Tag Archive | Hình ảnh Bác Hồ

Những hình ảnh Bác Hồ ngày Tết

Một mùa Xuân mới đang đến gần. Khắp mọi miền Tổ quốc, không khí chào đón Xuân tưng bừng, rộn rã tràn ngập trong từng ngõ phố, đường làng. Những ngày này, chúng ta càng thêm nhớ Bác Hồ kính yêu – Người anh hùng giải phóng dân tộc đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà, đấu tranh không biết mệt mỏi để đem lại những mùa Xuân tươi đẹp nhất cho đồng bào ta, cho dân tộc ta.

Tiếp tục đọc

Advertisement

Hình ảnh Bác Hồ qua các mùa Xuân

Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Bác Hồ đã trải qua 9 mùa Xuân tại chiến khu Việt Bác. 15 mùa Xuân còn lại Bác đón Tết cùng đồng bào cả nước ở Thủ đô Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những bức ảnh Người đón Tết cùng đồng bào cả nước:

Tiếp tục đọc

Cận cảnh “bảo tàng” của người cựu cảnh vệ bảo vệ Bác Hồ

Tròn 30 năm miệt mài, ngược xuôi để sưu tầm được gần 2000 tấm ảnh, tư liệu, bài viết về Bác Hồ, đối với ông Nguyễn Đình Sơn là cả gia tài…

can canh bao tang 1
Ông Nguyễn Đình Sơn, bên chiếc tủ đựng tư liệu về Bác Hồ được làm từ vỏ chiếc máy bay Mic 17 của Liên Xô do CA Thanh Hóa tặng. Ảnh. Xuân Hải.

Tìm đến nhà ông Sơn quả không khó, người dân ở tổ dân phố phường Lam Sơn 1, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đều biết đến ông bởi sự đam mê sưu tầm tư liệu, ảnh về Bác.

Mái tóc bạc trắng, dáng người thấp, nhỏ, ông Sơn lẫm chẫm, dò từng bước một trong căn  phòng rộng khoảng hơn 20m2, để lục tìm từng bức ảnh, tư liệu về Bác Hồ mà ông đã tích lũy được suốt 30 năm qua, rồi kể vanh vách về lịch sử, nguồn gốc của từng kỷ vật.

Ông kể, ông sinh ra đúng vào năm thành lập Đảng 1930, tham gia cách mạng từ tháng 8/1945, trong Đội Thanh niên xung phong Thanh Hóa. Đến tháng 2/1955 ông được chuyển về công tác ở Cục Cảnh vệ Bảo vệ Bác Hồ và Trung ương Đảng. Đến năm 1964, do vợ ông mất sớm để lại 3 người con nhỏ nên cấp trên điều ông về công tác tại Công an tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1982, ông nghỉ hưu cũng là lúc con cái đã trưởng thành. Kể từ đó ông bắt đầu sưu tầm những bức ảnh, tư liệu về Bác Hồ. Cũng trong thời gian này, ông Sơn được tỉnh Thanh Hóa giao làm chủ nhiệm Ban đề tài tư liệu lịch sử “Chủ tịch Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang và nhân dân Thanh Hóa – TLLS 2253 NV – TH”.

Ông cũng tham gia viết, cung cấp tư liệu cho nhiều đề tài sách: “Bác Hồ với Thanh Hóa – Thanh Hóa làm theo lời Bác 1988”; “Chung một tấm lòng với Bác – 2005”; “Trọn lòng với Bác kính yêu năm 2007”…

Ông đã được tặng huy hiệu 55 năm tuổi Đảng; 4 lần ông vinh dự được tặng Huy hiệu Bác Hồ (trong đó có 2 lần được tặng khi Bác Hồ còn sống); 3 Huân chương Kháng chiến; 2 Huân chương Chiến công; 2 Huy chương Chiến thắng và nhiều thành tích, tặng thưởng khác…

Ông Sơn cho biết: Trong thời gian được làm việc, bảo vệ Bác, tôi đã học được rất nhiều điều. Từng việc làm của Bác, như cuốc đất trồng cây, tiếp xúc với dân, từ trẻ em cho đến người già đều in đậm trong tâm trí của tôi. Đối với tôi mọi tư liệu liên quan đến Bác Hồ đều rất quý, ngay cả việc dạy con cháu tôi cùng đều bảo hãy học tập và làm theo lời Bác.

