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay. Quá trình tiến hành kiểm điểm phải bảo đảm thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, đúng yêu cầu, nội dung, cách làm, thời gian mà Trung ương, Bộ Chính trị đã đề ra. Cấp trên phải làm gương tự phê bình trước, cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau; các đồng chí trong thư­ờng vụ, cấp ủy viên cấp trên gư­ơng mẫu, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, làm gương cho cấp dư­ới.

Ba là, không ngừng giáo dục nhân dân, nâng cao dân trí, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc giám sát cán bộ, công chức, có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Đảng, kịp thời khen thưởng những cá nhân, cơ quan báo chí đã tích cực đấu tranh, phê phán những hành động sai trái, góp phần phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.

Bốn là, xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức”(10). “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định ít đi”(11). Vì vậy, các cấp ủy đảng cần có nghị quyết lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, góp phần quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, nơi cư trú và khi công tác xa đơn vị.

Năm là, xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai những cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng.

 (1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, tr.306. (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.552. (3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập12, tr.557-558. (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập12, tr.439.(5)  Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập12, tr.438-439. (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 9, tr.292. (7) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.173. (8) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.185. (9) ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012, tr.26. (10) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 11, tr.300. (11) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.287.

ThS. Nguyễn Tùng Lâm
Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng

Nguồn: xaydungdang.org.vn
Vkyno (st)

Vài điều suy nghĩ về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua câu chuyện “Hai bàn tay”

Việt Nam - Hồ Chí MinhNhư chúng ta đã biết, sau một thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết, Bình Thuận), Bác Hồ đi vào Sài Gòn, để thực hiện hoài bão của mình, đó là ra đi tìm đường cứu nước. Sau một thời gian sinh sống ở đây, Bác đã gặp được anh Lê và trở thành một đôi bạn thân thiết. Những ngày này, Bác thấy được nhiều điều mới lạ, từ xem đèn điện, chiếu bóng đến ăn kem…

Một hôm, Bác đột nhiên hỏi bạn: Anh Lê, anh có yêu nước không? Anh Lê ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”. Anh có thể giữ bí mật không? – Có. Tôi muốn đi ra nước ngoài để xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi trở về giúp đồng bào của chúng ta… Anh có muốn đi với tôi không? Anh Lê trả lời: Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? Đây, tiền đây! Bác vừa nói, vừa giơ hai bàn tay; Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, anh Lê đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, anh Lê không đủ can đảm và giữ lời hứa nữa. Ngày 05/6/1911, trên một chiếc tàu buôn của Pháp (Latouche Tréville), Bác bắt đầu con đường vạn dặm tìm đường cứu nước để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn tay lao động chân chính của mình .

Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại là một hình ảnh mang tính biểu trưng rất đậm nét về tinh thần lao động của Người; ẩn chứa đằng sau hành động ấy, là cả một hành động yêu nước thiết tha, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, quyết chí đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm được. Người biết, con đường ở phía trước còn dài, rất gian lao, vất vả nhưng Người vẫn vững niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của mình. Chúng ta càng thấy rõ ý chí quyết tâm của Bác về hướng đi và ý chí căm thù giặc ngoại xâm đã giày xéo lên quê hương đất nước. Câu chuyện trên là một sự khẳng định ý chí ban đầu về lòng yêu nước, đến cả đời hoạt động cách mạng của Bác.

Những ngày ấy, Bác Hồ đã gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng bằng niềm tin và ý chí, đã đưa Bác vượt qua cái lạnh giá, cắt da của mùa đông ở Châu Âu, chỉ với “Viên gạch hồng” hằng ngày trước lúc đi làm, Bác đã đem viên gạch này bỏ vào lò sưởi để đêm đến Bác dùng làm sưởi ấm, hoặc những ngày bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác viết: “Kiên trì và nhẫn nại, không chịu lùi một phân, vật chất tuy đau khổ, không nao núng tinh thần”, hay “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”. Xuyên suốt câu chuyện, chúng ta càng nhận rõ: Tư tưởng chỉ đạo trong hành động của Bác. Yếu tố tinh thần đã nâng bước đưa Bác Hồ vượt mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, thực hiện lý tưởng đó là giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, nhằm đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Ở đây chúng ta càng cảm phục hơn về tấm lòng của Bác Hồ; vì nước, vì dân. Tấm gương đó luôn là bài học quý để cho mỗi người chúng ta học tập suốt đời. Đồng thời, chúng ta càng ý thức rõ hơn về mình, nhất là những hạn chế của bản thân mà cần phải có nhiều cố gắng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Người.

Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Ta bên Người. Người toả sáng bên ta,
 Ta bỗng lớn lên bên Người một chút”.

Để lớn lên, ta thường xuyên rèn đức, luyện tài, có lý tưởng sống và ý chí tự lực tự cường, bằng sức lao động chân chính. Cho nên, mọi người phải xác định rõ lý tưởng sống là cống hiến, là tận tâm, tận lực để phục vụ. Trong lao động phải xuất phát từ mục tiêu trong sáng, làm việc phải có ý chí quyết tâm, vì: ý chí đó là một đức tính cần nhất trong những lúc khó khăn.

Trong công việc, phải kiên trì làm từ những việc nhỏ, đến việc lớn, từ những việc đơn giản đến phức tạp. Sống luôn cầu tiến bộ, vươn lên bằng ý chí, bằng đôi bàn tay hăng say lao động thì mọi việc mới đem lại hiệu quả cao. Bác Hồ đã dạy: “Không có cái gì dễ, mà cũng không có cái gì khó. Nghĩa là có dễ đi nữa thì phải phấn đấu mới thành công, còn khó đến mấy mà quyết tâm phấn đấu, phấn đấu có phương pháp, có kế hoạch thì mới thắng lợi… Đây là bài học nghị lực, can đảm quyết tâm trong mọi việc, mọi cảnh, bài học bền chí, nhẫn nại, khắc khổ trong gian lao hằng ngày” để làm tốt công việc, bên cạnh không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, mà còn phải thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, mọi người phải tự rèn luyện ý chí tự học; tự học qua sách vở, báo chí v.v… Học ở đây là “học thật” bằng chính sức lao động của mình mà đạt được. Bác Hồ dạy đã: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể”. Học phải có ý chí quyết tâm để phục vụ nhân dân, chứ không phải học để thăng quan, tiến chức. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, bằng đôi bàn tay lao động cần cù, chân chính của mình, vừa làm để kiếm sống, vừa học tập để hoạt động cách mạng. Đây thực sự là một bài học lớn về “Học phải đi đôi với hành” mà mọi người cần phải học tập và rèn luyện suốt đời. Câu chuyện trên, thật sự là một bài học nêu gương thiết thực về ý chí tự lực tự cường, tấm lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ mà chúng ta cần phải học tập noi theo.

Ngày nay, cả đất nước và cả dân tộc Việt Nam của chúng ta đã và đang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác”; Chúng ta cần hiểu rằng, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng ngời để mọi người dân Việt Nam học tập và noi theo. Trên thực tế, từ cuộc đời, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng qua từng giai đoạn cách mạng, đất nước ta đã không ngừng phát triển, dù có những khó khăn nhất thời, nhưng chúng ta vẫn quyết tâm vượt qua để đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng đến thắng lợi hoàn toàn .

Đạo đức của Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại, là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích chung của cách mạng; là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân; Người luôn để lại cho mọi người, lòng cảm phục kính trọng và niềm tin sâu sắc. Người tuy đã đi xa nhưng cuộc đời sự nghiệp, công lao và tấm gương đạo đức của Bác luôn toả sáng và còn rất nhiều, rất nhiều câu chuyện nói về Người, nhưng chắc chắn rằng vẫn không thể nào nói hết. Qua câu chuyện này, sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu thêm về Bác, để mọi người chúng ta ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người./.

