Tag Archive | Xuân 2012

Trận then chốt quyết định (kỳ 2)

Kỳ 2: Quyết chiến

Đúng như lòng mong muốn, sau các cuộc họp khẩn trương tại Hà Nội, tôi nhận được quyết định trở lại Tây Nguyên với cương vị Tư lệnh chiến dịch, một chiến dịch mở đầu cho chiến cuộc 1975. Sát ngày lên đường, tôi gặp đồng chí Lê Đức Thọ. Rất thân tình vui vẻ, đồng chí nhấn mạnh rằng đây là thời cơ lớn: “Địch đã xuống sức rồi, phải kiên quyết và táo bạo nắm lấy các tình huống phát triển của chiến dịch. Chúc thắng lợi lớn. Đồng chí hãy chuyển đến đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên lời thăm hỏi và lòng tin tưởng của Trung ương Đảng”. Rời Hà Nội, chúng tôi cố gắng vào chiến trường thật sớm. Chẳng may chiếc xe quá cũ phải nằm lại ngang Quân khu IV, và chúng tôi lập tức nhận được sự giúp đỡ đầu tiên: Thiếu tướng Tư lệnh Quân khu Đàm Quang Trung ưu tiên đổi cho một chiếc xe mới. Vào đến Hiền Lương, chúng tôi tìm đến sở chỉ huy của Bộ đội Trường Sơn. Các đồng chí mới xê dịch từ miền tây Quảng Bình vào đây, công việc còn đang ngổn ngang, nhưng tôi vẫn được Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và các đồng chí có trách nhiệm hướng dẫn chu đáo. Việc đầu tiên là đồng chí thông báo cho tôi biết tình hình hành quân nhập tuyến của các lực lượng tăng cường cho Tây Nguyên. Rồi cười:

– Còn gạo, đạn, xăng, dầu, anh yên trí, không phải kêu đâu, chúng tôi vẫn và đang tiếp tục chuyển nữa, đủ để làm lại cả “năm 1972”.

Quân giải phóng làm chủ sân bay Hòa Bình, thị xã Buôn Ma Thuột. Ảnh tư liệu.

Chúng tôi thật đã quá hiểu nhau cái năm 1972 ấy, khi chiến dịch nổ ra ở bắc Tây Nguyên. Hồi đó, tôi không hiểu đồng chí “Tư lệnh đường dây” đã phải vò đầu bứt tai như thế nào khi luôn luôn thấy xuất hiện trước mắt mình các bức điện thượng khẩn của Bộ tư lệnh Tây Nguyên với những câu ngắn gọn, mạch lạc đến chát chúa: “Rất thiếu xăng”, “Cần gấp gạo và xăng”, “Gạo vào quá nhỏ giọt”, “Không đủ đến ngày N” và lại còn thế này nữa: “Bắt đầu mưa xuống rồi”. Với đường đất Tây Nguyên hồi đó, mưa tức là chấm dứt mọi khả năng vận chuyển, trừ cách gùi thồ.

– Cám ơn. Chúng tôi có thể “vào” ngay đêm nay được không anh?

– Ngay bây giờ cũng được, đường tốt, không có máy bay địch từ Trị Thiên trở ra. A, chúng tôi đã thông xong con đường phía đông rồi đấy. Mời anh hành quân bằng tuyến đường mới này…

Còn gì bằng nữa, chúng tôi đang muốn rút ngắn khoảng cách về thời gian với chiến trường. Đây là con đường thẳng, còn con đường quen thuộc phía tây lại phải đi một vòng cung.

