Trò giả danh dân chủ, nhân quyền, yêu nước để kích động chống phá chế độ và Nhà nước Việt Nam đang được các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị ráo riết thực hiện với những âm mưu và thủ đoạn mới. Chúng ta cần nhận thức đúng, vạch trần và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những mưu đồ của chúng. Tiếp tục đọc
Tag Archive | Dân chủ – Nhân quyền
Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền
Đầu năm 1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội – là nơi Bác Hồ ra ứng cử, có 118 vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã, đã công bố một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Dưới gốc đa Tân Trào
Chú cần nhớ là Hà Nội bị địch chiếm trước, trên này bị địch chiếm sau. Bây giờ trên này lại được giải phóng trước, Hà Nội vẫn bị quân giặc cướp nước thống trị. Cho nên người đi sau không nên chỉ đường cho người đi trước.
Qua mấy ngày lội suối, tắt rừng, vượt đèo, đoàn đại biểu Hà Nội do đồng chí Hoàng Đạo Thúy dẫn đầu đã tới cây đa Tân Trào, điểm liên lạc cuối cùng.
Bác Hồ đóng vai thầy mo
Tháng 5-1942, Bác đi họp tỉnh uỷ Cao Bằng, Bác đóng vai ông thầy mo kiêm thầy thuốc nhưng mà điếc. Đồng chí Thế Anh đóng vai đón ông thầy mo về chữa cho vợ bị ốm. Lúc này đồng chí Thế Anh mới chỉ biết Bác là ông Ké Thu. Bác nhờ tỉnh uỷ Cao Bằng chuẩn bị cho Bác một cuốn sách cúng, một cái thanh la, một con gà và mấy bao gạo nếp. Đồng chí Thế Anh đeo các bao gạo nếp. Bác đội nón Nùng, lấy khăn che râu, mặc bộ quần áo Nùng, tay chống gậy. Đến ngã ba Đôn Chương thì gặp bọn tổng đoàn và bọn lính gác. Bọn chúng hỏi:
Những ngày ở Pác Bó
Cuối tháng 4-1945, sau khi khu giải phóng Tân Trào được thành lập, Trường Quân chính kháng Nhật liền được xây dựng.
Chúng tôi – những người Giaỉ phóng quân được đoàn thể lựa chọn về học, đang gấp rút làm doanh trại, ai cũng mong chóng tới ngày khai mạc.
Giữa lúc ấy, vào một buổi sáng, chúng tôi đang tập trung để phân công làm việc thì đồng chí Văn tới.
Từ Pác Bó đến Tân Trào
Tôi cùng anh Vũ Anh lên Pác Bó. Những ngày qua đã được tin chắc chắn Bác thoát khỏi tù ngục của bọn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch và đã trơ về nước. Nhưng lên đường đi vẫn hồi hộp. Khi được nhìn thấy Bác ở trong căn lán nhỏ trên sườn một quả đồi, mới thực tin là sự thực.
Bác Hồ ở Pác Bó
Ngày mồng 3 tết, năm Tân Tỵ, tức ngày 8 tháng 2 năm 1941, Bác về đến Pác Bó. Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây núi rừng trùng điệp và địa thế hiểm trở rất có lợi cho hoạt động bí mật của cán bộ Việt Minh, nhiều cơ sở cách mạng ở vùng Pác Bó đã được xây dựng vững chắc.
Bác Hồ với việc học tập và sử dụng tiếng nước ngoài
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin – những lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới đều là những người giỏi nhiều ngoại ngữ. Điều đó đã giúp các ông rất nhiều trong hoạt động khoa học, hoạt động lý luận và vận động cách mạng.
Sinh thời, Mác biết thành thạo mười ngoại ngữ, ”đã đọc hầu hết các sách quan trọng của thời đại mình”, đọc được tài liệu bằng tất cả các thứ tiếng châu Âu, còn tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh đều viết rất giỏi.
Bác Hồ với tiếng Nga
“Ông Nguyễn được dẫn đến Khách sạn Quốc tế (…), ông Nguyễn rất bằng lòng được ở một khách sạn rộng rãi, ăn uống đầy đủ, sách báo không thiếu”.
Ông Nguyễn bắt đầu học tiếng Nga.
Hai ngày sau, một người Pháp trẻ tuổi, Pôn, đến tìm ông Nguyễn. Đây là một người bạn thân của ông Nguyễn (…)
– Anh đấy ư? – Pôn hỏi.
Bác Hồ với tiếng Anh
Qua tiếng Pháp, Bác học thêm tiếng Anh.
– Tại sao đi Anh?
– Bác nói là để học tiếng Anh.
Bác sang Anh có nhiều mục đích, nhưng chắc chắn cũng là để học thêm một thứ tiếng nước ngoài ở ngay trên đất nước nói tiếng đó. Bác muốn học được nhanh hơn, thuận lợi hơn nên sang Anh để có một môi trường tiếng Anh tốt hơn là ở đất Pháp. Tất nhiên, vẫn phải vừa làm vừa học. Tiếp tục đọc
Bác Hồ với tiếng Pháp
Năm 1923, nhà thơ Xôviết Ôxíp Manđenxtam gặp Bác. Bác nói với nhà thơ: “Vào trạc mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái…Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy, nhưng trong những trường hợp cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng không cho người nước ngoài chúng tôi xem sách báo. Không phải chúng chỉ không cho đọc các nhà văn mới mà cả Rútxô và Môngtétxkiơ nữa cũng bị cấm”. “Vậy thì phải làm thế nào bây giờ?” Bác kết luận: ”Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”.
Bác Hồ với tiếng Hán cổ và hiện đại
Tháng 8-1942, Bác có việc sang Trung Quốc thì bị bọn Quốc dân đảng bắt. Sau khi bị chúng trói, giải đi suốt mười tám ngày, từ trại giam này đến trại giam khác, chúng đưa Bác về giam ở Liễu Châu. Đấy không phải là một trại giam chính cống, mà chỉ là một ”cấm bế thất”, một phòng giam nhỏ hẹp ngay bên cạnh đội cảnh vệ của tướng Trương Phát Khuê. Chỉ một mình Bác bị nhốt ở đó. Lâu lâu mới có một vài sĩ quan Quốc dân đảng bị phạt vào đó năm, bảy ngày. Bác lợi dụng những dịp đó để học tiếng “quan”. Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.