Theo ubmttq.quangngai.gov.vn
Tâm Trang (st)

Đạo đức Hồ Chí Minh toả sáng trong thơ ca

Đạo đức là một bộ phận của thế giới quan chi phối toàn bộ nhận thức và hành động của con người. Đạo đức theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với toàn xã hội. Đạo đức với những chuẩn mực giá trị đúng đắn là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội. Những chuẩn mực đạo đức được bồi dưỡng hình thành trong mỗi công dân sẽ tạo nên chất lượng mới của nguồn nhân lực.

Học tập theo gương Bác

Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Bác Hồ đã viết: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giải mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của người cộng sản, đòi hỏi sự thống nhất giữa động cơ và hiệu quả, giữa lời nói và việc làm, từ đời sống chung đến đời sống riêng. Dân tộc ta, nhân dân ta vô cùng tự hào về lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại. Người đã để lại kho tàng di sản văn hóa đạo đức vô giá.

Chính vì lẽ đó, trong văn học, nói chung và thơ ca nói riêng, không ít những nhà thơ đã ca ngợi đạo đức Hồ Chí Minh thông qua ngôn ngữ văn học. Những bài thơ ca ngợi Bác Hồ dễ đi sâu vào lòng người, tình người, làm rung động trái tim thương nhớ, kính yêu lãnh tụ.

Trong bài thơ “ Sáng Tháng Năm”, Tố Hữu viết:

Người là Cha, là Bác, là Anh
Trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

Đã nói lên tấm lòng thương yêu nhân dân mênh mông, vô bờ bến của Bác Hồ; diễn đạt một cách thâm trầm vai trò bao bọc, chở che với trách nhiệm to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc. Cũng với ý tứ đó, trong bài “Bác ơi”, có những câu:

“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”

Ở bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, nhà thơ diễn đạt sự chăm chút, ân cần của vị lãnh tụ tối cao đối với người chiến sĩ:

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ”.

Bác Hồ không ngủ vì cảm thương chiến sĩ ngày mai sẽ ra trận, cần có một giấc ngủ ngon để lấy sức mà đánh giặc. Tình thương yêu của Bác đã làm cho anh đội viên du kích phải rưng rưng nước mắt, cảm động vô cùng. Tấm lòng của Bác như người cha đối với con, tình thương nồng ấm, chứa đựng một đức độ bao dung nhân hậu, hiếm có trong những người lãnh tụ cách mạng xưa nay. Và anh đội viên du kích nằm ngủ mà cứ rưng rưng trong lòng, thương cảm vị cha già thân yêu:

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”.

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã diễn đạt về đạo đức sáng ngời của Bác:

Suốt một đời Bác đã nghĩ về ta
Nói về Đảng cũng vì dân mà nói
Nước còn giặc, dân còn khi lạnh đói
Ôi lòng Người đo sao hết mông mênh
Bác đắng lòng trong mỗi miếng cơm ǎn”.

Và nhà thơ đã nói với mọi người về tình cảm lớn lao cảm động của Bác Hồ đối với dân, với nước:

Ôi tim Bác sao mà mênh mông thế!
Gương trong ngần cho muôn thuở cùng soi”.

Trong suốt cuộc đời vì nước, vì dân, Hồ Chủ tịch luôn nêu tấm gương mẫu mực về đạo đức thực hành của người cộng sản. Gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh đã quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của quảng đại quần chúng nhân dân yêu nước, từ đó đưa đến những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Và rất nhiều bài thơ ca ngợi đạo đức của Bác Hồ. Có những nhà thơ được hạnh phúc với thời gian sống gần gũi với Bác Hồ nên cảm nhận được tình cảm, đạo đức lớn lao của Bác. Và nhà thơ đã tổng kết một câu rất hay, coi như là lời tâm nguyện trong suốt cuộc đời học tập theo đạo đức của Bác:

“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”.

Theo ubmttq.hochiminhcity.gov.vn
Tâm Trang (st)

Tìm hiểu một số nội dung tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đầu năm 1969, nhân dịp toàn Đảng, toàn dân ta chuẩn bị kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, lần kỷ niệm đầu tiên sau mấy năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, nhận rõ tính cấp thiết của công tác tư tưởng chính trị ở thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Hồ Chí Minh khẳng định, đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân, do đó, nâng cao đạo đức cách mạng không thể tách rời với chống chủ nghĩa cá nhân, luôn luôn gắn xây với chống. Xây là để nâng cao đạo đức cách mạng, chống là hướng tới mục tiêu quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh chủ trương “Phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” và nâng cao đạo đức cách mạng để tăng sức mạnh chống chủ nghĩa cá nhân. Những giải pháp chủ yếu đó là:

* Giải pháp từ phía Đảng:

Cán bộ, đảng viên là những người của tổ chức. Để nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, Đảng phải:

Thứ nhất, tăng cường giáo dục trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh, để làm tròn sứ mệnh của mình, mỗi đảng viên phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật của cách mạng Việt Nam, phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản, cần kiệm xây dựng nước nhà; một lòng, một dạ phấn đấu vì lợi ích tối cao của cách mạng và Tổ quốc.

Thứ hai, thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng.

Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình phải có tình đồng chí thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thấu lý, đạt tình, phải ráo riết, triệt để, không nể nang, không thêm, không bớt, không dùng những lời mỉa mai, cay độc, châm chọc, phải vạch rõ cả ưu điểm lẫn khuyết điểm, phê bình căn cứ vào việc làm, không suy diễn, quy kết.

Thứ ba, chế độ sinh hoạt và kỷ luật đảng phải nghiêm minh. Người cho rằng: “Chi bộ tốt thì mọi việc đều tốt” [1]. Với người cộng sản, sự nghiêm minh, chặt chẽ không tách rời tinh thần tự nguyện, tự giác, muốn nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân “công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ”.

* Giải pháp từ phía cán bộ, đảng viên:

Thứ nhất, “mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, số đông cán bộ, đảng viên là những người có chức, có quyền; gắn liền với chức, quyền là danh và lợi. “Đảng viên là người thay mặt Đảng, đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì vậy, lợi ích của người đảng viên phải ở trong chứ không thể ở ngoài lợi ích của Đảng, của giai cấp, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích của Đảng” [2].

Thứ hai, “phải đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”.

Mối quan hệ Đảng – Dân luôn là một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, “Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng” [3].

Chiều ngày 15-5-2012, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc. Thông báo Hội Nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ “phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;” tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác tổ chức, cán bộ; tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội; Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận”.

Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng Đảng, những giải pháp, từ phía các cơ quan đảng đến cán bộ, đảng viên được Hồ Chí Minh nêu ra trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” vẫn còn nguyên giá trị. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống chính trị, trước hết là trong cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, công chức nhà nước phải bắt đầu từ phòng, chống chủ nghĩa cá nhân. Đây là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt để nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr 532.
[2] Hồ Chí Minh: toàn tập, Sđd, tập 9, tr 289.
[3] Hồ Chí Minh: toàn tập, Sđd, tập 9, tr 290.

ubmttq.gialai.gov.vn

Tấm gương đạo đức của Bác Hồ: Lời nói đi đôi với việc làm

Lời nói đi đôi với việc làm, đây là một trong những đạo lý làm người, mà Bác Hồ là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ người học tập và làm theo.

