Thư viện

Thơ chúc Tết của Bác Hồ năm 1968 và 1969


Nguồn: I love VN-HCM

THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN – 1968 THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ DẬU – 1969
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn./.
Advertisement

JAMAIS (không bao giờ)

Video Phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh – Tháng 6/1964

Và đây là đối thoại của cuộc phỏng vấn được dịch ra tiếng Việt:

“- Thưa Ngài chủ tịch, Ngài có thể cho biết liệu có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự tại miền Nam Việt Nam?

– Không. Bởi vì như cô biết đấy, “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một”. Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng, như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài, người Mỹ sẽ càng sa lầy và sẽ càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi cũng vui mừng là các nhà chính trị Pháp cũng đã biết rõ điều này.

– Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này.

– Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười).

– Nhưng nếu tôi không nhầm thì ngoài Hiệp định Genève, tướng De Gaule có nói về một ý tưởng về sự thống nhất tất cả các nước ở khu vực Đông Nam Á, Ngài nghĩ sao về điều này?

– Như tôi đã nói một lần rồi, đây là một ý tưởng khá hấp dẫn. Nhưng nó còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của từng nước, phụ thuộc vào cách chúng ta thực hiện nó nữa, đó là một câu hỏi lớn. Tôi không nói là tôi phản đối hay tán thành ý kiến này. Lấy ví dụ về HOA, có rất nhiều loại hoa: hoa trắng, hoa đỏ, hoa vàng … có loài hoa đẹp nhưng cũng có loài không đẹp, nhưng chúng ta vẫn gọi chung là HOA.

– Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi là, với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ … văn hóa giữ hai nước?

– Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế … Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác.

– Oui, thời kì đó đã qua rồi.

– Một mối quan hệ hữu hảo về văn hoá, kinh tế … hay như thể thao chẳng hạn. Chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng.

– Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang tại miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ rằng kinh tế của miền Bắc Việt Nam có thể duy trì được như bây giờ?

– Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển. Cô cũng thấy rằng là ở đây, chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hy sinh và lòng nhiệt huyết, và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp đỡ anh em từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hàng ngày, và chắc chắn là cả trong tương lai nữa.

– Ngài có nhắc tới các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, vậy thì sự giúp đỡ này có bắt nguồn sau những xung đột về ý thức hệ (conflit idiologique) giữa Nga và Trung Quốc?

– Không, …….. (không nghe rõ ) …….. Nhưng những sự giúp đỡ giữa các nước anh em thì vẫn tiếp diễn, và chúng rất quý giá với chúng tôi.

– Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?

– JAMAIS (không bao giờ).”

Nguồn YouTube

Hồ Chí Minh – Chân dung một con người

Hồ Chí Minh – Chân dung một con người là một phim tài liệu của đạo diễn Bùi Đình Hạc và Lê Mạnh Thích được thực hiện năm 1990.

Đây là một bộ phim tài liệu tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1890-1990), một trong những tác phẩm điện ảnh về đề tài Hồ Chí Minh được đánh giá cao, bộ phim thường được Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng vào dịp kỉ niệm ngày sinh (19 tháng 5) hoặc ngày mất (2 tháng 9) của Hồ Chí Minh.

Sản xuất

Năm 1980 nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, đạo diễn Bùi Đình Hạc từng thực hiện bộ phim tài liệu Ðường về Tổ quốc.[1] Mười năm sau đó vào đúng dịp 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, đạo diễn Bùi Đình Hạc đã cho ra đời Hồ Chí Minh – Chân dung một con người.

Để thực hiện bộ phim này, đoàn làm phim đã sang Liên Xô để tìm tư liệu trong các bảo tàng ởMoskva và Leningrad. Trong quá trình tìm tư liệu, đoàn làm phim đã phát hiện và đưa vào phim nhiều tư liệu quý giá về Hồ Chí Minh trước đó chưa từng được sử dụng như hình ảnh ông cởi trần tắm suối hay khăn vắt vai chống gậy mở đường.[1] Kịch bản của Hồ Chí Minh – Chân dung một con người được giao cho nhà biên kịch Bành Bảo, phần lời bình do nhà thơ, nhà văn Nguyễn Đình Thi chấp bút và phần hình ảnh được phụ trách bởi đạo diễn, nhà quay phim Lê Mạnh Thích.[2]

Theo đạo diễn Bùi Đình Hạc, nhà văn Nguyễn Đình Thi ban đầu định từ chối viết lời bình cho bộ phim vì bận nhưng sau đó do yêu thích bản nháp của phim nên ông đã quyết định viết lời bình cho tác phẩm này. Ban đầu Bùi Đình Hạc dự định đặt tên phim là Hồ Chí Minh, một con người nhưng sau đó ông đã đổi lại thành Hồ Chí Minh – Chân dung một con người, đây là một trong ba phim tài liệu của đạo diễn về Hồ Chí Minh, hai tác phẩm còn lại là Đường về tổ quốc và Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin.[3]

Clip nguồn: nhoNguoicha

Đánh giá

Hồ Chí Minh – Chân dung một con người được coi là một tác phẩm điện ảnh về đề tài Hồ Chí Minh có giá trị cao,[4][5] bộ phim thường được Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng vào dịp kỉ niệm ngày sinh (19 tháng 5) hoặc ngày mất (2 tháng 9) của Hồ Chí Minh.[3]

Xem thêm phần hai: Hồ Chí Minh – Chân dung một con người (Phần hai)

vi.wikipedia.org

Clip phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1964 của một nhà báo Pháp

Thưa Ngài chủ tịch, Ngài có thể cho biết liệu có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự tại miền Nam Việt Nam?

