Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 12, tập cuối cùng của bộ sách, bao gồm những bài viết, bài nói, thư từ, điện vǎn… của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày l tháng l nǎm 1966 đến khi Người từ biệt thế giới này.
Đây là những nǎm tháng đầy thử thách, khó khǎn và quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đã đẩy Mỹ – ngụy vào một cuộc khủng hoảng chính trị triền miên. Các cuộc đảo chính liên tiếp xảy ra đã làm cho sự rối loạn của chế độ bù nhìn tay sai càng thêm trầm trọng. Đế quốc Mỹ buộc phải đưa mấy chục vạn quân vào cùng với hơn một triệu quân ngụy nhằm đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đồng thời cho máy bay và tàu chiến tǎng cường đánh phá miền Bắc.
Trên thế giới một vấn đề tranh luận lớn trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong những nǎm 60 là vấn đề đánh giá đế quốc Mỹ. Khuynh hướng đánh giá quá cao sức mạnh Mỹ đã đẻ ra tư tưởng do dự, hữu khuynh, hoà bình chủ nghĩa, sợ một xung đột nhỏ có thể gây ra chiến tranh hạt nhân. Chính đế quốc Mỹ đã lợi dụng cuộc khủng hoảng đó trong phong trào cách mạng thế giới để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam với một số lượng bom đạn lớn hơn nhiều lần số bom đạn được dùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong tình hình quốc tế phức tạp đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá sức mạnh của đế quốc Mỹ và xác định quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam như thế nào?
Phân tích việc Mỹ đưa quân vào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Ta thấy chỗ mạnh của nó, vũ khí của nó mới, tiền của nó nhiều, nhưng ta cũng biết những khuyết điểm của nó mà là khuyết điểm lớn, cơ bản. Bây giờ tất cả thiên hạ đều chống nó, nhân dân Mỹ, thanh niên, trí thức Mỹ cũng chống nó, mà chống mạnh, đã có những thanh niên tự đốt mình để chống lại chính sách xâm lược của Chính phủ Mỹ. Xưa nay chưa từng thấy… Bây giờ Mỹ có 20 vạn quân ở miền Nam, nó có thể đưa thêm vào hơn nữa đến 30, 40, 50 vạn quân. Ta vẫn thắng, nhất định ta thắng” (tr.14-15).
Phân tích việc Mỹ điên cuồng leo thang chiến tranh ra miền Bắc, ném bom Hà Nội và Hải Phòng, Người khẳng định: “Đó là hành động tuyệt vọng của chúng, khác nào con thú dữ bị thương nặng, giãy giụa một cách hung tợn trước hơi thở cuối cùng” (tr.l08).
Người đã chỉ ra thế “tiến thoái lưỡng nan” về chiến lược của đế quốc Mỹ: “Bây giờ nó lúng túng, rút lui ở miền Nam tức là thất bại đối với toàn thế giới, mất mặt về chính trị, về kinh tế, về các mặt khác, mà nếu cứ tiếp tục chiến tranh thì thất bại thêm, rút lui hoặc tiếp tục chiến tranh, nó cũng thất bại. Cho nên có thể nói Chính phủ Giônxơn tiến thoái lưỡng nan, như người cưỡi trên lưng cọp, cứ ngồi đấy cũng khó, bước xuống cũng nguy hiểm” (tr.16).
Người chủ trương phải kiềm chế và thắng Mỹ trong phạm vi chiến tranh cục bộ ở miền Nam: “Chúng ta phải ra sức cố gắng giành cho được thắng lợi quyết định ở miền Nam, bởi vì cuộc chiến tranh này cǎn bản là ở miền Nam. Mỹ thua ở miền Nam tức là nó thua, ta thắng ở miền Nam tức là ta thắng” (tr.17-18).
Về thời gian kết thúc chiến tranh, Người nói: “… Phải giành thắng lợi quyết định trong một thời gian, ta không nói mấy nǎm, mấy tháng, mấy ngày, nhưng trong một thời gian càng ngắn càng tốt … Đến bao giờ, không nói rõ được, vì do lực lượng chủ quan của ta cũng có, tình hình thế giới cũng có và do phía Mỹ nữa” (tr.18).
Và phương hướng kết thúc chiến tranh, Người nói: “Làm sao ở miền Nam tiêu diệt và phá tan được quân ngụy, tiêu diệt được nhiều quân Mỹ, đó là ta giành được thắng lợi quyết định” ( tr.18).
Có thể nói, bài nói chuyện của Người tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương Đảng đã đề cập đến toàn bộ những vấn đề cơ bản trong chiến lược chiến tranh cách mạng ở miền Nam.
Chính từ sự phân tích Khoa học và sáng suốt đó, Người đã thay mặt toàn Đảng, toàn dân ta khẳng định quyết tâm chiến lược trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nuớc. “Chiến tranh có thể kéodài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm hoặc lâu hơn nữa.Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do.Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” (tr.108).
