Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969, nhưng do trùng ngày Quốc khánh nên Bộ Chính trị lúc bấy giờ thông báo là ngày 3/9. Hai mươi năm sau, toàn văn di chúc và ngày mất của Bác mới được công bố. Tiếp tục đọc
Thư viện
Những ngày viết tài liệu ‘tuyệt đối bí mật’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết tài liệu đề “Tuyệt đối bí mật”. Hoàn thành sau bốn ngày, song suốt bốn năm sau đó, năm nào Người cũng đem ra đọc lại, chỉnh sửa và bổ sung. Tiếp tục đọc
Di chúc Hồ chủ tịch: ‘Quần chúng chỉ yêu mến người có đạo đức’
“Không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong di chúc. Tiếp tục đọc
Di chúc Hồ Chí Minh và những ảnh hưởng tầm cỡ Quốc tế
VOV.VN – “Bác Hồ cùng với bản Di chúc của Người là thuộc về tất cả phong trào cộng sản, công nhân và cách mạng trên thế giới”.
“Thực hành dân chủ rộng rãi là chìa khóa vạn năng để tháo gỡ khó khăn”
VOV.VN – Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, Bác luôn nhấn mạnh điều này bởi trong tư tưởng của mình, Bác luôn tôn trọng, coi trọng dân
Tinh thần di chúc của Bác Hồ: Nhân dân là trên hết
VOV.VN – Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự phân biệt đối tượng rõ ràng giữa Đảng và Nhân dân: Người chỉ dặn lại việc phải làm cho Đảng, còn quyền được phục vụ và hưởng lợi ích là thuộc về Nhân Dân.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị vĩnh hằng
VOV.VN – Di chúc của Bác là chúc thư, lời dặn của Bác để lại cho đất nước chúng ta, cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là đối với Đảng, đối với nhân dân.
Suy nghĩ về điều mong muốn cuối cùng của Bác
Cùng với “muôn vàn tình thân yêu” gửi lại cho cuộc đời này, Bác Hồ kết thúc bản Di chúc bằng “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hiện thân một nhân cách trọn đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
Những chi tiết chưa nói của Di chúc Bác Hồ
TS Lưu Trần Luân, NXB Chính trị Quốc gia, kể lại: Bộ Chính trị đã quyết định giao Di chúc Bác Hồ cho một đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị lưu giữ. “Trước khi đồng chí qua đời, các cơ quan chức năng đã thu lại tài liệu “Tuyệt đối bí mật” này trong két sắt tại nhà riêng của đồng chí và tiếp tục giao cho một Ủy viên Bộ Chính trị khác quản lý. Đến cuối năm 1989, Di chúc của Bác mới được giao lại cho cơ quan chức năng…” .
Bác Hồ viết Di chúc
Ngày 10/5/1965, Bác Hồ bắt đầu khởi thảo tài liệu được ghi chú “Tuyệt đối bí mật”. Bản thảo đầu tiên hoàn thành vào ngày 15/5/1965.
– Ngày 10/5/1965, Bác Hồ bắt đầu khởi thảo tài liệu được ghi chú “Tuyệt đối bí mật”. Đó là Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản thảo đầu tiên hoàn thành vào ngày 15/5/1965. Kể từ đó, mỗi năm, vào khoảng thời gian trước ngày sinh nhật, văn kiện này được Bác đem ra xem lại và hoàn thiện như một sự chủ động chuẩn bị một cách thanh thản và cẩn trọng cho việc ra đi mãi mãi.
Ngày 11/5/1968, Bác tiếp tục đem “Di chúc” ra sửa chữa và hoàn chỉnh đoạn viết về công tác chỉnh đốn Đảng: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình…”.
Ngày 10/5/1955 Bác nói chuyện tại Hội nghị bàn về công tác hộ đê toàn miền Bắc.
Ngày 13/5/1968, Bác lại bổ sung và viết thêm vào “Di chúc” phần chăm lo đời sống của dân “Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân, đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ, ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ. Nay ta đã hoàn thành thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp để cho đồng bào hể hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.
