Văn hóa khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh

Năm 1923, nhà báo Xô viết Osiv Mandelstam đã đưa ra những lời nhận xét rất xác đáng về Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn đang là chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc trên hành trình tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: “Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới”(1). Tiếp tục đọc

Advertisement

Ký ức về Bác Hồ sáng mãi trong tim

(Chinhphu.vn) – “Dù thời gian trôi qua, nhưng ký ức về những lần được gặp Bác mãi nguyên vẹn trong tim. Bác để lại tình thương vô hạn không chỉ trong tôi mà trong lòng cả dân tộc Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau”. Tiếp tục đọc

Những ngày viết tài liệu ‘tuyệt đối bí mật’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tác phẩm Hồ Chí Minh

Từ ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết tài liệu đề “Tuyệt đối bí mật”. Hoàn thành sau bốn ngày, song suốt bốn năm sau đó, năm nào Người cũng đem ra đọc lại, chỉnh sửa và bổ sung. Tiếp tục đọc

Di chúc Hồ chủ tịch: ‘Quần chúng chỉ yêu mến người có đạo đức’

VN-HCM“Không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong di chúc. Tiếp tục đọc

Tuyên ngôn Độc lập: Từ quyền con người đến quyền dân tộc

VOV.VN – Từ quyền lợi con người nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển thành quyền lợi dân tộc cụ thể trong Tuyên ngôn Độc lập.

Lịch sử Việt Nam, ngay từ những trang đầu dựng nước đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh giữ nước để đắp xây và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quá trình đó đã để lại nhiều áng văn bất hủ nhằm khẳng định quyền tự chủ của người dân nước Việt. Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã thấm nhuần tư tưởng vĩ đại đó và đến lượt mình, trên cương vị người đứng đầu chính quyền cách mạng đã trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.

tuyen ngon doc lap: tu quyen con nguoi den quyen dan toc hinh 0Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu -TTXVN

Tiếp tục đọc

Từ lời thề trước đình Tân Trào đến bản Tuyên ngôn Độc lập

Việt Nam - Hồ Chí MinhTừ lời thề trước đình Tân Trào đến bản Tuyên ngôn Độc lập, chính quyền của bọn đế quốc, phong kiến bị xóa bỏ, chính quyền thật sự đã thuộc về nhân dân

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở đầu trang sử mới của dân tộc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Từ đó, ngày 2/9 trở thành Ngày hội độc lập, ngày Quốc khánh của dân tộc Việt Nam.

Lời thề trước đình Tân Trào

Mùa hè 1945, cục diện của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 đã chuyển biến nhanh chóng với sự thất bại nặng nề, liên tiếp của phát xít Đức và phát xít Nhật, mở ra cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Để tranh thủ thời cơ này, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chuyển “bản doanh” từ Pắc Bó-Cao Bằng đến bản Nà Lừa trong “an toàn khu” Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, cùng với cơ quan Trung ương Đảng khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Tiếp tục đọc

Bác Hồ – linh hồn của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc mà ý nghĩa của những tư tưởng đó vẫn còn giá trị lâu dài.

Với tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt được tình hình thế giới, đánh giá đúng thời cơ cách mạng, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã xây dựng lực lượng và lãnh đạo quân, dân cả nước tiến hành thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945, thành lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bác Hồ và Trung ương Đảng lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công 

Trong quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài, ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã cảnh báo: Tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới… Đúng như Nguyễn Ái Quốc dự đoán, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ngay sau khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939), Hội nghị Trung ương lần thứ 7 của Đảng (11/1940) đã phân tích tình hình trong và ngoài nước, các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trước mắt, quyết định điều chỉnh về đường lối và phương pháp cách mạng, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tập trung mũi nhọn vào chống bọn đế quốc và tay sai.

bac ho - linh hon cua cuoc tong khoi nghia thang tam 1945 hinh 0Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN

Tiếp tục đọc

Khắc ghi lời Bac dạy về đoàn kết, thống nhất trong quân đội

Sức mạ̣nh quân đội nằm trong kỷ luật và đoàn kết thống nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Đội đã tuyên thệ Mười lời thề danh dự. Trong đó: “Xin thề: hết sức ái hộ các bạn chiến đấu, trong đội cũng như ái hộ bản thân, hết lòng giúp nhau trong lúc thường cũng như lúc ra trận”1.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Đó là quân đội của dân, do dân, vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân, có giác ngộ chính trị sâu sắc, có tổ chức chặt chẽ và kỷ luật nghiêm minh. Đoàn kết thống nhất là một phẩm chất, đồng thời còn là một nét đặc sắc trong bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. Tiếp tục đọc

Tình cảm của Bác Hồ dành cho phụ nữ Việt Nam qua những câu chuyện nhỏ

banner_20-10

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho phụ nữ Việt Nam sự quan tâm đặc biệt, những tình cảm chứa chan, chân tình như một người cha, người chú, người anh. Người luôn khuyên nhủ chị em phụ nữ cố gắng rèn luyện phẩm chất đạo đức để phát huy hết nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chúng ta hãy cùng đọc lại những câu chuyện về kỷ niệm được gặp Bác của các thế hệ phụ nữ Việt Nam để thấy được tình cảm sâu sắc mà Bác dành cho chị em phụ nữ.

Tiếp tục đọc