Tag Archive | Tin tức

Lượng khách “về nguồn” tham quan Khu di tích Tân Trào tăng đột biến

Bà Hoàng Như Loan, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) cho biết, từ đầu tháng 8 đến nay, lượng khách “về nguồn” tham quan Khu di tích tăng đột biến. Trong tháng 8, Khu di tích đã đón 40.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tăng 10.000 lượt người so với những tháng trước đó.

Khu di tích lịch sử Tân Trào có 17 di tích gồm lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… Tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Người đã chọn xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) làm “Thủ đô Khu giải phóng”, căn cứ địa cách mạng của cả nước.

Những năm gần đây, để phát huy giá trị của Khu di tích, tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào định hướng đến năm 2020; tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho 17 đại diện hộ gia đình trong xã; hỗ trợ đầu tư xây dựng bê tông hóa đường làng ngõ xóm; hỗ trợ xi măng làm nền nhà cho các hộ dân xung quanh khu di tích cây đa Tân Trào, đình Hồng Thái… đưa Khu di tích thành điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Năm 2011, Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào phấn đấu đón 400.000 lượt khách đến tham quan, chiếm 67% lượng khách du lịch đến thăm tỉnh Tuyên Quang.

Vũ Quang Đán
baotintuc.vn

Từ tấm lòng của Bác nghĩ về việc “đền ơn, đáp nghĩa” hôm nay

Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2012)

QĐND – Mùa hè, Bác Hồ không dùng quạt máy nhiều mà vẫn quen dùng quạt tay (quạt giấy, quạt lá cọ). Đôi khi trời oi ả, thấy Bác làm việc vầng trán lấm tấm mồ hôi, anh em phục vụ bảo nhau quạt cho Bác nhưng Bác bảo Bác tự lo được. Mấy đồng chí bên Bộ Ngoại giao công tác ở nước ngoài gửi biếu Bác chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Lúc này ở nước ta chưa cơ quan nào có máy điều hòa nhiệt độ, cán bộ ở Phủ Chủ tịch cũng mới được nghe, nay mới mắt thấy. Ai cũng mừng, từ nay Bác không còn phải phe phẩy cái quạt nữa. Bác đi công tác một tuần nữa mới về, các anh phục vụ quyết định lắp máy điều hòa vào phòng Bác, khi Bác về sẽ xin phép sau. Máy được lắp gọn gàng trong phòng làm việc của Bác, khi chạy thử, cầu dao điện vừa đóng, tiếng máy chạy ro ro. Ít phút sau nhiệt độ giảm dần, trong phòng Bác mát như đã cuối thu. Máy rất hiện đại, trong máy gắn thêm một bình bơm tự động có nước hoa, khi máy vận hành, van mở, nước hoa theo gió tỏa ra, trong phòng lúc nào cũng phảng phất mùi thơm, như hoa lan, hoa huệ vậy. Vắng Bác mấy ngày, anh em phục vụ hưởng cái mát trong phòng kín 24, 25 độ, trong khi bên ngoài 36, 37 độ, mọi người nghĩ rằng từ nay chắc chắn Bác làm việc khỏe hơn, ngủ ngon giấc hơn.

Hôm Bác về, anh em phấp phỏng, hồi hộp chờ đợi ý kiến Bác về máy điều hòa. Ban đầu, Bác thấy nhà mình có mùi lạ quá, mát dịu hẳn khác với ở bên ngoài. Anh em phục vụ xin lỗi Bác rồi trình bày lý do về máy điều hòa nhiệt độ. Không thấy Bác tỏ thái độ gì, anh em phục vụ nhìn nhau có vẻ yên tâm. Đến đầu giờ làm việc buổi chiều, Bác gọi anh Vũ Kỳ đến và ân cần bảo:

– Chiếc máy điều hòa nhiệt độ tốt đấy, các chú đem đến trại điều dưỡng thương binh. Hôm đến thăm thấy thương binh ở nóng lắm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm thương binh hỏng mắt. Ảnh tư liệu.

Bác đến trại điều dưỡng thương binh Hà Nội. Bác đến bất ngờ, không báo trước, đi thẳng vào thăm anh em thương binh nặng nằm bất động, nóng cũng phải chịu vì quạt máy không đủ gió tới mọi nơi trong nhà. Bác vừa hỏi chuyện vừa cầm chiếc quạt giấy của Bác quạt cho anh em. Bác căn dặn các đồng chí lãnh đạo phải khắc phục mọi khó khăn, cố gắng điều trị, chăm lo bồi dưỡng để thương binh sớm phục hồi sức khỏe. Bác cũng dặn anh em thương binh yên tâm điều trị, kiên trì rèn luyện “Tuy là những người tàn mà không phế”. Giờ đây trong căn phòng mát dịu dù ngoài trời nắng chang chang, ai cũng thấy thoải mái, Bác lại chạnh lòng nghĩ đến thương binh. Anh em phục vụ không ngờ Bác lại dành máy cho thương binh, còn Bác lại trở về với cái quạt giấy, quạt lá cọ.

Xin nêu mẩu chuyện trên đây về Bác Hồ đối với thương binh vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27-7 để thấy Bác lúc nào cũng dành sự chăm sóc cụ thể, thiết thực cho thương binh, gia đình liệt sĩ. Người nước ngoài đến thăm Việt Nam đã có nhận xét: Chỉ ở Việt Nam mới thấy nghĩa trang liệt sĩ tới cấp xã. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai chống phát xít Đức ở châu Âu, gia đình nhiều liệt sĩ nhất là một gia đình ở Liên Xô có 5 liệt sĩ. Còn ở Việt Nam, gia đình mẹ Thứ ở Điện Bàn, Quảng Nam có 9 con và 2 cháu là liệt sĩ, mẹ Rảnh ở Củ Chi, TP Hồ Chí Minh có 8 liệt sĩ. Đó là 2 bà mẹ nông dân nghèo. Ngay trong gia đình ông Nguyễn Xuân Oánh, quyền Thủ tướng chế độ cũ thời Mỹ-Thiệu (1965-1966), cha ông là bác sĩ nha khoa Nguyễn Xuân Bái, lại là cơ sở chí cốt của Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông nhận nhiệm vụ của Thành ủy tập hợp một số trí thức, nhân sĩ công khai đấu tranh đòi Mỹ phải đàm phán với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông bị địch bắt và chúng giam ông tại khám Chí Hòa khi con ông vẫn là quyền thủ tướng. Mỗi lần cần hoạt động công khai, Thành ủy thường giao trọng trách cho ông và đã xuất hiện công khai là lại bị bắt. Tù đày nhiều, tuổi càng cao, sức yếu nhưng ông vẫn hoạt động vì có uy tín trong trí thức, nhân sĩ Sài Gòn-Chợ Lớn.

Giáo chủ Cao đài Nguyễn Ngọc Tương có hai con trai đều quốc tịch Pháp, là cán bộ cao cấp của Nhà nước ta: Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích là Phó tư lệnh khu 9 (Nam Bộ) và kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt theo lời kêu gọi của Bác Hồ từ Pháp về nước và được cử phụ trách công binh xưởng, sửa chữa và chế tạo vũ khí, rồi là Ủy viên ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ. Hai ông bị địch bắt, riêng kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt bị địch tra tấn dã man và chúng sẵn sàng tha chết nếu giáo chủ có đơn xin cho con. Giáo chủ trả lời người quyết định là con ông. Pháp đưa vợ kỹ sư Nhựt là một phụ nữ Pháp từ Pa-ri đến phòng giam kỹ sư để vận động ông đầu hàng. Kỹ sư Nhựt vẫn đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng. Bác Hồ và Chính phủ đã truy tặng liệt sĩ Nguyễn Ngọc Nhựt Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Tôi kể lại vài sự việc rất tóm tắt để chứng minh thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách gồm đủ mọi thành phần, giai cấp từ những người cùng khổ, những lao động đủ mọi ngành nghề cho đến những gia đình giàu có, kể cả một số quan chức chóp bu của chính quyền đối phương. Đảng của toàn dân, đúng như Bác Hồ đã nói: “Đảng của dân tộc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự trường tồn của Nhà nước của dân, do dân, vì dân dựa trên những hy sinh không bờ bến, trên xương máu của mọi người Việt Nam, đông nhất là nông dân.

Ngay sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Chính phủ tổ chức một hội nghị rất đặc biệt, chưa từng có: Hội nghị của những gia đình có bốn liệt sĩ trở lên. Hội nghị họp có một nét độc đáo: Đại biểu khá đông là các mẹ nông dân không quen ngồi ghế hàng tiếng đồng hồ, vì vậy rải chiếu để các mẹ ngồi còn ăn trầu. Hầu hết đại biểu có đủ tiêu chuẩn bốn liệt sĩ đến dự hội nghị là nông dân nghèo. Chỉ có ba gia đình chưa đủ tiêu chuẩn vẫn ưu tiên được mời đến dự là: Gia đình Lý Tự Trọng, gia đình Nguyễn Văn Trỗi và gia đình Phan Đăng Lưu, một Ủy viên Trung ương Đảng bị địch xử bắn tại Hóc Môn (Sài Gòn) năm 1940.