Bác Hồ nhắc nhở: “Nói cái gì phải cho tin – nói và làm cho nhất trí – làm thế nào cho dân tin”(1). Trong suốt cuộc đời mình, Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. ở Bác Hồ, lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người nói ít, nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Phải đi sâu vào hành vi đạo đức của Người, chúng ta mới khám phá ra được những tầng bản chất sâu xa, cao đẹp của việc thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Bác Hồ, bởi đó là sự thể hiện ở tấm gương đạo đức của bản thân Người và những lời Người răn về đạo đức.

Sức thuyết phục mạnh mẽ trong tấm gương đạo đức của Bác Hồ là ở chỗ, dù việc lớn hay nhỏ, đối với Người bao giờ cũng là lời nói đi đôi với việc làm. Bác nêu cho cán bộ đảng viên một luận điểm quan trọng: “Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”… “Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý”(2). “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”… Vậy là, Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng nói và làm là tự bản thân mỗi người, bản thân người được nói để người khác nghe theo thì phải là con người lòng dạ trong sáng, phải chính tâm, phải thật sự là tấm gương.

Người đề xuất toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói, thì Người thực hiện: “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”(3). Những năm Bác sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch, khi kinh tế khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo khó, mọi người ăn cơm độn ngô, khoai, sắn, Bác bảo cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần trăm, độn cho Bác từng ấy giống như cán bộ, nhân dân. Khi về thăm các địa phương, Bác mang cơm nắm với muối vừng để tiết kiệm gạo, tiền của nhân dân, Bác nói: “Người ta dọn ra một bữa cơm sang, có khi Bác chẳng ăn đâu, nhưng rồi để lại cái tiếng đấy: Bác Hồ đến thăm cũng làm một bữa cơm sang, cũng điều người này, người khác từ giao tế sang, chuẩn bị cả buổi. Thế là tự Bác bao che cho cái chuyện xôi thịt. Như thế nắm cơm theo ăn cho tiện, ăn no rồi đến làm việc”. Khi ăn cơm không bao giờ Bác để rơi một hạt cơm, Bác bảo một hạt cơm là một giọt mồ hôi của người nông dân. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: ăn cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để rơi một hạt cơm. Bởi vì Cụ quý và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo. Chuyện nhỏ đức lớn hài hoà ở một con người.

Người khuyên cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính, phải thật sự là người đầy tớ của nhân dân, và chính Bác làm gương trước sống giản dị, thanh bạch, khiêm tốn để làm đúng điều Người dạy: “Cán bộ Đảng, chính quyền ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính”. Bởi thế, việc Người làm là khước từ ở ngôi nhà sang trọng thuộc thời Toàn quyền Đông Dương, mà chỉ ở ngôi nhà của người công nhân phục vụ Toàn quyền Pháp thời đó; đi dép lốp, mặc áo vá vai, dùng loại ô tô xoàng nhất, cũ nhất, chính là “cái phúc của dân, đừng bỏ cái phúc đó đi”. Mùa hè nóng bức, Bác dùng chiếc quạt lá cọ, Bác bảo: Bác làm như thế để dành điện phục vụ cho sản xuất, dành điện phục vụ sinh hoạt cho nhân dân…

Bác Hồ làm những việc như thế, để thực hiện điều Người nói: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải cố gắng thực hiện, cần, kiệm, liêm, chính” và “Ai chẳng muốn no cơm, ấm áo, nhưng cuộc sống vật chất hết đời người là hết. Còn tiếng tăm tốt xấu truyền đến ngàn đời sau”(4). Cán bộ, đảng viên nếu làm theo được những việc như trên sẽ thật sự quan liêm – mà quan liêm thì dân hạnh phúc và sẽ đẩy thuyền đi; và sẽ chẳng có những loại quan tham – mà quan tham nhiều thì dân khổ, nước nguy.

Người dạy mọi người chống chủ nghĩa cá nhân, thì Người đã nêu gương chống sùng bái cá nhân. Trong suốt thời kỳ đi tìm đường cứu nguy cho dân tộc, đến cả thời kỳ đứng đầu Nhà nước, và cho đến lúc ra đi “gặp Cụ Các Mác, Cụ Lênin”, cũng như những con người thật sự vĩ đại khác, Bác Hồ không bao giờ nghĩ mình là bậc vĩ nhân, không bao giờ đặt cái tôi cao hơn dân tộc và sự nghiệp của dân tộc, cho dù Bác là con người tiêu biểu nhất của dân tộc. Người chỉ ôm ấp một ước nguyện “làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Và cả cuộc đời Người đã phấn đấu cho ước nguyện đó, cho mục tiêu cao cả đó.

Bác Hồ dạy chúng ta: “Đem lòng chí công mà đối với người, với việc”, “Làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước”, “Không ham người tâng bốc mình”, thì Người nêu tấm gương sáng sống chân thành khiêm tốn, sống cho dân, vì dân, sống cho đời chứ không sống cho mình. Vào dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Người thường tìm cách vắng nhà để tránh việc mọi người đến chúc thọ, tặng quà. Bác làm việc này để thực hiện điều Người dặn các cơ quan, các địa phương là đến ngày sinh của Người không tổ chức kỷ niệm chúc thọ Người để tránh lãng phí thời giờ, tiền bạc. Khi đi vào cõi trường sinh, Người dặn không tổ chức điếu phúng linh đình để tiết kiệm tiền bạc của nhân dân…

Bác khuyên mọi người sống trong sạch, không tham lam, không tham tiền tài danh vọng, không cậy quyền thế mà ăn của đút, đục khoét, thì Bác đã làm những việc quang minh chính đại, để cán bộ, đảng viên nhất là những người có chức, có quyền bây giờ phải làm theo gương Bác, mà xem mình để khỏi phạm vào vòng tội lỗi. Đồng bào Thái Bình gửi biếu Bác 2 chai nước mắm, Bác san sẻ quà đó với người khác cùng hưởng: “Hôm chủ nhật đồng bào Thái Bình có cho tôi 2 chai nước mắm làm bằng tôm. “Vật khinh tình trọng”, từ chối không được, tôi phải nhận lấy cho bằng lòng anh em. Nay tôi xin gửi biếu Cụ 1 chai, và xin chúc Cụ mạnh khoẻ”(5); Lần Bác tới thăm xí nghiệp May X (nay là Công ty May X), xí nghiệp có gửi biếu Bác bộ quần áo ka ki, Bác nhận và sau đó Bác gửi thư và quà cảm ơn: “Bác cảm ơn các cô, các chú biếu Bác bộ quần áo, Bác đã nhận rồi, nay Bác xin gửi lại để làm phần thưởng thi đua”(6); Trong dịp Bác sang thăm Liên Xô, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô gửi cho Bác 4000 rúp, đồng chí thư ký của Bác 1000 rúp. Trước khi rời Mạc Tư Khoa, Bác đã gửi lại Uỷ ban Trung ương Đảng Liên Xô 5000 rúp đó…

Nói đi đôi với làm mà Bác Hồ dạy chúng ta, và những việc Bác làm để làm “mực thước” cho mỗi chúng ta, đó chính là lẽ sống “Thật” và “Thật sự”. Vì “Thật” đối lập với giả, với dối. “Thật sự” đối lập với qua loa, nửa vời. Đó là thứ thuốc: “Thuốc hay đắng miệng chữa được bệnh; lời thẳng trái tai lợi cho việc làm” (Khổng Tử) – làm thứ vũ khí hữu hiệu để chống lại những kẻ gian giảo, xảo quyệt nói không đúng với làm, nói một đằng làm một nẻo, dùng lời nói để giấu diếm tội lỗi làm trắng đen lẫn lộn, chính tà bất nhất. Như Bác đã chỉ cho chúng ta rõ: “Có những kẻ miệng thì nói phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành mà phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân”.

Sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức từ nhiều năm nay ở một bộ phận người có chức có quyền đã biến chất nhưng vẫn giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, đang làm băng hoại nền tảng đạo đức xã hội, băng hoại truyền thống nhân văn của dân tộc, đang là thách thức lớn nhất của công cuộc đổi mới đất nước, là nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta, đang làm mất thanh danh uy tín của Đảng, Nhà nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ. Đồng chí Tổng Bí thư của Đảng Nguyễn Phú Trọng đã nói tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá XI: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả cấp cao chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng”. Đảng ta phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”. Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá XI đã ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đáp ứng đúng ý Đảng, lòng dân và thực chất đây đúng là phong trào của đạo lý làm người, thành người, trong đó có nguyên tắc “Nói đi đôi với làm” – một nguyên tắc mà Bác Hồ đặc biệt chú ý nêu gương để cán bô,å đảng viên noi theo, tu dưỡng. Bác đã nói: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương, gắng làm gương trong anh em và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá. Không có gì là khó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được ta phải: quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất cả các đồng chí phải thành công”(7).

Theo lời Bác dạy và việc Bác đã làm, lúc này cần lắm ở mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt những người lãnh đạo nhất là những lãnh đạo cấp cao hãy làm những việc gương mẫu dù là nhỏ còn gấp ngàn lần những lời nói suông./.

TS. Trần Viết Hoàn
Theo tuyengiao.vn

ubmttq.gialai.gov.vn

Vận dụng tư tưởng, tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh

Tự học và học suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và chính Người là tấm gương sáng ngời về tinh thần suốt đời bền bỉ và khiêm tốn học hỏi. Người căn dặn: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học, phải học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học hỏi ở nhân dân”, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.

TT-HCM về đạo đứcHọc tập phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”

Truyền thống gia đình, quê hương đã hun đúc nên tinh thần hiếu học của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Trong những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước, Người chứng kiến và thấu hiểu được cảnh lầm than, thất học của nhân dân các dân tộc thuộc địa. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Versailles bản yêu sách gồm tám điểm, trong đó điểm thứ sáu là: “Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh”. Chính quá trình tự nghiên cứu, học tập và khảo sát mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc: Đó là sự kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác coi việc diệt giặc dốt quan trọng và cấp bách như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm: “Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng hành của giặc ngoại xâm” vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bác động viên khích lệ đồng bào: “Đi học là yêu nước”. Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ do Hồ Chí Minh chủ trì đã nêu xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ. Mỗi người biết chữ đều phải tham gia dạy cho người mù chữ: “Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo…”. Trong bài “Chống nạn thất học”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

Năm 1946, trong “ham muốn tột bậc” của vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của chúng ta, bên cạnh ham muốn “nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc”, là ham muốn “ai cũng được học hành”. Cũng nhờ sự ham muốn đó mà Bác Hồ không ngừng học tập, rèn luyện trong mọi hoàn cảnh để có một  kiến thức uyên bác,  tài năng lỗi lạc, trở thành “Danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc”, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt muôn trùng sóng gió để tới bến bờ vinh quang.

Với sự nghiệp trồng người, Bác căn dặn “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Theo Bác, trong cách học thì “lấy tự học làm cốt”, phải coi trọng trách nhiệm tự học của mỗi người, tự học thêm để làm chủ được tri thức. Những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một “hạt nhân bé nhỏ” mà người học “sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả”. Mục đích của việc học là để làm cán bộ phục vụ cho Tổ quốc “phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, “Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Người cảnh báo trước cho cán bộ thấy là “không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Để thực hiện được mục đích giáo dục thì nội dung giáo dục phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn. Bác nhấn mạnh: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Bác nêu ra nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành”, “kết hợp lý luận với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn kết hợp với thực tiễn nước nhà…”.

Học tập suốt đời là khâu then chốt để cải cách giáo dục và là nội dung cốt lõi của xã hội học tập. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bắt gặp xu thế của thời đại khi mô hình xã hội học tập là một trong những đặc điểm và yêu cầu tất yếu của mỗi quốc gia trong nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu. UNESCO nhận định: chính việc học tập suốt đời sẽ thúc đẩy tạo ra sự bình đẳng cho mọi người, làm cho mọi người đều có cơ hội học tập trong mọi điều kiện khác nhau vì mục đích của việc học tập là “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khảng định mình”. Học vấn ở trong nhà trường trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn và không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề của thực tiễn. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang lại cho nhân loại một lượng tri thức và thông tin theo hàm số mũ, sự đổi mới công nghệ làm cho kiến thức và tay nghề trước đây mà người học tiếp thu được trong giáo dục ban đầu trở nên lỗi thời, tụt hậu đòi hỏi phải liên tục được đào tạo và tự đào tạo để có khả năng thich ứng với những thực tiễn mới đòi hỏi

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới, Đảng ta đề ra khái niệm giáo dục suốt đời, Văn kiện Đại hội IX của Đảng xác định  mục tiêu  xây dựng “Cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm“Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời”, Văn kiện Đại hội X nêu rõ thêm “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở – mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”. Điều này phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước, giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân với điều kiện cơ sở vật chất còn  hạn chế.

Từ các Nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 50 – CT/TW ngày 24/8/1999 và Chỉ thị 11/CT/TW ngày 13/4/2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xác định: “Xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta” và Chỉ thị 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ thể chế hoá về mặt nhà nước, nhằm đưa chủ trương lớn của Đảng vào cuộc sống.

Để xây dựng một xã hội học tập, chúng ta phải tiến hành đổi mới giáo dục cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy lẫn  cách kiểm tra, đánh giá. Việc đề cao phương thức học tập suốt đời đi đôi với đề cao năng lực tự học của mỗi người mà chủ yếu là học cách học, đưa người học từ vị trí thụ động trở thành người chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Các hình thức giáo dục phải đa dạng và linh hoạt với những phương pháp khoa học, phương tiện hiện đại nhằm biến cả nước trở thành một trường học lớn, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi trình độ đều được học tập, cập nhật kiến thức, công nghệ để tự nâng cao năng lực trí tuệ và khả năng thực hành, đáp ứng tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, chúng ta phải học thường xuyên, học suốt đời, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.

Theo http://toaan.gov.vn/
Tâm Trang (st)

bqllang.gov.vn

Đạo đức Hồ Chí Minh

TT-HCM về đạo đứcHồ Chí Minh đã suốt đời tận tụy hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân, cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa – Người luôn tự cho mình là một “người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra Mặt trận”, là “người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Ngay từ năm 1946, khi trả lời các nhà báo, Người đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” – và Người đã khẳng định với đồng bào cả nước: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích là làm cho ích quốc, lợi dân” và “tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng đồng bào chịu cực, chịu khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, quyết cùng đồng bào tranh lại độc lập, thống nhất thực sự cho Tổ quốc, quyết cùng đồng bào ra sức làm thế nào cho con cháu chúng ta bây giờ và muôn đời về sau sung sướng và tự do”.

Nhân dân Việt Nam vô cùng kính phục và yêu mến Hồ Chí Minh vì suốt cả đời mình, Người đã đấu tranh không mệt mỏi để thực hiện những điều Người đã nói trên.

Từ ngày hòa bình được lập lại, Người không chỉ kêu gọi nhân dân không ngừng phấn đấu để “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, mà còn khẳng định lý tưởng và nhiệm vụ của XHCN: “muốn tiến lên CNXH thì phải cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, một xã hội không có chế độ người bóc lột người.

Một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động. Ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.

