Tag Archive | Picture

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Hồ Chủ tịch

Trước nhiều thời điểm lịch sử của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc để đưa ra những quyết định trọng đại.

Tiếp tục đọc

Hình ảnh màu hiếm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khi xem những bức hình về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, mỗi người Việt Nam đều thấy cảm giác như Bác vẫn đang ở rất gần.

anh mau hiem ve Bac.1.1

(Ảnh: Đinh Đăng Định).

Bác Hồ chụp ảnh với 2 cháu thiếu nhi Vũ Thu Giang (bên trái) và Đặng Minh Châu (bên phải). Những ngày ấy, bé Vũ Thu Giang, lúc đó mới 7 tuổi, thường chơi đùa ở cơ quan của mẹ, một cán bộ trí thức giữ cương vị nòng cốt trong Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, gần nơi tổ chức đại hội. Trong giờ nghỉ, bé Thu Giang và Đặng Minh Châu (con gái của Bộ trưởng Bộ Tài chính khi đó) được gọi vào ăn cơm cùng với Bác. Ngày khai mạc đại hội, tổ chức sang cơ quan Hội Phụ nữ nhờ bé Thu Giang và bé Minh Châu đại diện cho thiếu niên, nhi đồng cả nước dâng hoa mừng Bác Hồ, bác Tôn và các anh hùng, chiến sĩ thi đua.

“Đề nghị khá bất ngờ nên mọi người vội vào rừng hái hoa để chúng tôi dâng tặng các Bác và Anh hùng La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên… Sau đó, chúng tôi được chụp ảnh chung với Người. Trong ảnh, Bác Hồ và chị Minh Châu cười rất tươi nhưng tôi chỉ cười mỉm vì lúc đó đang thay răng nên rất ngại. Tối hôm đó, bé Thu Giang còn tham gia buổi biểu diễn văn nghệ mừng đại hội, đóng một vai “nhí” trong vở kịch nông dân vùng lên chống thực dân. Lúc diễn, có đoạn giằng co, ruột tượng đựng gạo trên vai rơi ra, gạo bị vãi hết xuống sàn. Kết thúc vở kịch, Bác Hồ lên sân khấu, lấy một mẩu giấy vun các hạt gạo rơi, đổ lại vào một cái hũ”, bà Thu Giang vui vẻ kể lại. Giờ đây bà đang công tác tại Đại học Xây dựng và Đại học Kinh tế Quốc dân.

anh mau hiem ve Bac.1.2

Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch. (Long Hy Sưu tầm)

anh mau hiem ve Bac.1.3

Bác cho cá ăn bên ao cá tại khu Phủ Chủ tịch.

anh mau hiem ve Bac.1.4

Long Hy (Sưu tầm)

Bác Hồ gắn huy hiệu cho Anh hùng thủy lợi Phạm Thị Vách tại xã Hùng Cường, Kim Động, Hưng Yên năm 1960. Chị Phạm Thị Vách nổi tiếng trong các phong trào thủy lợi “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, “nghiêng đồng đổ nước ra sông”. Tuổi đôi mươi, chị Vách là kiện tướng thủy lợi. 22 tuổi được phong Anh hùng Lao động và hai năm sau, trở thành đại biểu Quốc hội liên tiếp ba khóa: III, IV, V. Tự hào hơn, “nữ Sơn Tinh” Phạm Thị Vách đã vinh dự hai lần được nhận Huy hiệu Bác Hồ.

anh mau hiem ve Bac.1.5

Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc 1951.

anh mau hiem ve Bac.1.6

Bác Hồ quàng khăn đỏ (của thiếu nhi quốc tế tặng thiếu nhi Việt Nam) cho một đại biểu thiếu nhi Thủ đô tại nhà khách Phủ Chủ tịch khi các cháu đến chúc tết Người nhân dịp Xuân Canh Tý, ngày 28/1/1960 (Cháu gái đã vinh dự được Bác Hồ quàng khăn đỏ tên là Nguyễn Thị Đỉnh, học sinh lớp 6 Trường cấp II Trưng Vương, Hà Nội). Long Hy (Sưu tầm)

anh mau hiem ve Bac.1.7

Bác Hồ gắn huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho cán bộ chiến sĩ lập thành tích xuất sắc trongChiến dịch.
Long Hy (Sưu tầm)

 anh mau hiem ve Bac.1.8

Bác Hồ làm việc trong hang núi Việt Bắc 1951Long Hy (Sưu tầm

anh mau hiem ve Bac.1.9

Bác Hồ tại phòng khách Phủ Chủ tịchLong Hy (Sưu tầm)

 anh mau hiem ve Bac.1.10

Bác Hồ trong Chiến dịch Biên Giới, năm 1950. Căn lều dựng tạm khi Người trực tiếp chỉ đạo Chiến dịch Biên Giới năm 1950 (Nơi ở của Người di chuyển theo trận đánh, có khi chỉ là túp lều cỏ dựng tạm vài hôm) Long Hy (Sưu tầm)

anh mau hiem ve Bac.1.11

Bác Hồ về thăm quê Nam Đàn, Nghệ An (1957) trong niềm hân hoan của bà con chòm xóm. Long Hy (Sưu tầm)

anh mau hiem ve Bac.1.12

Bác Hồ với Bác Tôn 1960. Long Hy (Sưu tầm)

Theo Báo Giáo dục Việt Nam/ Huyền Trang (st)
bqllang.gov.vn

Advertisement

Bác Hồ qua tranh cổ động độc đáo, xúc động

Nhân dịp kỷ niệm 121 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phóng viên Hà Thành, Báo điện tử TS đã thực hiện 9 bức tranh cổ động, nêu lại khái quá trình Người tìm đường cứu nước và trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

logo 1
Bức tranh vẽ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

 logo 2
Ngày 5/6/1911, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành, lấy tên là Văn Ba, từ bến Sài Gòn, theo tàu buôn Latouche – Treville vượt biển sang Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Sau này, nhà thơ Chế Lan Viên đã gọi cuộc ra đi của chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành là “Người đi tìm hình của nước”.

logo 3
Năm 1920, khi đã đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc, người đã đọc “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, từ đó, Người đi theo chủ nghĩa Cộng Sản và lấy đó làm kim chỉ nam cho đường lối cách mạng của Người
và dân tộc về sau

logo 4
Ngày 13/8/1942, Người lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 29/8/1942, Người bị Trung Hoa Dân Quốc bắt và giam hơn một năm, trải qua 30 nhà tù. Thời gian này,
Người đã viết “Nhật ký trong tù”.

logo 5
Ngày 2/9/1945, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa.

75288553-m04
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, 
ai cũng được học hành.

75288553-m03
Hồ Chủ tịch, biểu tượng của sự giản dị, đức hy sinh

75288553-m05
Hồ Chủ tịch – Biểu tượng của tình yêu bao la

75288553-m01
Hồ Chủ tịch – Người làm rạng danh nong sông, đất nước Việt Nam. Nước Việt Nam tự hào có tên Người.

Theo Hà Thành vtc.vn
Kim Yến (st)
cpv.org.vn