“Năm nay tôi đã hơn 83 tuổi, sức khỏe yếu lắm, thêm vào đó vết thương thi thoảng lại hành hạ khiến người đau ê ẩm nên ngày sinh nhật Bác 19.5.2013 này tôi không thể ra Lăng Bác thắp hương và cũng là dịp để anh em cảnh vệ về hưu họp mặt, tôi buồn lắm”, ông Sơn nói.

Sau đây là “bảo tàng” tại tư gia của người cựu cảnh vệ bảo vệ Bác Hồ do phóng viên Infonet ghi lại:

can canh bao tang 2
Trang trọng chính giữa bàn thờ của gia đình ông Sơn là bức ảnh Bác Hồ

can canh bao tang 3
Những tấm bia đá khắc dòng chữ về Bác Hồ cũng được ông Sơn sưu tầm

can canh bao tang 4
Quý hơn cả là bức ảnh Bác Hồ có chữ ký, bút tích Hồ Chí Minh

can canh bao tang 5
Những bức ảnh Bác được Bảo tàng Hồ Chí Minh trao tặng

can canh bao tang 6

can canh bao tang 7
Những tấm huy hiệu có hình Bác Hồ cũng được ông Sơn cất giữ cẩn thận

can canh bao tang 8

can canh bao tang 9
Những chiếc hộp sắt cũng được ông Sơn sử dụng để lưu giữ tư liệu về Bác

can canh bao tang 10
Những tấm ảnh về Bác được ông Sơn lưu giữ cẩn thận

can canh bao tang 11Có cả bút tích của đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ viết gửi ông Sơn

can canh bao tang 12

can canh bao tang 13
Bức ảnh Bác Hồ về thăm quê năm 1967

canh canh bao tang 14
Cả thư của đồng chí Vũ Kỳ gửi cho anh em cảnh vệ về hưu, hẹn gặp vào dịp sinh nhật Bác 19.5 hàng năm

can canh bao tang 15
Ông Sơn tại “bảo tàng” tư gia năm 2009

can canh bao tang 16Ông Sơn giới thiệu về  nguồn gốc từng chiếc huy hiệu có hình Bác Hồ

can canh bao tang 17
Ông Sơn tự hào với chiếc tủ độc nhất vô nhị của mình

Theo Xuân Hải
http://infonet.vn
Huyền Trang (st)

Nguồn: bqllang.gov.vn
Vkyno (st)

Màu xanh dịu mát trên Con đường xoài tại Khu di tích lịch sử Hồ Chí Minh

Khu di tích lịch sử Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một nơi rất đỗi thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Trong đó, Đường xoài với màu xanh dịu mát là một địa điểm tạo sự thích thú cũng như thu hút sự chú ý của người dân cũng như du khách khi đến với Khu di tích.

duong-xoai1
Khi Bác còn sống tại đây, con đường  là nơi mà Bác  thường đi bách bộ sau giờ làm việc và tập thể dục buổi sáng. Màu xanh của từng tán lá khiến cho mỗi người khi có dịp đi qua đều cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu

duong-xoai2Bảng chỉ dẫn được viết rõ ràng, tạo điều kiện cho việc tham quan của người dân cũng như du khách nước ngoài khi đến với Khu di tích lịch sử Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

duong-xoai3
Cây xoài tại đây được treo tên cẩn thận

duong-xoai4
Mùa xuân đến, những chiếc lá non nảy lá non. Màu xanh non làm trào lên sức sống tươi mới của mùa xuân tại Khu di tích lịch sử

duong-xoai5Màu xanh mát của từng tán lá dưới ánh nắng vàng tươi của mùa xuân khiến ai đi qua cũng phải dừng chân ngắm nhìn