Một xã hội giàu có, mà muốn giàu có thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến cả nước phải tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm…”

Theo Người “Lao động là một nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người công dân đối với Tổ quốc. Ai cũng phải tùy khả năng mình mà tự nguyện, tự giác tham gia lao động góp phần xây dựng nước nhà”.

Để xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Hồ Chí Minh đã kêu gọi cán bộ, đảng viên phải: “Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ CNXH”. Và Người đã giải thích rất đầy đủ, súc tích về cần, kiệm, liêm, chính: “Trước hết là cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì.

Kiệm tức là không lãng phí thời giờ của cải của mình và của dân.

Liêm tức là không tham ô và luôn tôn trọng giữ gìn của công và của nhân dân.

Chính tức là việc phải làm dù nhỏ cũng làm, việc trái dù nhỏ cũng tránh.

Bốn điều đó đi liền với nhau”.

Về chí công, vô tư thì Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc. Ham làm những việc ích quốc, lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú quý” và “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã… Có khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”. Chí công vô tư chính là biểu hiện sâu sắc ý thức tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh rất ghét chủ nghĩa cá nhân và thói tự kiêu, tự mãn, tự lợi. Theo Người “chủ nghĩa cá nhân chỉ thấy lợi ích riêng của mình, không thấy lợi chung của tập thể. Về vật chất thì chỉ muốn hưởng thụ, công việc làm thì không dám xung phong”.

Những đức tính lớn Hồ Chí Minh để lại mà chúng ta phải cố gắng học tập là cần cù, khiêm tốn, giản dị, mẫu mực về mọi mặt, sáng suốt trong công việc, gần gũi quần chúng và tin tưởng ở quần chúng. Luôn quan tâm đến lợi ích và đời sống của nhân dân; đoàn kết đồng chí, thương yêu cán bộ; thắng không kiêu bại không nản, lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn luôn bình tĩnh nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng tương lai với một niềm tin tưởng sắt đá không gì lay chuyển được.

Đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh trong sáng tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, đạo đức cộng sản chủ nghĩa và phong thái của các bậc hiền triết phương Đông. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương vĩ đại của sự trung thành tuyệt đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Trước tình trạng tham nhũng và những tệ nạn tiêu cực xã hội lan rộng hiện nay, chúng ta càng thấy rõ ý nghĩa sâu xa, tầm quan trọng của những lời dạy và tấm gương về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh.

Theo www.yenbai.gov.vn
Tâm Trang (st)
bqllang.gov.vn

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép của dân số và sự phát triển kinh tế thiếu tính toán, các nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng vơi cạn, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng có nguy cơ bị phá huỷ hoàn toàn. Hàng loạt các vấn đề về môi truờng đã nảy sinh như biến đổi khí hậu toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tầng ô zôn, hoang mạc hóa đất đai,… Các vấn đề nêu trên đang là những thách thức đối với sự sống còn của loài người. Trước tình hình đó, chính phủ và nhân dân các nước không thể thờ ơ trước lời kêu gọi của nhiều tổ chức quốc tế: Hãy cứu lấy trái đất! Một trong những giải pháp đang được nhiều quốc gia triển khai nhằm “cứu lấy trái đất” là chuyển chiến lược phát triển thiếu kiểm soát lâu nay sang chiến lược Phát triển bền vững “Phát triển bền vững là phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [6, tr. 9]. Như vậy, để phát triển bền vững, bên cạnh phát triển kinh tế – xã hội, cần phải quan tâm xây dựng một môi trường sống an toàn không chỉ ở hiện tại mà cho cả các thế hệ tương lai. Bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của một tổ chức hay cá nhân riêng lẻ nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác “giáo dục môi trường”, phải làm sao cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành nếp sống thường nhật của mỗi người.

1Sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một tích cực bảo vệ môi trường

Lúc sinh thời, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gắn cuộc sống của mình với thiên nhiên, môi trường. Thiên nhiên không những là nơi cung cấp những điều kiện sống và công tác mà với Người, thiên nhiên là người bạn, người cổ vũ, chia sẻ buồn vui. Ở thiên nhiên, Người tìm thấy một sự quân bình trong tâm hồn lúc thảnh thơi hay trong những giờ phút căng thẳng. Vì thế, thiên nhiên (sông, núi, trăng, sao, chim, hoa …) thường xuất hiện trong thơ của Người ngay cả khi “thân thể ở trong lao”, hay giữa núi rừng Việt Bắc, khi Người “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”…

Thấy được vai trò to lớn đó của thiên nhiên nên Người chủ trương sống hòa hợp với thiên nhiên, môi trường. Theo Người, môi trường sống là yếu tố quan trọng đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và giúp cho họ công tác tốt. Chính vì vậy, Người luôn căn dặn cán bộ phải chọn những nơi ở đảm bảo các “Phương châm”, các “điều kiện” sau: “Trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta vui .. Nhà thoáng, ráo, kín, mát.” [3, tr. 73]. Khi trở về Hà Nội, trong khu nhà đơn sơ của mình, Người đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp. Người trồng nhiều cây trong vườn, chăm chút như chăm người ốm. Người chăm sóc ao cá và không cho phép ai xua đuổi hoặc bắn chim trong vườn. Người nói: Chim là của quý của thiên nhiên, phải bảo vệ chúng. Nhà thơ Cu-ba P. Rodrighet sau khi đến thăm nhà sàn Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội đã nhận xét: “Chúng tôi được biết có hai điều Bác Hồ yêu thích, đó là hoa và tiếng chim ca. Hoa và chim luôn luôn ở bên Người. Ngôi nhà nhỏ của Bác nhìn ra phía nào cũng có một ô cửa sổ, một bức tranh bằng ánh sáng, trong đó hiện ra những cành cây, và khi gió nhẹ thổi qua, bức tranh như có sức sống” [3, tr. 67]; đồng thời, Người luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường sống trong lành từ những việc làm nhỏ hàng ngày đến những kế hoạch lớn của đất nước. Nếu chúng ta liên hệ đến thời điểm giữa thế kỷ XX, thời điểm mà vấn đề môi trường chưa đặt ra cấp bách như hiện nay và trong hoàn cảnh đất nước đang trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ để bảo vệ độc lập dân tộc thì chúng ta sẽ thấy được tầm nhìn sâu sắc, lâu dài của Người vì sự phát triển bền vững của đất nước.Trong sinh hoạt hàng ngày, thông qua những việc làm nhỏ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ mong muốn xây dựng một môi trường sống trong lành cho các thế hệ tương lai.

Họa sĩ Diệp Minh Châu, người đã từng có một thời gian được sống gần Chủ tịch Hồ chí Minh tại chiến khu Việt Bắc vẫn cón nhớ mãi một câu chuyện: Hôm đó “Chủ tịch Phủ” phải dời đi nơi khác, anh em lo xếp gọn mang dụng cụ, tài liệu và dỡ chòi. Châu thấy Cụ Hồ hì hục đào hố trồng một cây quýt. Lấy làm lạ, Châu hỏi: Dời nhà rồi Bác, Bác còn trồng gì? Cụ Hồ đáp: “Ít bữa nữa cây quýt lớn lên, có trái, người đi đường, đi rừng có thể đỡ khát được” [3, tr.73]. Như vậy, trong một hành động nhỏ của Người đã ẩn chứa mong muốn rất cao đẹp. Với Người, trồng cây không chỉ để có bóng mát, trái ngọt cho hôm nay mà còn góp phần để lại thành quả ngày mai.