– Không. Bởi vì như cô biết đấy, “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một”. Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng, như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài, người Mỹ sẽ càng sa lầy và sẽ càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi cũng vui mừng là các nhà chính trị Pháp cũng đã biết rõ điều này.

Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này.

– Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười).

Nhưng nếu tôi không nhầm thì ngoài Hiệp định Genève, tướng De Gaule có nói về một ý tưởng về sự thống nhất tất cả các nước ở khu vực Đông Nam Á, Ngài nghĩ sao về điều này?

– Như tôi đã nói một lần rồi, đây là một ý tưởng khá hấp dẫn. Nhưng nó còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của từng nước, phụ thuộc vào cách chúng ta thực hiện nó nữa, đó là một câu hỏi lớn. Tôi không nói là tôi phản đối hay tán thành ý kiến này. Lấy ví dụ về HOA, có rất nhiều loại hoa: hoa trắng, hoa đỏ, hoa vàng … có loài hoa đẹp nhưng cũng có loài không đẹp, nhưng chúng ta vẫn gọi chung là HOA.

– Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi là, với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ … văn hóa giữ hai nước?

– Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế … Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác.

– Oui, thời kì đó đã qua rồi.

– Một mối quan hệ hữu hảo về văn hoá, kinh tế … hay như thể thao chẳng hạn. Chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng.

Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang tại miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ rằng kinh tế của miền Bắc Việt Nam có thể duy trì được như bây giờ?

– Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển. Cô cũng thấy rằng là ở đây, chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hy sinh và lòng nhiệt huyết, và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp đỡ anh em từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hàng ngày, và chắc chắn là cả trong tương lai nữa.

Ngài có nhắc tới các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, vậy thì sự giúp đỡ này có bắt nguồn sau những xung đột về ý thức hệ (conflit idiologique) giữa Nga và Trung Quốc?

– Không, …….. (không nghe rõ ) …….. Nhưng những sự giúp đỡ giữa các nước anh em thì vẫn tiếp diễn, và chúng rất quý giá với chúng tôi.

Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?

– JAMAIS (không bao giờ).

Nguồn: YouTube

Phim tài liệu Việt Nam – Hồ Chí Minh

Phim tài liệu “Việt Nam – Hồ Chí Minh” hút khán giả

Đĩa phim tư liệu "Việt Nam-Hồ Chí Minh." (Nguồn: TT&VH)

Công ty Cổ phần nghe nhìn Thăng Long vừa ra mắt đĩa VCD/DVD bộ phim tài liệu đặc biệt “Việt Nam-Hồ Chí Minh” (thời lượng 57 phút), do Xí nghiệp phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất năm 1985.

Bộ phim do nghệ sĩ nhân dân Đào Trọng Khánh viết kịch bản và đạo diễn; quay phim Lê Mạnh Thích, Lưu Ngọc Hà, với sự đóng góp tư liệu của nhiều nhà điện ảnh, nhiếp ảnh, nhà viết sử, nhà văn, nhà báo trong và ngoài nước.

Phim tài liệu “Việt Nam-Hồ Chí Minh” đã đạt giải Bông sen Vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1985.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngà – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần nghe nhìn Thăng Long cho biết: Đây là một bộ phim tài liệu quý giá, một thiên anh hùng ca về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Với hình ảnh, tư liệu chân thực, chắt lọc; lời bình súc tích mang dấu ấn sử thi, bộ phim tái hiện một chặng đường dài của lịch sử Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (năm 1857) cho đến khi Việt Nam kết thúc cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng nền hòa bình, độc lập dân tộc.

Giá trị của bộ phim không chỉ dừng lại ở sự tái hiện khách quan, sống động các sự kiện mà còn tìm cách lý giải nguyên nhân, đúc kết thành bài học từ truyền thống lịch sử và thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Bộ phim cũng khơi gợi niềm tự hào dân tộc, khẳng định công lao to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng, để có được một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, sánh vai với các cường quốc năm châu ngày hôm nay.

Là một công ty chuyên kinh doanh băng đĩa thị trường, nhưng với việc phát hành VCD/DVD phim tài liệu này, công ty rất tự tin bởi cách đây ba năm, họ đã ra mắt DVD “Hồ Chí Minh- Chân dung một con người” đến nay đã bán hết 2 vạn bản.

Riêng với VCD/DVD “Việt Nam-Hồ Chí Minh,” chỉ sau ba ngày phát hành (từ 16/4) công ty đã bán hết 6.000 bản.

“Vì sức đặt hàng đột biến, chúng tôi đang tiếp tục in tiếp để đưa ra thị trường,” bà Ngà chia sẻ.

Bộ phim quả thực đang là một món quà vô cùng ý nghĩa đối với đông đảo người con đất Việt, các em học sinh, du khách quốc tế… đặc biệt trong những ngày đại lễ của dân tộc sắp đến gần./.

(TT&VH/Vietnam+)

vietnamplus.vn

nhoNguoicha