Hơn 25 năm đổi mới, thành tích nổi bật của Việt Nam là xóa đói giảm nghèo, hàng triệu hộ nông dân đã thoát nghèo, một số tổ chức quốc tế gợi ý các nước kém phát triển muốn thoát nghèo cần tham khảo kinh nghiệm Việt Nam. Chống đói nghèo ở bất cứ đâu, các gia đình thương binh, liệt sĩ nghèo cũng đứng đầu danh sách được sự giúp đỡ mọi mặt để có điều kiện phát triển sản xuất. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng nhà mới cho người nghèo cũng trước hết quan tâm đến nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ.

Kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ năm nay, trong hoàn cảnh nền kinh tế đang phải vật lộn với giá cả đắt đỏ, rất cần bám sát cơ sở để phát hiện những gia đình chính sách thiếu ăn để có biện pháp giúp đỡ.

Người thương binh đầu tiên của nước ta là Hoàng Cầm (sau này là Thượng tướng, Tổng thanh tra Quân đội). Ông tên thật là Đỗ Văn Cầm, sinh năm 1922, quê quán: Cao Sơn, Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông bị thương năm 1947, trong một trận đánh ở Đà Bắc. Khi ấy ông đã là cán bộ tiểu đoàn thuộc bộ đội Tây Tiến. Số thẻ thương binh của ông mang số 001, và sổ phụ cấp thương tật cũng mang số 001, cấp ngày 18-8-1958, do Bộ trưởng Bộ Thương binh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Vũ Đình Tụng ký. S.T.

Thái Duy
qdnd.vn

 

 

 

“Luôn luôn tưởng nhớ đến thương binh, liệt sỹ”

Cho đến nay, hàng năm, ngày 27 tháng 7 được coi là “Ngày Thương binh – Liệt sỹ”. Đạo lý tôn thờ những người chết vì nước đã được tôn vinh ngay từ những ngày đầu nước nhà độc lập.

Đầu tháng 11 năm 1945, nhân một số chiến sỹ và đồng bào bị giặc Pháp giết chết, những cuộc Lễ truy điệu đã được tổ chức trọng thể với sự tham dự của nhiều tôn giáo. Lễ tổ chức được kỷ niệm trang trọng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội (ảnh 1), có sự tham dự của giới Phật tử (ảnh 2), Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân đến dự Lễ cầu siêu tại Nhà Hát Lớn Hà Nội cùng cố vấn Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại) (ảnh 3).

Ngày 30/4/1946, tại cuộc họp Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo việc được “Hội giúp binh sỹ bị nạn” tại Huế mời ra làm Chủ tịch Danh dự và các Bộ trưởng làm Hội viên Danh dự và đề nghị Chính phủ nên đáp lại bằng việc ra thông tư cho các địa phương nên có hình thức tỏ lòng biết ơn đối với các chiến sỹ …

Ngày 27/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Ban thường trực của Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” nêu rõ: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa. Của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta. Đó là những chiến sỹ mà ngày nay một số đã thành thương binh. Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc…Vì vậy, Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy…”.

Thư nhấn mạnh: “Ngày 27 tháng 7 là một dịp để cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái, là tỏ ý yêu mến thương binh” và đưa ra một số sáng kiến thiết thực trong “Ngày Thương binh”, đồng thời “tôi xin xung phong gửi chiếc áo lót bằng lụa chị em phụ nữ gửi tặng, 1 tháng lương, 1 bữa ăn của tôi cùng 1 bữa ăn của các nhân viên Phủ Chủ tịch cộng lại là 1.127đồng”.

Từ năm 1948 Ngày Thương binh – Liệt sỹ được tổ chức vào ngày 27 tháng 7 và trở thành một cuộc vận động chính trị sâu rộng. Tháng 7 năm ấy, Bác viết  thư gửi “Anh em thương và bệnh binh”.

Với anh em thương và bệnh binh, Bác chia sẻ: “Các đồng chí đã hy sinh một phần xương máu vì Tổ quốc… Các đồng chí không khỏi phân vân. Nhưng không, các đồng chí nên một mặt nuôi lại sức khoẻ, một mặt cố gắng học tập. Khi đã khôi phục sức khoẻ, các đồng chí sẽ hăng hái tham gia công tác tăng gia sản xuất, để giúp ích cho Tổ quốc, cũng như các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên người công dân kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sỹ kiểu mẫu ngoài mặt trận. Tôi cùng đồng bào luôn luôn nhớ đến các đồng chí”.

Ngày 27/7/1950, tại chiến khu Việt Bắc, Bác lại viết thư gửi Ban Tổ chức Trung ương Ngày Thương binh – Liệt sỹ trong đó có đoạn: “Càng tưởng nhớ đến những người con dũng cảm của Tổ quốc, thì mọi người càng thêm hăng hái thi đua làm trọn nhiệm vụ tổng động viên, để chuẩn bị đầy đủ, để chuyển mạnh sang tổng phản công, để tranh lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc. Mà cũng để trả thù cho thương binh và liệt sỹ ta”.

Ngày 27/7/1952, đúng vào Ngày Thương binh – Liệt sỹ, Bác gửi điện tới Bộ trưởng Bộ Thương binh và Cựu binh nhờ chuyển một tháng lương ủng hộ,  nhắc nhở đồng bào nên coi việc giúp đỡ thương binh “là một nghĩa vụ của nhân dân đối với những chiến sỹ bị thương bị bệnh, không nên coi đó là một việc “làm phúc”. Đồng thời cũng khuyên anh em thương binh “phải tránh tâm lý “công thần”, coi thường lao động, coi thường kỷ luật”…

Ngày 28/7/1954, Bác viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh biểu dương những sáng kiến và một số tấm gương trong phong trào chăm sóc các đối tượng có công cũng như những thương binh gương mẫu.

Đồng thời, thư cũng khuyên “các thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ thì cần phải biết ơn sự săn sóc của đồng bào; cần phải cố gắng tăng gia sản xuất, tự lực cánh sinh, tuỳ theo khả năng mà tham gia các công tác trong xã, chớ nên yêu cầu quá đáng, ra vẻ “công thần” và như thường lệ gửi một tháng lương của mình để làm quà cho thương bệnh binh.

Ngày 27/7/1956, cũng nhân “Ngày Thương binh – Liệt sỹ”, Bác gửi thư không chỉ động viên toàn xã hội quan tâm mà còn “nhắc nhở anh em thương binh, bệnh binh: Đã là quân nhân cách mạng thì bao giờ cũng phải là chiến sỹ anh dũng. Khi ở Trại thì anh em nên thi đua học tập và công tác. Lúc ra Trại, thì nên hăng hái tham gia công tác sản xuất ở địa phương, ở cơ quan”.

Theo http://bee.net.vn
Thu Hiền (st)

Người thương binh nặng làm theo lời Bác

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 10 km về phía Tây, có một Trang trại du lịch sinh thái được nhiều người tìm đến và bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp của nó. Chủ nhân của trang trại ấy là anh Phạm Công Cường – thương binh hạng ¼ mất sức 83%. Tuy là thương binh nặng, nhưng anh Cường vẫn luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”.

Năm 1967, mới 17 tuổi, Cường trốn gia đình đi bộ đội, làm lính đặc công ở Sư đoàn 304 chiến đấu tại Quảng Trị. Tháng 10 năm 1971, trong 1 trận đánh, anh bị thương vào đầu, cột sống và đứt dây chằng cổ chân phải.

Rời chiến trường về với thương tật hạng ¼ mất sức 83%, nhưng anh quyết tâm không để mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Được tổ chức sắp xếp làm trong Viện nghiên cứu Vật liệu xây dựng – Bộ kiến trúc, sau đó, anh tham gia học tại chức Khoa Sinh hoá Trường Đại học Tổng hợp. Nhờ duyên trời xe, người thương binh ấy trở thành con rể của “vua lốp” Hà Nội Nguyễn Văn Chẩn. Được ông bố vợ giúp đỡ, cùng với kiến thức học được trong trường đại học, anh đã thành lập Tổ hợp cao su Quyết Thành chế tạo săm lốp cao su từ đồ phế thải. Vốn là người thông minh và có ý chí, anh không ngừng nghiên cứu tìm tòi và đã cho ra đời nhiều sản phẩm có giá trị. Năm 1983, anh đã chế tạo thành công bạc bơm dầu (gioăng chịu dầu) góp phần quan trọng phục hồi máy biến áp của Sở Điện lực Hà Nội đã bị vô hiệu hoá vì thiếu phụ tùng ngoại nhập. Năm 1990, bằng vật tư trong nước, anh lại chế tạo thành công sản phẩm phíp – ba kê lít, một loại vật liệu cách điện rắn dùng trong biến thế của ngành năng lượng, thay thế hàng nhập ngoại. Sản phẩm này được cấp Bằng sáng chế tại Hội chợ triển lãm năm 1992.

ngươi thuong binh nang lam theo loi bac

Thương binh Phạm Công Cường

Rồi đến năm 1995, người thương binh ấy lại bắt tay vào cải tạo và làm hồi sinh vùng đất bị bỏ hoang rộng 18.000m2 ở quê hương mình (thôn An Trai – xã Vân Canh – Hoài Đức – Hà Nội).