Dù ở đâu, trong thời gian dài hay ngắn Người đều tự tay trồng những cây xanh làm tốt tươi những nơi mình đi qua. Nhân dân địa phương thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn muốn đi xa hơn nữa. Người không chỉ tạo cho mình môi trường sống trong lành, hòa hợp thiên nhiên mà còn muốn tạo ra điều đó cho nhân dân Việt Nam, để lại lợi ích cho muôn dời. Chính vì thế, Người đã phát động một phong trào trồng cây rộng lớn trong toàn thể nhân dân, từ các em thiếu nhi, thanh niên cho đến các cụ phụ lão. Người viết: “Việc này tốn kém ít mà lợi ích nhiều.”, Theo Người, mỗi người từ 8 tuổi trở lên đều có thể trồng cây, nếu tất cả nhân dân miền Bắc đều trồng từ một đến ba cây trong một năm, bắt đầu từ năm 1960 thì mỗi năm có thêm 15 triệu cây. Và “trong mười năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn”[4, tr. 566]. Người diễn đạt ý nghĩa của việc trồng cây bằng thơ để ai cũng hiểu, cũng nhớ: “Muốn làm nhà cửa tốt,/ Phải ra sức trồng cây./ Chúng ta chuẩn bị từ rày, /Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nhà”.

Mùa xuân năm 1960, phong trào “Tết trồng cây” bắt đầu được phát động trong nhân dân. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cố gắng đưa “Tết trồng cây” trở thành một phong tục tốt đẹp của nhân dân ta mỗi khi Xuân về, Tết đến. Mỗi khi đi thăm các địa phương, trường học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều chú ý nhắc nhở công tác vệ sinh môi trường và động viên mọi người tích cực trồng cây. Đến thăm thôn Lạc Trung (Vĩnh Phúc), Người nhấn mạnh: “Muốn làm nhà thì phải có gỗ, muốn có gỗ thì hãy hăng hái trồng cây” [5, tr. 258]. Nói chuyện với nhân dân đảo Cô Tô ngày 9-5-1961, Người động viên: “Cần trồng nhiều cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây ngăn gió. Trồng cây sẽ đưa lại cho nhân dân nguồn lợi to, lại làm cho xứ sở ta thêm tươi đẹp” [5, tr. 354]. Khi về thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người nói: “Lần trước đến thăm trường, Bác có nói hai điểm: một là vệ sinh, hai là trồng cây. Vệ sinh ở đây còn kém! Về trồng cây, Bác bảo nên trồng nhiều cây” [5, tr. 330]….

Trong những dịp nói chuyện với thiếu nhi, thanh niên, Người không quên nhắc nhở, động viên các em trồng cây. Nói chuyện với thiếu niên, nhi đồng trong dịp Tết Trung thu năm 1960, Người căn dặn: “Các em tiếp tục trồng cây nhiều nữa. Ở thành thị cũng như ở nông thôn các em nên thành lập những đội nhi đồng chăm nom cây cối để giúp đồng bào trồng cây nào sống cây đó, tốt cây đó” [5, tr. 220]. Đồng thời, với những địa phương, đơn vị không thực hiện tốt nhiệm vụ trồng cây, Người thẳng thắn phê bình. Người phê bình nhân dân Thái Nguyên: “Việc trồng cây gây rừng chưa được coi trọng, trồng cây nhưng chưa chú ý chăm sóc để cây chết, cán bộ, công nhân khu gang thép đốt cháy mất hơn 2 vạn cây” và yêu cầu “phải ra sức bảo vệ rừng, không để gây ra cháy rừng” [5, tr. 98]. Đồng thời, với những địa phương đơn vị có thành tích về vệ sinh và trồng cây, Người có lời khen ngợi và nêu gương. Người khen thầy trò Trường Trung cấp Thể dục thể thao (tiền thân của Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn ngày nay): “Ở đây các cháu có phong trào tăng gia sản xuất tốt, nhưng phải trồng thêm nhiều cây xanh…”. Người dặn thêm: “Nên cố gắng trồng nhiều cây có bóng mát để học sinh có nơi trú nắng” [1, tr. 98]. Người nêu tấm gương về thôn Lạc Trung (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc): “Thôn Lạc Trung hồi kháng chiến bị giặc Pháp đốt sạch, không còn một gốc cây nào. Nhờ trồng cây có kế hoạch nên từ một thôn trơ trọi chỉ sau vài năm Lạc Trung trở nên xanh tươi nhất trong cả huyện Vĩnh Tường…Bà con xem đó, do Tết trồng cây mà đất nước ta càng thêm xanh tươi, nhân dân ta càng thêm giàu có” [5, tr.263-264].

Ngày nay, chúng ta có những rừng thông, rừng phi lao bát ngát, xanh rờn dọc chiều dài bờ biển, những con đường lớn, đường nhỏ được viền cây xinh xắn, những ngọn đồi được phủ xanh bóng mát,… Tất cả những khung cảnh này đã được Người sớm hình dung và cố gắng gây dựng bằng những “Tết trồng cây” đầy ý nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ chú trọng trồng cây ở nước ta, mà Người còn mong muốn việc làm đó phát triển ở nước khác. Trong những lần đi thăm các nước bạn, gặp gỡ nhân dân các nước đó hoặc khi đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia ở nước mình, Người đều tổ chức trồng cây lưu niệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trồng cây đại ở Ấn Độ, trồng cây sồi ở nước Nga và Người gọi đó là “những cây hữu nghị” và nhân dân địa phương gọi là những “Cây Bác Hồ”. Các cây ấy lớn theo thời gian, không chỉ biểu hiện của tình hữu nghị tươi thắm giữa nhân dân Việt Nam và bầu bạn thế giới mà còn thể hiện ý thức làm đẹp môi trường sống.

Như vậy, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những dành trọn cuộc đời mình đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, mà với mong ước non sông, đất nước đời đời tươi đẹp, nhân dân Việt Nam mãi mãi được hạnh phúc vẹn tròn, Người sớm hình dung và chỉ ra những định hướng phát triển lâu dài cho đất nước. Định hướng đó không chỉ là những tư tưởng về xây dựng con người và môi trường xã hội mà còn nhằm xây dựng môi trường tự nhiên. Nhiều tư tưởng của Người về phát triển bền vững đã trở thành hiện thực. Ngày 17-8-2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, trong đó đã thể hiện và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển bền vững. Đồng thời, đối với toàn thể nhân loại, chiến lược phát triển bền vững cũng đang là định hướng phát triển lâu dài với sự ra đời của Chương trình Chăm lo cho trái đất và Chương trình trồng rừng, bảo vệ rừng.

Hiện nay, nhiều vấn đề bức xúc về môi trường đang đặt ra ở nước ta, trong đó nổi bật là việc khai thác rừng quá mức gây hậu quả hết sức nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải thấy được tầm quan trọng của việc trồng cây, gây rừng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra từ nửa thế kỷ trước. Học tập tấm gương của Người, chúng ta cần đẩy mạnh phong trào trồng cây trong mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, thực hiện đúng tư tưởng của Người: Trồng cây phải có kế hoạch dài hạn, tiến hành thường xuyên, đồng bộ chứ không chỉ một năm và ở một số địa phương nhất định; phải chú trọng trồng cây và chăm sóc cây, bảo đảm “trồng cây nào sống cây đó, tốt cây đó”, tránh việc tiến hành hình thức, chạy theo diện tích, số lượng. Mặt khác, cần tạo điều kiện cho lực lượng học sinh, sinh viên trong các trường học tham gia phong trào Tết trồng cây vì đây là hoạt động vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa mang ý nghĩa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sâu sắc.

