Thư viện

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1939*)

THƯ GỬI MỘT ĐỒNG CHÍ

Ở BAN PHƯƠNG ĐÔNG QUỐC TẾ CỘNG SẢN

VN-HCM

Bạn thân mến,

Trong thư trước, tôi quên nói với bạn một vài điều. Hôm nay tôi bổ sung thêm điều đó.

Ít lâu nay, tôi có quan hệ với chủ nhiệm báo Notre Voix – tờ tuần báo xuất bản ở Hà Nội từ 1-1939. Đó là những mối liên hệ thuần tuý báo chí. Tôi đã gửi cho ông ta một bài báo nói về những sự tàn bạo của Nhật Bản1) ở Trung Quốc. Sau khi đăng bài báo đó, ông ta viết cho tôi rằng, bài báo được bạn đọc hoan nghênh và yêu cầu tôi luôn luôn gửi cho ông ta tài liệu. Để đáp lại, tôi đã đề nghị ông ta phái ai đó nói chuyện cụ thể với tôi về hình thức cộng tác này. Ông ta không trả lời. Tôi viết thư lần thứ hai. Không có sự trả lời. Tuy nhiên ông ta tiếp tục gửi báo của ông ta cho tôi; và tôi – thỉnh thoảng gửi cho ông ta những bài báo.

Tiếp tục đọc

Advertisement

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1937*)

THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ MÁCTI

VN-HCMĐồng chí Mácti thân mến,

Chúng tôi đã nhận được tin đồng chí Pôn Vayăng Cutuyariê của chúng ta sớm từ trần với một nỗi đau buồn sâu sắc.

Đây là một tổn thất to lớn cho Đảng Cộng sản Pháp của chúng ta, cho giai cấp vô sản Pháp, giai cấp vô sản thuộc địa và giai cấp vô sản thế giới.

Tôi đã khóc khi biết tin đồng chí Vayăng Cutuyariê qua đời. Đối với tôi, anh là một đồng chí, một bạn thân và một người anh em. Chúng tôi đã quen biết nhau từ Đại hội Tua đáng ghi nhớ. Cho tới năm 1934, chúng tôi đã cùng nhau làm việc trong vấn đề thuộc địa mà anh từng chứng tỏ hết sức quan tâm.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1935*)

THƯ GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG

VN-HCM

Các đồng chí thân mến!

Căn cứ vào báo cáo của đồng chí H.N. về tình hình Đảng Cộng sản Đông Dương và theo kinh nghiệm của tôi ở Hoa Nam, Đông Dương, Thái Lan và ở Mã Lai, tôi thấy có bổn phận bức thiết đối với các đảng của chúng tôi là phải đề xuất với các đồng chí đề nghị sau đây:

Trừ một vài đồng chí rất hiếm hoi (đã được huấn luyện ở Trường đại học những người lao động phương Đông, hoặc là trí thức), còn đại đa số đồng chí của chúng tôi, trình độ lý luận và chính trị rất thấp.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1931*)

BÁO CÁO GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG

VN-HCM

Số 1. Tin tức đấu tranh ở Trung Kỳ

Ngày 11-12-1930, ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn, hơn 10.000 nông dân, nam nữ và trẻ em đã tổ chức những cuộc biểu tình kỷ niệm Quảng Châu bạo động: họ kéo cờ đỏ đi biểu tình và rải truyền đơn.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1930*)

CHÁNH CƯƠNG VẮN TẮT CỦA ĐẢNG

VN-HCM

Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1928*)

THƯ GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG QUỐC TẾ CỘNG SẢN

VN-HCMCác đồng chí thân mến,
Đây là tóm tắt tình hình của tôi:

Tháng 5-1927…                rời Quảng Châu
Tháng 6…                     tới Mátxcơva
Tháng 7 – tháng 8              ở bệnh viện
Tháng 11                       được phái đi Pháp
Tháng 12                       rời Pháp (không thể công tác được do cảnh sát) đến hội nghị Bruyxen.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1927*)

VN-HCM

BÁO CÁO GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG QUỐC TẾ CỘNG SẢN

1) Từ tháng 11-1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương.

