(PLO) – Trong quá trình hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã trải qua gần 13 khóa hoạt động, thông qua 5 bản Hiến pháp với nhiều đổi mới về tổ chức, hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất nước. Trong đó, nhiệm kỳ đầu tiên với 14 năm hoạt động (1946-1960) là nhiệm kỳ dài nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành lập Chính phủ hợp hiến, hợp pháp. Tiếp tục đọc
Thư viện
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền
VOV.VN – Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên ở nước ta. Tiếp tục đọc
Bác Hồ về thăm làng Bưởi ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên
Cứ mỗi lần bầu cử Quốc hội, nhân dân làng An Thái (phường Bưởi) lại nhắc đến ngày hội lịch sử của quê hương làng Giấy: Cách đây hơn 50 năm Bác Hồ về thăm làng An Thái đúng vào ngày 6-1-1946, ngày toàn quốc tưng bừng cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hôm đó, dân làng đang nhộn nhịp, vui mừng trong ngày hội, bỗng có tiếng reo mừng từ ngoài cổng làng truyền vào: Bác Hồ về, Bác về. Tiếp tục đọc
“Báu vật” trong tờ báo mang tên “Quốc hội”
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị “Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, ứng cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”.
Tiếp đó, Sắc lệnh về ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội ra đời. Cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng…
Cử tri nhận phiếu bầu tại một khu vực bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử
Ký ức của cụ già 80 tuổi
Cụ Nguyễn Đức Kầm ở xã Cát Văn (Thanh Chương, Nghệ An) năm nay đã 80 tuổi kể:
“Tôi nhớ Sắc lệnh ghi rõ những quy định về vận động ứng cử, tổ chức bầu cử. Ví dụ như Sắc lệnh quy định người ứng cử được tự do vận động nhưng cuộc vận động không được trái với nền dân chủ cộng hòa và phương hại đến nền độc lập.
Trong cuộc hội họp để vận động tuyển cử (diễn thuyết giới thiệu người ứng cử) chỉ phải khai cho các Ủy ban nhân dân địa phương biết trước 24 giờ… Hồi đó, tôi còn đọc được một bài trên Báo Quốc hội ra ngày 17/12/1946 với nhan đề Trước ngày Tổng tuyển cử làm gì?
Bài báo đã hướng dẫn ngắn gọn nhưng đầy đủ những việc mà người cử tri cần làm trước ngày bầu cử”.
Cụ Kầm cẩn thận lật đáy hòm lấy ra một tờ báo khổ to, in trên giấy nâu cũ kỹ. Tờ báo mang tên Quốc hội và dưới măng-séc ghi “Nhật báo chỉ ra trong ngày Tổng tuyển cử”. Giá bán 5 hào. Tờ báo có hai trang nhưng đã phản ánh rất phong phú, sinh động những diễn biến và không khí trước ngày Tổng tuyển cử.
Cụ Kầm nhớ lại: “Ngày ấy, tôi muốn biết rõ các ứng cử viên, chương trình tranh cử và những phát biểu của họ trước ngày Tổng tuyển cử thì mua tờ báo Quốc hội này đọc, nghe loa phát thanh…
Cách tuyên truyền đi vào lòng người nên đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên”. Cụ vuốt lại tờ báo cho phẳng rồi cẩn thận cất vào đáy hòm.
Những ngày này, PGS Lê Mậu Hãn – giảng dạy môn Khoa học chính trị ở Đại học Quốc gia Hà Nội, người nghiên cứu sâu về Tổng tuyển cử năm 1946 và đã biên soạn hai tập sách về lịch sử Quốc hội đang muốn tìm về cái không khí náo nức của những ngày đầu năm 1946.
Ông lần giở cho chúng tôi xem từng trang báo Quốc hội và thuyết minh như thể mình là chủ bút: “ Đây là báo Quốc hội số 1, thay lời phi lộ, báo nói rõ mục đích của mình: “1. Định rõ giá trị cuộc Tổng Tuyển cử đối với ngoài nước và trong nước. 2 Giải thích thể lệ Tổng tuyển cử cho công dân Việt Nam hiểu quyền hạn và bổn phận của mình trong khi bầu cử .3. Giúp các bạn ứng cử một cơ quan vận động chung, để giới thiệu thành tích, khả năng và chương trình của mình”.
Có thể nói thời điểm này, nếu đọc lại các số báo Quốc hội có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh lẫn cận cảnh ngày Tổng tuyển cử. Báo đã phỏng vấn rất nhiều ứng cử viên mà tên tuổi đã đi vào lịch sử . Đặc biệt báo đã hai lần đăng phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh về Tổng tuyển cử. Đó thực sự là “báu vật” của Báo Quốc hội”.
Đó là số đặc biệt ra ngày 6/1/1945 – Ngày Tổng tuyển cử. Mặc dù bận trăm công ngàn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian tiếp phóng viên Báo Quốc hội.
Bài báo với nhan đề Hồ Chủ tịch nói về phụ nữ, được đăng trang trọng trên trang nhất. Đã hơn 60 năm trôi qua nhưng bài trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn rất ý nghĩa đối với kỳ bầu bầu cử Quốc hội khóa XII sẽ diễn ra vào ngày 20/5/2007.
PV: Xin Cụ cho biết về chính trị, phụ nữ nước nhà đã có gì khả quan chưa? Hồ Chủ tịch mỉm cười: Ấy, tôi cũng đang định hỏi chị về chỗ đó.
PV: Bẩm Cụ theo như chỗ cháu thấy thì phụ nữ nước nhà tiến bộ chậm lắm, hầu hết còn rụt rè, nhút nhát vì không có nhiều cuộc họp chung để trao đổi ý kiến, tuy cũng có một vài đoàn thể song phạm vi không rộng lắm, phần nhiều chỉ những tổ chức riêng, hội họp riêng cho một số đoàn viên thôi.
Hồ Chủ tịch gật đầu: Cái đó là lỗi ở các đoàn thể không biết mở rộng phạm vi nhưng cũng là lỗi ở các chị đã không biết tin đến…
PV: Bẩm Cụ, rất đúng, phụ nữ xứ nhà còn thờ ơ lắm với quyền lợi của mình, ngay như việc đi bầu cử, có nhiều chị không được sốt sắng, kêu bận con không đi được hay không biết gì mà bầu…
Hồ Chủ tịch hỏi: Thế chị có khuyến khích các chị ấy không? Chị nói gì với các chị ấy?
PV: Bẩm Cụ, cháu có nói với các chị ấy rằng cần phải đi bầu cử, có đi bầu cử mới chọn được người xứng đáng làm đại biểu bênh vực quyền lợi cho mình, nhất là cuộc Tổng tuyển cử tới đây lại quan hệ đến nền độc lập của quốc gia.
Hồ Chủ tịch ôn tồn nói: Chị nói thế chưa đủ, phải nói cho phổ thông chứ đừng nói cao xa quá.
Thí dụ như một người đàn bà xưa nay chỉ ở trong nhà bế con, nghe chị nói, người ta chỉ biết rằng đi bầu chọn người đại biểu để bênh vực quyền lợi, nhưng người ta có hiểu quyền lợi gì? Ở đâu?
Phải nói đến cái điều gì thiết thực cho người ta thấy ngay được cái lợi, thí dụ ít nữa sẽ có nhiều nhà nuôi dạy trẻ, nếu chị bận hay muốn làm thêm công việc gì khác, có thể đem con đến gửi, cũng được chăm sóc cẩn thận như ở nhà…”.
Cũng trong số báo Quốc hội đặc biệt ra ngày 6/1/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời phỏng vấn về một số vấn đề quan trọng của Tổng Tuyển cử.
Trả lời câu hỏi: Phương pháp tuyên truyền Quốc hội và vận động Tổng Tuyển cử, nước nhà đã theo kịp nước người chưa, Hồ Chủ tịch cho rằng: Nước nhà cố nhiên chưa theo kịp nước người, vì lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm; vả chăng những phương tiện tuyên truyền của nước ngoài khá hơn, ví dụ họ có sẵn tàu bay, sẵn rạp chiếu bóng, sẵn giấy.v.v.. là những thứ hiện ta thiếu cả. Nhưng lần đầu mình làm được như thế này cũng đã khá lắm rồi.
