Tag Archive | Văn học – Nghệ thuật

Hình tượng Bác Hồ với nghệ thuật sân khấu

Trong không khí cả nước sôi nổi Tổng kết Nghị quyết 4 – khóa XI của BCH TƯ Đảng; tưng bừng kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân Văn hóa kiệt xuất, nhà thơ – Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -219/5/2013). Trong lòng mỗi người chúng ta lại thầm nghĩ về Bác – trong sự nghiệp cách mạng cao cả, vĩ đại của Người, trong cuộc sống thanh tao, đạm bạc, ung dung, tự tại của Người; và với riêng mỗi chúng ta, những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, những gì mà Bác Hồ đã ân cần nhắc nhở, dạy dỗ, vừa với tư cách là lãnh tụ, vừa là một nhà Văn hóa lớn, hơn bao giờ hết, lại càng trở nên sống động, da diết và tha thiết đến nhường nào.

Tiếp tục đọc

Advertisement

Mùa xuân trong thơ Bác Hồ

Bác Hồ chúc Tết

Một năm có bốn mùa nối tiếp nhau, mùa nào cũng tươi đẹp và quyến rũ nhưng mùa xuân là tuyệt vời nhất… Đây là mùa của các lễ hội văn hóa và tâm linh… Đặc biệt, vào đầu xuân, chúng ta được đón chào năm mới và tết cổ truyền của dân tộc.

Tiếp tục đọc

Vẽ hơn 400 bức tranh về Bác Hồ

Với tấm lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ, ông Lê Văn Đồng, 86 tuổi, ngụ tại thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã vẽ hơn 400 bức tranh về Bác. Để mọi người cùng học tập tấm gương bình dị của Người, ông thực hiện hành trình tặng tranh cho các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh… Điều đặc biệt ở người họa sỹ này là chưa từng qua trường lớp đào tạo hội họa nào và bắt đầu cầm bút vẽ ở tuổi… 77.

Tiếp tục đọc

“Hình tượng Bác nâng bước tôi đi”

QĐND – NSƯT Thu Phòng kể: “Lần đầu tiên chồng tôi-NSƯT Tiến Mộc được chọn đóng vai Bác, sau khi hóa trang xong, bên cánh gà đang nhộn nhịp người ra vào bỗng dưng im phăng phắc, vài người bạo dạn tiến đến vuốt lên chòm râu, chạm vào vạt áo… tôi ngước nhìn: Trước mắt mình phải chăng là… Bác Hồ kính yêu? Khoảnh khắc ấy có gì đó vô cùng thiêng liêng”.

Tiếp tục đọc

Thêm một bộ sách quý về Bác Hồ

QĐND – Xuất bản tập đầu tiên vào tháng 5-2010, đến nay, bộ sách “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” do NXB Hội Nhà văn xuất bản đã ra đến tập 7. Mục đích thực hiện bộ sách là nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới”, Hội Nhà văn Việt Nam, được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương, đã giao cho NXB Hội Nhà văn xuất bản tập sách “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”, nhằm quảng bá sâu rộng trong nhân dân, giúp cho các tầng lớp nhân dân hiểu biết sâu sắc hơn tình cảm của Bác Hồ với văn nghệ sĩ, cũng như tình cảm chân thành của giới văn nghệ sĩ với Bác Hồ.

Tiếp tục đọc

Thời khắc lịch sử Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945: Mảnh đất phong phú cho văn học, nghệ thuật sáng tạo

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Hình ảnh đẹp này tạc vào lịch sử một dấu ấn đậm nét, khi khẳng định quyền độc lập, tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam qua bản Tuyên ngôn mang tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Tiếp tục đọc

Khởi quay bộ phim tài liệu “Đền thờ Bác Hồ”

(ĐCSVN) – Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam vừa khởi quay bộ phim tài liệu “Đền thờ Bác Hồ”. Bộ phim lấy cảm hứng từ tình cảm sâu nặng của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Tiếp tục đọc