Ngày vào đầu tiên thuận lợi. Không có máy bay địch hoạt động, mặc dù chúng tôi đi ban ngày. Khỏi cần nói xa xôi, thắng lợi của Hiệp định Pa-ri là đây chứ còn đâu nữa. Các nam nữ chiến sĩ công binh, thanh niên xung phong nhộn nhịp trên mặt đường từ sáng đến tối. Đường còn đang mở tiếp, còn đang nắn lại, đoạn nào xong thì tiếp tục củng cố. Chạy cùng với đường ô-tô là đường ống dẫn dầu, một kỳ công nữa của ngành hậu cần trên dải Trường Sơn. Chúng tôi say mê ngắm từng đoạn đường ống ló ra khỏi rừng cây và cảm động nhìn những chiến sĩ gái trẻ măng thao tác nhanh nhẹn tại mỗi trạm bơm mà chúng tôi dừng lại lấy xăng.

Cuối tháng 1, tiết trời dìu dịu. Cảnh vật, con người, không khí gợi đến cho tôi sự liên tưởng về những lần đi vào chiến trường của mình. Nó vẫn như còn bày ngay trước mắt đấy, giữa biết bao kỷ niệm của cuộc đời.

Lần đầu, năm 1966, tôi đi bộ xuyên dọc Trường Sơn, phải mất gần hai tháng trời gian khổ mới vào tới Tây Nguyên.

Lần thứ hai, năm 1969, tôi đi khá nhanh bằng máy bay, nhưng phải qua sân bay trung gian Bắc Kinh, rồi một sân bay trung gian nữa là PhNôm Pênh cộng với phương tiện cuối cùng là đôi chân, mới về đến Sở chỉ huy của mình.

Lần thứ ba: Ấy là vào năm 1973, tôi lại sử dụng đường Trường Sơn nhưng đã không phải đi bộ mà ngồi lên xe hơi. Một con đường vòng mà phần lớn lại nằm trên lãnh thổ hai nước anh em Lào, Cam-pu-chia. Như thế đã là khá lắm rồi.

Còn lần này: Xe hơi đường thẳng, hoàn toàn đi trên đất nước mình! Điều tôi muốn nói tưởng chẳng cần viết ra trên giấy trắng mực đen nữa.

Vào đến Trao, địa đầu đất Quảng, chúng tôi gặp một ít khó khăn: Đường lầy vì mở ra đúng vào mùa mưa Trung Bộ và vì bắt đầu có máy bay địch nên lại phải nắm quy luật hoạt động của chúng mà đi. Nhưng khi gặp phải khó khăn có vẻ khó khắc phục nhất thì chúng tôi lại vượt qua dễ dàng: Chiến sĩ lái xe đột ngột ốm và chúng tôi đã thuyết phục được ngay một đồng chí lái xe đi ngược chiều, đồng chí đã vui lòng gửi xe mình lại rồi đưa chúng tôi vào mà không quản ngại khó khăn. Tôi vẫn còn nhớ tên con người giản dị, nhiệt tình ấy và hôm nay xin một lần nữa gửi lời cám ơn đồng chí, đồng chí Lê Văn Đoài, hạ sĩ lái xe thuộc Mặt trận B5.

Chúng tôi đến Sở chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên đêm 29 tháng 1, hơn một tuần sau khi xuất phát. Thật là một thời gian ngắn kỷ lục vào thời kỳ ấy! Nhưng Sở chỉ huy chiến dịch đã chuyển mãi vào phía nam, chúng tôi chỉ còn gặp ở đây Đại tá Phó chính ủy Phí Triệu Hàm, Thượng tá Phó tham mưu trưởng Hồng Sơn và một số đồng chí khác. Tôi nắm qua tình hình địch rồi đi ra phía trước. Mùa này Tây Nguyên đầy hoa phong lan, chúng tôi đi đường kín trong rừng lại càng tha hồ chiêm ngưỡng phong lan đủ màu, đủ vẻ. Có nhiều chỗ, phong lan xòe ra như cánh tay tiên mời chào. Tôi muốn kể một chuyện nho nhỏ, là vào dịp này, tôi nhận được một giò lan đai trâu tuyệt đẹp. Và giò lan ấy đã đi cùng tôi suốt chiến dịch, suốt chiến cuộc 1975, từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Trung Bộ, vào thành phố Sài Gòn giải phóng rồi ra Hà Nội mới chịu từ biệt vị trí sau xe để đến ở nhà bác sĩ Phan (Viện Quân y 108)-một người bạn cũ rất thích phong lan.