Kể về những ngày gian khó ấy, anh bồi hồi nhớ lại: Những năm 90, trong một vài lần về quê ăn giỗ, thấy đầu làng có khu đất vốn là các lò gạch bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, lổn nhổn những hố hộc. Người làng kể rằng đó là hậu quả của những lò gạch thủ công trước đây đã để lại một vùng đất nghèo dinh dưỡng, cây cối không sống được do đất bị “gạch hoá” khiến nền đất rất cứng. Nơi này đã từng có 2 trẻ con chết đuối và không mấy người dám bén mảng tới làm khu đất hoang hoá càng âm u. Cùng lúc ấy, Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại. Anh bàn với vợ mạnh dạn xin xã đấu thầu khu đất ấy. Mọi người đều khuyên anh nên nghĩ lại bởi biết sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Chính ông Trần Xuân Đính – Chủ tịch xã Vân Canh và Bí thư Đảng uỷ xã Nguyễn Thế Cử đều khuyên thật lòng: “Vợ chồng chúng tôi khoẻ mạnh, có 3 sào ruộng khoán nục nạc mà còn làm còng lưng vẫn phải chân le chân vịt mới đủ sống. Anh là thương binh nặng, chị là con gái Hà Thành làm sao làm nổi…”

Nhưng anh suy nghĩ và lý giải: Người ta còn tìm mua đất Trang trại ở Ba Vì, Phú Thọ còn được, thế mà quê mình ngay sát Hà Nội lại có vùng đất bỏ hoang là sao? Với quyết tâm cải tạo vùng đất ấy, anh đã mạnh dạn xin Uỷ ban xã cho đấu thầu. Tháng 10 năm 1995, khu đất hoang hoá rộng 18.000m2 được chính thức giao cho vợ chồng anh Cường sử dụng trong vòng 13 năm. Một cuộc chinh phục cải tạo “vùng đất chết” bắt đầu. Nó cam go không kém gì trận đánh ngoài mặt trận. Những ngày đầu tiên, vợ chồng anh mất hàng năm trời thuê thợ đắp ao, tạo gò. Hàng trăm xe đất phù sa được chở đến cùng với phân trâu bò để bón cho cây, cải tạo đất. Trong 2 năm đầu lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng anh làm mô hình V.A.C gồm chuồng trại, vườn cây, ao cá giống. Chỉ sau 2 năm, trong chuồng thường xuyên có khoảng 100 đầu lợn, ao cá mỗi năm xuất từ 7- 8 tấn cá thịt và nhiều loại gia cầm khác. Anh đã giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động quanh năm. Và cơ bản anh đã giúp bà con nhìn nhận đúng về cách quy hoạch mô hình V.A.C ở nông thôn. Đến nay, vùng đất của anh đã được “quy hoạch” đâu ra đấy. Anh chia 10.000m2 đất làm 3 ao nuôi cá giống, xây tường bao kiên cố, 2 hồ lớn nuôi cá thịt và làm dịch vụ câu cá. Xen giữa ao hồ là chuồng trại, vườn sinh thái với đủ loại cây ăn quả. Bao quanh trang trại là 1 con kênh đào rộng 2m với gần 1000 gốc tre làm bờ rào. Trong vườn có khoảng 200 gốc nhãn lồng, 100 gốc vải thiều, hơn 1000 gốc cau cảnh, gần 200 giò phong lan và nhiều loại cây khác. Chị Quyết – vợ anh – thường nói vui: trong nhiều năm qua, vợ chồng anh chị đã “vứt bạc tỉ xuống đất để nhặt lên từng đồng”. Nhưng rồi đất chẳng phụ người. Đến nay anh chị đã có một cơ ngơi khang trang bề thế.

Tiếng lành đồn xa. Nhiều khách du lịch và cựu chiến binh đã về đây tham quan. Có những thương binh nặng không thể đi tham quan khắp trang trại, anh xây hẳn một nhà để các anh có chỗ dừng xe nghỉ chân uống nước. Nhân kỷ niệm 56 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7/2003, đồng chí Nguyễn Đức Triều – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam và Thiếu tướng Hoàng Đan – Thủ trưởng cũ của anh đã đến thăm Trang trại và trồng cây lưu niệm. Trang trại của anh cũng đã từng được đó tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Lê Huy Ngọ về thăm và động viên.

Khi được hỏi xuất phát từ động lực nào mà anh lại nảy sinh quyết tâm hồi sinh “vùng đất chết” ở quê nhà, anh Cường tâm sự: “Tôi làm vậy trước hết là theo lời dạy của Bác, muốn khẳng định rằng những thương binh như tôi không phải là gánh nặng cho xã hội, mà còn làm giàu cho quê hương đất nước. Mặt khác, để xã hội nhìn nhận chúng tôi là những người “tàn mà không phế”. Hơn nữa, tôi bắt tay vào cải tạo ngay mảnh đất bỏ hoang ở quê mình cũng là vì sự giàu đẹp của quê hương, chứ nếu chỉ nghĩ cho gia đình thì với số tiền ấy đem gửi tiết kiệm cũng đủ sống mà các con vẫn được học hành tử tế…”. Tuy nhiên, anh cũng bộc lộ băn khoăn bởi hợp đồng ký thuê đất là 13 năm (từ ngày 25/10/1995 và kết thúc ngày 01/01/2009). Từ đó đến nay, Uỷ ban nhân dân xã Vân Canh đã làm việc với vợ chồng anh 3 lần nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng mới theo quy đinh của pháp luật. Bởi một điều giá thuê đất của hợp đồng cũ (thời điểm 1995) là 0,111kg thóc/m2 tương đương 40 kg /sào/năm, trong khi giá của dự thảo hợp đồng mới đã bị đẩy lên là 3.000 đồng/m2/tháng (thời hạn chỉ 5 năm). Anh mong muốn có một chính sách nào thoả đáng để anh chị bõ công bỏ mồ hôi công sức trên vùng đất hoang hoá được đền đáp xứng đáng khi tận hưởng nguồn thu.

Nhìn cơ ngơi của anh chị, có ai nghĩ cách đây vài chục năm nơi này đã từng bị gọi là “vùng đất chết”. Với bàn tay khối óc và ý chí nghị lực của người lính Cụ Hồ, anh thương binh Cường đã bắt đất phải hồi sinh, trả lại màu xanh cho mành đất ở quê hương. Anh thật xứng đáng với cái tên gọi Bộ đội Cụ Hồ. Bởi lời dặn của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế” đã luôn khắc ghi trong tâm khảm của người thương binh nặng ấy.

Thực hiện lời căn dặn của Bác, đến nay, nhiều thương binh như anh Cường đã vượt lên khó khăn, không những không trở thành gánh nặng của xã hội, mà còn làm giàu cho quê hương đất nước. Thật cảm phục biết bao trước những con người đầy nghị lực và ý chí phi thường ấy đã từng đổ máu xương bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, nay lại mang công sức của mình nguyện là một viên gạch hồng xây dựng quê hương. Các anh mãi mãi là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo, mãi mãi là những người “tàn mà không phế”, luôn được xã hội kính phục và tôn vinh.

Nguyễn Thị Diệp
Theo tuyengiao.vn
Thu Hiền (st)

Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tri ân các Anh hùng liệt sỹ và những người có công với cách mạng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ chuyển lại cho chúng ta”. Vì vậy, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã trở thành truyền thống, là nghĩa cử cao đẹp của thế hệ đi sau. Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cùng làm nhiều công việc thể hiện nghĩa cử cao đẹp đó, tri ân các anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng như: Tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, nhận phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam DIOXIN, giúp đỡ thương, bệnh binh và gia đình liệt sỹ, tìm mộ liệt sỹ…

Thực hiện lời dạy của Người, thiết thực kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng Kế hoạch số 1463/KH-CT ngày 07/6/2012 về việc “Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2012) nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động trong đơn vị nhận thức sâu sắc ý nghĩa thiết thực của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, tri ân với những người có công với cách mạng và tổ chức tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” hướng tới các ngày kỷ niệm lớn trong năm 2012.

Bai chinh sach.TT Dien phat bieuThiếu tướng Đặng Nam Điền – Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng phát biểu tại
lễ khởi công xây nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sỹ tại Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hóa

Với tinh thần đó, các cơ quan, đơn vị trong toàn Bộ Tư lệnh đã quán triệt và phổ biến đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động trong cơ quan, đơn vị mình Chỉ thị số 523 -CT/QUTƯ ngày 02/12/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương; Kế hoạch số 836-KH/ĐU ngày 05/4/2012 của Đảng ủy Đoàn 969; Hướng dẫn số 1026/HD-CT của Phòng Chính trị về việc “Triển khai thực hiện Kế hoạch số 836-KH/ĐU của Đảng ủy Đoàn 969 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách trong quân đội và chính sách hậu phương quân đội giai đoạn 2011-2015”.