Họa sĩ Trần Mai vẽ Bác Hồ

Hơn 40 năm miệt mài sáng tạo, họa sĩ Trần Mai là người vinh dự được vẽ tranh cổ động cho 7 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc liên tiếp và đã được rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về thể loại tranh này: Giải Ba cuộc thi vẽ tranh cổ động kỷ niệm Chiến thắng Moncada (Cu-ba) – năm 1978, giải Ba cuộc thi tranh cổ động quốc tế tại Liên Xô (cũ) – năm 1984, giải vàng Festival thanh niên sinh viên Thế giới tổ chức tại Bình Nhưỡng – năm 1989, giải Nhì cuộc thi sáng tác mẫu tem chào mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội…

Trung tuần tháng 9 vừa qua, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật ở 16 Ngô Quyền-Hà Nội, đã khai mạc triển lãm “79 mùa xuân” của họa sĩ Trần Mai. 79 bức tranh cổ động về Bác Hồ là tâm huyết suốt một đời cầm bút của người họa sĩ lão thành.

Họa sĩ Trần Mai quê gốc ở Thái Bình, nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Với tình yêu hội họa từ nhỏ, ông đã không quản nắng mưa, hằng ngày đi bộ từ bãi Phúc Tân vào nội thành Hà Nội, lân la tại các phòng tranh, hóng chuyện các họa sĩ, nghệ nhân để học lỏm những yếu tố cơ bản của hội họa như hình họa, màu sắc, bố cục, phối màu, trang trí… Có thể nói, sự trưởng thành về hội họa của Trần Mai là do cuộc sống, do ông biết xả thân vào thực tiễn để tôi luyện cây bút vẽ của mình.
Họa sĩ Trần Mai bên một tác phẩm sắp hoàn thành

Được biết đến với nghề vẽ tranh cổ động từ trong kháng chiến chống Pháp, trở thành Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1957 nhưng “kỷ lục” đầu tiên của Trần Mai là vào những năm kháng chiến chống Mỹ, nhất là những năm tháng Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc ác liệt, mỗi ngày ông đều cho ra đời một bức tranh cổ động. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội thời bấy giờ còn nhớ rõ hình ảnh những tấm pa-nô, áp-phích trên tường nhà Bưu điện Hà Nội vào mỗi sáng vẽ những chiếc máy bay B52, những “thần sấm”, “con ma” của Mỹ bị quân dân ta bắn rơi. Đó vừa là tấm pa-nô tuyên truyền, vừa như bảng thông tin về thắng lợi của quân dân miền Bắc. Thuở ấy, ít nhà có đài nên mọi người chỉ nghe thông tin chiến sự qua loa truyền thanh và những tấm pa-nô như thế. Tác giả của những tấm pa-nô đầy chất thời sự đó chính là họa sĩ Trần Mai. Ngày nào ông cũng nghe ngóng tình hình chiến sự rồi đêm đến lại chong đèn vẽ suốt đêm để sáng hôm sau anh em có tranh cổ động kịp thời treo lên cho nhân dân ngắm nghía, trầm trồ bàn tán…

79 bức tranh cổ động-79 bức chân dung-79 mùa xuân dâng lên Bác, đó là tâm nguyện lớn lao trong suốt cuộc đời cầm bút vẽ của họa sĩ Trần Mai. Ông tâm sự: “Trong hai năm qua, hình ảnh Bác Hồ chiếm lĩnh gần như mọi suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của tôi. Đấy không chỉ là tình cảm đặc biệt của cá nhân tôi dành cho Bác, mà Người cũng chính là nguồn cảm hứng sáng tạo vô biên của tôi và đây sẽ là bộ sưu tập quý giá nhất trong hơn 40 năm cầm bút vẽ của tôi”.

