Tag Archive | Cuộc đời Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1939*)

THƯ GỬI MỘT ĐỒNG CHÍ

Ở BAN PHƯƠNG ĐÔNG QUỐC TẾ CỘNG SẢN

VN-HCM

Bạn thân mến,

Trong thư trước, tôi quên nói với bạn một vài điều. Hôm nay tôi bổ sung thêm điều đó.

Ít lâu nay, tôi có quan hệ với chủ nhiệm báo Notre Voix – tờ tuần báo xuất bản ở Hà Nội từ 1-1939. Đó là những mối liên hệ thuần tuý báo chí. Tôi đã gửi cho ông ta một bài báo nói về những sự tàn bạo của Nhật Bản1) ở Trung Quốc. Sau khi đăng bài báo đó, ông ta viết cho tôi rằng, bài báo được bạn đọc hoan nghênh và yêu cầu tôi luôn luôn gửi cho ông ta tài liệu. Để đáp lại, tôi đã đề nghị ông ta phái ai đó nói chuyện cụ thể với tôi về hình thức cộng tác này. Ông ta không trả lời. Tôi viết thư lần thứ hai. Không có sự trả lời. Tuy nhiên ông ta tiếp tục gửi báo của ông ta cho tôi; và tôi – thỉnh thoảng gửi cho ông ta những bài báo.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1937*)

THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ MÁCTI

VN-HCMĐồng chí Mácti thân mến,

Chúng tôi đã nhận được tin đồng chí Pôn Vayăng Cutuyariê của chúng ta sớm từ trần với một nỗi đau buồn sâu sắc.

Đây là một tổn thất to lớn cho Đảng Cộng sản Pháp của chúng ta, cho giai cấp vô sản Pháp, giai cấp vô sản thuộc địa và giai cấp vô sản thế giới.

Tôi đã khóc khi biết tin đồng chí Vayăng Cutuyariê qua đời. Đối với tôi, anh là một đồng chí, một bạn thân và một người anh em. Chúng tôi đã quen biết nhau từ Đại hội Tua đáng ghi nhớ. Cho tới năm 1934, chúng tôi đã cùng nhau làm việc trong vấn đề thuộc địa mà anh từng chứng tỏ hết sức quan tâm.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1935*)

THƯ GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG

VN-HCM

Các đồng chí thân mến!

Căn cứ vào báo cáo của đồng chí H.N. về tình hình Đảng Cộng sản Đông Dương và theo kinh nghiệm của tôi ở Hoa Nam, Đông Dương, Thái Lan và ở Mã Lai, tôi thấy có bổn phận bức thiết đối với các đảng của chúng tôi là phải đề xuất với các đồng chí đề nghị sau đây:

Trừ một vài đồng chí rất hiếm hoi (đã được huấn luyện ở Trường đại học những người lao động phương Đông, hoặc là trí thức), còn đại đa số đồng chí của chúng tôi, trình độ lý luận và chính trị rất thấp.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1931*)

BÁO CÁO GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG

VN-HCM

Số 1. Tin tức đấu tranh ở Trung Kỳ

Ngày 11-12-1930, ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn, hơn 10.000 nông dân, nam nữ và trẻ em đã tổ chức những cuộc biểu tình kỷ niệm Quảng Châu bạo động: họ kéo cờ đỏ đi biểu tình và rải truyền đơn.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1930*)

CHÁNH CƯƠNG VẮN TẮT CỦA ĐẢNG

VN-HCM

Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1928*)

THƯ GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG QUỐC TẾ CỘNG SẢN

VN-HCMCác đồng chí thân mến,
Đây là tóm tắt tình hình của tôi:

Tháng 5-1927…                rời Quảng Châu
Tháng 6…                     tới Mátxcơva
Tháng 7 – tháng 8              ở bệnh viện
Tháng 11                       được phái đi Pháp
Tháng 12                       rời Pháp (không thể công tác được do cảnh sát) đến hội nghị Bruyxen.

Tiếp tục đọc

Một ngày làm việc của Bác

Chuyện kể về NgườiLà người bảo vệ Bác, tôi thấy Bác có thói quen làm việc rất đúng giờ. Bác chủ động đặt ra thời gian làm việc và thi hành nghiêm túc không thay đổi giờ giấc sinh hoạt, kể cả mùa Đông. Hàng ngày Bác dậy từ 5 giờ, 5 giờ 15 tập thể dục, 6 giờ ăn sáng, 7 giờ làm việc, vì vậy người phục vụ Bác cũng rất dễ dàng.

Tiếp tục đọc

Những năm Ngọ trong cuộc đời Bác Hồ

Năm Ngọ đã để lại những dấu son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng oanh liệt, sáng ngời nhân cách và tài năng của một vĩ nhân, đồng thời đã để lại những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của cả dân tộc.

Năm Giáp Ngọ 1894. Nguyễn Sinh Cung mới 4 tuổi, khi ông thân sinh – Nguyễn Sinh Sắc, còn gọi là Nguyễn Sinh Huy – đậu cử nhân, khoa thi Giáp Ngọ năm Thành Thái thứ 6 tại trường thi Nghệ An.

Năm Bính Ngọ 1906. Nguyễn Sinh Cung 16 tuổi, mang tên Nguyễn Tất Thành, cùng anh là Nguyễn Tất Đạt theo cha vào Huế trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đến kinh đô nhậm chức. Tháng 9, Nguyễn Tất Thành vào học lớp sơ đẳng Trường tiểu học Đông Ba (Huế).

Tiếp tục đọc

Những mùa Xuân bên Bác Hồ

Bác Hồ chúc TếtĐọc thơ cho Bác nghe

Chị Nguyễn Thị Thế Ngân là một nữ chiến sĩ cách mạng trung kiên của Khu 5. Chị người xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cuối năm 1964, chị ra Bắc chữa bệnh và được chọn cùng một số đồng chí thành lập Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược họp tại Hà Nội. Chị có vinh dự được 6 lần gặp Bác Hồ kính yêu.

Tiếp tục đọc