duong-xoai6
Từng chiếc lá non khoe sắc trong tiết trời ấm áp của mùa xuân

duong-xoai7
Bên dưới những tán lá là hàng cây xanh nhỏ. Chúng càng làm tôn lên vẻ xanh mát dịu nhẹ của cả con đường xoài lịch sử

duong-xoai8Để bảo vệ những cây xoài mang giá trị lịch sử này, các công nhân ở đây đều rất chú ý chăm sóc cẩn thận. Việc quét vôi vào từng gốc cây là một việc làm mang ý nghĩa bảo vệ cây như thế

duong-xoai9
Rất nhiều du khách thích thú dừng chân tại Đường xoài để cảm nhận được vẻ đẹp xanh mát của nó

duong-xoai10
Các gia đình đến từ mọi miền trên Tổ quốc cũng rất hào hứng chụp hình lưu niệm bên dưới những tán lá xoài 

duong-xoai11
Con đường rộng thênh thang là địa điềm lý tưởng thu hút nhiều đoàn khách ghé qua

duong-xoai13
Trong tiết trời của mùa xuân, những em nhỏ cũng rất thích thú khi được vui chơi thỏa thích trên con đường rộng và mát như vậy

duong-xoai14
Các bạn trẻ vô cùng thích thú khi có cơ hội cảm nhận không khí dễ  chịu cũng như có địa điểm để chụp ảnh lưu niệm

duong-xoai15
Ngay trước nhà sàn của Bác Hồ cũng có hai cây xoài tỏa bóng mát cho con đường nhỏ phía dưới

duong-xoai16Con đường xoài nhìn từ phía xa… Mùa xuân đến, từng cây xoài cựa mình thay màu lá. Màu xanh non của từng chiếc lá mang đến cho mọi người cảm giác yên bình, dễ chịu khi đến với Khu di tích. Cảm giác ấy không phải nơi nào cũng có thể có được…

Thanh Huyền
bqllang.gov.vn

Chuyên cơ chở Bác Hồ đón khách tham quan

Chiếc chuyên cơ IL14-C482 từng chở Bác Hồ nhiều lần đi công tác được đặt tại bảo tàng quân sự Việt Nam

Sau khi được phục hồi, chiếc chuyên cơ IL14-C482 từng chở Bác Hồ nhiều lần đi công tác được đặt tại bảo tàng quân sự Việt Nam nhằm phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Chiếc máy bay IL 14 số hiệu VN-C482 là quà của Chính phủ Liên Xô tặng Bác Hồ vào năm 1958, nay được trưng bày trong khuôn viên bảo tàng quân sự Việt Nam.Chiếc máy bay IL 14 số hiệu VN-C482 là quà của Chính phủ Liên Xô tặng Bác Hồ vào năm 1958, nay được trưng bày trong khuôn viên bảo tàng quân sự Việt Nam.

Chiếc IL 14 VN-C482 đã trải qua hai lần phục chế, lần đầu tiên vào năm 2001, khi đó đang nằm tại trung đoàn 918.Chiếc IL 14 VN-C482 đã trải qua hai lần phục chế, lần đầu tiên vào năm 2001, khi đó đang nằm tại trung đoàn 918.

Trên chiếc IL 14 này có thiết kế một phòng riêng dành cho Bác làm việc và nghỉ ngơi.
Trên chiếc IL 14 này có thiết kế một phòng riêng dành cho Bác làm việc và nghỉ ngơi.

Khi phục hồi nguyên trạng, vỏ máy bay được làm lại bằng một loại nhôm đặc biệt được đặt hàng từ nước ngoài.
Khi phục hồi nguyên trạng, vỏ máy bay được làm lại bằng một loại nhôm đặc biệt được đặt hàng từ nước ngoài.

Chuyên cơ nằm giữa không gian oai hùng của bảo tàng quân sự Việt Nam.
Chuyên cơ nằm giữa không gian oai hùng của bảo tàng quân sự Việt Nam.

Sải cánh máy bay khá rộng, có in hình lá cờ Việt Nam.
Sải cánh máy bay khá rộng, có in hình lá cờ Việt Nam.