Vì trong suốt thời gian ấy (1924-1927), tôi không nhận được quỹ cũng không được lương của Quốc tế Cộng sản, tôi phải làm việc dịch thuật để kiếm sống và để phụ thêm cho công tác mà nó ngốn từ 75 đến 80% tiền lương của tôi, cộng với tiền đóng góp của các đồng chí.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1926*)

BÀI PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II QUỐC DÂN ĐẢNG TRUNG QUỐC 1)

VN-HCM

Thưa các đồng chí, thưa các anh em,

Chúng tôi vui mừng được gặp mặt và nói chuyện với các vị, đồng thời cũng rất cảm tạ chư vị đã chân thành hoan nghênh. Qua đó, chúng tôi hiểu rằng tư tưởng cách mạng đã thâm nhập vào toàn thể dân chúng, và đặc biệt là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II này càng phát huy chủ nghĩa vĩ đại, chính sách vĩ đại của Tôn Tổng lý, để cùng với các dân tộc bị áp bức phấn đấu. (Vỗ tay).

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1925*)

GỬI ĐOÀN CHỦ TỊCH QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Quảng Châu, ngày 10-1-1925

VN-HCM

Kính gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản,
Các đồng chí thân mến,

Quốc dân đảng (Quốc dân đảng Đông Dương), chiều hôm qua đã kết nạp người đảng viên thứ tư.

Một trong số những đảng viên đó, xế trưa nay, đã đi Trung Kỳ và Lào, với nhiệm vụ là tổ chức những cơ sở ở các xứ đó và tìm thanh niên để đi học Trường đại học cộng sản chủ nghĩa ở Mátxcơva.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1924*)

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở THỔ NHĨ KỲ

VN-HCMVới lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh đáng khâm phục, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đã xé tan cái hiệp ước Xevơrơ ghê tởm và giành lại được nền độc lập của mình. Họ đã đánh bại bọn đế quốc cùng lập mưu với nhau, và lật đổ ngai vàng của bọn vua chúa. Từ một nước kiệt quệ, bị chia cắt, giày xéo, họ đã dựng lên một nước cộng hoà thống nhất và mạnh mẽ. Họ đã làm xong cuộc cách mạng của họ. Nhưng, cũng giống như tất cả các cuộc cách mạng tư sản, cuộc cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có lợi riêng cho một giai cấp: giai cấp có của.

Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1923*)

THƯ GỬI TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP

Các đồng chí,

VN-HCMNhững nghị quyết của Đại hội lần thứ II của Quốc tế về vấn đề thuộc địa đã mang lại hai tác dụng đồng thời nhưng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Một mặt, chủ nghĩa đế quốc đi áp bức – ngừa trước những kết quả có thể xảy ra của chính sách đó nếu nó được thi hành nghiêm túc – đã đề phòng và tăng gấp bội những hoạt động tuyên truyền, ngu dân và đàn áp. Mặt khác, nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa, được tiếng vang của cách mạng thức tỉnh, đã hướng theo bản năng của họ về Quốc tế của chúng ta, một chính đảng duy nhất mà họ hy vọng là sẽ quan tâm đến họ một cách thân thiết, mà họ hoàn toàn mong mỏi là sẽ mang lại cho họ sự giải phóng. Tiếp tục đọc

Hồ Chí Minh tuyển tập – Tập 1 (Năm 1922*)

MẤY Ý NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA

VN-HCMTừ khi Đảng Cộng sản Pháp đã thừa nhận 21 điều kiện của Mátxcơva và gia nhập Quốc tế thứ ba, Đảng đã tự đặt cho mình một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn trong số các nhiệm vụ khác: chính sách thuộc địa. Đảng không thể thoả mãn với những bản tuyên ngôn chỉ thuần là bằng tình cảm và không có kết quả gì như thời Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai nữa, mà cần phải có một kế hoạch hoạt động chính xác, một chính sách có hiệu quả và thiết thực.

Tiếp tục đọc