Bai chinh sach.TT Dien chup anh lu niemThiếu tướng Đặng Nam Điền – Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng
dự lễ bàn giao nhà tình nghĩa tại Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hóa

Ngay từ giữa quý I năm 2012, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phối kết hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức đi khảo sát và khởi công xây dựng 02 nhà tình nghĩa tại Sầm Sơn, Thanh Hóa bằng kinh phí từ quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” Bộ Quốc phòng và 01 nhà tại Đoan Hùng, Phú Thọ bằng nguồn kinh phí do cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động trong đơn vị đóng góp. Đây là hoạt động mang đầy ý nghĩa giáo dục truyền thống đối với cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động trong đơn vị nói riêng và đối với nhân dân các địa phương đơn vị xây tặng nhà tình nghĩa nói chung. Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” đã giúp nhiều gia đình chính sách cải thiện cuộc sống, vươn lên trong khó khăn, mất mát làm nên những “đóa hoa thơm cho đời” thực hiện lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”, tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” của gia đình cách mạng để xây dựng cuộc sống mới cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Bai chinh sach.TT LamĐại tá Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đại diện Đoàn thắp hương
tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn

Từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2012, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức cho Đoàn chính sách là thương binh, thân nhân liệt sĩ, các đồng chí công đoàn viên tiêu biểu có thời gian công tác từ 25 năm trở lên đi tham quan, học tập tại các tỉnh miền Trung. Đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9, Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Mười cô gái Ngã Ba Đồng Lộc. Nơi ấy đã diễn ra những trận đánh oanh liệt, những mất mát hy sinh to lớn của quân và dân ta và những đồng đội đã ngã xuống cho sự bình yên hôm nay. Đoàn đã lần lượt dâng hương tưởng niệm tại các nghĩa trang và Thành cổ Quảng Trị đồng thời tham gia đóng góp một phần kinh phí để sẻ chia, tôn tạo cảnh quan các khu di tích thể hiện những tình cảm tốt đẹp của từng thành viên trong đoàn tri ân và tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Trong những ngày tháng 7 linh thiêng này, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham dự lễ mít tinh của các địa phương kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ, hoà chung với phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” của cả nước đơn vị đã vận động và tổng hợp kết quả xây dựng quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” năm 2012 với sự tham gia của 100% cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động với tổng số tiền là 143.372.000 đồng, trích nộp lên trên theo quy định, số tiền còn lại để xây tặng 01 nhà tình nghĩa theo kế hoạch đã đề ra. Việc đóng góp mỗi người một ngày lương xây dựng quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” đã trở thành thông lệ hàng năm trong quân đội nói chung và đối với cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng nói riêng thể hiện tình chân thành của người chiến sỹ cận vệ bên Lăng Bác dành tặng các gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm đặc biệt này.

Bai chinh sach.TT KiemĐại tá Nguyễn Trọng Khánh – Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng, Đại tá Cao Đình Kiếm
– Chủ nhiệm Chính trị dự lễ khởi công xây nhà tình nghĩa tại Đoan Hùng, Phú Thọ

Cũng trong dịp này, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã tổ chức thăm hỏi các đồng chí thương binh, Chỉ huy Bộ Tư lệnh đã đến thăm các gia đình chính sách trong đơn vị, thắp hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại gia đình người có công, tổ chức thăm, tặng quà các đồng chí mắc bệnh hiểm nghèo, các đồng chí ốm phải điều trị tại bệnh xá và các bệnh viện.

Để có được cuộc sống thanh bình, mçi cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ công tác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn thấm nhuần và khắc sâu lời dạy: Đời đời ghi nhớ công ơn, sự hy sinh anh dũng của các thế hệ đàn anh đi trước, đã xả thân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc để xây dựng nên giang sơn gấm vóc hôm nay và nguyện gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp, những truyền thống quý báu của quân đội, của dân tộc, thành quả cách mạng mà các thế hệ người Việt Nam đã không tiếc máu xương vun đắp. Xin được thành kính tri ân với các Anh hùng liệt sỹ và những người có công với cách mạng nhân dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2012)!

Phạm Văn Lực
bqllang.gov.vn

Chủ tịch Hồ Chí Minh và “quan hệ đặc biệt” Việt Nam – Lào

“Việt – Lào hai nước chúng ta; tình sâu hơn nước Hồng Hà – Cửu Long” (Hồ Chí Minh).

Khi nói về mối quan hệ nghĩa tình giữa hai Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Lào, Bác Hồ kính yêu của chúng ta – Người đã dày công vun đắp cho mối quan hệ Việt – Lào đã nhấn mạnh, đó là mối “quan hệ đặc biệt”. Và đúng như vậy, để nói cho hết về mối “quan hệ đặc biệt” ấy cần phải ngược dòng lịch sử, để lịch sử chứng minh cái nghĩa, cái tình và tấm lòng thủy chung, son sắt, sát cánh bên nhau của hai Đảng, hai dân tộc Việt – Lào trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập cho dân tộc và cùng nhau xây dựng hòa bình, hướng tới tương lai hạnh phúc.

Chu tich HCM va quan hẹ VN-Lao

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn

Nền tảng của quan hệ Việt – Lào xuất phát từ quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước láng giềng gần gũi, cùng chung sống trên bán đảo Đông Dương. Mối quan hệ truyền thống ấy trở nên “đặc biệt” từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện (sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng của hai dân tộc Việt Nam và Lào, cùng sát cánh bên nhau chiến đấu chống kẻ thù chung, xây đắp nên tình đoàn kết keo sơn, thuỷ chung, son sắt Việt – Lào.

“Quan hệ đặc biệt” trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng quốc tế cao cả.

Là một người yêu nước và là một người cộng sản với tinh thần quốc tế cao cả, ngay từ năm 1921, khi đấu tranh cho phong trào giải phóng “các dân tộc thuộc địa”, lên án chế độ hà khắc của các nước đế quốc đối với các dân tộc bị áp bức, Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đứng lên tố cáo chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Người đã mô tả nỗi khổ cực của nhân dân hai nước Việt – Lào trong chế độ bắt phu đi làm tạp dịch, làm đường tại Đông Dương của Pháp: Chúng không hề phân biệt ai là Việt, ai là Lào, mà chỉ coi là dân Đông Dương thuộc Pháp; nếu trốn đi phu hay nổi dậy chống lại đều bị bắn chết, những ai ốm đau đều phải gửi xác lại nơi “rừng xanh núi đỏ”. Trên các đoạn đường xuyên Đông Dương đều có xác phu Việt bên cạnh xác phu Lào. Người viết: “Ở Luông Pha-băng nhiều phụ nữ nghèo khổ thảm thương phải mang xiềng đi quét đường chỉ vì một tội không nộp nổi thuế”. Những tiếng nói đanh thép của Nguyễn Ái Quốc trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã lột tả được cái tận cùng của sự tàn ác, vô lương tâm của chủ nghĩa đế quốc, lột tả nỗi đau đớn của những dân tộc bị áp bức và bị buộc làm nô lệ trong chế độ thực dân.

Trong những năm đầu thành lập Đảng và trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng hai nước Việt – Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi mối quan hệ đoàn kết Việt – Lào vừa là nghĩa vụ quốc tế, vừa là lợi ích sống còn của mỗi nước. Tại Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định đường lối cách mạng của ba nước Đông Dương và khẳng định: Ba nước Đông Dương cần phải đoàn kết chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc… Sau Hội nghị, thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số đảng viên của Đảng từ Việt Nam và Thái Lan đã sang hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở Lào, các Chi bộ cộng sản sau đó đã được thành lập ở Sa-va-na-khet, Tha-khek và Viêng Chăn. Tháng 9 năm 1934, Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được thành lập tại Lào, chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng Lào. Kể từ đó, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân hai nước ngày càng phát triển trong tình đoàn kết chiến đấu, tạo nên sức mạnh chung để cùng tiến hành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám (Cách mạng Lào cũng đồng thời thắng lợi vào tháng 8 năm 1945), giành độc lập cho nhân dân.

“Quan hệ đặc biệt” trên tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, coi trọng quyền dân tộc tự quyết cũng như tính độc lập, tự chủ cách mạng của mỗi nước.

Hiểu rõ về tầm quan trọng của mối quan hệ Việt – Lào trong sự nghiệp cách mạng của hai nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn: “Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào” và “Ta phải nhận thức rõ rằng, hai dân tộc anh em Miên, Lào được giải phóng, thì nước ta mới được giải phóng thực sự và hoàn toàn”. Để từ đó, với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cử hàng chục vạn con em yêu quý của mình sang công tác và phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng, liệt sỹ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc. Cũng với tình cảm đặc biệt ấy, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất của mình cho Việt Nam mở tuyến đường vận tải chiến lược cho chiến trường miền Nam (Đường Hồ Chí Minh) và với ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, lớp lớp các đoàn quân lên đường ra trận cùng nhân dân chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thắng lợi quyết định ấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn và lập nên nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ngày 2-12-1975. Khi nhận định về ý nghĩa thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào khẳng định “Do mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ba nước Lào, Việt Nam, Căm-pu-chia và với tính chất Đông Dương là một chiến trường, thời cơ khách quan do thắng lợi hoàn toàn của nhân dân hai nước anh em đem lại, nhất là của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cách mạng nước ta (Lào)”. Điều thần kỳ lịch sử đó còn phải kể đến một trong những nguyên nhân cơ bản là hai Đảng đã lãnh đạo nhân dân hai nước luôn trân trọng và biết phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào.

Thực tế lịch sử cho thấy, quan hệ đặc biệt Việt – Lào là kết quả của việc vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam và Lào, là sản phẩm của việc kết hợp đúng đắn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong khi giải quyết đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, đề cao tình đoàn kết, sự ủng hộ và tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng quyền dân tộc tự quyết cũng như tính độc lập, tự chủ cách mạng của mỗi nước. Theo Người “kháng chiến Việt – Miên – Lào là chung của chúng ta, là bổn phận của chúng ta. Việt Nam kháng chiến có thành công thì kháng chiến Miên, Lào mới thắng lợi và kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi”. Người khẳng định “Chính phủ, mặt trận và nhân dân Việt Nam ra sức hết lòng, thành thực giúp đỡ mặt trận nhân dân Lào, Miên một cách không có điều kiện”; “Mà giúp nước bạn tức là tự giúp mình” nên “phải ra sức giúp đỡ một cách tích cực, thiết thực hơn”. Trong quá trình giúp cách mạng Lào, Người chỉ rõ, khi giúp bạn, phải nắm vững nguyên tắc dân tộc tự quyết. Việc gì cũng phải đựơc Đảng và nhân dân Lào đồng ý rồi mới làm. Bởi vì, người làm nên lịch sử Lào không ai khác chính là nhân dân Lào, cách mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy, sự nghiệp cách mạng Lào phải do Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo. Tại Hội nghị Trung ương III (khóa II), Hồ Chủ tịch nêu rõ: “cho đến nay chúng ta phải cố gắng giúp đỡ hơn nữa” và cũng từ đó, nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Lào ngày càng được tăng cường, quan hệ đoàn kết Việt – Lào càng thêm gắn bó, mật thiết.