Ông Chủ bút Báo Quốc hội nhắc lại nỗi sung sướng của một bà cụ 92 tuổi ở Phúc Yên hôm đi bỏ phiếu. Hồ Chủ tịch bảo đó cũng là một chứng cớ chứng tỏ mình không kém người chút nào, chỉ tại mình chưa hề được bầu cử.
Trước khi các phóng viên ra về, Hồ Chủ tịch ân cần nói thêm một câu và dặn phải nhắc lại cho đồng bào: “Ở Pháp đã có mấy chục lần tuyển cử rồi nhưng mãi năm ngoái, phụ nữ Pháp mới được hưởng quyền bỏ phiếu. Xem như thế, thì có cái ta chậm hơn nước ngoài, nhưng có cái ta đi quá họ”.
Hồi ấy, PGS Lê Mậu Hãn còn là một thiếu niên chưa được quyền đi bầu cử, nhưng cái không khí náo nức ở cái làng nhỏ ở tỉnh Quảng Trị trước ngày Tổng tuyển cử vẫn in đậm trong tâm trí ông đến bây giờ.
Làng rợp bóng cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu, biểu ngữ. Nhiều người mang biểu ngữ lên xe trâu đi khắp làng kêu gọi người dân đi bầu cử. Một số người còn sáng tác cả thơ ca hò vè để vận động cho các ứng cử viên.
Có bà cụ 85 tuổi vẫn thắp đèn học chữ quốc ngữ để đến ngày bầu cử có thể tự tay viết tên ứng cử viên mình chọn, khỏi phải nhờ đến con cháu. Không khí ngày hội ấy tràn ngập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Tại tỉnh miền núi xa xôi Bắc Kạn, gần như tất cả các nhà dân đều dán những khẩu hiệu: “Công dân Việt Nam phải đi bầu cử”. Tối hôm 19/12/1945, Ban Tuyên truyền thành Bắc Kạn đã diễn vở Thày bói xin đi bỏ phiếu để cổ động cho dân chúng biết thế nào là người có quyền bầu cử.
Tại thị xã Sơn Tây, tối 18/12/1945, một số người ứng cử vào Quốc hội đã ra mắt và công chúng và diễn thuyết. Nhiều địa phương treo giải cho làng nào có người đi bầu đông nhất. Có nơi còn mở cuộc thi dự đoán ai sẽ trúng cử…
Trên cái nền đó, những người ứng cử vào Quốc hội cũng tích cực vận động, đi diễn thuyết, gặp gỡ cử tri, trả lời báo chí… Các chương trình hành động, lời hứa đối với người dân của một số ứng viên nổi tiếng như Vũ Đình Hoè, Xuân Diệu, Trịnh Văn Bô… được đăng tải trên các số Báo Quốc hội và tạo nên một không khí dân chủ đầy chất nghị trường chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm nước Việt.
Phùng Nguyên
Việt Báo (Theo Báo Tiền Phong)
Kim Yến (st)
Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
Hàng vạn người dân đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh
và các vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội ngày 5-1-1946
Cách mạng Tháng Tám thành công, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do làm chủ nước nhà. Tuy nhiên, do tình hình lịch sử lúc bấy giờ: Tài chính đất nước thì kiệt quệ, dân trí thì lạc hậu (90% mù chữ), nạn đói hoành hành, thù trong giặc ngoài đang nhăm nhe lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ… Có thể nói vận mệnh của Tổ quốc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Để giữ vững được chính quyền cách mạng, để xây dựng được chính quyền vững mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cần phải tìm người hiền tài để giúp dân, giúp nước. Do đó, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 14/SL/8-9-1945 về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên để bầu Quốc hội. Bản Sắc lệnh đã khẳng định yêu cầu bức thiết của Tổng tuyển cử, đồng thời khẳng định chúng ta có đủ cơ sở pháp lý, điều kiện khách quan và chủ quan để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đó. Bản Sắc lệnh gồm 7 điều, quy định: “Trong một thời hạn hai tháng kể từ ngày ký Sắc lệnh này sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu quốc dân đại hội” (Điều 1); “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường” (Điều 2); “Một Uỷ ban để dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được thành lập” (Điều 5); “Để dự thảo một bản Hiến pháp đệ trình Quốc hội, một Uỷ ban khởi thảo Hiến pháp 7 người sẽ thành lập” (Điều 6).
Ngày 16/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử. Tuy còn một số cán bộ tỏ ra lo lắng vì trình độ nhân dân ta còn thấp, năng lực tổ chức yếu, kinh nghiệm chưa có, hơn nữa ở miền Bắc bè lũ phản động đang hè nhau phá phách; ở miền Nam tình hình chiến sự đang lan rộng, nhưng với lòng tin tuyệt đối vào nhân dân, Bác vẫn quyết định: “Phải bầu ngay Quốc hội càng sớm, càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ của mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận”.
Tiếp đó, Chính phủ lâm thời đã ban hành các Sắc lệnh để xúc tiến công việc chuẩn bị cụ thể cho việc Tổng tuyển cử như: Sắc lệnh số 34/SL ngày 20-9-1945, thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm có: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu; Sắc lệnh số 39/SL ngày 26-9-1945 về thành lập Uỷ ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử gồm 9 người, trong đó có đại diện của các ngành, các giới.
Ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 51/SL quy định thể lệ Tổng tuyển cử gồm 12 khoản, 70 điều. Trong đó, quy định cuộc Tổng tuyển cử phải được tiến hành theo lối phổ thông đầu phiếu bầu cử trực tiếp và bí mật, đồng thời ấn định thời gian Tổng tuyển cử vào ngày 23/12/1945; Sắc lệnh số 71 và Sắc lệnh số 72 để sửa đổi, bổ sung Sắc lệnh 51 về thủ tục ứng cử; bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh để nâng tổng số đại biểu Quốc hội lên 330 đại biểu. Để tạo điều kiện cho những người có quyền ứng cử và có nguyện vọng ứng cử có đủ thời gian ứng cử và vận động tuyển cử.
Với niềm tin vào Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã một lòng ủng hộ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc. Nhiều người có tài, có đức xung phong ra ứng cử hoặc được quần chúng giới thiệu ra ứng cử. Danh sách các cử tri và ứng cử viên được hoàn thành và niêm yết công khai. Quần chúng sôi nổi trao đổi, tranh luận, chất vấn nhằm lựa chọn được những người xứng đáng nhất làm đại diện của mình, hạn chế tới mức cao nhất những phần tử cơ hội lợi dụng dịp Tổng tuyển cử để tranh giành quyền chức. Tại các địa phương, nhân dân ta nô nức kéo về trụ sở chính quyền các tỉnh thành, huyện lỵ mít tinh hoan nghênh Tổng tuyển cử và ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Không chỉ ở các tỉnh thành mà ở cả các bản làng xa xôi hẻo lánh cũng nô nức rộn ràng tiếng cồng chiêng cổ động cho Tổng tuyển cử. Hay ở các đất nước như Pháp, Thái Lan, Lào… đồng bào xa xứ của ta cùng mít tinh, hội họp, gửi điện tín, ủng hộ Tổng tuyển cử. Có thể nói cả dân tộc như hừng hực sức sống trước ngày hội của non sông.
Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. Toàn văn như sau:
“Ngày mai mồng 6 tháng giêng năm 1946.
Ngày mai là một ngày sẽ đưa Quốc dân ta lên con đường mới mẻ.
Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.
Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một là phiếu cũng có sức lực như một viên đạn.
Ngày mai, Quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã:
Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ,
Kiên quyết chống bọn thực dân,
Kiên quyết tranh quyền độc lập.
Ngày mai dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.
Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử, có người không được cử.
Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà. Vì lợi chung, quên lợi riêng.
Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc.
Người không trúng cử cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta.
Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện quyền bầu cử
Ngày 6-1-1946, ngay từ 6 giờ sáng, Hồ Chủ tịch đã xuất hành làm nhiệm vụ công dân của mình ở thùng phiếu số 10 phố Hàng Vôi. Người trình thẻ cử tri, nhận phiếu bầu, ra bàn ngồi ghi rồi gấp phiếu lại ngay ngắn, cẩn thận bỏ vào thùng phiếu. Sau đó, Người đến thăm một số phòng bỏ phiếu ở phố Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống, Thụy Khuê, làng Hồ Khẩu, Ô Đông Mác. Buổi trưa, Người ghé thăm các cháu thiếu nhi đang đi cổ động cho Tổng tuyển cử ở phố Lò Đúc. Quốc hội khóa I đã bầu ra được tổng số đại biểu là 403, gồm 333 đại biểu được bầu chính thức. Bắc bộ có 152 đại biểu, Trung bộ có 108 đại biểu, Nam bộ có 73 đại biểu và đặc thù có 70 đại biểu không thông qua bầu cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh được 98,4% số phiếu bầu. Kết quả này là một bằng chứng về khát vọng độc lập, tự chủ của dân tộc ta và uy tín tuyệt đối của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn thể nhân dân Việt Nam. Về thành phần xã hội có trí thức, nông dân, công kỹ nghệ gia, thợ thuyền, buôn bán. Về tuổi tác, từ 18 – 70 tuổi. Thời gian Quốc hội khóa I hoạt động kéo dài đến ngày 15/4/1960. Qua hơn 14 năm đầy thử thách, cam go, Quốc hội đã giành được nhiều thắng lợi to lớn.
Thắng lợi của Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tinh thần yêu nước của nhân dân ta, là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Đã 67 năm trôi qua kể từ mùa xuân năm ấy của ngày hội non sông nhưng giá trị lịch sử và ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vẫn còn nguyên vẹn như thủa nào, điều ấy đã và đang được các thế hệ kế thừa và phát huy những thành quả mà Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã gây dựng lên.
Kim Yến
bqllang.gov.vn
Người chụp ảnh Bác Hồ bỏ lá phiếu đầu tiên
Bác từ trong phòng ghi phiếu quay ra, trên tay Bác cầm lá phiếu, Bác chững chạc đi thẳng đến hòm bỏ phiếu, lúc này ai nấy đều căng mắt nhìn bàn tay Bác bỏ lá phiếu đầu tiên vào hòm phiếu. Khi Bác Hồ bỏ phiếu, tôi đã may mắn chụp được, sau này chính bức ảnh Bác Hồ bỏ phiếu là độc nhất vô nhị chỉ mình tôi là tác giả chụp.
Những nghệ sĩ nhiếp ảnh có vinh dự được chụp ảnh Hồ Chủ tịch không nhiều, trong đó phải kể đến tên tuổi như Đinh Đăng Định, Vũ Đăng Năng, Vũ Đình Hồng, Kim Côn… Ngoài ra còn có số phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã Việt Nam, các tờ báo Trung ương và Đài Tiếng nói Việt Nam. Phóng viên nhiếp ảnh Báo Tiền Phong Mai Nam là người có nhiều dịp được gần và chụp ảnh cho Bác Hồ, hiện tại ông còn lưu giữ bộ ảnh rất quý giá chụp Hồ Chủ tịch với gần 200 bức hình được nghệ sĩ Mai Nam gìn giữ như một báu vật.
Nghệ sĩ Mai Nam kể lại: Có một kỷ niệm cách đây đã hơn 50 năm, tôi vẫn còn nhớ mãi, đó là lần tôi bấm máy chụp bức ảnh Hồ Chủ tịch – Người công dân số 1 bỏ lá phiếu đầu tiên Quốc hội khóa II ngày 8/5/1960.
Sáng sớm ngày 8/5/1960, tôi đến cơ quan Báo Tiền Phong thì được tòa soạn giao nhiệm vụ đến điểm bỏ phiếu số 1 phố Cửa Bắc số nhà 67 (nay là Trường Trung học phổ thông Cửa Bắc, Hà Nội) có các vị lãnh đạo Nhà nước đến bỏ phiếu (không nói có Bác Hồ vì để giữ bí mật). Đúng 7h sáng tôi có mặt tại điểm bỏ phiếu. Không khí nơi đây như một ngày hội, băng rôn, cờ, hoa đỏ rực, hai bên cổng vào quần chúng nhân dân, thanh niên ai nấy quần áo chỉnh tề đang chờ đón giờ phút trọng đại đang đến gần.
Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa II (1960)
Một lúc sau thì thấy Bác Hồ xuất hiện, cùng đi có ông Trần Danh Tuyên là Bí thư Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ đi vào trong khu nhà bỏ phiếu. Lúc này mọi tầng lớp nhân dân đều xôn xao vui mừng phấn khởi lần đầu tiên nhìn thấy vị lãnh tụ kính yêu đến bỏ phiếu ở khu vực mình, tiếng vỗ tay không ngớt, có nhiều người từ vòng ngoài cũng cố chen vào tận trong để tận mắt ngắm nhìn Bác Hồ kính yêu.
Tâm trạng tôi lúc này cũng hòa cùng không khí vui tươi với mọi người và tự hào là người vinh dự được giao trọng trách chụp ảnh cho Người bỏ lá phiếu đầu tiên, vị lãnh đạo Nhà nước cao nhất tại điểm bỏ phiếu số một này. Có sự may mắn lần này tôi được Tòa báo giao cho chiếc máy ảnh mới nguyên của Tiệp Khắc tặng cho Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam, sau Trung ương Đoàn tặng lại cho Báo Tiền Phong và tôi là người được sử dụng đầu tiên. Máy chụp cỡ phim 6×6.
Khi Bác Hồ và các vị lãnh đạo thành phố đi vào khu bỏ phiếu, tôi đã bấm được mấy kiểu ảnh cho đến khi Bác khuất trong phòng ghi phiếu thì thấy anh Văn Lượng – Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và anh Phan Trọng Quỳ, nhà quay phim tài liệu Xưởng phim Việt Nam xuất hiện. Tất cả chỉ có ba người chúng tôi, các phóng viên báo khác không thấy ai cả.
Có một tình tiết làm tôi nhớ đến tận bây giờ về công việc tác nghiệp của cánh nhà báo cũng lắm chuyện cười ra nước mắt: Chúng tôi cùng mọi tầng lớp nhân dân đều hồi hộp chờ đợi Bác từ trong phòng ghi phiếu quay ra, trên tay Bác cầm lá phiếu, Bác chững chạc đi thẳng đến hòm bỏ phiếu, lúc này ai nấy đều căng mắt nhìn bàn tay Bác bỏ lá phiếu đầu tiên vào hòm phiếu.
Tôi thấy anh Văn Lượng – Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam nhảy ngay lên chiếc ghế mà trước đó anh Phan Trọng Quỳ đã chuẩn bị đồ nghề, đặt máy quay phim chỉ chờ lúc Bác quay ra là bấm máy. Anh Văn Lượng vừa nhảy lên ghế định giơ máy ảnh lên chụp, không hiểu sao chiếc ghế đổ làm anh Văn Lượng ngã chổng kềnh, may là có số người chung quanh kịp đỡ, không thì cả người và máy ảnh sẽ không biết xảy ra chuyện gì…
Tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, thanh niên và nhân dân Thủ đô Hà Nội mít tinh, nồng nhiệt chào mừng các vị lãnh đạo Quốc hội và Nhà nước vừa đắc cử tại Quốc hội khóa II. Ảnh: Mai Nam
Khi Bác Hồ bỏ phiếu, tôi may mắn chụp được, sau này chính bức ảnh Bác Hồ bỏ phiếu là độc nhất vô nhị chỉ mình tôi là tác giả chụp. Khi rời điểm bỏ phiếu, tôi đạp xe ngay về Tòa soạn báo (lúc này Báo Tiền Phong ở tòa nhà Bệnh viện Hoàng Thụy Ba, phố Phùng Hưng bây giờ) để tráng phim. Khi tráng xong phim treo lên dây, nhìn thấy phim trong vắt, hình ảnh Bác Hồ hiện lên rất rõ, tôi mới thở phào nhẹ nhõm.
Kinh nghiệm cho thấy kể cả những người cầm máy lâu năm khi chụp máy phim cũng không thể tin tưởng 100% những bức ảnh vừa chụp không có sự cố. Với tôi lại là lần đầu sử dụng chiếc máy ảnh mới bằng phim 6×6, tác nghiệp trong hoàn cảnh sự kiện quan trọng làm gì không có cảm giác hồi hộp.
Phim vừa tráng xong còn treo trên dây thì tôi nhận được cú điện thoại từ Thông tấn xã Việt Nam: Mai Nam phóng ngay cho tôi một tấm ảnh 13×18 để phát cho các Báo. Vì yêu cầu gấp mà phim vẫn còn ướt, sau tôi nghĩ ra sáng kiến nhúng vào cồn lau khô rồi đưa lên máy phóng 2 tấm ảnh cỡ 13×18, tôi giữ một tấm để đăng ngay trên Báo Tiền Phong, còn một tấm gửi cho Thông tấn xã Việt Nam.