Cánh quạt được sơn lại màu.
Cánh quạt được sơn lại màu.

Sau khi được phục hồi, chiếc máy bay được đặt tại đây để phục vụ khách tham quan.
Sau khi được phục hồi, chiếc máy bay được đặt tại đây để phục vụ khách tham quan.

Được đặt cùng những chiếc máy bay, khí tài quân sự khác.
Được đặt cùng những chiếc máy bay, khí tài quân sự khác.

 Khá nhiều khách nước ngoài đến tìm hiểu về chuyên cơ này.
Khá nhiều khách nước ngoài đến tìm hiểu về chuyên cơ này.

(Theo Infonet)
Vkyno (st)

Bác Hồ với Quân đội nhân dân Việt Nam qua những bức ảnh

(Dân trí) – Từ đội tuyên truyền giải phóng quân đến những cuộc trường chinh vĩ đại giải phóng dân tộc đều mang đậm dấu ấn của vị Cha già dân tộc – người luôn dõi theo từng bước phát triển của lực lượng vũ trang chính quy – Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình, tinh Cao Bằng) với 34 chiến sĩ. Đây được coi là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam – lực lượng vũ trang “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”.

Trong 68 năm hình thành và phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sinh thời, Bác Hồ đã dành những tình cảm yêu mến đối với những người “đầu sóng ngọn gió”, ngày đêm chịu đựng gian khổ và hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Dù bận nhiều công việc, Người vẫn dành thời gian chăm sóc và giáo dục, rèn luyện các lực lượng vũ trang nhân dân. Trong các chiến dịch lớn, Bác luôn dành thời gian đi thăm, động viên các đơn vị bộ đội. Và sau mỗi chiến dịch, mỗi thắng – bại của cuộc trường chinh vĩ đại, Người luôn kịp thời động viên, biểu dương các cá nhân, đơn vị lập công xuất sắc và phê bình những việc của tốt của cán bộ, chiến sĩ.

Ngay cả khi trước lúc đi xa, người để lại di chúc căn dặn Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân ta phải làm tốt chính sách đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã hi sinh một phần xương máu cho sự nghiệp cứu nước.

Sự quan tâm của Bác đối với lực lượng vũ trang nhân dân thể hiện bằng những việc làm cụ thể, bình dị nhưng chứa chan tình cảm của vị Cha già dân tộc. Và cũng vinh dự và tự hào thay, lực lượng chính quy, tinh nhuệ này đã được gọi với cái tên hết sức thân mật – Bộ đội cụ Hồ.

Bác Hồ với Quân đội nhân dân Việt Nam qua những bức ảnhChủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước họp bàn quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ

Gắn huy hiệu chiến sĩ Điện Biên cho bộ đội xuất sắc
Gắn huy hiệu chiến sĩ Điện Biên cho bộ đội xuất sắc

Gắn huy hiệu chiến sĩ Điện Biên cho bộ đội xuất sắc
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 16 tại Đền Hùng (Phú Thọ): “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Bác Hồ với cán bộ, chiến sĩ đơn vị 600 tại Na Đỏong, Trung Sơn, Yên Sơn năm 1953
Bác Hồ với cán bộ, chiến sĩ đơn vị 600 tại Na Đỏong, Trung Sơn, Yên Sơn năm 1953

với cán bộ chiến sĩ quân đoàn 1146
với cán bộ chiến sĩ quân đoàn 1146

Bác Hồ quan sát trận địa ở chiến dịch Biên giới 1950
Bác Hồ quan sát trận địa ở chiến dịch Biên giới 1950

Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ pháo phòng không năm 1950Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ pháo phòng không năm 1950

Với cán bộ, chiến sĩ quân khu 4 năm 1957Với cán bộ, chiến sĩ quân khu 4 năm 1957

Với cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 938
Với cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 938

Bác Hồ thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ bộ đội tỉnh Cao Bằng
Bác Hồ thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ bộ đội tỉnh Cao Bằng

Thăm một đơn vị Hải quân năm 1954
Thăm một đơn vị Hải quân năm 1954

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội diễn tập năm 1957
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội diễn tập năm 1957