Theo thời gian, mối “quan hệ đặc biệt” Việt – Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp ngày càng được tăng cường và phát triển, trở thành động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt từ khi hai nước thực hiện công cuộc đổi mới với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với truyền thống tốt đẹp của mối “quan hệ đặc biệt” và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường, mở rộng và giành được những thắng lợi to lớn. Đó cũng là thành quả được kết tinh từ lịch sử, từ sứ mệnh mà hai Đảng, hai dân tộc đã chung sức, chung lòng, chung vai gánh vác qua những chặng đường đầy khó khăn, gian khổ của cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng đất nước./.

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng
Huyền Trang (st)
bqllang.gov.vn

Bệnh binh 23 năm chăm Cây đa Bác Hồ

Bước từng bước khó nhọc bằng đôi chân tật nguyền, trong suốt 23 năm qua, ngày nào cũng vậy, dù là nắng cháy, mưa phùn hay gió rét,… người bệnh binh già ấy vẫn cố gắng làm tròn bổn phận của mình – chăm sóc Cây đa cuối cùng Bác trồng.

Một nạn nhân của chiến tranh

Ông tên là Trần Hữu Hào, 64 tuổi, ngụ tại xóm 1, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội. Năm 1968, ông tham gia kháng chiến chống Mỹ và được điều vào chiến trường Thừa Thiên Huế đảm nhiệm công tác hậu cần.

Vào mùa mưa, lương thực khan hiếm, trong những chuyến đi xuyên qua các khu rừng trụi lá sang nước bạn Lào xin trợ cấp lương thực cứu đói cho bộ đội, ông đã bị nhiễm chất độc đi-ô-xin lúc nào không hay.

Những tưởng mình là một trong những người may mắn sống sót sau cuộc chiến, nhưng ông không thể ngờ rằng, đó là sự khởi đầu cho những chuỗi ngày mà cơ thể mình và người thân bị thứ chất độc quái ác mang tên da cam hành hạ.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, năm 1975, ông Hào được xuất ngũ. Về quê, ông kết hôn với bà Phan Thị Lý – người cùng quê. Bốn đứa con của ông là Trần Thị Anh, Trần Trung Kiên, Trần Văn Giá, Trần Quang Hiển lần lượt trào đời.

Nhưng buồn thay, khi vừa sinh ra, người chị cả Trần Thị Anh đã mang trên mình cánh tay trái bị liệt. Vợ chồng ông hết lòng chạy chữa cho con, nhưng không thể thay đổi được điều gì.

Năm Trần Thị Anh lên 8, cơ thể ông Hào xuất hiện những cơn đau nhức ở các khớp xương. Trong đó, nặng nhất là khớp đầu gối. Những cơn đau mỗi ngày một nhiều và nặng hơn, ông phải đến Bệnh viện Bạch Mai khám bệnh. Các bác sỹ cho biết, ông đã bị nhiễm chất độc đi-ô-xin và điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thần kinh toàn thân.

Sau đó, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đã chứng nhận ông là bệnh binh mất sức 81%. Giờ đây, ông Hào phải bước đi khó nhọc.

Sự tích cây đa Bác Hồ

Ông Hào cho biết: ngày 16/2/1969 (tức ngày mồng 1 Tết Kỷ Dậu), UBND xã Vật Lại tiến hành trồng cây bạch đàn phủ xanh đồi Đồng Váng. Sáng hôm ấy, sau khi thăm bộ đội Quân chủng Phòng không – Không quân ở Bạch Mai, Bác phải lên Vĩnh Phú công tác. Biết được nhân dân xã Vật Lại đang triển khai tết trồng cây, Bác đã đến thăm, chúc tết đồng bào và không quên trồng một cây đa lưu niệm.

Sau này, nhân dân xã Vật Lại vẫn thường gọi cây đa ấy với cái tên vô cùng ý nghĩa: Cây đa Bác Hồ.

thuong binh - cay da BH 1Ông Trần Hữu Hào

Trồng cây xong, Bác căn dặn mọi người phải cố gắng trồng cây nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa, vì trồng cây có nhiều điều lợi, lợi trước mắt và lợi lâu dài. Trồng cây rồi phải chăm sóc, bảo vệ cho tốt. Trồng cây nào phải sống cây đó.

Tại đây, nhiều vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng đến thăm và trồng cây lưu niệm cạnh Cây đa Bác trồng như đồng chí Trường Trinh (năm 1980); đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hữu Thọ (năm 1983) và đồng chí Nguyễn Văn Linh (năm 1990)…

Năm 2004, đồi Đồng Váng vinh đự được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp giấy chứng nhận làDi tích lịch sử quốc gia.

“Tôi làm vì tôi thấy hạnh phúc”

Ông Hào kể lại: năm 1988, ông được Ủy ban nhân dân xã Vật Lại giao việc trông giữ toàn bộ khu đồi này với diện tích khoảng 10 ha trong thời hạn 50 năm. Mặt khác, ông Hào được phép cắt tỉa những cành cây phát triển thừa và cây bụi làm củi. Ngày ấy, cây đa Bác trồng vẫn còn nhỏ, cao khoảng 3,5 – 4 mét, đường kính gốc là 25cm.

Dẫn tôi tham quan khu đồi, ông Hào chỉ tay vào hàng trăm gốc cây thông, tràm cao khoảng trên dưới chục mét (thấp hơn những cây xung quanh) và khoe: “Nó là của tôi đấy. Hai mươi năm trước, tôi đã mạnh dạn lên Hạt Kiểm lâm huyện xin những giống cây này về trồng. Bao nhiêu công sức của gia đình  đổ vào đây trong mấy chục năm mới được như thế này đấy chú ạ”.

Mỗi khi trái gió trở trời, những khớp xương của ông lại phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Đau như có ai đó đang cầm búa đập vậy. Thế nhưng, bằng tình yêu thiên nhiên, yêu rừng và yêu Cây đa Bác trồng, nằm trên giường nhưng ông cứ ngay ngáy một nỗi lo, không biết Cây đa của Bác sao rồi? Liệu có ai đó vào chặt trộm cây cối không? Vì thế, ông lại dồn hết sức bình sinh của mình để ngồi dậy và đi bộ ra đồi trông nom.

Ông Hào là người chứng kiến sự lớn lên từng ngày của Cây đa. Ông cũng chính là người chăm sóc cho Cây đa bằng tấm lòng chân thành nhất. Từ việc tưới nước, bón phân đến việc cắt tỉa cành lá, uốn nắn từng chiếc rễ đâm từ thân xuống đất…

Bây giờ, thân Cây đa đã to bằng sải tay của hơn 2 người trưởng thành cộng lại, tỏa bóng mát lan tỏa một vùng rộng xung quanh.

thuong binh - cay da BH 2Khó nhọc bằng đôi chân tật nguyền, trong suốt 23 năm qua, ngày nào cũng vậy, dù là nắng cháy, mưa phùn hay gió rét,… người bệnh binh già ấy vẫn cố gắng làm tròn bổn phận của mình – chăm sóc Cây đa cuối cùng Bác trồng.

Ông tâm sự: “Nếu vì mục đích vụ lợi từ công việc này thì tôi sẽ không bao giờ làm. Tôi làm vì tôi cảm thấy hạnh phúc. Ít ra, một nạn nhân nhiễm chất độc da cam như tôi vẫn có thể làm những việc có ích cho môi trường sống của con người”.

Trước đây, vì không có tường ngăn bảo vệ nên có nhiều trẻ em, thanh niên vào rừng chặt củi, hái quả dại ăn rồi nghịch ngợm leo trèo, phá phách cây cối. Thậm chí, bọn nghiện hút cũng lân la đến để tiêm chích rồi dùng mũi kim tiêm khắc hình bậy bạ lên thân. May mà ông Hào cùng các con phát hiện và kịp thời ngăn cản những hành vi xấu đó.

Năm 2009, nhà nước đầu tư 2,9 tỉ đồng xây dựng hệ thống tường rào xung quanh khu đồi với chiều dài 1650 mét và làm đường nhựa từ cổng đồi vào Cây đa Bác Hồ. Từ đó, công việc bảo vệ khu đồi được thuận tiện hơn, nhưng không lúc nào ông Hào và các con lơ là nhiệm vụ trông giữ đồi.

Nhìn toàn bộ khu rừng 10 ha rợp bóng cây xanh không một gốc cây bị chặt phá, Cây đa Bác trồng ngày càng vươn những cành lá sum suê lên bầu trời cao rộng… tôi mới hiểu ra rằng, khi con người ta cái tâm chân thành, hết lòng vì công việc thì tật nguyền cũng biến thành sức mạnh.