Về sau có vài tờ báo xin lại tấm ảnh Bác Hồ đang bỏ phiếu, tôi mang phim ra làm thì phim đã bị chảy do tội tôi nhúng phim vào cồn, tôi lại nhờ Thông tấn xã Việt Nam chụp lại bức ảnh để lấy phim phóng ra ảnh. (Như vậy bức hình Bác Hồ tôi chụp lúc Bác bỏ phiếu có hai phim – một phim chảy hỏng và một phim chụp lại qua ảnh).
Sau này bức ảnh tôi chụp Bác đang bỏ phiếu đã được anh em đồng nghiệp đánh giá rất cao ở thời điểm đúng lúc Bác đang bỏ 2/3 lá phiếu, nếu chụp sớm quá cũng không được mà bấm máy chậm lá phiếu đã vào thùng rồi thì mất tính chất thời sự, ngoài ra trên thùng phiếu còn rõ chữ ngày 8/5/1960.
Trên đây là câu chuyện tôi kể lại một kỷ niệm trong đời cầm máy chụp được bức ảnh vị Chủ tịch nước bỏ phiếu trong ngày bầu cử Quốc hội khóa II năm 1960 đối với tôi là niềm vinh dự và tự hào.
Duy Ngọc
Theo http://www.cand.com.vn
Thu Hiền (st)
bqllang.gov.vn
Từ một lời tuyên bố của Bác Hồ
Trong phiên họp Quốc hội kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I, ngày 31/10/1946, sau khi được Quốc hội giao trách nhiệm đứng ra thành lập Chính phủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới rằng: Hồ Chí Minh không phải là kẻ “tham quyền cố vị”. Chính phủ sau đây phải là Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái.
Tuy trong quyết nghị không nói đến không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết…”. Đó là lời tuyên bố dõng dạc, công khai của người đứng đầu một Chính phủ độc lập đầu tiên của nước Việt Nam trước quốc dân đồng bào, trước Quốc hội và trước cả toàn thế giới.
Tôi có cảm giác, tất cả các đại biểu Quốc hội trong phòng họp sau khi nghe lời tuyên bố này của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không có lý do gì để không tin tưởng vào người đứng đầu Chính phủ cũng như vào Chính phủ mà Hồ Chí Minh là vị Chủ tịch đầu tiên.
Ảnh Tư liệu
Những gì Bác Hồ nói trong buổi ra mắt Chính phủ giữa lúc nền độc lập Việt Nam mới tròn một năm tuổi là những cam kết về một Chính phủ sẽ trong sạch, liêm khiết, làm việc, đoàn kết và tập hợp lực lượng rộng rãi nhất. Nên nhớ, đó là thời điểm rất khó khăn của cách mạng Việt Nam, khi quân Tàu vào giải giáp quân Nhật thất trận đang gây ra một cơn bão những điều tệ hại ở miền Bắc Việt Nam, còn ở miền Nam Việt Nam, quân Pháp núp sau bóng Đồng minh đang quay trở lại hòng xâm chiếm nước ta một lần nữa.
Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu lúc ấy là một Chính phủ kiến quốc nhưng cũng là Chính phủ chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc kháng chiến sẽ lâu dài và gian khổ nếu nền hoà bình không được cứu vãn. Trong tình thế cực kỳ khó khăn, giữa một Quốc hội tập hợp nhiều đảng phái và không phải đã tìm ra ngay tiếng nói chung, thì lời tuyên bố dõng dạc, mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục của Bác Hồ đã khiến cả Quốc hội đứng sát lại gần nhau, khiến quốc dân đồng bào tin tưởng và phấn khởi, khiến thế giới nhìn vào một nước Việt Nam độc lập non trẻ với cái nhìn tôn trọng.
Đó là lần đầu tiên mà hai chữ “liêm khiết” được người đứng đầu chính phủ Việt Nam công khai nhấn mạnh đến như thế! Là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ công khai rằng mình không “tham quyền cố vị”. Là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh đến tính chất tập hợp, đoàn kết toàn dân và trọng dụng nhân tài không đảng phái của Chính phủ mới.
Một Chính phủ như thế là một bảo đảm bằng “vàng” cho tinh thần đoàn kết dân tộc trong lúc đất nước cần nhất sự đoàn kết và thống nhất lực lượng nhằm kiến quốc và bảo vệ Tổ quốc. Bản lĩnh Hồ Chí Minh, sức mạnh công khai Hồ Chí Minh, sự liêm khiết tận nguồn Hồ Chí Minh đã khiến lời tuyên bố ấy trước Quốc hội trở thành lời thề của Chính phủ mới. Và trở thành lời thề của Quốc hội, của toàn thể quốc dân đồng bào.
Xin hãy tưởng tượng xem, không khí trên toàn cõi Việt Nam như thế nào khi người dân được nghe vị đứng đầu nhà nước, đứng đầu Chính phủ tuyên bố về bản chất của Chính phủ mới thuyết phục đến như vậy! Và đó còn là bài học, là một thông điệp mà Bác Hồ muốn gửi tới Quốc hội, Chính phủ và toàn dân Việt Nam hôm nay: Dân chủ, công khai, liêm khiết, đoàn kết và làm việc hết mình vì dân vì nước./.
Theo baoquangngai.com.vn
Huyền Trang (st)
bqllang.gov.vn
Sơ lược diễn văn khai mạc kỳ họp I Quốc hội I
– Ngày 2/3/1946, Quốc hội khoá I khai mạc kỳ họp thứ nhất tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “kính cẩn tuyên bố khai mạc buổi họp”.
Bác khẳng định: “Cuộc Quốc dân Đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử của nuớc Việt Nam ta. Nó là kết quả của sự hy sinh, tranh dấu của tổ tiên ta, là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc…”.
Ngày 2/3/1946 Bác khai mạc kỳ họp đầu tiên Quốc hội Khóa I
Cũng để thực hiện mục tiêu đại đoàn kết này mà trong lời khai mạc này, vị lãnh tụ của Mặt trận Việt Minh đã nêu đề nghị “muốn tỏ sự đoàn kết toàn dân, Chính phủ xin đề nghị Đại hội (quốc dân) mở rộng số đại biểu ra thêm 70 người nữa. 70 người ấy là mời các đồng chí ở hải ngoại về: Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội, và như thế là Quốc hội ta tỏ cho thế giới, cho toàn dân biết là chúng ta đoàn kết nhất trí thì việc gì cũng thành công”.
Thu hút các lực lượng đang quyết liệt cạnh tranh với Việt Minh và tìm cách giành quyền lực bằng sự ủng hộ của Trung Hoa Quốc dân Đảng, đề nghị của Bác cũng nhằm đặt các hoạt động chính trị của các tổ chức này vào trong khuôn khổ của pháp luật và sự giám sát của nhân dân thông qua Quốc hội, đồng thời cũng bằng thực tiễn thử thách của cách mạng mà phân hoá những tổ chức này.
Nhờ thế trong Quốc hội đầu tiên này “các đảng phái đều có đại biểu mà đại biểu không đảng phái cũng nhiều, đồng thời phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số cũng đều có đại biểu. Vì thế các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thành một khối”.
Tiếp đó, người đứng đầu nhà nước cũng báo cáo hoạt động của chính phủ trong thời gian qua và đưa ra dự kiến thành lập chính phủ mới, Chính phủ Kháng chiến với thành phần gồm nhiều đảng phái, nhân sĩ trí thức và công dân Vĩnh Thuỵ (tức cựu hoàng Bảo Đại) làm Tối cao cố vấn.
Tiếp đó, thay mặt Chính phủ Kháng chiến mới thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc lời tuyên thệ nhậm chức: “… trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền Dân chủ Cộng hòa Việt Nam, mang lại hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi nỗi khó khăn dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ”.
Cũng nhắc lại một chi tiết là ngày 2/3/1961, Bác cho đăng bài báo có nhan đề là “Tếu” để phê phán bệnh hình thức của một số người nhân dịp Tết đã in thiếp chúc Tết riêng rồi gửi đi lung tung, gây lãng phí và kết thúc bài báo bằng lời khuyên: “Có gì tếu bằng tếu này/ Cái bệnh hình thức từ nay xin chừa!”