Thăm bộ đội Hải quân bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ninh năm 1957
Thăm bộ đội Hải quân bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ninh năm 1957

Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm cùng bộ đội giải phóng miền Nam ngày 20/12/1962
Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm cùng bộ đội giải phóng miền Nam ngày 20/12/1962

Tặng Huy hiệu cho các chiến sĩ lập công xuất sắc
Tặng Huy hiệu cho các chiến sĩ lập công xuất sắc

Giản dị đến tham dự triển lãm công binh
Giản dị đến tham dự triển lãm công binh

Bác Hồ thăm một đơn vị miền Nam tập kết năm 1957Bác Hồ thăm một đơn vị miền Nam tập kết năm 1957

Thăm đơn vị đảm bảo kỹ thuật đường băng thuộc quân chủng Phòng không - Không quân vào Tết Đinh MùiThăm đơn vị đảm bảo kỹ thuật đường băng thuộc quân chủng Phòng không – Không quân vào Tết Đinh Mùi

Bác Hồ với cán bộ, chiến sĩ quân đoàn 768 - lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô năm 1966
Bác Hồ với cán bộ, chiến sĩ quân đoàn 768 – lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô năm 1966

Bác đến thăm một cán bộ phòng không tại xã Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội tháng 12/1967
Bác đến thăm một cán bộ phòng không tại xã Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội tháng 12/1967

Tặng quà Tết và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ đoàn không quân Sao Vàng năm 1967
Tặng quà Tết và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ đoàn không quân Sao Vàng năm 1967

Nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ kỹ thuật xưởng máy bay A3 ngày 25/9/1966
Nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ kỹ thuật xưởng máy bay A3 ngày 25/9/1966

Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân đoàn 209
Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân đoàn 209

Bác Hồ ăn cơm cùng bộ đội Hải quân
Bác Hồ ăn cơm cùng bộ đội Hải quân

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hoàng Lam
Ảnh : Tư liệu
dantri.com.vn

Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các năm

thiep.5Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1948

thiep 3
Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1949

thipe.4
Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1951

thiep .1
Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1952

thiep.2
Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1953

thiep tet 6
Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1957

thiep tet  7
Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1958

thiep  8
Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1965

thiep   9
Thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1962

thiep  10
Thơ mừng Xuân Đinh Mùi năm 1967 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

thiep  11
Thơ chúc Tết Mậu Thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1968

thiep 12
Thơ chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Xuân Kỷ Dậu của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm1969

Kim Yến (Tổng hợp)
bqllang.gov.vn

Tư lệnh Cảnh vệ báo công Bác tại Pác Bó

TPO – Chiều 8-1, đoàn tư lệnh Cảnh vệ, dẫn đầu là Trung tướng Vũ Xuân Sinh đã tới báo công Bác tại Khu di tích lịch sử Pác Bó và có những hoạt động cùng Đoàn viên thanh niên Tư lệnh.

Đoàn đại biểu Tư lệnh Cảnh vệ, dẫn đầu là Trung tướng Tư lệnh Vũ Xuân Sinh đại diện cho hơn 2000 cán bộ cơ sở và hơn 1200 Đoàn viên thanh niên của lực lượng Cảnh vệ đã có hoạt động về nguồn tại Cao Bằng.

Đoàn đã thăm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó – Cao Bằng, nơi 72 năm trước Bác Hồ về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đây là một trong những hoạt động của Tư lệnh Cảnh vệ để kỉ niệm 60 năm thành lập.

Trung tướng Vũ Xuân Sinh dẫn đầu đoàn Tư lệnh Cảnh vệ Trung tướng Vũ Xuân Sinh dẫn đầu đoàn đại biểu Tư lệnh Cảnh vệ .

Dâng hương tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí MinhDâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Báo công lên Bác tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí MinhBáo công lên Bác tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn đại biểu Tư lệnh Cảnh vệĐoàn đại biểu Tư lệnh Cảnh vệ.

Thăm bảo tàng và các hiện vật của Bác Hồ tại khu di tích Pác BóThăm bảo tàng và các hiện vật của Bác Hồ tại khu di tích Pác Bó.

