Mỗi lần nói những lời trìu mến, thành kính về Bác Hồ kính yêu; mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh của Người, chúng ta ai cũng thường nêu câu hỏi: Những gì đã tạo dựng, hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam? Quê hương, gia thế của Hồ Chí Minh có vai trò thế nào trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh của Người?
Tag Archive | Mùa Xuân
79 mùa xuân của Bác
(PLO) – Trong cuộc đời 79 mùa xuân của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, có 30 mùa xuân “Tha hương”, cộng thêm hai mùa xuân vừa tha hương vừa nằm trong ngục Tưởng Giới Thạch. Trong 30 mùa xuân cách xa Tổ quốc ấy cũng có hai lần đón xuân tại nhà tù Víctoria ở Hồng Kông và 5 cái tết ở trên đất Liên Xô, chỉ có đọc sách mà không được hoạt động nhiều (từ năm 1934 đến năm 1938).
Mùa Xuân trong sáng tác của Hồ Chí Minh
Mùa Xuân giữ vị trí quan trọng và đã trở thành một hình tượng xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo ở vị lãnh tụ kính yêu – nhà thi sĩ lớn của dân tộc Việt Nam: Rất cổ điển mà vô cùng hiện đại.
Bác Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 1965

Trong Di chúc, Bác dặn trồng nhiều cây ở những nơi lưu niệm Người, không nên dựng bia đá, tượng đồng – Ảnh tư liệu
Từ khi còn ở chiến khu, dù còn phải khắc phục nhiều khó khăn gian khổ, Người vẫn tìm những nơi làm việc và sinh hoạt sao cho trên có núi, dưới có sông, có đất để trồng trọt, có bãi để vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, để phục vụ tốt cho công tác cách mạng và sinh hoạt tập thể. Tự tay Bác Hồ trồng nhiều cây đa, lấy bóng mát, sau này thành tên “Cây đa Bác Hồ”, ngôi nhà sàn nơi Bác sống và làm việc luôn luôn chan hòa với tự nhiên.
Bác Hồ chăm lo cho mọi người khi xuân về, Tết đến
Mỗi độ xuân về, chúng ta lại bồi hồi nhớ lời Bác Hồ “Chào xuân”:
“Năm cũ lịch cũ vừa qua
Năm mới lịch mới lại tới”
Những tấm thiệp Xuân của Bác Hồ
Sinh thời, cứ mỗi độ Tết đến, Bác Hồ lại gửi những vần thơ chúc Tết đến người dân cả nước. Đó là thông điệp mừng năm mới, cổ vũ, khích lệ tinh thần quân, dân trong chiến đấu, lao động. Vì vậy với nhiều người được Bác Hồ tặng riêng câu đối và thiệp mừng năm mới trong dịp Tết là một vinh dự lớn. Ở Đà Nẵng có không ít người đã từng được Bác Hồ gởi thiệp chúc Tết, và trong mỗi thiệp chúc đó, ẩn chứa nhiều câu chuyện dung dị về Người.
Bác Hồ và 30 mùa Xuân xa xứ
Trong 30 năm xa Tổ quốc, tìm đường cứu nước, ngày mồng 3 Tết năm Tân Tỵ (8-2-1941), Bác đã bí mật về đến Pắc-Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc lập cho dân tộc. Lần đầu tiên sau những năm tháng ở nước ngoài, Bác Hồ vui Xuân trên mảnh đất thân yêu của Tổ quốc sau hơn 30 cái Tết trên đất khách, quê người.
Thơ chúc Tết của Bác Hồ những năm Ngọ
Mỗi độ Tết đến Xuân về, lòng dân cả nước lại hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã đem mùa Xuân hòa bình, độc lập, hạnh phúc về cho đất nước. Gần 45 năm trôi qua, chúng ta đã không còn được nghe thơ chúc Tết – món quà mừng tuổi đồng bào cả nước vào dịp giao thừa đầu năm mới của Bác kính yêu. Song âm vang những bài thơ chúc Tết của Bác vẫn còn mãi trong lòng mọi người, vẫn ngân vang khi đất trời sang Xuân.
Những mùa Xuân bên Bác Hồ
Chị Nguyễn Thị Thế Ngân là một nữ chiến sĩ cách mạng trung kiên của Khu 5. Chị người xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cuối năm 1964, chị ra Bắc chữa bệnh và được chọn cùng một số đồng chí thành lập Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược họp tại Hà Nội. Chị có vinh dự được 6 lần gặp Bác Hồ kính yêu.
Chuyện kể người chụp ảnh Bác Tết đầu tiên Việt Nam độc lập
“Bác đón thân nhân cán bộ, chiến sĩ làm việc tại Bắc Bộ Phủ trong bộ kaki màu sữa đã nhạt, ngồi với khách trên tấm chiếu trải dọc lối mòn trong vườn hoa, cạnh mấy rá cơm trắng…”.
Hình ảnh chiến sĩ, đồng bào trong thơ chúc Tết của Bác Hồ
Những ai sinh ra và lớn lên trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, khi Tết đến Xuân về đều bồi hồi nhớ lại những thời khắc thiêng liêng lúc giao thừa, ngồi bên chiếc đài bán dẫn nghe Bác Hồ đọc thư mừng năm mới và thơ chúc Tết của Người. Lớp trẻ sinh ra trong thời bình, khi đọc “Hợp tuyển thơ Hồ Chí Minh” cũng cảm nhận được tình cảm bao la của Bác đối với đồng bào và chiến sĩ trong ngày Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền của dân tộc.
Những mùa Xuân thời niên thiếu của Bác Hồ
Từ Hà Nội, theo Quốc lộ 1A vào thành phố Nghệ An – thành phố Vinh, theo Tỉnh lộ 49, cách thành phố Vinh hơn 10 km, đến một làng nhỏ có tên Làng Sen – hoa sen; tên chữ là Kim Liên, Sen Vàng, đó là một làng quê cổ của dân tộc Việt.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.