Theo Phùng Minh Phúc/ tin247.com
Kim Yến
(st)

Hồ Chí Minh với cách mạng Lào

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, hai dân tộc láng giềng anh em Lào và Việt Nam cùng chung một kẻ thù và có chung một nguyện vọng thiết tha là sống trong hòa bình, độc lập và hữu nghị. Xét về lịch sử, Lào và Việt Nam có nhiều nét tương đồng, cùng sống trong một khu vực, cùng chung dãy núi Trường Sơn, cùng uống nước một dòng sông. Hai dân tộc Lào và Việt Nam nương nhờ vào nhau, giúp đỡ nhau như hai anh em ruột. Mối quan hệ láng giềng anh em đó bao giờ cũng thiết tha tình nghĩa và trong sáng tạo thành truyền thống quý báu, tạo thành sức mạnh và là nhân tố góp phần tạo nên thắng lợi của hai nước Lào và Việt Nam, điều này được các nhà lãnh đạo hai nước đánh giá và khẳng định.

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi chúng ta càng biết ơn và kính trọng Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, luôn quan tâm sâu sắc vấn đề giúp đỡ xây dựng, phát triển lực lượng, phát huy tinh thần độc lập tự chủ của cách mạng Lào, Người luôn là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường cho các thế hệ người Việt Nam cũng như nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp cách mạng của mỗi nước.

Nhìn lại lịch sử của hai dân tộc Lào và Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ: Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã xâm lược các nước Đông Dương Lào, Việt Nam và Campuchia. Như vậy, dưới ách thống trị của bọn thực dân, đất nước mất quyền độc lập, dân chủ, tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác và phá hoại.

Mặc dù, nhân dân ba nước Đông Dương bị đàn áp dã man, nhưng với tinh thần yêu nước cao cả, lòng căm thù giặc sâu sắc, nhân dân ba nước đã tiến hành cuộc đấu tranh kiên cường, dũng cảm. Ở Lào và Việt Nam cũng không ít liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước. Chẳng hạn: Phong trào của ông Kẹoông Cômmạđăm, phong trào của Chạuphạ Pắtachay, Phò Kạđuột,… Các phong trào này đều có sự kết hợp với cuộc nổi dậy của người dân ở Tây Nguyên và Tây Bắc Việt Nam. Mặc dù các phong trào đấu tranh của nhân dân hai nước tiến hành một cách tự phát nhưng cùng bản chất là chiến đấu chống quân xâm lược để giành lại độc lập cho đất nước của dân tộc Lào và Việt Nam.

Trên hành trình tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với lòng yêu nước nồng nàn đã từng bước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp cận tư tưởng giải phóng của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Từ thực tế tình hình trong nước và các nước Đông Dương lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đường lối cứu nước, Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản1. Như vậy, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930 do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã trở thành điểm khởi xướng, bước ngoặt trong tình đoàn kết và hợp tác giữa hai dân tộc, hai nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chính tình đoàn kết thân ái là điều kiện căn bản cho cuộc thắng lợi của cách mạng hai nước. Người khẳng định: Thắng lợi của nhân dân Lào cũng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Cũng như cố Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản luôn quan tâm nhắc nhở cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và nhân dân các bộ tộc Lào phải giữ gìn tình đoàn kết, mối quan hệ thiết tha, tình nghĩa trong sáng thủy chung với mối tình thân ái thắm thiết mà các nhà lãnh đạo hai nước xây đắp. Trong hội nghị rút kinh nghiệm công tác tác chiến tại Lào ngày 21-9-1965 Chủ tịch nói: Nhìn lại lịch sử hai mươi năm đấu tranh vừa qua, bất kể trong hoàn cảnh nào, ở đâu, hai anh em Lào và Việt Nam chúng ta cũng luôn luôn sống chết có nhau, cùng nhau làm cách mạng. Thắng lợi của cách mạng Lào là thắng lợi chung của chúng ta. Hai anh em chúng ta đồng cam cộng khổ, bát cơm chia đôi, cọng rau bẻ nửa, sướng khổ có nhau, quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta là quan hệ đặc biệt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc về vấn đề giúp đỡ xây dựng và phát triển lực lượng, phát huy tinh thần độc lập tự chủ của cách mạng Lào, coi giúp đỡ Lào vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ và coi đây là một nội dung quan trọng nhất của tình đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt – Lào. Nhân dân Lào cũng như nhân dân Việt Nam từ hoàn cảnh mất nước, chịu cảnh nô lệ, không được bình đẳng trong mọi lĩnh vực. Người còn khẳng định “Thắng lợi của nhân dân Lào cũng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam”2Trong lần gặp làm việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản vị lãnh đạo kính yêu – người con yêu quý của nhân dân các bộ tộc Lào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Người Việt Nam cũng như người Lào có nhu cầu cấp bách là phải đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp để cứu nước. Người Lào cần phải thành lập tổ chức người Lào kháng chiến, phải gây dựng cơ sở cách mạng trong nước, phải xây dựng lực lượng vũ trang là một trong những vấn đề quan trọng nhất.

Với sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, cách mạng của hai nước đã từng bước giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành công đã tác động và tạo cơ hội thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa tuyên bố độc lập của nhân dân Lào cho thế giới biết vào ngày 12-10-1945.

Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm và tàn bạo nhất của nhân dân Lào và Việt Nam cũng như của nhân dân yêu chuộng hòa bình và độc lập dân tộc trên thế giới. Đế quốc Mỹ có lực lượng quân đội thiện chiến, có vũ khí hiện đại, có âm mưu nham hiểm, xảo quyệt. Vì vậy, cuộc đấu tranh để giành thắng lợi của nhân dân Lào và Việt Nam đã trở thành sự nghiệp khó khăn, quyết liệt buộc nhân dân hai nước phải tiếp tục đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau chặt chẽ hơn nữa, đi vào chiều sâu và toàn diện vì sự sống còn của hai dân tộc, hai nước.

Thấy được trách nhiệm lịch sử đó, nhân dân hai dân tộc Lào – Việt Nam ngày càng tăng cường tình đoàn kết chiến đấu chặt chẽ, toàn diện và đa dạng hơn. Trên cương vị là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự tín nhiệm của những người cách mạng và nhân dân các bộ tộc Lào, Chủ tịch đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào. Năm 1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đội xung phong vùng Lao Nửa với nội dung: “Việc thành lập khu căn cứ Lào độc lập là nhiệm vụ cấp bách; Ban lãnh đạo đội xung phong vùng Lao Nửa phải cố gắng xây dựng cơ sở nhân dân ở vùng địch tạm chiếm cho bằng được. Tôi xin chúc Ban lãnh đạo hãy nhanh chóng thành lập khu giải phóng dân tộc”. Như vậy, ngày 20-0l-1949 đã đi vào lịch sử của cách mạng Lào, đội Lạtsạvông đã được thành lập và trở thành lực lượng vũ trang cách mạng và đây là tiền thân của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay. Sự ra đời của đội Lạtsạvông là sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của cách mạng Lào. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao nghĩa vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng Lào, coi đó vừa là trách nhiệm quốc tế, vừa là tự bảo vệ cách mạng Việt Nam. Người còn khẳng định trách nhiệm của cách mạng Việt Nam đối với việc giúp đỡ cách mạng Lào là “phải đề cao tinh thần hy sinh quốc tế”3. Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy, tinh thần hy sinh quốc tế đó với sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, vì sự sống còn của lực lượng quân đội hai nước trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển vùng giải phóng của Lào cũng là một chiến trường quyết liệt, góp phần đấu tranh tiêu diệt kẻ thù, phân chia và hạn chế lực lượng của địch; với tinh thần hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam, đã làm cho cách mạng Lào giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ví dụ: Chiến dịch Luổng Nậm Thà năm 1962; Chiến dịch Nậm Bạc, Phả Thi năm 1968; Chiến dịch Cụkiệt năm 1969… Các cuộc chiến đó đã thể hiện mối quan hệ, tình đoàn kết, sự hy sinh xương máu trong cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Mối tình đó được các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng sáng lập, giữ gìn, vun đắp ngày càng tốt đẹp như câu thơ của Bác Hồ ca ngợi tháng 3-1963 rằng:

”Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng  lội, mấy đèo cũng  qua.

Việt Lào, hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”4.

Chủ tịch Hồ chí Minh còn đánh giá: Sự nghiệp cách mạng của hai dân tộc Việt Nam – Lào đặc biệt gắn liền và ảnh hưởng lẫn nhau. Cách mạng Lào không thể tách rời sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và Cách mạng Việt Nam cũng không thể tách rời sự giúp đỡ của cách mạng Lào.

Như vậy, từ đầu năm 1951 tại Đại hội II, Đảng Cộng sản Đông Dương Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: ”Ở Lào cố gắng thành lập Đảng cách mạng, sau đó củng cố Đảng để Đảng có khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng ở Lào, về phần Việt Nam luôn sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ các đồng chí Lào”. Cho nên từ năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong muốn Lào có một chính Đảng để lãnh đạo cách mạng Lào giành độc lập dân tộc. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xuất việc đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam và tạo thành tiền đề cho Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập để lãnh đạo cách mạng Lào. Ngày 22-3-1955, với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Lào đã chính thức ra đời do Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn sáng lập và trực tiếp lãnh đạo. Với tư cách là Tổng Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã kết hợp chặt chẽ với Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng mối quan hệ, tình đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam để Đông Dương trở thành chiến hào chung trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Như Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản từng nói: Số phận đã gắn bó hai nước chúng ta, nhân dân Lào sẽ làm hết sức mình để góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân Việt Nam anh em. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhắc nhở rằng: Giúp đỡ bạn để bạn trưởng thành, không làm thay bạn. Đây là mục tiêu rất quan trọng được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại. Tư tưởng của Người là luôn tôn trọng độc lập dân tộc, quyền tự chủ của các bộ tộc Lào, giúp đỡ quốc tế đối với bạn Lào là vô cùng trong sáng, thủy chung, không tiếc xương máu và vật chất, giúp bạn phải làm sao cho bạn càng tin tưởng ở bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản khẳng định “Tư tưởng và tình cảm của Bác Hồ là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ sức mạnh đoàn kết đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi. Từ ngày cách mạng Lào còn trứng nước cho đến lúc đã trưởng thành, Bác Hồ luôn luôn quan tâm dẫn đường chỉ lối”.