Khi tôi đến nơi, không khí nhộn nhịp như ngày Tết ở Sở chỉ huy đã gây ấn tượng rất mạnh. Tôi hòa ngay vào không khí say lòng người lính ấy. Mà cũng chỉ còn ít ngày nữa thôi là đến Tết Nguyên đán Ất Mão. Tôi tranh thủ nắm ngay tình hình mọi mặt qua Thiếu tướng Vũ Lăng và Đại tá Đặng Vũ Hiệp. Các đồng chí trong Bộ tư lệnh Mặt trận (mà bây giờ trở thành Bộ tư lệnh Chiến dịch) đã hoàn tất xong rất nhiều việc, có thể nói đã đi quá nửa đường trong công tác chuẩn bị chiến dịch và riêng về các mặt công tác đảm bảo một khối lượng khổng lồ từ việc xây dựng kho tàng, đường sá, vận chuyển, thiết lập mạng thông tin, mạng quân y, cho gạo đạn đi các hướng đến các chi tiết của việc tiến hành nghi binh lừa địch và đảm bảo tuyệt đối giữ bí mật thì đã “hòm hòm”, theo như lối nói của bộ đội. Đảm bảo mọi mặt cho một lực lượng trên sáu mươi ngàn người thật không phải dễ. Các đồng chí cũng mới nhận được quyết tâm chuyển mục tiêu chủ yếu vào Buôn Ma Thuột chỉ ít ngày trước đây khi Thiếu tướng Phó tổng tham mưu trưởng Lê Ngọc Hiền trực tiếp vào phổ biến, vậy mà công tác trinh sát chiến dịch bước 1 cũng đã được tiến hành. Lực lượng đang được triển khai về vị trí tập kết: Sư đoàn 320 xê dịch về giữa hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc; Sư đoàn 10 đang hành quân từ phía bắc vào phía nam mặt trận với một cung đường không phải là ngắn; Sư đoàn 968 đã đưa được một phần lực lượng của mình từ Hạ Lào sang thay thế vị trí các sư đoàn trên và đang còn tiếp tục đến; các trung đoàn bộ binh độc lập cũng đang tiến vào các địa bàn hoạt động được xác định. Chỉ riêng Sư đoàn 316, hành quân gấp bằng cơ giới từ miền Bắc vào là chưa đến nơi. Nhưng đoàn trưởng, phó sư đoàn trưởng và các sĩ quan tham mưu thì đã có mặt và đang tiến hành trinh sát thực địa. Các dữ kiện chuẩn bị cho việc xác lập phương án tác chiến đang được thảo luận. Tất cả những cái đó đã làm giảm nhẹ gánh nặng của tôi rất nhiều trong cương vị Tư lệnh chiến dịch. Tôi thầm cảm ơn các đồng chí. Ở đây, tôi cần phải nhấn mạnh một điều là công tác chuẩn bị chiến dịch đã được và sẽ được tiến hành còn có sự chi viện to lớn, nhiều mặt của chiến lược và các chiến trường bạn. Chúng tôi xem đó là một trong những yếu tố quyết định. Chỉ riêng về vấn đề lực lượng đã gửi đến tăng cường cho chiến dịch không chỉ bộ đội dự bị chiến lược mà cả một số đơn vị của các mặt trận Trị-Thiên, mặt trận Duyên Hải Trung Bộ, mặt trận Nam Bộ và mặt trận Trường Sơn. Cái yêu cầu “cần được tăng cường để tạo nên thế mạnh bởi hai lực lượng” mà chúng tôi nêu ra trước đây như thế là được thỏa mãn; vượt mức là đằng khác. Cơ cấu của Bộ chỉ huy chiến dịch nói lên điều đó: Sự có mặt của các Phó tư lệnh, Đại tá Phan Hàm (Phó cục trưởng Cục Tác chiến), Đại tá Nguyễn Lang (Phó tư lệnh Bộ đội Trường Sơn) đã giúp cho việc điều động và tăng cường lực lượng được nhanh chóng, đúng yêu cầu. Bộ tổng tư lệnh-Tổng tham mưu còn cử đến các Thượng tá Hoàng Niệm (thông tin), Lê Xuân Kiện (xe tăng) và Tạ Vân (pháo binh) để giúp vào việc chỉ đạo chỉ huy các binh chủng. Bộ chỉ huy quân sự Miền (B2) cũng đã cử ngay một tổ cán bộ do Thượng tá Vũ Long-người giảng viên cũ đã cùng tôi công tác ở Học viện Quân sự-dẫn đầu, ra phổ biến kinh nghiệm tiến công thị xã Phước Long, một kinh nghiệm thật bổ ích. Đặc biệt là sự xuất hiện lần đầu tiên bên cạnh Bộ chỉ huy Chiến dịch, một cơ quan đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh do Đại tướng Văn Tiến Dũng đứng đầu và gồm các đồng chí Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện, Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền và các đồng chí khác đã chứng tỏ quyết tâm cao độ của Trung ương và tầm mức quan trọng của chiến dịch này. Trên thực tế, cơ quan đại diện không những chỉ đạo chúng tôi trong quá trình chuẩn bị mà chính là chỉ đạo việc chỉ huy tác chiến sắp tới.