Tuy nhiên, suốt những năm miệt mài đắm chìm vào từng nét cọ, không phải lúc nào ông cũng thành công. Có những bức ông buộc lòng phải bỏ đi, hoặc có những bức phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần cho giống, cho đúng chủ đề và cái quan trọng là truyền được cảm xúc của mình vào đó. Ông nói: “Vẽ về Bác rất khó! Làm sao phải toát lên được phong thái, cốt cách của Người. Vì vậy trong mỗi tác phẩm, tôi đều cố gắng thể hiện được hình ảnh của Bác, từ khuôn mặt, nụ cười, dáng ngồi, đôi tay…”. Hơn nữa, dòng tranh cổ động vốn mang tiếng là “khô khan”, bởi vậy, không chỉ truyền được cảm xúc của mình vào với các mảng màu, đường nét, hình khối, ông còn phải tìm cách làm “mềm hóa” những bức tranh ấy. Những câu thơ đã quen thuộc trong lòng nhân dân ta như: “Lời Bác dạy chúng con nghe rõ/ Mỗi lời Người vang vọng núi sông”, “Con cá rô ơi chớ có buồn/ Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn” hay “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”, “Mong manh áo vải hồn muôn trượng”… được Trần Mai dùng để đặt tên cho mỗi tác phầm của mình, để những bức tranh đi vào lòng người xem một cách tự nhiên và có sức sống lâu bền.

Với 79 bức tranh, họa sĩ Trần Mai đã cố gắng để vẽ nên cuộc đời của một con người vĩ đại. Suốt từ khi Bác ra đi tìm đường cứu nước, đến khi tìm được lý tưởng cách mạng, rồi dẫn dắt nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên làm người tự do, mỗi một thời điểm, một chặng đường trong cuộc đời Bác đều được họa sĩ Trần Mai tìm tòi, thể hiện bằng những hình ảnh đặc trưng, không trùng lặp nhau về ý tưởng, chủ đề. Cuộc đời giản dị và cao đẹp của Bác cũng được tái hiện trong tranh với hai gam màu chủ đạo là màu nâu và vàng. Điều đáng trân trọng là, dù sức khỏe không còn nhiều, nhưng họa sĩ Trần Mai vẫn cố gắng vẽ tất cả những bức tranh này bằng chính bàn tay cầm cọ của mình suốt hơn 40 năm qua, với những màu sắc tự nhiên chứ không dùng màu “ảo” và kỹ thuật đồ họa trên máy vi tính.

Bài và ảnh: HƯƠNG GIANG
qdnd.vn

Họa sĩ nhiều lần được “làm phiền” Bác Hồ

Họa sĩ Phan Kế An năm 2008. Ảnh: Internet

Họa sĩ Phan Kế An sinh năm 1923 tại xã Đường Lâm-Sơn Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông là con trai quan Khâm sai đại thần Phan Kế Toại dưới triều Nguyễn. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Phan Kế Toại đi theo kháng chiến, được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, rồi Phó thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phan Kế An thuộc thế hệ sinh viên cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thời Pháp thuộc. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông cùng nhiều bạn bè đồng môn như: Mai Văn Nam, Tạ Thúc Bình, Vĩnh Noãn, Mai Văn Hiến, Lê Phả, Kim Đồng, Phan Thông, Nguyễn Tư Nghiêm, Tôn Đức Lượng (tức Nguyễn Hữu Kinh), Nguyễn Văn Thiện, Trần Quốc Ân, Bùi Xuân Phái… đã hăng hái “gác bút nghiên lên đường tranh đấu”.

Hơn nửa thế kỷ làm họa sĩ cách mạng, Phan Kế An đã vẽ hơn nghìn bức tranh với nhiều chất liệu khác nhau. Ông đã 3 lần được giải nhất trong các triển lãm mỹ thuật toàn quốc, được Giải thưởng Nhà nước về văn học-nghệ thuật đợt đầu tiên (năm 2001), từng giữ chức Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tên tuổi ông gắn liền với nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng, như: Nhớ một chiều Tây Bắc, Gặt ở Việt Bắc, Những đồi cọ, Bác Hồ ở lán Khuổi Tạt, Hà Nội tháng 12-1972, Cánh đồng bản Bắc… và hàng loạt tranh biếm họa chính trị. Nhưng với ông, quãng đời hoạt động nghệ thuật ấn tượng nhất là những năm đầu đi theo cách mạng, ông được phân công vẽ tranh cổ động, tranh minh họa phục vụ kháng chiến. Đặc biệt là thời gian ông được vẽ tranh ký họa chân dung Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.