Vì vậy, với sự giúp đỡ của Việt Nam, cách mạng Lào đã thu được thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ việc giành độc lập dân tộc trọn vẹn từ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đến việc xây dựng một nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào phồn vinh. Cho đến nay với cách mạng Lào, với nhân dân các bộ tộc Lào, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống động, là kim chỉ nam, là ánh sáng ngời ánh hào quang, tỏa sáng hôm qua, hôm nay, mãi mãi về sau và được hai Đảng, hai Nhà nước vận dụng vào cuộc cách mạng trong từng giai đoạn nhất định để tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính yêu gây dựng và vun đắp được phát huy và bảo vệ bằng sự hy sinh máu thịt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hai nước từ nhiều thế hệ đã và đang được củng cố và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là động lực, là quy luật của sự tồn tại và phát triển, là yếu tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước chúng ta, là tài sản quý báu của nhân dân hai nước để muôn đời con cháu chúng ta kế tục mãi mãi.

Một lần nữa chúng tôi khẳng định rằng sẽ tiếp tục hợp tác với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em, sẽ làm hết sức mình để bảo vệ và phát huy quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện của hai nước. Đó chính là thể hiện lòng trung thành và tình cảm của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính yêu, người đã gây dựng, vun đắp và giáo dục bồi dưỡng, chúng ta nâng niu mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt hiếm có này. Mối quan hệ ấy sẽ kết trái đẹp tươi bội phần và trở thành tài sản vô giá không phai mờ, để lại cho con cháu chúng ta tiếp tục kế thừa và gìn giữ.

___________

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.9, tr.314.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.6, tr.514.

3. Kho Lưu trữ Trung ương: Phông Ban Chấp hành Trung ương khoá III, ĐVBQ 140.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.11, tr.44.

GS, TS. Kikẹo Khàykhamphithun
Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị và hành chính quốc gia Lào
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản
Huyền Trang (st)
cpv.org.vn

 

 

 

Thương binh, liệt sỹ trong tư tưởng và tình cảm của Bác Hồ

Trong thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc (ngày 27 tháng 7 năm 1947), Người viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta?  Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh”.

Tam long bac voi thuong binhNgười đầu đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ tới đặt vòng hoa ở Đài liệt sỹ

Tư tưởng, tình cảm đó của Người lại được thể hiện trong lời kêu gọi, nhân ngày 27 tháng 7 năm 1948: “Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe doạ tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe doạ cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con của nhân dân ta.

Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết tâm đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào.

Họ quyết hy sinh gia đình và tài sản họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào.

Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống.

Họ là những chiến sĩ anh dũng của chúng ta.

Trong đó có người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận, có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ…”

Trải qua hàng chục năm ròng chiến đấu cho lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Đảng và Bác Hồ đã chỉ ra, hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh cả cuộc đời mình, hàng chục vạn người đã cống hiến một phần thân thể của mình, những mất mát ấy không thể bù đắp được. Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Người viết: Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Cho nên đối với “những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”, và Người giải thích: “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại”.

Với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Bác Hồ đã đề ra phương châm thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ thật rõ ràng, phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc và hoàn cảnh của đất nước: “đồng bào sẵn sàng giúp đỡ, Chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm thì anh em nhất định dần dần tự túc được.”

Thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, ngày 16 tháng 2 năm 1947, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 20/SL ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Người cũng đồng ý chọn ngày 27 tháng 7 làm Ngày Thương binh toàn quốc, là dịp để đồng bào “tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh”. Người còn thường xuyên viết thư thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, nhắc nhở trách nhiệm và động viên, biểu dương các địa phương, các đơn vị và cá nhân đã hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.

Tháng 11 năm 1946, trong thư gửi các địa phương, Người viết:

“Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến.

Tôi gửi lời chào thân ái cho các gia đình liệt sĩ đó và tôi nhận các con liệt sĩ làm con nuôi của tôi…”

Tháng 2 năm 1948, Người gửi thư dặn dò các cháu nhi đồng phát động công tác Trần Quốc Toản, với những tình cảm thiết tha:

“… 2. Bác không phải mong các cháu tổ chức những “Đội Trần Quốc Toản” để đánh giặc và lập nhiều chiến công, nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến, bằng cách giúp đỡ đồng bào.

3. Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội, giúp nhau học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào.

Trước thì giúp các nhà chiến sĩ, các thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ: quét nhà, gánh nước, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ quốc ngữ…

Đội này thi đua với đội khác. Mỗi tháng một lần, các đội báo cáo cho Bác biết. Đội nào giỏi hơn, Bác sẽ gửi giấy khen”.

Tháng 7 năm 1951, Người phát động phong trào “Đón thương binh về làng” với nội dung cụ thể“Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tuỳ theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp một thời gian. Không phải giúp bằng cách góp gạo nuôi thương binh, nhưng giúp bằng cách này:

1. Mỗi xã trích một phần ruộng công, nếu không có ruộng công thì mượn ruộng của những đồng bào có hằng tâm, hằng sản, nếu không mượn được ruộng thì chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã chung sức phát vỡ một số đất mới để giúp thương binh.

2. Chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã tổ chức việc cày cấy, chăm nom, gặt hái những ruộng đất ấy. Hoa lợi để nuôi thương binh.

3. Tuỳ theo số ruộng đất trích được, mượn hoặc khai khẩn được, mà đón nhiều người hoặc ít người thương binh về xã. Anh em thương binh sẽ tuỳ sức mà làm những công việc nhẹ, như học may, đan lát, hớt tóc hoặc giúp việc phòng giấy, việc bình dân học vụ trong làng….

Kế hoạch tỉ mỉ sẽ do Chính phủ cùng Mặt trận Liên Việt định sau.

Với lòng hăng hái và cố gắng của đồng bào, với sự nỗ lực của cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương, tôi tin chắc rằng công việc đón anh em thương binh về làng sẽ có kết quả tối đẹp”.

Và trong dịp Đảng, Chính phủ về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, Người đã dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ tới đặt vòng hoa ở Đài liệt sỹ. Trong diễn từ tại buổi lễ, Người viết:

“Hỡi các liệt sỹ.

Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc.

Tôi thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sỹ.

Một nén hương thanh.

Vài lời an ủi”.

Cảm động biết bao khi một vị Chủ tịch nước, hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sĩ lại gửi thư cùng một tháng lương của mình, kèm đó, khi thì một bữa ăn, khi thì một món quà (do đồng bào gửi biếu) để tặng anh em thương binh.

Với quan điểm khoa học và đầy tinh thần lạc quan “tàn nhưng không phế”, Bác khuyên anh em thương binh: “Khi đã khôi phục sức khoẻ phải hăng hái tham gia công tác sản xuất để trở nên người công dân kiểu mẫu. Bác chúc các gia đinh liệt sỹ trở thành những “gia đình cách mạng gương mẫu”.

Đã 55 trôi qua kể từ Ngày Thương binh – Liệt sỹ đầu tiên ấy. Mỗi năm, cứ đến ngày 27 tháng 7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác – Người cha già của dân tộc và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người.

Với sự mở đầu của Sắc lệnh số 20/SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sỹ, qua từng thời kỳ cách mạng được bổ sung, sửa đổi cả về đối tượng, tiêu chuẩn và các nội dung ưu đãi; đến nay chính sách thương binh, liệt sĩ đã phát triển thành hai Pháp lệnh: Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.

Từ An dưỡng đường số 1 được thành lập tháng 6 năm 1947 tại xã Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (cơ sở nuôi dưỡng thương binh) và một bộ phận làm chân tay giả ra đời ở vùng tự do trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, hệ thống cơ sở sự nghiệp của ngành được mở rộng ở nhiều tỉnh phía Bắc. Trong thời kỳ cả nước bước vào cuộc trường chinh chống Mỹ, cả nước đã có hàng trăm cơ sở sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương, với những trang thiết bị được đổi mới, phục vụ kịp thời cho việc phục hồi chức năng, nuôi dưỡng, đào tạo, dạy nghề và tổ chức sản xuất cho thương binh, thân nhân liệt sỹ.

Kế thừa đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” “Giúp binh sĩ bị thương”, từ những việc làm “Hiếu nghĩa bác ái” theo lời kêu gọi của Bác Hồ trong những ngày đầu cuộc kháng chiến “9 năm” đến những “hũ gạo tình nghĩa, con gà tình nghĩa, thửa ruộng tình nghĩa” trong thời kỳ cả nước “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đến nay phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ đã phát triển thành 5 chương trình của thời kỳ đổi mới. Phong trào “vườn cây tình nghĩa”, “ao cá tình nghĩa”…. được nảy nở từ ngay các thôn bản, làng xã, chương trình xây dựng, quản lý, sử dụng thống nhất Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” (Theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) được thể chế hoá theo Nghị định 91/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã làm cho công tác thương binh liệt sỹ mang tính xã hội hoá cao.