Không có gì quý hơn độc lập, tự do! là ý chí, là nguyện vọng của toàn dân Việt Nam, là chân lý của thời đại. Hưởng ứng lời kêu gọi vang dậy núi sông đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta từ Nam chí Bắc, phát huy lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lại được sự giúp đỡ có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bè bạn trên thế giới, đã làm phá sản hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ – ngụy; đã tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đầu xuân 1968, dồn đế quốc Mỹ ngày càng lún sâu vào thế phòng ngự chiến lược. Quân dân miền Bắc đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, bắn rơi trên 3.000 máy bay, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm và bắn bị thương hơn 150 tàu chiến của địch.
Trước thất bại đó, đế quốc Mỹ một mặt ra sức tǎng cường và mở rộng chiến tranh, mặt khác ra sức rêu rao “thiện chí hoà bình”, “thương lượng hoà bình”,… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần trò bịp “đi tìm hoà bình” của Tổng thống Mỹ. Người viết: “ở đời, đôi khi những việc rõ như ban ngày, nhưng vẫncó những người không thấy, không muốn thấy, hoặc giả vờ không thấy. Như chiến tranh và hoà bình ở Việt Nam… Giặc Mỹ là kẻ xâm lược; Việt Nam là bị xâm lược, phải chiến đấu đến cùng để tự vệ, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược thì hòa bình sẽ trở lại ngay ở Việt Nam” (tr.42).
Trong thư trả lời tổng thống Mỹ Giônxơn, Người yêu cầu: “Chính phủ Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam; phải thừa nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; phải để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình. Đó là cơ sở cho giải pháp chính trị đứng đắn về vấn đề Việt Nam” (tr.231-232).
Người phân biệt rõ nhân dân tiến bộ Mỹ là bạn của nhân dân Việt Nam, với các thế lực hiếu chiến là kẻ thù của nhân dân ta. Trong lời chúc đầu nǎm gửi nhân dân Mỹ, Người nói: “Nhân dânViệt Nam rất quý trọng tình hữu nghị với nhân dân Mỹ vĩ đại đang tiếp tục những truyền thống của Hoa Thịnh Đốn và Lincôn đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ” (tr.3). Người đánh giá cao những tấm gương hy sinh của các chiến sĩ hoà bình Mỹ như Hécdơ, Môrixơn, Lapotơ, … Người bày tỏ sự thông cảm sâu sắc với những tổn thất mà các gia đình Mỹ phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa do nhà cầm quyền Mỹ gây ra ở Việt Nam.
Do kết quả đấu tranh anh hùng và đầy hy sinh của nhân dân hai miền Nam – Bắc, lại được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, đế quốc Mỹ bị thất bại ê chề, buộc phải xuống thang chiến tranh, cam kết ngừng ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không điều kiện và từ tháng 5-1968 phải ngồi vào thương lượng với ta ở Hội nghị Pari. Cuối nǎm đó, từng bộ phận lính Mỹ, xuống tàu về nước, chấp nhận sự phá sản của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chấp nhận sự thất bại thảm hại của cuộc đụng đầu lịch sử.
Gặp gỡ cán bộ cao cấp toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích mối quan hệ giữa thế và lực trong chiến tranh bằng một ví dụ dễ hiểu: “Quả cân chỉ một kilôgam, ở vào thế lợi thì lực nó tǎng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được vật nặng hàng chục, hàng trǎm kilôgam. Đó là thế thắng lực”. Người kết luận: “Thế ta thắng đã rõ ràng. Thế địch thua đã rõ ràng, nhưng chúng còn ngoan cố, chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta? (1).
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta không sống đến ngày thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhưng trước khi đi xa, Người còn để lại cho chúng ta phương châm chiến lược “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào“, vạch cho chúng ta phương hướng thắng địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đội ngũ kế cận của Người đã thực hiện một cách xuất sắc và đầy sáng tạo Di chúccủa Người trong những hoàn cảnh phức tạp. Thắng lợi của Hiệp định Pari đã buộc Mỹ phải đơn phươg rút quân về nước, giữ nguyên tại chỗ lực lượng quân sự của ta, đã làm thay đổi so sánh lực lượng địch ta, dẫn đến đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc chiến tranh 30 nǎm, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện được nguyện vọng thiêng liêng của Bác Hồ: Tổ quốc thống nhất, Nam – Bắc một nhà.