Ông kể: Cuối năm 1946, không khí sục sôi chuẩn bị Toàn quốc kháng chiến, ông cùng một số danh họa như: Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Đình Thọ, Mai Văn Hiến… được giao nhiệm vụ vẽ tranh cổ động để dán trên đường phố Hà Nội, với tinh thần “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm…”. Các ông tập trung tại nhà ông Nguyễn Đình Thi ở ấp Thái Hà để vẽ bí mật. Một hôm, anh em đang miệt mài sáng tác thì có một người đến ngắm nghía rồi góp ý là hình ảnh những người tự vệ còn yếu đuối, thư sinh quá. “Máu sĩ” nổi lên, Phan Kế An nói với vị khách không mời mà đến “gí mũi” vào việc người khác: “Thế thì anh ngồi làm mẫu cho chúng tôi vẽ nhé!”. Không ngờ người ấy cởi áo khoác, ngồi hẳn hai giờ trong tư thế người chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng xông vào xe địch. Tác phẩm hoàn thành cũng là lúc có chiếc ô tô con đến đón “người mẫu” đi, lúc đó hỏi ra, Phan Kế An mới biết “người mẫu” chính là ông Đặng Xuân Khu-tên thật của đồng chí Trường Chinh-một cán bộ cấp cao của Đảng và Chính phủ.

Bác Hồ ở lán Khuổi Tạt (Tranh của họa sĩ Phan Kế An – 1948)

Một thời gian sau đó, Phan Kế An được cử sang Báo Sự Thật do đồng chí Trường Chinh trực tiếp phụ trách. Nhiệm vụ chính của ông là làm ma-két và vẽ tranh minh họa cho báo. Họa sĩ kể: Số báo Tết Kỷ Sửu năm 1949, đồng chí Trường Chinh yêu cầu trên bìa báo không phải một bức tranh, mà là trình bày sao cho đẹp mắt bốn câu thơ Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họa sĩ phải viết thư gửi Bác, đề nghị Người viết bốn câu thơ chúc Tết đồng bào ra tờ giấy khổ lớn. Bác Hồ đồng ý nhưng khi Người gửi thơ sang để trình bày thì cả bài lại dài hơn khuôn khổ của trang báo. Ông đành viết thư sang phiền Bác viết lại. Lần này Bác lại viết hẹp hơn khuôn khổ trang báo. Ông lại phải viết thư sang lần thứ ba và lần này thì Bác viết vừa khít. Hơn nửa thế kỷ sau, kể lại câu chuyện trên đây, ông vẫn tỏ ra day dứt: “Vậy là tôi đã làm phiền Bác tới ba lần. Bốn câu thơ Bác viết không đúng khuôn khổ trang báo, tôi giữ mãi như một kỷ niệm quý hiếm. Về sau, theo yêu cầu của một đồng chí cán bộ, tôi đã đưa tặng Bảo tàng Cách mạng. Không hiểu bên bảo tàng có còn giữ được các bản viết tay này của Bác không?”…