Tài liệu tham khảo

1. Bác Hồ với thể dục thể thao Việt Nam (1995), Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.

2. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2007), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Trần Văn Giàu (2008) Vĩ đại một con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 9 (1958-1959) (2000), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10 (1961-1962) (2000), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Luật bảo vệ môi trường (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

ThS. Phan Thị Lý – ThS. Trần Thanh Hùng
GV. Khoa Khoa học Xã hội & Nhân Văn
Theo http://www.tdmu.edu.vn
Đỗ Long Văn (st)

bqllang.gov.vn

Làm gương và nêu gương – cốt lõi trong tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không bàn nhiều về đạo đức dưới dạng lý thuyết, mà chủ yếu nói về thực hành đạo đức bằng cách làm gương và nêu gương. Bài học đó có ý nghĩa thực tiễn lớn lao và vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta hôm nay.

Thực hành đạo đức là vấn đề quan trọng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã phát động từ nhiều năm nay. Hồ Chí Minh từng dạy: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần tiết kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương cả về ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là khó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được, ta phải: Quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất là các đồng chí phải thành công”(1). Hồ Chí Minh cho rằng, con người nói chung, đặc biệt là người phương Đông, coi trọng thực tiễn hơn lý thuyết. Chính vì thế, Người nhắc nhở đảng viên: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “Cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước… Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”(2).

Sau Cách mạng Tháng Tám, để khắc phục hậu quả nạn đói, một loạt giải pháp đã được đưa ra, trong đó có giải pháp tiết kiệm và Hồ Chí Minh là người đi tiên phong trong phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”. Người đã nói những lời chân tình và cảm động: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”(3)Người đứng đầu đất nước, đứng ra phát động phong trào, rồi đi đầu làm gương, bởi vậy được cả nước hưởng ứng và phong trào thành công: Nạn đói đã được chặn lại. Thực hành nói đi đôi với làm là điều nói dễ, làm khó. Người đã chỉ ra một thực tế là có những kẻ miệng thì nói phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng lại bị vật chất cám dỗ mà phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân. Bởi vậy, mọi cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ cương vị lãnh đạo, phải bằng hành động của mình làm gương cho quần chúng noi theo. Nếu họ lợi dụng chức, quyền để làm lợi cho cá nhân, làm hại đến Tổ quốc và sự nghiệp cách mạng, thì phải có hình thức kỷ luật thích đáng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vụ án Đại tá Trần Dụ Châu là điển hình cho sự nghiêm minh về kỷ luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là một cán bộ Quân đội, trưởng thành trong khói lửa chiến tranh, nhưng Trần Dụ Châu đã tha hóa, biến chất, làm tổn hại đến thanh danh của Đảng, của Quân đội, bởi vậy, Người đã chuẩn y mức án tử hình đối với bị cáo. Tại thời điểm đó, Báo Cứu Quốc của Mặt trận Việt Minh, số ra ngày 27-9-1950, đã viết Xã luận: “Nó (vụ án) cho chính quyền, đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ. Trong khi đó, có người còn e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ những tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ, có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó… Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của chính quyền, của đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không chịu tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ… Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng”.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở việc tự mình làm gương, mà luôn quan tâm đến việc nêu nhiều tấm gương người tốt, việc tốt để đảng viên và quần chúng noi theo. Người luôn theo dõi những điển hình tiên tiến được phản ánh trên các báo, cả Báo Trung ương, địa phương, các ngành, Bản tin Việt Nam Thông tấn xã để tổng hợp và tìm cách nhân rộng. Theo thống kê, từ tháng 02 năm 1956 đến tháng 12 năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem và đánh dấu hơn hai nghìn bài viết về người tốt, việc tốt trên các báo và có bút tích thưởng Huy hiệu; được cắt ra và đóng lại thành 20 tập. Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với đồng chí Hà Huy Giáp, Thứ trưởng Bộ Văn hóa tuyển chọn những gương tiêu biểu để xuất bản thành sách Người tốt, việc tốt. Trong Lời giới thiệu cuốn sách, Người viết: Nêu gương “những người bình thường hằng ngày có những hành động bình thường mà anh hùng, xứng đáng được học tập, ai ai cũng có thể làm theo”.

Sau khi Bác mất, các nhà xuất bản trên cả nước, tùy theo đối tượng và mục đích của mình tiếp tục cho ra loại sách đó với những tên gọi khác nhau. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản loại sách “Vì nước, vì dân”, nhằm tiếp tục tôn vinh những người tốt, việc tốt; qua đó, thực hiện một nguyên tắc quan trọng trong thực hành đạo đức là xây đi đôi với chống. Nghĩa là, phải tạo dựng một mẫu hình con người mới: Vừa hồng, vừa chuyên, để đối lập và đi đến triệt tiêu những con người lấy chủ nghĩa cá nhân làm phương tiện và cứu cánh của cuộc sống.

Xây – chống trong ứng xử đạo đức lấy cái thiện làm trung tâm, là một quá trình phấn đấu bền bỉ không có điểm kết thúc trong đời sống của mỗi con người, của một xã hội. Ở đâu và lúc nào không quan tâm đến thực hành đạo đức, thì ở đó, lúc đó, cái ác sẽ lấn át cái thiện và muốn trở về cái thiện đòi hỏi một quá trình lâu dài, phức tạp. Hiểu rõ tầm quan trọng của đạo đức trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, Đảng ta đã phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Cuộc vận động đã đi vào cuộc sống, làm chuyển biến một bước về nhận thức và thực hành đạo đức trong cán bộ, đảng viên và quần chúng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Cuộc vận động chưa đủ sức ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận đảng viên, đặc biệt, những đảng viên có chức, có quyền. Vì thế, mới đây Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nghị quyết đề ra 4 nhóm giải pháp, để “tạo bước chuyển mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh”(4) ; trong đó, yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải tự giác trong tự phê bình và phê bình, thực sự gương mẫu trong lời nói và việc làm, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh hơn… Hy vọng rằng, với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, và mới đây là kết luận của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất định chúng ta sẽ tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ trong xã hội; mọi cán bộ, đảng viên đều làm gương và nêu gương, làm cho cái thiện sẽ lấn át cái ác, tham nhũng và lãng phí sẽ bị đẩy lùi…, xã hội ta ngày càng tiến bộ, văn minh, đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn./.

__________

1 – Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 150.

2 – Sđd, Tập 5, tr. 552, 644.

3 – Sđd, Tập 4, tr. 31.

4 – ĐCSVN – Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ­ương khoá XI, Nxb CTQG, H. 2012, tr. 40.

Theo PGS, TS. PHẠM XANH/ Tạp chí Quốc phòng toàn dân

Tâm Trang (st)
bqllang.gov.vn

Yêu thương con người – nét đẹp vĩnh hằng trong chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, khi xuống tầu Đô đốc La-tút-xơ Tơ-rê-vin làm phụ bếp để ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước, ngoài chút kiến thức học được ở nhà trường và đôi bàn tay sẵn sàng làm đủ nghề “miễn là lương thiện” để sống và hoạt động. Hành trang của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ là lòng yêu nước và yêu thương con người sâu sắc. Hành trang giản dị ấy, nhưng lại là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, được bổ sung bằng mồ hôi và máu của những phu Cửa Rào, phu đồn điền cao su Lộc Ninh, của hàng loạt những sĩ phu đã bỏ mình vì nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầu thế kỷ; truyền thống ấy có lời hát ru của bà, có làn điệu ngọt ngào, da diết của dân ca xứ Nghệ… Tất cả sâu lắng trong lòng Anh, được chính Anh bổ sung, nâng cao và hoàn thiện suốt đời, trở thành lòng nhân ái bao la Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và đặc biệt là nhận thức từ thực tiễn đấu tranh của các dân tộc, có dịp so sánh những người Pháp ở Pháp với những tên thực dân Pháp ở Đông Dương, hoà mình vào cuộc sống của những người lao khổ ở khu Hắc Lem, thành phố Niu oóc… Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận quan trọng: Trên đời này có hai hạng người: Người thiện và người ác, hai thứ việc: Việc chính và việc tà. Trải qua quá trình 10 năm tìm tòi, khảo nghiệm, năm 1920 khi bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đây con đường giải phóng dân tộc, tìm thấy cái cẩm nang để giải phóng triệt để con người. Đó là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bởi theo Người, tình yêu thương con người không thể chung chung, trìu tượng, mà thiết thực, cụ thể, trước hết giành cho người mất nước, người cùng khổ, chính vì vậy, Người giành cả cuộc đời Người để lo giải phóng cho dân tộc, đấu tranh cho con người thoát khỏi áp bức, bất công. Người tâm sự: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân; những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó” .