Ngày 10/5/1969, Bác dự họp Hội nghị Trung ương 16 và phát biểu về nhiều nội dung quan trọng, trong đó nhắc nhở “phải giữ tinh thần độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế”. Sau cuộc họp, Bác xem lại lần nữa bản thảo và sửa tiếp đoạn mở đầu của “Di chúc”. Hồi ức của Vũ Kỳ, thư ký của Bác cho biết :
“Hôm nay, Bác xem xét kỹ lại toàn bộ các bản viết trong 4 năm qua, nhưng chỉ chữa thêm 3 chỗ ở phần mở đầu. Trong câu “nhưng tinh thần, đầu óc vẫn sáng suốt bình thường”, Bác khẳng định lại bằng câu “nhưng tinh thần, đầu óc vẫn còn sáng suốt”… Trong câu “Khi người ta đã ngoài 70 tuổi…”, Bác bỏ chữ “tuổi” và thay vào chữ “xuân”. Bác dùng chữ “sẽ” thay cho chữ “phải” trong câu “phòng khi tôi phải đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”.
Ngày 11/5/1969, sau khi ngồi sửa Di chúc, Bác gặp và trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nội dung sẽ nói với Hội nghị đại biểu cao cấp toàn quân. Trong bài nói ngày 13/5/1969 Bác đưa ra nhận định: “Thế giặc Mỹ thua đã rõ ràng, nhất định chúng sẽ hoàn toàn thất bại. Vì độc lập tự do, bộ đội ta, nhân dân ta không sợ hy sinh, gian khổ…” và chỉ thị: “Phải xây dựng lực lượng thật tốt, chất lượng thật cao. Trần Hưng Đạo xưa từng nói “Quân cần tinh, không cần nhiều”. ” Phải cố gắng học tập và luôn luôn gương mẫu về đạo đức cách mạng”.
Từ đó cho đến ngày sinh nhật lần cuối (19/5/1969), ngày nào Bác cũng dành thời giờ đọc lại Di chúc của mình và ngày hôm sau (20/5/1969) Chủ tịch Hồ Chí Minh xem lại bản Di chúc lần cuối cùng trước khi xếp vào phong bì cất đi “phòng khi tôi sẽ đi thăm cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột”. Điều cũng đáng nói là trong nhật ký của Vũ Kỳ cho biết, thời gian Bác chọn để ngồi viết và sửa Di chúc thường vào khoảng từ 9 đến 10h sáng, và Bác qua đời vào ngày 2/9/1969 vào lúc 9h47.
X&N
Vkyno (st)
40 năm – sức sống bất diệt của bản di chúc Bác Hồ
19/05/2009
NĐBO- Đã 40 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Ðảng và của dân tộc để lại cho chúng ta bản Di chúc lịch sử thiêng liêng, bất hủ. 40 năm qua là sự phấn đấu bền bỉ, là sự đồng sức, đồng lòng của dân tộc Việt Nam để thực hiện những ước nguyện thiêng liêng của Người. Nhân dịp kỷ niệm 119 năm ngày sinh nhật Bác, Phóng viên Báo điện tử Người đại biểu nhân dân đã có cuộc trò chuyện với TS Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh về bản Di chúc của Bác Hồ.
Di chúc của Hồ Chủ Tịch là cẩm nang tinh thần vô giá
PV: Thưa Tiến sĩ, ông có cho rằng, trong sâu thẳm của mỗi ngưòi dân Việt Nam, Di chúc của Hồ Chủ Tịch là một tài sản tinh thần vô giá?
TS Chu Đức Tính: Tháng 5.1965, bác Hồ đã viết xong bản di chúc. Từ đó trong suốt các năm: 1966, 1967, 1968, 1969 Bác đã dành thời gian lúc mình khoẻ mạnh, minh mẫn nhất và vào đúng dịp sinh nhật mình hàng năm xem lại bản di chúc mình đã viết lần đầu để sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới trong nước và thế giới.