X&N
bee.net.vn
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời chất vấn Quốc hội
Sáng 28/10/1946, khóa họp lần thứ hai của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khai mạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Các đại biểu đứng lên chất vấn những công việc mà dân đã ủy nhiệm cho Chính phủ. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn.
Hàng vạn nhân dân đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị được giới thiệu ứng cử đại biểu QH tại Hà Nội (5/1/1946). Ảnh tư liệu.
“Chất vấn biểu lộ tinh thần dân chủ”
Sáng 28/10/1946, khóa họp lần thứ hai của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khai mạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nhà hát Lớn sáng hôm ấy được trang hoàng đầy vẻ mỹ thuật và uy nghiêm. Trên tường, tấm vải đỏ căng những dòng chữ vàng: “Đoàn kết, thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc”.
Ở trước Nhà hát Lớn, nhân dân tụ họp khá đông để theo dõi buổi họp Quốc hội qua máy phát thanh. Đúng 8 giờ các đại biểu Quốc hội đến đầy đủ, có cả quan khách ngoại quốc như lãnh sự Anh, Mỹ, Trung Hoa, Thụy Sĩ; các phóng viên của Mỹ, Pháp, Anh…
Toàn thể đại diện Quốc hội khóa I chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tất cả đang chờ đợi một khóa họp Quốc hội mà chỉ nghe qua chương trình nghị sự đã có thể cảm nhận được tầm quan trọng của nó đối với vận mệnh đất nước: Các Bộ trưởng trả lời chất vấn; Hồ Chủ tịch trả lời chất vấn; Chính phủ từ chức; Quyết nghị của Quốc hội đối với Chính phủ; Trình bày dự án Hiến pháp; Thảo luận Hiến pháp…
Buổi họp ngày 31/10, người dân đến dự thính buổi họp Quốc hội tăng đột biến. Hai tầng gác Nhà hát Lớn kín những người ngồi, đứng. Người dân đến đông để chứng kiến một cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam, một cảnh tượng do Cách mạng tháng Tám mang lại: các đại biểu của nhân dân đứng lên chất vấn những công việc mà nhân dân đã ủy nhiệm cho Chính phủ gánh vác.
Quốc hội – với đại diện của nhiều thành phần như Dân chủ, Xã hội, Việt Minh… đã đặt ra nhiều câu hỏi chất vấn Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
Hồ Chủ tịch bước lên diễn đàn, ôn tồn nói: “Sáng nay, Chính phủ nhận được 62 câu hỏi. Nửa tiếng đồng hồ lại nhận thêm được 26 câu hỏi nữa. Tất cả 88 câu. Chính phủ trước hết xin cảm ơn Quốc hội vì đã tỏ rõ Quốc hội hết sức quan tâm về các vấn đề của Quốc gia và sự chất vấn này có thể biểu lộ được rõ ràng tinh thần dân chủ thật thà của nước Việt Nam.
Chính phủ đã xét kỹ từng câu hỏi ấy và chia ra làm hai loại: Nội chính và ngoại giao. Trong hai loại ấy lại chia ra những câu thuộc về từng Bộ: Quân sự, Quốc phòng, Ngoại giao, Kinh tế… Những câu hỏi chú trọng nhất là về quân sự, rồi đến tài chính, tư pháp, nội vụ”…
Hồ Chủ tịch trả lời một số câu hỏi: “Về ông Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, ông nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Tường Tam và ông nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy hội Vũ Hồng Khanh. Các ông ấy bây giờ không có mặt ở đây. Lúc nước nhà đang gặp bước khó khăn, quốc dân tin ở người nào mới trao cho người ấy công việc lớn. Thế mà các ông ấy lại bỏ đi thì các ông ấy phải tự hỏi lương tâm thế nào.
Trả lời thế là đủ. Những người bỏ việc đi kia, họ không muốn gánh việc nước nhà hoặc họ cũng không đủ sức mà gánh nổi. Nay chúng ta không có họ ở đây, chúng ta cũng cứ gánh được như thường. Nhưng nếu các anh em ấy biết nghĩ lại mà trở về thì chúng ta cũng hoan nghênh”.
Sau đó, Hồ Chủ tịch trả lời một số câu hỏi chất vấn về đường lối ngoại giao của Chính phủ. Trả lời xong, trước khi bước xuống, Người nói với toàn thể Quốc hội: “Nếu trong Chính phủ, có những người khác lầm lỡ thì lỗi ấy tôi xin chịu, xin gánh và xin lỗi đồng bào”. Tiếng vỗ tay theo Hồ Chủ tịch cho đến khi Người về chỗ ngồi.
Vì sao bán thuốc không kiểm soát giá và chất lượng?
Đến lượt các thành viên Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn. Bà Nguyễn Thị Thục Viên chất vấn ông Trương Đình Tri (Bộ trưởng Bộ Y tế và Xã hội) vì sao việc bán thuốc lại không kiểm soát giá và chất lượng thuốc?
Ông Trương Đình Tri trả lời: Việc đó rất đáng tiếc, nhưng không làm thế nào được vì không có hội đồng hóa giá. Từ khi Nhật đảo chính Pháp, thuốc chữa bệnh đã tràn vào lộn xộn.
Bộ Y tế và Xã hội đã chỉ thị cho các nhà buôn còn giữ thuốc không độc và thông thường thì phải khai và chỉ được phép bán đến cuối năm 1946. Đã có sắc lệnh cho kiểm soát chất lượng thuốc, nhất là thuốc tiêm. Ai khiếu nại sẽ xét cẩn thận.
Ông Nguyễn Đình Thi chất vấn Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Ca Văn Thỉnh về chính sách văn hóa của Chính phủ. Ông Ca Văn Thỉnh cho biết: Đại thể chính sách ấy là xây dựng một nền văn hóa dân chủ thay vào nền văn hóa cũ, chịu ảnh hưởng phong kiến và thực dân.
Nền văn hóa ấy phổ cập cho tất cả nhân dân cùng hưởng thụ và tham dự. Nó phải có tính cách dân chủ và dân tộc. Nhưng cái tính cách quốc gia này không hẹp hòi vì nền văn hóa ấy sẽ thâu nhận tất cả những ưu điểm và tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới.
Ông Hoàng Đạo Thúy tỏ ra lo ngại về cấp tiểu học năm nay bắt đầu chậm và thiếu sách giáo khoa. Bộ trưởng Ca Văn Thỉnh trả lời: Năm nay học trò tiểu học nhập trường chậm mất 15 ngày, điều đó vì tình thế. Các trường đến đây bị quân ngoại quốc dùng làm nơi ở. Sau đó phải sửa sang lại nhiều.
Còn sách giáo khoa là một vấn đề rất khó khăn vì giấy in và nhà in chưa giải quyết được. Bản thảo những sách ấy đã có hết rồi chỉ chờ lần lượt xuất bản. Để bù vào chỗ thiếu, Bộ Giáo dục đã ra một tờ giáo dục tân văn.
Cũng trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến trả lời về ngân sách, thuế khóa, lương công chức… Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe nói về việc áp dụng luật của Việt Nam với người ngoài quốc sống ở Việt Nam và làm thế nào để ngăn chặn nạn hối lộ. Nghị trường thực sự “nóng” khi những vấn đề liên quan đến sự tồn vong của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được các đại biểu nêu câu hỏi chất vấn.
Đại biểu Trần Đình Tri tỏ ra lo lắng trước tin đồn ông Nguyễn Hải Thần tự phong chức Tổng Tư lệnh hải, lục, không quân, lập Chính phủ ở hải ngoại. Trong tình thế nước nhà chuyển sang giai đoạn mới, phải có một Chính phủ mạnh mẽ đủ uy tín để đối nội cũng như đối ngoại. Chính phủ đó phải là một Chính phủ liêm khiết…
“Sẽ dùng luật pháp trị cho kỳ hết những kẻ ăn hối lộ”
Buổi họp kéo tới tối 31/10/1946. Từ trên diễn đàn ánh sáng của chiếc đèn có chụp hắt xuống bàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt toàn thể Chính phủ trả lời chất vấn trước khi Chính phủ từ chức. Người nói:“Chính phủ hiện thời thành lập mới hơn một năm, hãy còn thanh niên. Quốc hội bầu ra được hơn 8 tháng lại còn thanh niên hơn.