Với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người là không biên giới. Trước hết, Người lo cho dân tộc của Người và sau đó, Người lo cho tất cả những kiếp người trên hành tinh còn bị đoạ đầy, đau khổ, bởi vì: “Họ là thân thích ruột già, công nông thế giới đều là anh em”.

Tư tưởng yêu thương con người được Hồ Chí Minh nêu lên và vận động mọi người cùng thực hiện suốt cả cuộc đời. Cho tới trước lúc đi xa, trong lời Di chúc, khi để lại: “Muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, và “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Người vẫn ân cần nhắc nhở toàn Đảng phải tiếp tục chăm lo cho con người. Trước hết là những người đã hy sinh một phần xương máu cho công cuộc kháng chiến, là cha mẹ vợ con thương binh, liệt sỹ, là bà con nông dân, là thanh niên, phụ nữ… lo cho hiện tại, lo đào tạo cho tương lai; Ngay cả “với những nạn nhân của chế độ cũ như: trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu… thì nhà nước phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”.

Tình yêu thương con người của Bác Hồ là rất cụ thể, từ việc to như lo giải phóng cho con người, khuyến khích: “Phần tốt ở mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi”, đến việc chăm lo từng con người cụ thể, không chỉ: Lụa tặng cụ già, sữa tặng bà mẹ sinh ba, mà là từng bát cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư, lạc nghiệp đến tương cà mắm muối hàng ngày cho nhân dân. Bác lo cho cả dân tộc và chăm lo cho từng chiến sỹ bảo vệ, phục vụ quanh Người. Theo Bác: Yêu thương con người là phải tôn trọng, quý trọng con người. Bác đánh giá cao vai trò của nhân dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”. Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công quét rác, bởi theo Bác, từ Chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau. Theo Bác, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Năm 1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách “Người tốt, việc tốt”, nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được”.

Yêu thương con người vận dụng vào trong Đảng, trong tổ chức là phải “có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác kể lại: Vào dịp tháng 5 các năm 1966, 1968, 1969, Bác đều cho mang bản Di chúc đã viết năm 1965 ra để bổ sung, sửa chữa. Năm 1966, bên cạnh câu đã đánh máy từ năm 1965: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”, Bác ghi thêm vào cùng dòng câu: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Chỉ một dòng này thôi, cho thấy sự trăn trở của Người về việc không ngừng rèn luyện đạo đức cho mỗi cán bộ, đảng viên. Trong bản tự tay đánh máy năm 1965, Bác gạch chân 5 chữ: Tự phê bình và phê bình. Song dường như việc nhấn mạnh, kể cả đặt chữ tự phê bình lên trước phê bình chưa làm Người yên tâm, nên năm 1966 Người bổ sung thêm câu: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đây chính là đòi hỏi xác định động cơ, hay nói chính xác hơn là cái Tâm của người phê bình. Bởi khi phê bình nhau, cần đúng lúc đúng chỗ đã khó, song mục đích phê bình để giúp đỡ nhau tiến bộ mới quan trọng hơn, cái vũ khí phê bình ấy phải trở thành văn hoá phê bình, chứ không phải là cớ để sát phạt, bới móc nhau.

Yêu thương con người là một trong bốn chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh. Các nhà đạo đức học, các nhà khoa học nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thuận như vậy. Trong 4 chuẩn mực ấy (Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng) không chuẩn mực nào có thể xem nhẹ, vì cả 4 chuẩn mực ấy là tiêu chí để đánh giá con người mới, con người mang dấu ấn đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhớ về Người, ôn lại những lời Người dạy về đạo đức, đặc biệt soi vào tấm gương đạo đức của Người, vị lãnh tụ suốt đời tôn trọng nguyên tắc: “Nói thì phải làm”, mỗi người chúng ta càng thêm nhớ Bác, càng cố gắng thiết thực làm theo lời Bác dạy. Mọi người, mọi nhà, mọi cấp, mọi ngành ai ai cũng khuyến khích cho sự nẩy nở phần thiện vốn có ở mỗi con người và chung tay đẩy lùi phần ác cũng luôn rình rập quanh ta – đó chính là thực hiện chuẩn mực yêu thương con người – nét đẹp vĩnh hằng của đạo đức Hồ Chí Minh.

Theo phuly.edu.vn
Kim Yến
(st)
bqllang.gov.vn

Tỏa sáng đạo đức Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng, do vậy phải chăm lo xây dựng và rèn luyện. Việc thi hành đạo đức của người cách mạng là những hành vi thể hiện sự thống nhất tư tưởng và hành động, hiệu quả trong thực tế và rèn luyện đạo đức suốt đời. Bác quy lại có ba mối quan hệ chủ yếu là đối với người, đối với việc và đối với mình.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên trước hết cần thấm nhuần tư tưởng yêu nước, thương dân của Bác. Đó là sự yêu thương quý trọng con người lao động, các tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột dưới chế độ thực dân, phong kiến. Yêu nước, thương dân là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của người cách mạng. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, trong số báo đầu tiên của tờ Người cùng khổ, Bác đã nêu ra quan điểm phấn đấu giải phóng con người. Trước lúc đi xa, Bác căn dặn những công việc phải làm sau chiến tranh, trong đó “đầu tiên là công việc đối với con người”. Sự yêu thương quý trọng con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trước hết là dành cho những người lao động, những tầng lớp bị thiệt thòi nhất, đặc biệt là với phụ nữ, trẻ em… Theo quan điểm của Bác, yêu nước thương dân thì đạo đức lớn nhất là làm cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.

Bác dùng khái niệm “trung với nước, hiếu với dân” để thể hiện tư tưởng đạo đức cơ bản của người cách mạng, là điều mà người cách mạng phải thường xuyên tu dưỡng và thực hành. Bác cho rằng: “Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình nhất, chí hiếu nhất. Vì sao? Vì nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến dày vò”, “ta thương cha mẹ ta mà còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọi người đều biết yêu thương cha mẹ”…

Vấn đề cốt lõi trong đạo đức Hồ Chí Minh mà người cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần và thực hành, rèn luyện suốt đời, không ngừng, không nghỉ là cần, kiệm, liêm, chính. Cần là siêng năng, kiên trì, làm việc có năng suất; kiệm là tiết kiệm, bảo vệ của công; liêm là trong sạch, không tham ô, tham lam (kể cả tham địa vị); chính là thẳng thắn, việc thiện dù nhỏ cũng cố làm, việc ác dù nhỏ cũng cố tránh.

Đó chính là cách tốt nhất chúng ta cần làm và phải làm cho bằng được để đạo đức cao đẹp của Người tỏa sáng muôn đời.

Duy An
baobinhdinh.com.vn