Chiều ngày 8 tháng 2, tại Bộ tư lệnh Mặt trận, đã có cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi và các đồng chí bên dân, Đảng. Đồng chí Bùi San (Chín Liêm), Thường vụ Khu ủy V, người đã cùng chúng tôi làm việc trong một bộ chỉ huy chung năm Mậu Thân lại một lần nữa được Khu ủy cử lên phối hợp các hoạt động nổi dậy của nhân dân và giúp đỡ Bộ Tư lệnh chiến dịch trong các công tác dân vận. Phía Đắc Lắc có các đồng chí Huỳnh Văn Mẫn (Năm Cần), Yblok E ban, Nguyễn Xuân Nguyên (Mười Nguyên) và nhiều đồng chí khác. Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đồng chí Võ Trung Thành (Năm Vinh), cũng lặn lội từ bắc Tây Nguyên vào để nhận kế hoạch hiệp đồng. Riêng các đồng chí ở Kon Tum, vì ở quá xa nên không trực tiếp đến được, hứa với Khu ủy sẽ phối hợp các hoạt động chiến trường ở mức cao nhất. Trong những ngày này, chúng tôi đã sống lại không khí của năm Mậu Thân giữa nhiệt tình cách mạng nóng bỏng của lãnh đạo và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Có thể nói, đồng bào, đồng chí, đã làm hết sức mình để chiến dịch thắng lợi. Ở phía bắc, khối chủ lực chính rút đi nhưng phong trào du kích không những giữ vững mà còn được đẩy mạnh hơn lúc nào hết đã góp phần kìm giữ một bộ phận quan trọng sinh lực địch. Ở phía nam, địa phương đã cùng chúng tôi giải quyết nhiều khó khăn nảy sinh trong quá trình chuẩn bị và chủ động đề xuất kế hoạch hiệp đồng tác chiến và nổi dậy, chủ động nhận nhiệm vụ tiến đánh chi khu quân sự quận lỵ Lạc Thiện và một số căn cứ ngoại vi để phối hợp với đòn của bộ đội chủ lực.

Cuộc gặp gỡ đã biến thành một cuộc liên hoan vui vẻ đón Giao thừa nhân dịp Tết Ất Mão và cũng là để khẳng định những kết quả đã đạt được. Anh Chín còn lưu ý thêm chúng tôi phải đề phòng Fulro, vì Đắc Lắc là địa bàn hoạt động mạnh của bọn này.