Vậy mà Quốc hội đã đặt ra những câu hỏi thật già dặn, đề cập đến tất cả những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh nước nhà. Với sự trưởng thành chính trị và sự quan tâm về việc nước ấy, ai dám bảo dân ta không có tư cách độc lập”.
Hồ Chủ tịch lần lượt trả lời từng câu hỏi. Về câu chất vấn: “Vì sao Chính phủ đưa đề nghị thay Quốc kỳ lên Thường trực Quốc hội xem xét?”, Hồ Chủ tịch nói: “Chính phủ không bao giờ dám đòi thay đổi Quốc kỳ. Chỉ vì một vài người trong Chính phủ đề nghị việc ấy lên, nên Chính phủ phải để Thường trực Quốc hội xét. Tình thế từ ngày ấy đến giờ biến chuyển nhiều, lá cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sỹ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã đi từ Á sang Âu, lại từ Âu sang Á, tới đâu cũng được chào kính cẩn”.
Nói đến đây mắt Người sáng quắc lên, giọng Người vang to hơn và nhấn mạnh từng tiếng: “Trừ khi cả 25 triệu đồng bào, còn ngoài ra không ai có quyền gì mà đòi thay đổi nó”.
“Còn cái tin ông Nguyễn Hải Thần, tự xưng là Tổng Tư lệnh Hải, Lục, Không quân Việt Nam? Nếu Việt Nam không có Hải, Lục, Không quân thì ông Nguyễn Hải Thần cứ việc làm Tổng Tư lệnh! Và nếu Việt Nam không có Hải, Lục, Không quân mà ông Nguyễn Hải Thần tổ chức được hải lục không quân cho Việt Nam thì cố nhiên chúng ta hoan nghênh”.
“Về việc Chính phủ liêm khiết, thì Chính phủ hiện tại đã cố gắng liêm khiết. Nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các Ủy ban đông lắm và phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ đã hết sức làm gương. Và nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng luật pháp mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết”.
Bằng lối nói đặc biệt của mình, lấy những ví dụ dễ hiểu để diễn đạt những nội dung sâu sắc, lý luận chặt chẽ, đanh thép, Hồ Chủ tịch đã trả lời hết các câu hỏi chất vấn. Mỗi khi Người kết thúc một câu trả lời thì tiếng vỗ tay lại đồng loạt vang lên.
12 giờ kém 15 phút, Hồ Chủ tịch tuyên bố thay mặt Chính phủ hiện thời xin từ chức, trao quyền lại cho Quốc hội để Quốc hội theo nguyên tắc dân chủ bầu ra một Chính phủ mới.
“Tôi chỉ có một đảng: Đảng Việt Nam”
Quốc hội thảo luận và đã đưa ra quyết nghị: Ủy nhiệm cụ Hồ Chí Minh lập Chính phủ mới theo nguyên tắc đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái.
Hồ Chủ tịch lại lên diễn đàn, cảm ơn Quốc hội rồi nghiêm trang tuyên bố: “Lần này là lần thứ hai, Quốc hội lại giao cho tôi phụ trách Chính phủ một lần nữa. Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống nhất thì bất kỳ Quốc hội ủy cho tôi hay cho ai cũng phải gắng mà làm.
Tôi xin nhận. Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước Quốc dân, trước thế giới: Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan phát tài. Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái.
Tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước Quốc dân, trước thế giới rằng tôi chỉ có một đảng: Đảng Việt Nam. Tuy trong quyết nghị không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước Quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết.
Theo lời quyết nghị của Quốc hội, Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích: Trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập, thống nhất của nước nhà. Anh em trong Chính phủ mới sẽ dựa vào sức của Quốc hội và Quốc dân, dẫu nguy hiểm mấy cũng đi vào mục đích mà Quốc dân và Quốc hội đã trao cho”.
Tiếng vỗ tay vang rền trong Nhà hát lớn. Phiên họp Quốc hội kết thúc lúc 1 giờ đêm.
———————————–
Theo Phùng Nguyên – Tiền Phong
* Bài báo có sử dụng tư liệu của báo Cứu Quốc và báo Dân Thanh
Gần dân và vì dân mới là đại biểu của dân
Tư tưởng ấy không mới, nhưng luôn có tính thời sự như một lời nhắc nhở vừa ân cần vừa bắt buộc, đối với mỗi cán bộ trong chế độ ta. Còn nhớ, thời thuộc Pháp, nhà yêu nước và cách mạng Nguyễn Ái Quốc, bằng nhãn quan chính trị sắc bén đã vạch trần bản chất chuyên chế, tùy tiện trong cách thức quản lý, cai trị của bọn thực dân. Ở đó, người bản xứ thì bị trói tay chân, phải gánh chịu thói tùy hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp, và thói tham lam của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn. Nguyễn Ái Quốc nêu một ví dụ. Vị Công sứ, đứng đầu mỗi tỉnh phía Bắc, có toàn quyền cai quản mọi mặt, từ tư pháp, thuế vụ, sinh mệnh, tài sản của người bản xứ. Ông ta, đặc biệt còn “cai quản” cả việc bầu cử những người cầm quyền bản xứ nữa. Xem ra, quan lại bấy giờ không gần dân và vì dân một chút nào cả!
Tưởng ấy không mới, nhưng luôn có tính thời sự như một lời nhắc nhở vừa ân cần vừa bắt buộc, đối với mỗi cán bộ trong chế độ ta. Còn nhớ, thời thuộc Pháp, nhà yêu nước và cách mạng Nguyễn Ái Quốc, bằng nhãn quan chính trị sắc bén đã vạch trần bản chất chuyên chế, tùy tiện trong cách thức quản lý, cai trị của bọn thực dân. Ở đó, người bản xứ thì bị trói tay chân, phải gánh chịu thói tùy hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp, và thói tham lam của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn. Nguyễn Ái Quốc nêu một ví dụ. Vị Công sứ, đứng đầu mỗi tỉnh phía Bắc, có toàn quyền cai quản mọi mặt, từ tư pháp, thuế vụ, sinh mệnh, tài sản của người bản xứ. Ông ta, đặc biệt còn “cai quản” cả việc bầu cử những người cầm quyền bản xứ nữa. Xem ra, quan lại bấy giờ không gần dân và vì dân một chút nào cả!
Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ phiếu bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu: H.T (st)
Cách mạng tháng Tám thành công. Vai trò nhân dân thay đổi, quan niệm về vị trí, sức mạnh của họ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ, đại ý dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra! Chính vì hiểu và tin dân, nên ngay từ đầu khóa I Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), trong diễn văn khai mạc, Bác khẳng định: “Từ giờ về sau, Quốc hội và Chính phủ còn có những gánh nặng nề, phải bước qua nhiều sự khó khăn, nhưng tôi chắc rằng quốc dân sẽ nhất trí, dựa vào sức đoàn kết mà làm việc, và như thế thì dù khó khăn đến đâu kháng chiến sẽ thắng lợi và kiến quốc sẽ thành công!”. Dự đoán của Bác về vận mệnh đất nước còn nhiều gian nan trắc trở, quả không sai. Giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quay trở lại, chúng ta còn phải làm thêm một Điện Biên Phủ nữa, người Pháp mới thực sự đầu hàng. Miền Bắc hòa bình, nhưng còn đó miền Nam sau vĩ tuyến 17. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước phải kéo dài đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Bác Hồ không còn vào vui với miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, nhưng sinh thời, vào những thời điểm cầm trên tay lá phiếu bầu cử Quốc hội ở miền Bắc, mỗi người dân đều háo hức hướng về Người và các đồng chí:Đêm tháng năm trống cờ bay bổng
Ta ghi vào lá phiếu của ta những dòng hy vọng:
Hồ Chí Minh
Lê Duẩn, Trường Chinh…
Ôi cái tên những người Cộng sản
Nghe dặt dìu tên núi tên sông
Tên viết bằng chữ đỏ chiến công
Những cái tên, trong lòng ta, đã thành câu hát…
(Chính Hữu-“Lá phiếu hôm nay”, 1960)
Hiểu dân tin dân, đánh giá cao tiềm lực của nhân dân nên mỗi bận bị “xa dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất buồn phiền! Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, một chiến sỹ nhiều năm bảo vệ Bác cho tới lúc Người qua đời, kể lại mẩu chuyện Bác Hồ đi bỏ phiếu bầu cử HĐND Thành phố Hà Nội, vào tháng 4-1969. Bấy giờ Người đã yếu, phải chọn nơi bỏ phiếu nào không ảnh hưởng đến sức khỏe của Bác. Khảo sát nhiều nơi, thấy hòm phiếu ở Nhà Thuyền (Hồ Tây), lối đi vào hòm phiếu không phải lên xuống, lại yên tĩnh, khí hậu mát mẻ là tốt hơn cả. Địa điểm thế là ổn, còn thời gian? Cuối cùng, chọn phương án bảo vệ Bác đi bỏ phiếu vào buổi chiều, cử tri vắng vẻ, tránh căng thẳng cho vị Chủ tịch nước. Chuẩn bị xong tất cả, mời Bác lên xe và mọi việc đều được tiến hành theo đúng kế hoạch. Khi xe về đến Phủ Chủ tịch, Bác bước xuống đi bộ về nhà. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng từ xe khác cũng kịp xuống, bước theo Bác. Vừa đến bên, Bác quay lại hỏi:
– Chú Kháng, chú có biết vì sao Nguyễn Hải Thần bị dân khinh, dân ghét không?