*
* *
Cùng với chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của cả dân tộc ta trong giai đoạn này, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng quan tâm chỉ đạo củng cố miền Bắc về mọi mặt, đặc biệt là tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh. Khắp miền Bắc dấy lên phong trào thi đua sôi nổi. Công nhân có cuộc vận động “3 xây 3 chống”, nông dân có cuộc vận động “cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật”, phụ nữ có phong trào “ba đảm đang”, thanh niên có phong trào “ba sẵn sàng”, phụ lão một số nơi có phong trào “bạch đầu quân”, … Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nêu cao khẩu hiệu: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa chống Mỹ, cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, “tay búa, tay súng”, “tay cày, tay súng”,… Địch đánh phá mạnh hòng đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá! Do đó, bằng mọi cách ta phải duy trì được sản xuất. Muốn đánh thắng, trước hết phải bảo đảm bảo quân dân ta được ǎn no. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu đến vấn đề sản xuất nông nghiệp. Người nói: “Dù khó khǎn đến mấy, vấn đề lương thực cũng phải giải quyết cho được. Nếu không làm được lúa, phải chuyển nhanh, thiếu cơm có khoai, thiếu khoai có sắn” (tr.20).
Người kịp thời gửi thư khen các hợp tác xã thâm canh lúa giỏi. Người nhấn mạnh: “Các hợp tác xã nông nghiệp là đội quân hậu cần của quân đội chiến đấu ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác xã là chiến sĩ sản xuất, cần phải cố gắng như chiến sĩ ngoài mặt trận” (tr.193). Người đã dành thời gian đi thǎm và động viên bà con nông dân hǎng hái thi đua sản xuất. Những tháng cuối đời, Người vẫn quan tâm theo dõi, chỉ đạo việc biên soạn Điều lệ tóm tắt của hợp tác xã nông nghiệp, trực tiếp viết lời giới thiệu trên báo và nhấn mạnh”Phải thực hiện tốt Điều lệ để hợp tác xã càng thêm vững mạnh, nông thôn ngày càng đoànkết, sản xuất càng phát triển và nông dân ta càng thêm no ấm và tiến bộ” (tr.454).
Người đồng thời quan tâm chỉ đạo chuyển hướng sản xuất của công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp. Vì ta vừa chiến đấu vừa sản xuất, nên dù có chiến tranh, công nghiệp vẫn phải tiếp tục sản xuất nhưng Người dặn: “Kế hoạch phải ǎn khớp với tình hình chiến tranh bây giờ, lại phải chuẩn bị cho hoà bình lập lại” (tr.20). Người nhấn mạnh vai trò của giao thông vận tải đối với chiến đấu, sản xuất và đời sống của nhân dân: “Phải quyết tâm làm cho giao thông vận tải thắng lợi. Giao thông vận tải thắng lợi tức là chiến tranh đã thắng lợi phần lớnrồi” (tr.62). Đối với thương nghiệp và lưu thông phân phối, Người nhắc nhở: quần chúng rất thông cảm với hoàn cảnh thiếu hàng, nhưng phân phối không đúng thì gây ra cǎng thẳng không cần thiết, vì vậy có hai điều cần ghi nhớ:
“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng,
Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” (tr.185).
Cả nước có chiến tranh, mọi mặt đều phải chuyển hướng cho phù hợp, nhất là tác phong chỉ đạo và công tác của các bộ, các ngành càng phải chuyển biến mạnh. Người yêu cầu cán bộ phụ trách ở trung ương “cần phải thường xuyên đi kiểm tra và giải quyết công việc tại chỗ, phải chống bệnh giấy tờ, hội họp nhiều, đi kiểm tragiúp đỡ ít …” (tr.20), “Phải sửa đổi lề lối làm việc cho thiết thực, để giải quyết công việc cho tốt, cho nhanh” (tr.21).
Đặc biệt, Người để tâm nhiều đến công tác xây dựng Đảng. Người đến thǎm và nói chuyện với hội nghị tổng kết công tác xây dựng chi bộ “bốn tốt”, trực tiếp giảng bài cho lớp huấn luyện đảng viên mới, … Hằng nǎm, đến ngày kỷ niệm thành lập Đảng, Người thường viết bài nhắc nhở cán bộ, đảng viên về đạo đức cách mạng.
Trả lời câu hỏi thế nào là chi bộ “bốn tốt”, Người nói: Tóm tắt là: đảng viên gương mẫu trong mọi công việc, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nội bộ thật sự đoàn kết; chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, lãnh đạo tốt sản xuất và chiến đấu; một lòng một dạ phục vụ nhân dân, thiết thực chǎm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đối với Đảng thì củng cố tốt và phát triển tốt” (tr.77).
Nhưng “Đảng viên tốt thì chi bộ mới tốt” (tr. 80) Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đảng viên tốt là người “không được phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là: suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới“(tr.93). Theo Người, người đảng viên tốt còn phải có nǎng lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu. Muốn thế, người đảng viên “phải chịu khó học tập lý luận Mác – Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng; đồng thời phải học tập vǎn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ” (tr. 92), “Làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học” (tr.224). Người đảng viên tốt là người sống có đạo đức, “phải tự giáo dục và rèn luyện hằng ngày“, là người sống có tình nghĩa “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được” (tr.554).