Trong mấy ngày Tết, tôi tranh thủ xuống kiểm tra một số đơn vị và chúc Tết anh em. Tất cả đều phấn khởi, tất cả đều háo hức một không khí vào trận mùa xuân.

– “Nghỉ” mấy mùa đánh lớn buồn lắm. Phen này chúng tôi phải trả bữa, xin thủ trưởng cho đủ đạn nhé!

Và tất cả đều khỏe mạnh. Quân y vừa cho tôi biết, tỷ lệ quân số khỏe tháng 1 của toàn chiến trường là 96,2%, cao nhất từ trước tới nay! Ai ở Tây Nguyên lâu mà không nhớ những năm khó khăn, được một tỷ lệ 90% đã thật là lý tưởng.

Đến một ngã ba vì không được báo trước các đồng chí gác ba-ri-e buộc xe tôi phải dừng lại theo nguyên tắc giữ bí mật, nhưng sau khi nhận ra chúng tôi thì các đồng chí lại giúp đỡ vượt ngầm rất nhiệt tình, chu đáo. Tôi gặp bộ đội đang hành quân bằng cơ giới. Các chiến sĩ bộ binh ngồi trên một chiếc xe tăng vui vẻ reo lên:

– Chúc mừng năm mới các thủ trưởng!

Tôi chào các chiến sĩ và chuyện lại nở bung. Anh em phàn nàn là nuôi mấy chú gà tết, cuối cùng chẳng được ăn.

– Tại sao?

– Chúng tôi lần đầu tiên hành quân trên xe tăng, không biết thế nào cả. Có bu gà buộc cẩn thận sau xe, khi dừng nghỉ kiểm tra thì ôi thôi, chết thui chẳng còn một chú. Mới hay chỗ đó là ống xả, lính Tây Nguyên mà thủ trưởng!

Lại cười. Tôi trìu mến nhìn các chiến sĩ của mình. Chỉ người chỉ huy mới nhận ra rằng, dưới vẻ hồn nhiên vô tư ấy, các chiến sĩ đã sẵn sàng cho trận đánh lớn. Trên dưới đã đồng, trận này phải thắng.

Thượng tướng HOÀNG MINH THẢO
Tiến sĩ Vũ Cao Phan (ghi)
qdnd.vn

Trận then chốt quyết định (kỳ 1)

Kỳ 3: Bày trận

Advertisement

Bài báo cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng

Cách đây tròn mười năm, Báo Nhân Dân kỷ niệm 50 năm Ngày ra số đầu, tôi có dịp được gặp lão đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nghe kể những kỷ niệm về Người đối với Báo Nhân Dân. Chiều hôm ấy, mưa xuân như phủ lớp sương khói mờ ảo trên mọi phố phường Hà Nội.

Căn nhà ông mới được cấp ở phố Hoàng Cầu còn thơm mùi vôi, đồ đạc tuềnh toàng, chỉ có giá sách rất đầy đặn vây quanh phòng khách. Do đã hẹn trước, ông mở cửa đón tôi vui vẻ, niềm nở và rất đỗi chan hòa.

– Nào, bây giờ chúng ta nói chuyện về Bác Hồ với chủ đề gì?

– Thưa, xin bác vui lòng kể lại những kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc rèn dạy Báo Nhân Dân? Tôi đặt câu hỏi.

Ông suy ngẫm một hồi lâu rồi nở nụ cười rạng rỡ, đôi mắt cũng cười theo.

– Báo Nhân Dân, báo Ðảng. Bác Hồ viết về xây dựng Ðảng trên Báo Nhân Dân nhé!

Ðúng quá rồi! Tôi nhẩm tính, từ khi Báo Nhân Dân ra số đầu, đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về cõi vĩnh hằng là quãng thời gian 18 năm. Người đã viết cho báo Ðảng 1.205 bài báo. Bài báo cuối cùng của Bác Hồ viết về xây dựng Ðảng là bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đăng số báo ra ngày 3-2-1969. Ðó là bài báo thứ 1.204 mà Người viết cho Báo Nhân Dân.