Đoàn đại biểu Tư lệnh Cảnh vệ thăm suối LeninĐoàn đại biểu Tư lệnh Cảnh vệ thăm suối Lenin.

Thăm nơi ở của Bác Hồ trong hang Cốc BóThăm nơi ở của Bác Hồ trong hang Cốc Bó.

Trung tướng Vũ Xuân Sinh chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Tư lệnh Cảnh vệ tại nguồn suối LêninTrung tướng Vũ Xuân Sinh chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Tư lệnh Cảnh vệ tại nguồn suối Lênin.

Thăm di tích lịch sử bàn đá nơi Bác Hồ làm việcThăm di tích lịch sử bàn đá nơi Bác Hồ làm việc.

Đoàn Tư lệnh Cảnh vệ cũng trao quà tình nghĩa cho 10 gia đình có thân nhân liệt sĩ tại khu di tích Pác BóĐoàn Tư lệnh Cảnh vệ cũng trao quà tình nghĩa cho 10 gia đình có thân nhân liệt sĩ tại khu di tích Pác Bó.

Đoàn thắp hương tại mộ liệt sĩ Kim ĐồngĐoàn thắp hương tại mộ liệt sĩ Kim Đồng.

Tô Tùng
tienphong.vn

Hình ảnh lịch sử về cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968

(VOV) – Cuộc tổng tấn công Mậu Thân mãi khắc sâu trong lịch sử Việt Nam như một bản trường ca bất tử về một dân tộc anh hùng

Chiến dịch Xuân Mậu Thân (1968) minh chứng cho tài trí trong nghệ thuật điều hành chiến tranh đặc biệt độc đáo của quân và dân ta. Một trong số đó là vấn đề chọn thời điểm, hiệu lệnh khởi phát cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân- 1968 đã tạo ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

Cùng với thời gian, thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân –1968 ngày càng được khẳng định, trở thành biểu tượng của ý chí quyết chiến quyết thằng, khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Từ thực tế lịch sử, thành tựu và bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự đúc rút từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nói riêng và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung vẫn sẽ còn nguyên vẹn giá trị để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Bộ đội hành quân trong cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1968

Hình ảnh 11 cô gái sông Hương là minh chứng sinh động về ý chí và sức mạnh của “thế trận lòng dân”

Nữ chiến sỹ trong các cơ quan trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sẵn sàng cho Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968

Quân giải phóng, lực lượng biệt động, đặc công nhận nhiệm vụ và tuyên thệ trước giờ xuất kích Tổng tấn công Sài Gòn xuân Mậu Thân 1968

Cột khói bốc lên trong nội đô Sài Gòn.

Quân giải phóng chiếm lĩnh các cơ quan đầu não của địch tại Quận 5.

Một góc đài Phát thanh Sài Gòn sau đợt tấn công của các chiến sỹ Biệt động ta.

Quân đội ta tiến vào thành nội Huế Tết Mậu Thân, ngày 2/2/1968.

Tại cổng ra vào của Đại sứ quán Mỹ lúc sáng 31/1/1968

Bức ảnh này đã gây chấn động cả thế giới. Trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một chiến sĩ đặc công đã bị bắt. Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. Sau này, Adams giành giải Pulitzer trong năm 1969.

Quang Trung/VOV online
(Tổng hợp)
vov.vn

Điện Biên Phủ trên không: Phục dựng hình ảnh B-52, SAM-2, MiG-21

B-52, MiG-21 và tên lửa SAM-2 là các vũ khí chủ lực của Mỹ và Việt Nam tham chiến trong trận Điện Biên Phủ trên không, tháng 12/1972.