Muốn tu dưỡng trở thành người đảng viên tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phải “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân“, vì “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khǎn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa… Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm,… làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân” (tr.438-439)
Từ rất sớm, Người đã nhắc nhở chúng ta: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (tr.557-558) Lời cảnh tỉnh đó vẫn đang nóng hổi tính thời sự đối với chúng ta trong thách thức của cuộc sống hôm nay.
Những ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc làm và xuất bản loại sách “người tốt, việc tốt” là một bản tổng kết sâu sắc những quan điểm của Người về vai trò và tác dụng của đạo đức, về nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục, hình thành đạo đức mới và thuần phong mỹ tục mới cho nhân dân ta. Theo Người, lấy “gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” (tr.550).
Ngoài những vấn đề cơ bản nói trên, trong tập sách này, bạn đọc còn thấy có nhiều bài viết, bài nói, trả lời phỏng vấn phóng viên nước ngoài,… đề cập đến những kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười và nhiều vấn đề quốc tế quan trọng khác. Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Nhân đạo, chỉ hơn một tháng trước khi từ trần, Người đã khẳng định lại một lần nữa niềm tin bất diệt của mình: “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới” (tr.474):
Trước khi qua đời, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc thiêng liêng. Đây là một vǎn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân hiếm có đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Di chúc đã khẳng định thắng lợi tất yếu của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước ngay từ khi nó đang diễn ra quyết liệt, đồng thời cũng vạch ra nhưng định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi
Việc cần làm trước tiên, theo Người, là phải chỉnh đốn lại Đảng, “làm cho mỗi đảngviên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khǎn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi” (tr.503).
Người nhấn mạnh đến các yếu tố chính trị – tinh thần đã góp phần mang lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam: Sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, việc thực hành dân chủ, tự phê bình và phê bình, tình đồng chí thương yêu lẫn nhau,… Đặc biệt, Người nhấn mạnh vai trò của đạo đức cách mạng, vì “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” (tr. 498).
Di chúc cũng cǎn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” Điều đầu tiên là “công việc đối với con người“, trước hết là với cán bộ, chiến sĩ dân quân du kích, thanh niên xung phong,… những người đã hy sinh một phần xương máu của mình cho đất nước, là các liệt sĩ và cha mẹ, vợ con của họ,… Ngay đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, Người cũng nhắc nhở Nhà nước ta “phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện” (tr.504).
Di chúc thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Người đối với việc “bồi dưỡng thê’ hệ cách mạng cho đời sau“, Người đề nghị Đảng và Chính phủ cần lựa chọn những người ưu tú trong số những chiến sĩ trẻ tuổi và thanh niên xung phong, cử họ đi học để đào tạo họ thành “đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta” (tr.504).
XV VV
Di chúc đã phản ánh tâm hồn cao đẹp, đạo đức trong sáng – “muôn vàn tình thân yêu” của lãnh tụ đối với Tổ quốc, với nhân dân, với phong trào cách mạng thế giới, với bè bạn khắp nǎm châu, đặc biệt là với thanh niên và nhi đồng
Do những giá trị đó, Di chúc mãi mãi là những lời cǎn dặn thiết tha, là ánh sáng chỉ đường, là sức mạnh thôi thúc hành động, không phải chỉ đối với nhân dân ta, mà còn đối với tất cả những ai đang đấu tranh cho tự do, độc lập, cho hòa bình, công lý, cho cơm áo và hạnh phúc của con người.
*
* *
XVI VV
Trong lần xuất bản này, chúng tôi đã cố gắng tiến hành công tác vǎn bản học một cách chu đáo, đã đối chiếu với các vǎn bản gốc và bǎng ghi âm bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu trữ tại Cục lưu trữ Vǎn phòng Trung ương Đảng và Trung tâm lưu trữ quốc gia, đã bổ sung thêm 20 bài so với lần xuất bản thứ nhất. Một số bài nói của Người, tuy có nội dung rất quan trọng, nhưng do người khác ghi lại, không có bǎng ghi âm, lại công bố sau khi Người đã qua đời, vì vậy chúng tôi đưa vào phần phụ lục.
Mặc dù dã có nhiêu cố gắng, song do khả nǎng và thời gian có hạn, việc sưu tầm, xác minh, biên tập, chú giải,… chắc chắn không tránh khỏi còn có thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của bạn đọc để lần xuất bản sau đạt chất lượng cao hơn.
VIỆN NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1) Báo Quân đội nhân dân, ngày 23-5-1969
cpv.org.vn
Bạn muốn download trọn bộ Hồ Chí Minh toàn tập
Tập 12 (1966 – 1969) hãy nhấn vào đây Down load
Bạn phải đăng nhập để bình luận.