Dừng ở bài báo này, đồng chí Vũ Kỳ kể: Trước ngày 3-2 năm ấy, Bác Hồ giao đồng chí Tố Hữu dự thảo cho Người một bài báo nói về chống chủ nghĩa cá nhân, đề cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Bài báo viết xong, Bác Hồ cho gọi đồng chí Tố Hữu đến để xem lại bài Bác đã sửa chữa. Ðồng chí Vũ Kỳ cũng được Bác cho cùng dự. Nhìn thấy bài được sửa chữa, đồng chí Tố Hữu nói:

– Thưa Bác, Bác đã chữa hết cho cháu rồi.

– Không, phần nói về đạo đức cách mạng của chú, Bác vẫn giữ nguyên đấy chứ!

Ðồng chí Tố Hữu đưa mắt nhìn đồng chí Vũ Kỳ rồi thưa:

– Phần lớn cán bộ, đảng viên đều nêu cao đạo đức cách mạng, số người mang nặng chủ nghĩa cá nhân chỉ là thiểu số! Do vậy xin Bác cho sửa tít của bài báo thành “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” thay vì: “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Bác Hồ trầm ngâm suy nghĩ và nói:

– Các chú nói có lý nhưng chưa hợp lý. Vợ chồng chú Kỳ tằn tiện sắm được bộ bàn ghế mới. Trước khi kê nó vào nhà thì phải quét sạch nhà cửa đã. Ý kiến của hai chú là đa số, Bác đồng ý về tên bài báo. Nhưng nội dung của bài báo Bác vẫn giữ nguyên ý kiến: “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nêu cao đạo đức cách mạng”.

Thế đã rõ thái độ kiên quyết như thế nào của Bác Hồ đối với chủ nghĩa cá nhân. Ðồng chí Vũ Kỳ còn cho biết, bài báo viết xong, Bác bảo cho đánh máy thành nhiều bản để gửi cho từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị sửa trực tiếp vào bản thảo và trả ngay trong ngày. Ðến chiều, Bác hỏi:

– Chú Kỳ cho biết ai là người sửa nhiều nhất?

– Thưa Bác, đồng chí Trường Chinh sửa nhiều nhất.

– Vậy chú lấy bản sửa của đồng chí Trường Chinh làm bản chính để tiếp thụ ý kiến của tất cả các đồng chí trong Bộ Chính trị.

Ðó là phong cách làm việc dân chủ, tôn trọng ý kiến mọi người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng theo tôi, còn một hàm ý nữa, thông qua việc lấy ý kiến đóng góp vào bài báo, Người muốn những đồng chí, những cộng sự của Người cùng suy nghĩ và hành động cho nhiệm vụ thật nặng nề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” mà Người là biểu tượng rực rỡ của đức tính cao thượng ấy.

43 mùa Xuân đã trôi qua kể từ khi bài báo ra đời, hôm nay chúng ta cùng đọc lại những câu, những chữ Người viết về chủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện tệ hại của nó, càng suy ngẫm càng thấm thía. Bác viết: “… còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém.

Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”.

Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ.

Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Ðảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân…”.

Trong bài báo đó, Người căn dặn để cán bộ, đảng viên xứng đáng với lời khen chân thành của nhân dân “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Ðảng ta phải tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, “phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Ðảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên”. Ðúng là trong Ðảng phải nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình thì mới mở đường cho quần chúng nhân dân thật thà phê bình cán bộ, đảng viên.

