Tag Archive | Lịch sử

Vui Xuân đón Tết, ngẫm lời Bác Hồ dạy

Long live Uncle Ho

…Vì độc lập, vì tự do.
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.

Tiếp tục đọc

Advertisement

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1925*)

GỬI ĐOÀN CHỦ TỊCH QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Quảng Châu, ngày 10-1-1925

VN-HCM

Kính gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản,
Các đồng chí thân mến,

Quốc dân đảng (Quốc dân đảng Đông Dương), chiều hôm qua đã kết nạp người đảng viên thứ tư.

Một trong số những đảng viên đó, xế trưa nay, đã đi Trung Kỳ và Lào, với nhiệm vụ là tổ chức những cơ sở ở các xứ đó và tìm thanh niên để đi học Trường đại học cộng sản chủ nghĩa ở Mátxcơva.

Tiếp tục đọc

Bác Hồ với những mùa Xuân lịch sử của dân tộc

Mùa Xuân luôn khiến ta cảm thấy tràn trề nhựa sống, thiên nhiên, vạn vật dường như cũng sinh sôi nảy nở hơn vào mùa Xuân. Với dân tộc ta, mùa Xuân không chỉ thể hiện cho sự giao mùa, sự kết thúc của một năm cũ bước sang năm mới mà mùa Xuân còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Kể từ mùa Xuân đầu tiên nhân dân ta có Đảng, ngày 3-2-1930 đến nay, đã có rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta diễn ra.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1924*)

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở THỔ NHĨ KỲ

VN-HCMVới lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh đáng khâm phục, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đã xé tan cái hiệp ước Xevơrơ ghê tởm và giành lại được nền độc lập của mình. Họ đã đánh bại bọn đế quốc cùng lập mưu với nhau, và lật đổ ngai vàng của bọn vua chúa. Từ một nước kiệt quệ, bị chia cắt, giày xéo, họ đã dựng lên một nước cộng hoà thống nhất và mạnh mẽ. Họ đã làm xong cuộc cách mạng của họ. Nhưng, cũng giống như tất cả các cuộc cách mạng tư sản, cuộc cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có lợi riêng cho một giai cấp: giai cấp có của.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1923*)

THƯ GỬI TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP

Các đồng chí,

VN-HCMNhững nghị quyết của Đại hội lần thứ II của Quốc tế về vấn đề thuộc địa đã mang lại hai tác dụng đồng thời nhưng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Một mặt, chủ nghĩa đế quốc đi áp bức – ngừa trước những kết quả có thể xảy ra của chính sách đó nếu nó được thi hành nghiêm túc – đã đề phòng và tăng gấp bội những hoạt động tuyên truyền, ngu dân và đàn áp. Mặt khác, nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa, được tiếng vang của cách mạng thức tỉnh, đã hướng theo bản năng của họ về Quốc tế của chúng ta, một chính đảng duy nhất mà họ hy vọng là sẽ quan tâm đến họ một cách thân thiết, mà họ hoàn toàn mong mỏi là sẽ mang lại cho họ sự giải phóng. Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1922*)

MẤY Ý NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA

VN-HCMTừ khi Đảng Cộng sản Pháp đã thừa nhận 21 điều kiện của Mátxcơva và gia nhập Quốc tế thứ ba, Đảng đã tự đặt cho mình một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn trong số các nhiệm vụ khác: chính sách thuộc địa. Đảng không thể thoả mãn với những bản tuyên ngôn chỉ thuần là bằng tình cảm và không có kết quả gì như thời Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai nữa, mà cần phải có một kế hoạch hoạt động chính xác, một chính sách có hiệu quả và thiết thực.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1921*)

ĐÔNG DƯƠNG

VN-HCMTuy rằng Quốc tế Cộng sản đã làm cho vấn đề thuộc địa có được tầm quan trọng xứng đáng với nó bằng cách coi nó là thuộc về những vấn đề thời sự khẩn trương nhất, nhưng trong thực tiễn, các ban thuộc địa ở các cường quốc thực dân, cho đến nay, vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này, thậm chí các ban này cũng chưa xem xét vấn đề một cách nghiêm túc!

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1920*)

Ở ĐÔNG DƯƠNG

VN-HCM

Chúng tôi vừa nhận được bức thư sau đây mà không cần nhấn mạnh điều lợi hại trong đó.

Ở đây (Hải Phòng) cũng có những cuộc bãi công của thuỷ thủ. Chẳng hạn như ngày thứ năm (15-8), hai chiếc tàu biển nhổ neo để chở một số lớn lính khố đỏ An Nam đi Xyri.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1919*)

TÂM ĐỊA THỰC DÂN

VN-HCMÍt khi chúng tôi có dịp được đọc báo thuộc địa. Hôm nay, chúng tôi nhận được một số Courrier Colonial, đề ngày 27 tháng 6 vừa qua, trên đầu tờ này có đăng một bài dài hai cột, dưới cái đầu đề kích động là “GIỜ PHÚT NGHIÊM TRỌNG”. Cái đầu đề kêu rỗng ấy , kêu như một lời hô hào cầm vũ khí, đã khiến chúng tôi phải đọc từ đầu chí cuối bài báo dài này để biết rõ lý do của tiếng kêu cầu cứu đó là gì. Chưa đọc hết cột thứ nhất, chúng tôi cũng đã gần thấy được mục đích của tác giả, và càng đọc tiếp – vừa đọc vừa mỉm cười – thì cảm tưởng đầu tiên của chúng tôi càng vững chắc lại. Tiếp tục đọc

Giá trị tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong “Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân”

Trong thời kỳ chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhất là vào cuối năm 1944, tình hình diễn biến mau lẹ, thời cơ khởi nghĩa đang đến gần, lực lượng chính trị quần chúng đã phát triển mạnh mẽ, các lực lượng vũ trang cách mạng của quần chúng (du kích, tự vệ) lần lượt ra đời và phát triển nhanh chóng. Ngày 22-12-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Bản Chỉ thị là sự kế thừa, phát triển những di sản tư tưởng quân sự phong phú của dân tộc, tiếp thu những giá trị tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Tiếp tục đọc

Người Pháp, người Mỹ

Chuyện kể về NgườiTuần báo Đây Paris ra ngày 18-6-1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về Bác Hồ.

Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ quần áo kaki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời:

Tiếp tục đọc

Đi làm ruộng với nông dân

Chuyện kể về NgườiBác sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho, nhưng là nhà nho có nguồn gốc nông dân. Thời gian dài từ tấm bé đến tuổi học trò Bác sống ở quê giữa những người nghèo khổ một nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ, nỗi vất vả của người nông dân. Những việc của nghề nông đối với Bác cũng không có gì xa lạ. Thời kỳ hoạt động cách mạng ở nước ngoài, khi Người được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế nông dân, có người thắc mắc, hoài nghi vì Bác khai trong lý lịch là xuất thân nhà nho, trí thức. Nghề nghiệp chính là thuỷ thủ, họ e rằng Bác sẽ không có điều kiện để am hiểu các vấn đề nông dân. Tiếp tục đọc