(ĐVO) Dưới đây là hình ảnh đồ họa và thông tin của B-52, MiG-21 và tên lửa SAM-2:

        

>> Điện Biên phủ trên không: Không thiếu đạn, không ‘nối tầng’ SAM-2
>> S-300 sẵn sàng bảo vệ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

>> Thăm lại xác ‘Pháo đài bay B-52′ trong bảo tàng Hà Nội
>> Phòng không Việt Nam và xu hướng thế giới

>> Đảm bảo tác chiến điện tử cho phòng không – không quân
>> VN phát triển phần mềm mô phỏng tên lửa S-75M3
>> Tiêm kích Su-30MK2V huấn luyện bay đêm
>> Bí quyết khắc chế ‘bóng ma’ AC-130 của Việt Nam
>> Việt Nam biến C-130 thành máy bay ném bom bảo vệ Trường Sa

Đồ họa: Lê Long, Nội dung: Lê Nam, Tuấn Linh, Quốc Tuấn, Trường Sơn
baodatviet.vn

Truyền thống bộ đội PKKQ qua ảnh (kỳ 1)

Bộ đội pháo phòng không trong 2cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã lập nhiều công lớn góp phần tạo nên chiến thắng toàn thể dân tộc trước giặc xâm lăng.

Dưới đây là một vài hình ảnh tư liệu về các trận đánh của bộ đội pháo phòng không:

Máy bay B-24 cùng loại với chiếc bị bắn rơi tại tại Điện Biên Phủ (ngày 12/4/1954). Nó có khả năng mang tối đa 3.600kg nhưng tầm hoạt động chỉ có 650km. Nếu mang 1.200kg bom thì tầm bay tăng lên gần 2.000km.

B-24 đền tội ở lòng chảo Điện Biên Phủ, bức ảnh được các phóng viên báo Quân đội Nhân dân có mặt tại đó ghi lại.

Hiện vật băng đạn và vỏ đạn pháo 37mm, đại đội 828 (trung đoàn 367) dùng để bắn hạ B-24.

Khẩu đội 4, đại đội 82 (tiểu đoàn 8 – Trường sĩ quan cao xạ) tham gia trận đánh ngày 26/3/1965 bảo vệ trận địa radar ở Rú Nài, Hà Tĩnh.

Đại đội trưởng và chính trị viên đại đội 82 đang xử lý tình huống chiến đấu.

Tên lửa “giả” bằng cót, tre tham gia nghi binh trong trận đánh ngày 27/7/1965 bắn rơi 5 máy bay Mỹ.

Cán bộ, chiến sĩ khẩu đội 2, đại đội 1, tiểu đoàn 1 pháo phòng không tự hành AM trên vị trí chiến đấu (trận ngày 27/7/1965).

Các khẩu đội pháo thuộc tiểu đoàn 18 bảo vệ Đáp Cầu (Hà Bắc). Trong trận đánh 17/10/1965, toàn bộ tiểu đoàn trong vòng 2 phút đã bắn rơi 5 máy bay địch.

Đồng chí Nguyễn Xuân Đạo, trắc thủ đại đội 4, tiểu đoàn 18 tham gia đánh địch ngày 17/10/1967 bảo vệ Đáp Cầu (Hà Bắc).

Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 18 trên mâm pháo sẵn sàng chiến đấu.

>> 17 trận đánh độc đáo của bộ đội PK-KQ (kỳ 1)

Lê Quân
baodatviet.vn

Sống động hình ảnh Hà Nội của một “thời đạn bom”

Vào những ngày cuối năm cách nay 40 năm trước, quân và dân Thủ đô đã anh dũng tạo nên chiến  thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không chấn động địa cầu, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của dân tộc.

Trong 12 ngày đêm lịch sử 40 năm trước, một Thủ đô văn hiến cùng với những người dân bé nhỏ của mình đã phải gánh trên mình hơn 30.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kỳ từ 1969 đến 1971.

Nỗi tang thương bao trùm toàn thành phố và nó đã chuyển thành ý chí căm thù, sức mạnh chiến đấu đánh bại những “Con ma,” “Thần sấm,” của không lực Hoa Kỳ.

40 năm sau trận chiến, xin mời độc giả Vietnam+ cùng xem lại những khoảnh khắc sống động về một thời “đạn bom” hào hùng của quân và dân Thủ đô anh hùng. Ảnh tư liệu của TTXVN.

(Vietnam+)
vietnamplus.vn