Trước đó hơn một năm, họa sĩ Phan Kế An còn vinh dự được “làm phiền” Bác Hồ tới hai tuần lễ. Đó là vào khoảng cuối năm 1948, đồng chí Trường Chinh giao nhiệm vụ cho ông sang vẽ ký họa về Bác Hồ. Khi đó ông vừa sung sướng vì được gặp gỡ, được vẽ con người mà mình luôn ngưỡng mộ, lại vừa căng thẳng bởi trọng trách quá lớn. Ông băn khoăn liệu khi làm việc với một người quan trọng như vậy thì mình có bị bó buộc không? Liệu có được thỏa sức sáng tạo nghệ thuật không? Liệu nét vẽ của mình đã đủ chín để vẽ chân dung về Bác Hồ? Vân vân và vân vân… Song, mọi lo lắng đã được giải tỏa khi họa sĩ trẻ Phan Kế An được Bác đón tiếp ngay khi vừa đến, được Bác bắt tay, thăm hỏi sức khỏe và thậm chí là được ăn cơm cùng Bác. Họa sĩ Phan Kế An nhớ lại: “Lúc đó đang ở độ tuổi sung sức, được ăn cơm với Bác, tôi chưa biết giữ ý tứ. Mỗi bữa, tôi ăn liền một mạch 4 bát, rượu thì mỗi lần đưa chén lên là cạn. Một vài bữa sau, tôi mới nhận ra sự vô ý của mình, liền quyết tâm sửa chữa. Hôm đó, thấy chén rượu của Bác đã vơi, tôi vội cầm lấy nậm rượu định rót thêm. Bác che tay lên miệng chén và nói: “Uống nhiều thì có hại cho sức khỏe!”. Về sau, Bác không hề nói chuyện về tác hại của rượu, song tôi cũng không bao giờ dám uống đến chén thứ 2…

Về chuyện vẽ chân dung Bác Hồ, họa sĩ cũng được tự do thoải mái, vì ngay hôm đầu tiên Bác đã căn dặn: “An cứ làm việc của An, tự nhiên mà vẽ nhé!”. Bác bận nhiều công việc, họa sĩ tranh thủ vẽ Bác trong mọi tư thế, mọi địa điểm… Nhiều lúc họa sĩ cũng được Bác mời thuốc lá. Lúc đó, phần thì đang dở tay, phần thì đang mải làm việc, họa sĩ chỉ “xin” Bác điếu thuốc rồi bỏ vào túi áo ngực. Lúc đầu chỉ là để dành lát nữa mới hút, về sau họa sĩ nảy ra ý định “tích cóp” để dành cho anh em trong cơ quan không có dịp may mắn được như mình. Nào ngờ hành vi “láu cá” ấy không qua được mắt Bác. Đến hôm vẽ cuối cùng, Bác vờ như vô tình hỏi: “An tích trữ được bao nhiêu điếu thuốc rồi?”. Chẳng còn cách nào khác, ông đành thú nhận toàn bộ “âm mưu” với Bác. Nghe xong, Bác hỏi tiếp: “Ở đó có bao nhiêu anh em?”. “Dạ, có 30 người ạ!”. Bác mở hộp thuốc đếm ra 17 điếu trao cho họa sĩ, vì trước đó ông đã tích cóp được 13 điếu, để đủ chia quà cho anh em trong tòa soạn… Đợt công tác đó, họa sĩ Phan Kế An đã thực hiện được hơn 20 bức tranh về Bác. Bác bảo họa sĩ treo tất cả lên vách liếp nhà tập thể cơ quan để anh em cùng xem và góp ý. Cuối cùng Bác chọn bức “Bác Hồ ở lán Khuổi Tạt” vẽ ngày 27-11-1948, vì theo Bác, bức vẽ tự nhiên và có hồn. Báo Sự Thật số tháng 12 năm 1948 đã đăng bức họa ấy và được in với số lượng lớn, đủ để phát hành khắp các chiến khu và cả những vùng tạm chiếm, đáp ứng lòng mong mỏi của cán bộ, chiến sĩ cả nước.

Họa sĩ Phan Kế An cho biết: Cuối năm 2008, nhân dịp bức tranh “Bác Hồ ở lán Khuổi Tạt” ra đời tròn 60 năm, ông đã mang tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh bản khắc gỗ bức tranh cùng nhiều bức tranh khác ông vẽ về Bác Hồ kính yêu!

LƯƠNG NGỌC HÀ
qdnd.vn