(Chinhphu.vn) – “Dù thời gian trôi qua, nhưng ký ức về những lần được gặp Bác mãi nguyên vẹn trong tim. Bác để lại tình thương vô hạn không chỉ trong tôi mà trong lòng cả dân tộc Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau”. Tiếp tục đọc
Thư viện
Ký ức ngày Bác về

Bác Hồ tiếp đoàn đại biểu nhân dân Thủ đô sau ngày về Hà Nội Ảnh: internet
Ký ức về Bác Hồ sáng mãi trong tim
Với nữ dũng sĩ diệt Mỹ Ngô Thị Tuyết, những lần được ra Hà Nội, được gặp Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã trở thành những kỷ niệm khó phai trong lòng nữ dũng sĩ diệt Mỹ Ngô Thị Tuyết. Ký ức về Bác Hồ vẫn sáng mãi trong tim chị…
Kí ức Việt Bắc nhớ Bác Hồ
Về Trường Dục Thanh, nhớ Bác
Ký ức 3 lần gặp Bác của nữ giám thị trại giam
Sống gần hết cuộc đời, bà vẫn tâm niệm một điều: Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời bà là vinh dự được gặp Bác Hồ 3 lần. Đã hơn 50 năm trôi qua, nhưng khoảnh khắc ấy vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của nữ giám thị trại giam này.
Bác Hồ tăng gia rau cải
Trong mọi công việc, kể cả trong công tác lẫn tăng gia sản xuất, Bác luôn tính toán sao cho có khoa học để có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
Mùa đông năm 1952, lúc đó tôi đang công tác ở Văn phòng Trung ương Đảng. Trụ sở cơ quan đóng tại đèo Re (núi Rồng). Cơ quan Phủ Chủ tịch cũng ở sát ngay cạnh đó. Sau Hội nghị chính quyền lần thứ 5 (tháng 3 – 1952), Chính phủ đã phát động phong trào tăng gia, sản xuất, tiết kiệm trong toàn quốc.
Khoảnh khắc Bác Hồ nâng hòn than thứ 4 triệu tấn
Trong sự nghiệp cầm bút, cầm máy của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Vượng, nguyên phóng viên Báo Vùng Mỏ và Báo Quảng Ninh có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên, khoảnh khắc không bao giờ quên trong cuộc đời làm báo của ông là sự kiện Bác Hồ về thăm đất mỏ ngày Mồng Một Tết Ất Tỵ (1965) và nâng trên tay hòn than thứ 4 triệu tấn. Tấm ảnh này trở thành tư liệu quý của ngành than và được trưng bày ở phòng truyền thống, trụ sở làm việc của các cơ quan thuộc ngành than và các văn phòng của tỉnh Quảng Ninh. Tiếp tục đọc
Bác Hồ đêm đông năm ấy….
Vào khoảng tháng 10 năm 1948, tôi và anh Trần Quang Huy đang trong Thường vụ Liên khu uỷ Liên khu 10, được điều về công tác ở Trung ương. Anh Huy làm Chánh Văn phòng cho Tổng Bí thư Trường Chinh, còn tôi làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, lúc đó đóng ở vùng Chợ Đồn, Bắc Kạn. Sống trong rừng, ở lán, dân thưa thớt, lương thực khó khăn, nên việc ăn uống rất kham khổ. Gạo không đủ, phải độn thêm sắn, thức ăn chỉ có măng và rau rừng, muối vừng, thỉnh thoảng có dăm con cá khô chuyển từ vùng xuôi lên, sức chúng tôi đang khỏe nên ăn thường không đủ no. Về mùa rét, ai mang được áo ấm ở khu về thì mặc, còn thì bên quân đội phát cho áo trấn thủ và quần áo lính màu xanh cỏ úa để chống chọi với giá rét sương muối mùa đông ở miền núi. Tiếp tục đọc
Bức vẽ lịch sử của Bác Hồ trên chiếc bình sứ Hải Dương
Vị tướng Công an và kỷ niệm về lá thư của Bác Hồ
Có một bức thư được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cách đây hơn 60 năm đã trở thành một tài sản vô giá đối với lực lượng Công an nhân dân. Hơn 6 thập kỷ trôi đi, nhưng 6 lời dạy bảo của Người đối với cán bộ, chiến sĩ Công an dù ở cương vị công tác nào đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự nóng hổi…
Được chụp ảnh với Bác Hồ
Mờ sáng ngày 10/12/1961, anh Phan Đình Sung gõ cửa phòng tôi ở trụ sở Báo đường Hồng Bàng (TP. Vinh), nói nhỏ giọng Huế:
– Dương Huy, dậy đi công tác đặc biệt!
Bạn phải đăng nhập để bình luận.