Chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho thế hệ trẻ những tình cảm và sự quan tâm sâu sắc. Học giả người Ấn Độ Mô-ham-mat I-xman Mat-Sua đã từng nói: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ duy nhất luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ và đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp dây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Tiếp tục đọc
Tag Archive | Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền
VOV.VN – Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên ở nước ta. Tiếp tục đọc
“Lịch sử nước ta”- một tác phẩm xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bác Hồ không phải là nhà thơ làm thơ cách mạng mà là một nhà cách mạng làm thơ, bởi vậy với Người, văn thơ là một phương tiện để tuyên truyền, vận động quần chúng đứng lên làm cuộc đổi đời, giành cơm no áo ấm. Từ những ngày đầu hoạt động trên đất Pháp cho tới giờ phút ngồi viết bản Di chúc thiêng liêng, Bác Hồ luôn dùng ngòi bút sắc bén, đa dạng, rất tài hoa của mình để viết nên bao tác phẩm bất hủ với nhiều thể loại từ báo chí, chính luận, tới văn, thơ, kịch… Tiếp tục đọc
Vì sao 20 năm mới công bố ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969, nhưng do trùng ngày Quốc khánh nên Bộ Chính trị lúc bấy giờ thông báo là ngày 3/9. Hai mươi năm sau, toàn văn di chúc và ngày mất của Bác mới được công bố. Tiếp tục đọc
Tuyên ngôn Độc lập: Từ quyền con người đến quyền dân tộc
VOV.VN – Từ quyền lợi con người nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển thành quyền lợi dân tộc cụ thể trong Tuyên ngôn Độc lập.
Lịch sử Việt Nam, ngay từ những trang đầu dựng nước đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh giữ nước để đắp xây và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quá trình đó đã để lại nhiều áng văn bất hủ nhằm khẳng định quyền tự chủ của người dân nước Việt. Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã thấm nhuần tư tưởng vĩ đại đó và đến lượt mình, trên cương vị người đứng đầu chính quyền cách mạng đã trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu -TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Hồ Chủ tịch
Trước nhiều thời điểm lịch sử của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc để đưa ra những quyết định trọng đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Là nước nằm ở vị trí cửa ngõ của Biển Đông, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới; trong số 64 tỉnh, thành phố thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển – không chỉ là lợi thế để Việt Nam phát triển kinh tế biển mà còn là cầu nối quan trọng với các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực biển Đông. Tiếp tục đọc
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chiến thắng Điện Biên Phủ
Nhờ sự đoàn kết chặt chẽ và anh dũng hy sinh của toàn quân và dân ta, chúng ta đã đại thắng ở Điện Biên Phủ vào mùa hè năm 1954… Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 10, tr.11-12.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.