Nghe Bác hỏi vậy, ông Kháng chột dạ. Trấn tĩnh lại, ông nhớ năm 1945, mỗi lần Nguyễn Hải Thần đi đâu là bọn lính bảo vệ ngồi trên xe, tay lăm lăm chĩa súng ra ngoài. Có hẳn một khẩu trung liên đặt trên nóc xe luôn sΩn sàng nhả đạn, khiến ai trông thấy cũng chướng mắt, coi thường… Nghĩ đến đó, ông Kháng trả lời Bác:
– Thưa Bác, vì bọn bảo vệ Nguyễn Hải Thần nhố nhăng quá?
Nghe xong Bác hỏi tiếp:
– Chú có biết, ai bảo vệ an toàn cho Bác không?
Thực tế công tác bảo vệ Bác trong bấy nhiêu năm đã khiến ông Kháng nói ngay:
– Thưa Bác, Nhân Dân ạ!
Trả lời vậy, nhưng ông Kháng vẫn chưa rõ “trục trặc” ở khâu nào khiến Bác không vui lòng? Phải một thời gian sau, một đồng chí trực tiếp bảo vệ ngồi cùng xe với Bác nói lại, ông Kháng mới ngộ ra, là do hôm nọ nơi đến bỏ phiếu Bác thấy vắng cử tri quá. Bảo vệ an toàn cho Bác mà vô tình thiếu niềm tin vào dân, xa dân, là trái với quan điểm quần chúng của người cán bộ cách mạng.
Sự việc ngỡ như nhỏ bé, tình cờ kể trên xẩy ra vào tháng 4, thì đến ngày 02 tháng 9 năm đó Bác Hồ đi xa. Những ngày tháng 5 này, toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta đang tích cực chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp (2011 – 2016). Ứng cử viên đang tích cực tiếp cận người dân, nêu chương trình hành động, lắng nghe nguyện vọng, hứa hẹn những việc sẽ làm… Đấy là điều cần nhưng chưa đủ. Gần dân khi mình cần dân thì không khó, cái khó gấp nhiều lần, thử thách gấp nhiều lần là gần dân để vì dân. Bởi, như Bác kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu năm 1946: “Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền Độc lập của tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào.” Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Để nâng cao chất lượng Đại biểu Quốc hội, cần tạo cơ chế giúp cho mỗi đại biểu gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri.
Xem ra, ý nghĩa câu chuyện Bác Hồ đi bỏ phiếu ở hòm phiếu Nhà Thuyền, Hồ Tây – Hà Nội, và niềm day dứt của người bảo vệ Bác năm nào, mãi tới hôm nay còn có sức lan tỏa…
K.H
Nguồn: Báo Nghệ An
Chuyện Bác Hồ đi bầu cử
Khi Bác đến, tổ bầu cử có ý cho mọi người dừng lại để Bác bầu cử trước. Thấy vậy, Người nói thẳng thắn: “Ai đến trước, bầu trước. Bác đến sau, Bác chờ”.
Ngày 8/5/1960, nhân dân và thanh thiếu niên Thủ đô Hà Nội chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh đến bỏ phiếu bầu Quốc hội Khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại phòng bỏ phiếu số 1, tại số nhà 67 phố Cửa Bắc, khu phố Ba Đình – Hà Nội. Ảnh: Mai Nam.
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong hoàn cảnh chính quyền non trẻ gặp muôn vàn khó khăn, cùng một lúc phải chống lại thù trong giặc ngoài và giặc đói giặc dốt, Bác Hồ vẫn đề nghị Chính phủ lâm thời tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu.
Tại cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên (Quốc hội khoá I) năm 1946,Thủ đô Hà Nội là nơi Bác Hồ ra ứng cử. Gần đến ngày bầu cử, có 118 vị là Chủ tịch Ủy ban Hành chính đã công bố một bản đề nghị “Yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh không phải ra ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi ủng hộ và suy tôn vĩnh viễn Cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
Đây cũng là nguyện vọng của đông đảo nhân dân ta. Mặc dù vậy, Bác Hồ đã viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào cho Người thực hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân.
Bức thư có đoạn viết: “Tôi là công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nên tôi không thể vượt qua thể lệ của cuộc Tổng tuyển cử đã định”.
Trước ngày Tổng tuyển cử một hôm, tại khu Việt Nam học xá (Nay là khu vực Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh dự mít tinh của hơn hai vạn đồng bào Hà Nội ủng hộ cuộc bầu cử Quốc hội.
Tại cuộc mít tinh, Người nói: ” Làm việc bây giờ là hy sinh, là phấn đấu quên lợi ích riêng mà nghĩ lợi ích chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không bầu”.
Trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I, Người đã trúng cử với số phiếu rất cao. Khi kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khoá I tín nhiệm bầu vào vị trí Chủ tịch Chính phủ kháng chiến, Người phát biểu: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh, phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác, thì tôi phải gắng làm, cũng như mọi người lính vâng lệnh Quốc dân ra trước mặt trận”.
Đúng 14 năm sau, sáng 15/4/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 12 Quốc hội khoá I. Sau khi nêu lên: “Quốc hội ta là Quốc hội dân chủ đầu tiên ở vùng Đông Nam châu Á, cũng là Quốc hội đầu tiên của các nước thuộc địa cũ được độc lập tự do”.
Là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Quốc hội khoá I đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ cộng hòa. Do điều kiện đất nước bị chia cắt, nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội khoá I kéo dài từ tháng 1/1946 đến tháng 5/1960.
Thông qua 12 kỳ họp, đặc biệt là hoạt động của Ban Thường trực Quốc hội, luôn có mặt bên cạnh Chính phủ để chỉ đạo công tác kháng chiến – kiến quốc; xây dựng Hiến pháp, Luật Cải cách ruộng đất; đàm phán, ký kết và đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ ne vơ; khôi phục kinh tế miền Bắc.
Quốc hội khóa I đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, giải phóng và đưa miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, chi viện cho công cuộc giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những cống hiến của Quốc hội khoá I suốt 14 năm và khẳng định: “Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm tròn một cách vẻ vang nghĩa vụ của người đại biểu của dân”.
Người cảm ơn Quốc hội khóa I và tin chắc rằng Quốc hội khóa II của chúng ta sẽ đưa hết tinh thần và lực lượng để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Cùng năm 1960 ấy, ngày 24/4, phát biểu tại cuộc mít tinh của nhân dân Thủ đô chào mừng các vị ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội ra mắt cử tri Thủ đô, sau khi cảm ơn đồng bào đã nhất trí yêu cầu Người và các vị khác ra ứng cử vào Quốc hội khoá II, Người đã nêu lên tính chất dân chủ của Luật Bầu cử, giá trị cao quý của lá phiếu cử tri và tin tưởng rằng những cử tri sáng suốt sẽ bầu ra được một Quốc hội có những đại biểu thật xứng đáng.
Người thay mặt các ứng cử viên hứa với đồng bào: ” Những người được cử vào Quốc hội khoá II sẽ luôn luôn cố gắng để xứng đáng là những người đầy tớ trung thành của đồng bào, những đại biểu cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội.