Tính từ ngày Bác viết di chúc lần đầu tiên đến nay là 44 năm, còn tính từ ngày bác đi vào cõi vĩnh hằng đến nay là 40 năm Đảng ta công bố di chúc của Bác. Lịch sử càng lùi xa thì chúng ta càng thấy sự vĩ đại đã được Bác viết đến trong những lời căn dặn cuối cùng của mình.
Bản di chúc là sự kết tinh tình cảm của Bác Hồ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên nhi đồng, với bạn bè thế giới; kết tinh mối quan tâm đặc biệt của Người với nhân dân lao động Việt Nam, những người như Bác nói là có hy sinh nhiều nhất cho cách mạng và bây giờ khi kháng chiến thành công, Đảng, Nhà nước cũng phải quan tâm nhiều nhất.
Di chúc kết tinh phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người cộng sản, một người công dân số 1 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một người mà phẩm chất đạo đức của Người được thể hiện một cách nhất quán: trung với nước, hiếu với dân; là cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; là yêu thương con người, là tinh thần quốc tế trong sáng.. Và Di chúc của Người cũng là những định hướng về xây dựng đất nước Việt Nam trong một thời kỳ dài.
PV: Xin TS cho biết, ý nghĩa của bản Di chúc của Hồ Chủ Tịch trong thời điểm được công bố?
TS Chu Đức Tính: Lứa tuổi tôi hồi ấy cũng như lứa tuổi cha, anh nghe tin Bác mất như một sự hẫng hụt rất lớn. Ai cũng có chung một niềm lo là cuộc chiến tranh đang ác liệt thế này, Bác là người xây dựng Đảng, là người thành lập nước mà Bác mất đi thì liệu chúng ta sẽ đi đâu, về đâu… Bác mất, sự nghiệp dang dở, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc chưa hoàn thành…
Nhưng sau đó, được học tập di chúc Bác Hồ, được học tập lời điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn trình bày thì tất cả mọi công dân Việt Nam bấy giờ hoàn toàn tin tưởng. Bác mất nhưng Di chúc của Bác để lại là cẩm nang của cả dân tộc. Từ Di chúc của Bác Hồ, mỗi người dân Việt Nam yêu nước lấy lại được niềm tin, tin tưởng vào định hướng mà Bác Hồ đã gửi gắm. Chính vì niềm tin đó mà chúng ta thắng lợi, chứng tỏ chúng ta đặt niềm tin chính xác.
Đoàn kết là chiến lược để phát triển
PV: Thưa Tiến sĩ, phải chăng vấn đề đoàn kết, đại đoàn kết luôn được đề cao và là vấn đề then chốt của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh?
TS Chu Đức Tính: Trong Di chúc Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết. Đoàn kết trước hết là đoàn kết trong Đảng và đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, đoàn kết trong Đảng là tư tưởng xuyên suốt của Người bởi sức mạnh của Đảng chính là sức mạnh đoàn kết.
Bác đã dặn đi dặn lại trong di chúc là Đảng ta phải thực sự đoàn kết như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Trong Di chúc Bác chưa dùng từ đổi mới nhưng Bác nói là muốn hoàn thành những công việc nặng nề của đất nước thì phải động viên toàn dân, tổ chức toàn dân và huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân. Đoàn kết là chiến lược chứ không phải là sách lược, bởi đoàn kết tạo thành sức mạnh của cả dân tộc.
PV: Quan điểm vì con người và giải phóng con người được Hồ Chủ Tịch thể hiện trong bản di chúc như thế nào, thưa Tiến sỹ?