Theo lời Bác dạy: “tàn nhưng không phế”, tiếp nhận những ưu đãi từ chính sách của Nhà nước và sự tiếp sức của cộng đồng anh chị em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ đã phát huy truyền thống, năng lực, sở trường của mình trong hoàn cảnh mới để xứng đáng là những “Công dân kiểu mẫu”, những “Gia đình cách mạng gương mẫu”. Nhiều người trong số đó đã trở thành những nhà khoa học xuất sắc, thành những người làm ăn giỏi hoặc đang đảm đương những trọng trách là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở nhiều lĩnh vực từ Trung ương đến cơ sở, một số đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Những thành tựu nói trên không chỉ góp phần ổn định và nâng cao mức sống của thương binh, gia đình liệt sỹ mà còn góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, có tác dụng giáo dục toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều có ý nghĩa hết sức quan trọng là tự những kết quả của những năm thực hiện chính sách ưu đãi và chăm sóc thương binh, liệt sĩ, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học để đẩy mạnh toàn diện công tác này, nhằm đạt mục tiêu mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu ra: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân đối tượng chính sách tự vươn lên”. Đó cũng là điều mong ước của Bác trong thư Người gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh (tháng 7 năm 1951) là làm cho thương binh, gia đình liệt sỹ được “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có dịp tham gia hoạt động ích lợi cho xã hội”./

Theo uongnuocnhonguon.vn
Phương Thúy (st).
bqllang.gov.vn

Đoàn đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm báo công dâng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân và Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm lần thứ XIII, sáng ngày 19 tháng 6 năm 2012, đoàn đại biểu gồm 180 đoàn viên thanh niên tiêu biểu đại diện cho hơn 1300 đoàn viên thanh niên của Tổng cục đã đến trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh báo công dâng Người kết quả đã đạt được trong những năm qua.

Tong cuc canh sat phong chong toi pham 2012

Đoàn đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng và tổ chức Đoàn cấp trên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống luôn được các tổ chức Đoàn trong Tổng cục quan tâm với nhiều nội dung phong phú, thiết thực gắn với hoạt động thực tiễn của đơn vị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, lòng trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần nhiệt huyết, dũng cảm trong thực hiện nhiệm vụ cho đoàn viên thanh niên.

Phát huy tốt vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên, Tổng cục đã triển khai nhiều đợt thi đua cao điểm nhằm tấn công, trấn áp tội phạm bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện lớn của đất nước nhân dịp Tết Nguyên đán, Đại hội Đảng, các kỳ họp Quốc hội… Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “Thanh niên CAND học tập 6 điều Bác dạy –  Xung kích, sáng tạo, tình nguyện, lập công vì an ninh Tổ quốc”, “ Tuổi trẻ Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm văn hoá, kỷ cương, trách nhiệm”, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh: Xây dựng nếp sống văn hoá , vì nhân dân phục vụ”. Ban Chấp hành Đoàn đã trực tiếp dự thảo và tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo Bộ Công an và Trung ương Đoàn tiến hành ký kết Nghị quyết liên tịch về “Phối hợp hành động phòng chống ma tuý trong thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015”, qua đó bước đầu đã góp phần vào việc giáo dục, tuyên truyền hơn nữa tác hại của tệ nạn ma tuý, có tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên.

Trong nhiệm kỳ qua, Đoàn Thanh niên Tổng cục đã tổ chức nhiều các hoạt động chung sức cùng cộng đồng đền ơn, đáp nghĩa tiêu biểu như: Chiến dịch tình nguyện hè năm 2008 tại Quảng Trị và hoạt động tình nghĩa tại nước CHDCND Lào; Chiến dịch tình nguyện hè năm 2009 do Đoàn Thanh niên Tổng cục chủ trì phối hợp với các đơn vị khác đã huy động được với tổng giá trị quà tặng hơn 2 tỷ đồng; chủ trì và phối hợp với Đoàn Thanh niên thuộc Bộ Tổng Tham mưu – Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức Hành trình chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương hè 2011 tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi … Thông qua các phong trào, các đồng chí đoàn viên thanh niên đã thực sự trưởng thành, chín chắn trong suy nghĩ và có trách nhiệm trong hành động để thêm yêu quê hương đất nước, son sắc niềm tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, yêu ngành, mến nghề, không ngại gian khổ để cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Kết thúc buổi lễ, đồng chí Dương Thị Thanh Huyền – Uỷ viên Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm thay mặt cho toàn thể đoàn viên thanh niên Tổng cục xin hứa với Bác sẽ tiếp tục đoàn kết, không ngừng tu dưỡng, học tập, rèn luyện về mọi mặt, hăng hái thi đua lập công xuất sắc vì sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, của Bác và của nhân dân đã giành cho thanh niên nói chung và thanh niên Tổng cục nói riêng, xứng đáng với truyền thống anh hùng mà bao thế hệ cán bộ, chiến sỹ lực lượng cảnh sát đã dày công xây dựng./.

Duy Chính
bqllang.gov.vn

Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an báo công dâng Bác tại Khu Di tích K9

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 – 20/7/2012), ngày 10 tháng 7 năm 2012, tại Khu Di tích K9, 68 cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu đại diện cho trên 2 ngàn cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã tổ chức lễ báo công dâng Bác. Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng đến dự và chủ trì buổi lễ.

 Canh sat moi truong bao congCục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an báo công dâng Bác

Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, ngày 29 tháng 11 năm 2006 lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường được thành lập, đây là lực lượng nòng cốt thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Sau khi được thành lập, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã nhanh chóng ổn định, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lập nhiều chiến công tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành Cảnh sát về môi trường. Tính từ khi thành lập đến nay, đơn vị đã phát hiện, điều tra, khám phá được 18.400 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó có trên 700 vụ vi phạm pháp luật phức tạp, nghiêm trọng; chuyển cơ quan điều tra khởi tố 550 vụ; xử phạt hành chính và truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền phí môi trường cho Nhà nước và nhân dân, được quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh.

Với những thành tích đóng góp đó, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhì, 4 năm liên tục được Bộ Công an tặng Cờ đơn vị xuất sắc (2008 -2011) và nhiều Bằng khen, Giấy khen của lãnh đạo các cấp.

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường hứa sẽ không ngừng học tập và làm theo 6 điều Bác dạy Công an nhân dân: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”. Nêu cao truyền thống “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”, tận tụy trong công việc; xây dựng lực lượng Cảnh sát về môi trường ngày càng trưởng thành vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hải Tiếp
bqllang.gov.vn

Lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an thành phố Hà Nội tổ chức lễ báo công dâng Bác

Sáng ngày 15/7/2012, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh Cảnh sát nhân dân Việt Nam (20/7/1962 – 20/7/2012), Đoàn đại biểu Công an Hà Nội gồm hơn 1300 đồng chí là cán bộ, chiến sỹ tiêu biểu đại diện cho trên 18 ngàn cán bộ, chiến sỹ Công an Thủ đô về báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của Đảng, của Ngành, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và tấm lòng thành kính của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an Thủ đô với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Cong an HN bao congLực lượng Cảnh sát nhân dân Công an thành phố  Hà Nội tổ chức lễ báo công dâng Bác

 Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, được Đảng, Bác Hồ kính yêu giáo dục và rèn luyện, lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an Thủ đô đã cùng với lực lượng Công an nhân dân Thủ đô và Công an nhân dân cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, hy sinh gian khổ, xây dựng lực lượng ngày càng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng Công an nhân dân, được các cấp, các ngành và nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ và đã lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc trên mặt trận giữ gìn an ninh trật tự ở Thủ đô.

Trong công tác, trong chiến đấu, nhiều cán bộ, chiến sỹ đã nêu cao tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ, mưu trí, dũng cảm tấn công truy bắt tội phạm; không sợ hy sinh, gian khổ để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. Chiến tranh đã đi qua, nhưng máu của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát vẫn đổ xuống cho đất nước và Thủ đô bình yên, cho nhân dân hạnh phúc. Trong 26 năm đổi mới đến nay đã có hàng trăm chiến sỹ cảnh sát hy sinh và bị thương, hàng chục chiến sỹ cảnh sát bị phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ. Ghi nhận những đóng góp to lớn đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 15 đơn vị và cá nhân; hàng ngàn lượt tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương và nhiều phần thưởng cao quý khác, góp phần vào thành tích chung của công an thành phố nhiều năm liền được Chính phủ tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc”, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Những chiến công, thành tích đó đã tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an Thủ đô anh hùng.

Cong an HN tang bang khenBan lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội trao Huân chương Chiến công cho các cá nhân

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác dạy Công an nhân dân, cán bộ và chiến sỹ lực lượng Cảnh sát Công an Thủ đô đã hứa trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh:  “Mỗi đơn vị và cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân Công an Thủ đô tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những khuyết điểm, tồn tại; đoàn kết thống nhất cao, giữ nghiêm kỷ luật; không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tác phong, lối sống, xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh trấn áp tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Thủ đô. Xứng đáng là “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân, quên thân phục vụ”. Tại lễ báo công, Ban lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội đã trao Huân chương Chiến công cho 8 cá nhân đã lập thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ sự bình yên cho Thủ đô.

Hải Yến
bqllang.gov.vn