“Bác đến sau, Bác chờ”
Sự tôn trọng, dân chủ, nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc làm rất nhỏ của công tác bầu cử. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, cận vệ của Bác Hồ, sau này là Cục trưởng cục Cảnh vệ (nay là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ – Bộ Công an) kể lại: Chiều 27/4/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bầu cử HĐND cấp huyện và xã. Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, Tiểu khu 1, Khu phố Ba Đình, Hà Nội đặt tại Nhà thuyền (Hồ Tây).
Khi Bác đến, tổ bầu cử có ý cho mọi người dừng lại để Bác bầu cử trước. Thấy vậy, Người nói thẳng thắn: “Ai đến trước, bầu trước; Bác đến sau, Bác chờ”. Sau đó, Người đã gương mẫu chờ đến lượt mình mới lấy lá phiếu và bầu cử. Nghĩa vụ là vậy, còn về “quyền” Bác cũng kiên quyết thực hiện đúng quyền của mình. Bác yêu cầu đưa lý lịch những người ứng cử để Người cân nhắc lựa chọn.
Một nhà báo định chụp ảnh Bác đang bầu cử, Người đã lấy tay che lá phiếu và ngăn lại: “Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải tôn trọng cử tri. Phải tôn trọng tự do và bí mật của công dân!”.
Sau khi bỏ phiếu xong, ra về đến Phủ Chủ tịch, Bác xuống xe quay sang hỏi đồng chí Hoàng Hữu Kháng: “Chú có biết vì sao Nguyễn Hải Thần bị nhân dân khinh ghét không?”
Năm 1945, mỗi lần Nguyễn Hải Thần đi đâu bọn lính bảo vệ ông ta ngồi trên xe tay lăm lăm súng lưỡi lê tuốt trần và còn đặt khẩu đại liên diễu võ giương oai, trông rất lố lăng.
Nghe Bác hỏi đồng chí Hoàng Hữu Kháng chột dạ và cảm thấy cuộc bảo vệ hôm đó có điều gì sơ suất khiến Bác không hài lòng. Sau này đồng chí bảo vệ tiếp cận ngồi cùng xe Bác nói lại, khi Bác đến nơi bỏ phiếu, nhìn thấy vắng cử tri, Bác không vui. Bác muốn như mọi người dân bình đẳng khi đi thực hiện quyền làm chủ của mình.
Ôn lại những câu chuyện về Bác, chúng ta càng thấy rõ hơn tâm huyết và tầm nhìn xa trông rộng của Bác; Người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho một xã hội bình đẳng, dân chủ và dày công vun đắp, xây dựng một Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân.
Theo Nguyễn Đức Quý
Công An Nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội đầu tiên của đất nước
(ANTĐ) -Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, giành lại chính quyền về tay nhân dân, việc tổ chức thành công Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa vô cùng trọng đại, khẳng định tính hợp pháp và hợp hiến của Nhà nước trước toàn thế giới. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài đang câu kết với nhau hòng phá hoại Tổng tuyển cử, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh, thì cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội càng mang ý nghĩa sâu sắc hơn.
Bác Hồ đi bỏ phiếu bầu cử
Trong những ngày tháng vô cùng gian nan ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người đứng đầu sóng ngọn gió, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, vừa chỉ đạo các Bộ chuẩn bị tốt mọi mặt cho cuộc Tổng tuyển cử; đồng thời, Người trực tiếp gặp gỡ các tầng lớp nhân đan Thủ đô, kêu gọi toàn dân đoàn kết, không nghe theo luận điệu tuyên truyền phản dân hại nước của bọn Việt quốc, Việt cách, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi thiêng liêng của công dân yêu nước.
15 giờ ngày 5-1-1946, tại Việt Nam học xá (nay là khu Đại học Bách khoa), thay mặt các ứng cử viên của Quốc hội tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đồng bào dự mít tinh: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì không nên bầu”(1). Cùng ngày, Người viết “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu” bầu đại biểu Quốc hội – những người ra gánh vác việc nước, trong đó, Người căn dặn đại biểu Quốc hội: “Những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào.
Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng. Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, với Tổ quốc. Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng… ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà”(2).
Ngày 6-1-1946, Hà Nội tưng bừng trong ngày hội lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến địa điểm hòm phiếu ở số 10 phố Lý Thái Tổ thực hiện nghĩa vụ công dân, sau đó, Người đi thăm hỏi cử tri ở phố Hàng Bạc, Hàng Đào, Lò Đúc, Thụy Khuê, Hồ Khẩu, Yên Thái… Hình ảnh vị Chủ tịch nước giản dị, gần gũi trong ngày bầu cử mãi khắc sâu trong tâm khảm nhân dân. Người đã được bầu với số phiếu cao nhất.
Ngày12-1-1946, Hà Nội tổ chức mít tinh mừng thắng lợi của Tổng tuyển cử. Thay mặt các đại biểu Quốc hội đã trúng cử, Hồ Chủ tịch cảm ơn nhân dân Hà Nội, biểu dương nhân dân Hà Nội và cả nước, trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp đã làm tròn nhiệm vụ của người công dân yêu nước. Người căn dặn đồng bào ra sức củng cố và giữ gìn độc lập. Kết thúc bài phát biểu, Hồ Chủ tịch hứa: “Trước sự khó khăn của nước nhà, chúng tôi xin đi trước. Với việc giữ gìn nên độc lập, chúng tôi xin đi trước”.
Ngày 2-3-1946, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa I được tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời khai mạc, báo cáo trước Quốc hội những việc chính phủ liên hiệp lâm thời đã làm trong 6 tháng: Ra sức kháng chiến; giảm bớt đói kém bằng cách thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất; tổ chức Tổng tuyển cử; bầu Quốc hội thành công. Quốc hội đã nhất trí thành lập Chính phủ mới – Chính phủ kháng chiến với 10 Bộ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch.
Thay mặt Chính phủ kháng chiến, Người đọc lời tuyên thệ thiêng liêng trước bàn thờ Tổ quốc, trước Quốc hội: “Cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hòa Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt nỗi khó khăn dù phải hi sinh tính mệnh cũng không từ”(3).
Thực hiện lời tuyên thệ, Hồ Chủ tịch đã lãnh đạo chính phủ tiếp tục kháng chiến kiến quốc, củng cố chính quyền, thành lập mặt trận liên Việt mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến.
Ngày 31-10-1946, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội, Người được giao trọng trách tiếp tục làm Chủ tịch nước. Đọc lời tuyên thệ, Hồ Chủ tịch thẳng thắn bày tỏ: “Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan phát tài(…) Tôi xin tuyên bố trước Qốc hội, trước quốc dân, trước thế giới: Tôi chỉ có một đảng, đảng Việt Nam. Tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và thế giới, chính phủ sau đây phải là chính phủ liêm khiết”(4). Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động luật pháp của Nhà nước. Đó là một sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Quốc hội nước ta.
Năm 1960, nhìn lại những ngày tháng cam go ấy, trong bài “Quốc hội thật vĩ đại, Hồ Chủ tịch viết: “Hồi đó, có người nói: nhân dân ta trình độ non kém, không nên vội tổ chức Tổng tuyển cử, nhưng Đảng ta kiên quyết nói: đồng bào ta phải được hưởng quyền dân chủ, chúng ta phải tổ chức Tổng tuyển cử.(…) Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam – Quốc hội khóa I – đã được toàn dân bầu ra(…) Quốc hội khóa I của ta là Quốc hội kháng chiến”(5).
Tự mình làm gương đạo đức cách mạng: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, trước toàn đảng toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là người tổ chức và là linh hồn của Quốc hội, phát huy được sức mạnh đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân để chống thù trong giặc ngoài, xây dựng chính quyền thực sự do dân, vì dân, thực hiện dân chủ và dân quyền của nhân dân. Đó chính là cội nguồn để ngọn cờ độc lập dân tộc được giữ vững trước muôn vàn thử thách của giặc giã, đói nghèo, lạc hậu.
Ths Phạm Kim Thanh
(1), (2),(3),(4): Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, NXB CTQG,H.1995, tr
(5): Hồ Chí Minh, toàn tập , tập 10, NXB CTQG, H.1996, tr
Bạn phải đăng nhập để bình luận.