TS Chu Đức Tính: Trong di chúc, quan điểm vì con người và giải phóng con người được Bác thể hiện rất rõ. Nhất là các bản Bác viết thêm vào tháng 5.1968 và năm 1969. Bác viết 6 trang vào năm 1968, 6 trang này thể hiện rất rõ quan điểm vì con người và giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh Bác dặn chúng ta phải chỉnh đốn lại Đảng thì Bác dặn công việc hàn gắn vết thương chiến tranh là công việc đầu tiên là đối với con người. Bác dặn phải chăm lo thương binh, chăm lo gia đình liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ, quyết không để họ đói nghèo, thiếu thốn. Đồng thời, chăm lo cho cả phần hương hồn những liệt sỹ đã khuất bằng cách nơi nơi có thể làm những nghĩa trang liệt sỹ để làm nơi đi về cho các liệt sỹ đã hy sinh vì nước.
Với bà con nông dân thì Bác có chủ trưng là sau ngày hoà bình thì nên đề nghị nhà nước miễn thuế nông nghiệp cho nông dân để bà con được hỉ hả, mát dạ, mát lòng.
Đối với thanh niên, Bác luôn luôn đặt niềm tin vào thanh niên. Bác nói nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Đặc biệt trong di chúc, Bác dặn phải quan tâm đến thanh niên xung phong, quan tâm đến những người chiến sỹ lực lượng vũ trang trẻ tuổi, có điều kiện, có năng lực thì cho họ đi đào tạo. Đấy là nòng cốt để xây dựng chủ nghĩa xã hội tương lai.
Và một điều thấm đẫm nhân văn Hồ Chí Minh đó là Bác dặn bên cạnh việc quan tâm đến những người đã tham gia kháng chiến cứu nước dưới đủ các hình thức: bộ đội, thanh niên xung phong, thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công… thì ngay cả nạn nhân của chế độ cũ như đối tượng cờ bạc, đĩ điếm, hút sách… vừa dùng pháp luật để cải tạo vừa giáo dục họ để trở nên con người lương thiện. Đấy là một điều rất nhân văn của Hồ Chí Minh trong di chúc, thể hiện tầm nhìn xa và sự hoà hợp dân tộc trong Di chúc của Người. Đấy là tầm mà Di chúc của Bác đã nêu lên và Đảng ta đã thực hiện suốt 40 năm qua.
PV: TS có cho rằng, ngày nay, quan điểm của Người về con người và vấn đề đoàn kết vẫn ý nghĩa ?
TS Chu Đức Tính: 40 năm nhìn lại, quan điểm của Bác thể hiện trong Di chúc về con người và về đoàn kết vẫn có ý nghĩa rất lớn. Bởi vì, không phải bỗng dưng trong những năm gần đây, trong những văn kiện của đại hội Đảng, chúng ta đã đề ra: Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Đây là quan điểm nhất quán và là quan điểm có tính chất chiến lược của Hồ Chí Minh. Và cũng chính vì theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta thắng lợi.
PV: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quan điểm của Bác về con người và vấn đề đoàn kết vẫn là kim chỉ nam cho Việt Nam khẳng định vị thế của mình ?
TS Chu Đức Tính: Hội nhập là một bước đi tất yếu. Nhưng trong thế giới hội nhập, vấn đề đoàn kết, tạo thành sức mạnh nội lực của dân tộc vẫn không có gì thay đổi. Năm 1945, khi nói về công tác ngoại giao, Bác đã nói: thực lực là cái chiêng mà ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có tốt thì tiếng mới to được. Thực lực Bác nói chính là nội lực. Chúng ta trong xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa thì phải hội nhập. Nhưng điều chúng ta muốn hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam không có gì khác là phát huy được nội lực Việt Nam. Mà một trong những điều tạo nên nội lực Việt Nam, tạo thành một cấu kết cộng đồng chặt chẽ chính là tinh thần đoàn kết Hồ Chí Minh. Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong dân, đoàn kết quốc tế. Có nội lực là vì đoàn kết, mà đoàn kết thì có nội lực.
PV: Xin cảm ơn Tiến sĩ!
Lệ Thủy thực hiện
daibieunhandan.vn
Bạn phải đăng nhập để bình luận.