Những tháng, ngày của năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ngày càng gian khổ, ác liệt, bệnh của Người ngày một nặng thêm nhưng Bác Hồ vẫn dành những lời căn dặn chân thành, tha thiết nhất cho mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta. Bởi vì Người đã biết rõ, chủ nghĩa cá nhân với những biểu hiện đã nêu là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Mùa Xuân này, một mặt tập trung lãnh đạo kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, mặt khác, Ðảng ta triển khai thực hiện cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Chúng ta học lại bài báo để tìm thấy ở đó nguồn năng lượng mới, nguồn sáng mới để tiếp tục xây dựng Ðảng ta ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Theo Phạm Đạo/Nhân dân

baodatviet.vn

Hai bài thơ chúc Tết năm Thìn của Hồ Chủ Tịch

Dù bận trăm công nghìn việc nhưng suốt 22 xuân truyền thống của dân tộc – kể từ năm 1947 đến năm 1969, mỗi dịp Tết đến xuân về, Bác Hồ thường có thơ chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Đây vừa là lời kêu gọi, động viên, khích lệ tinh thần đồng bào cả nước cùng kiều bào ta ở nước ngoài cùng cố gắng, ra sức thi đua lao động sản xuất, chiến đấu, vừa là mừng xuân mới. Cứ đến thời khắc chuông đồng hồ điểm 12 tiếng đêm giao thừa, mỗi người dân đất Việt lại chăm chú nghe lời thông báo của phát thanh viên đài Tiếng nói Việt Nam: “Trân trọng mời đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài lắng nghe thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh…”. Giọng nói của Bác Hồ ấm áp và gần gũi biết bao!

Xuân Nhâm Thìn (năm 1952):

Những vần thơ giản dị như đang truyền đến toàn dân sức sống, lòng tin và niềm vui của mùa xuân:

“Xuân này, Xuân năm Thìn
Kháng chiến vừa sáu năm
Trường kỳ và gian khổ
Chiến thắng trăm phần trăm
Chiến sĩ thi giết giặc
Đồng bào thi tăng gia
Năm mới thi đua mới
Thắng lợi ắt về ta
Mấy câu thành thật nôm na
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân”.

Xuân Nhâm Thìn 1952
Hồ Chí Minh (1)

Lúc này, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân cả nước đã trải qua được sáu năm gian khổ và đã thu được nhiều thắng lợi to lớn. Với hai chiến dịch Hòa Bình (mùa xuân), Tây Bắc (mùa đông), quân ta áp đảo quân Pháp, giữ vững và phát triển mạnh thế chủ động chiến lược. Bác Hồ với vai trò một vị tổng chỉ huy tối cao đã thấy trước cuộc chiến sẽ trăm phần trăm thắng lợi. Bác đã hô hào đồng bào và chiến sĩ hãy tích cực thi đua nhiều hơn nữa, mỗi người làm tròn nhiệm vụ của mình để góp phần vẻ vang trong cuộc đại thắng của dân tộc.

Năm 1952 là năm khởi đầu cho giai đoạn chuyển tiếp chiến lược, chuẩn bị cho công cuộc “tổng phản công” trên khắp các mặt trận. Toàn quân và toàn dân dốc sức tổng lực hướng về tiền tuyến, mở chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954 chấn động địa cầu, đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ trên đất nước Việt Nam, mở ra phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức trên toàn thế giới.

Xuân Giáp Thìn (năm 1964):

Sau vòng quay tuần hoàn của 12 con giáp, Xuân Giáp Thìn là thời điểm năm thứ tư của thời kỳ miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Cách mạng nước ta có nhiệm vụ vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa phải chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam. Thư chúc Tết năm 1964 của Bác Hồ nhắn gởi nhân dân như sau:

“Bắc Nam như cội với cành
Anh em ruột thịt đấu tranh một lòng
Rồi đây thống nhất thành công
Bắc Nam ta lại vui chung một nhà
Mấy lời thân ái nôm na
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân”.

Xuân Giáp Thìn 1964
Hồ Chí Minh (2)

Vui Xuân, nhưng Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cả nước hãy đoàn kết một lòng để thực hiện thành công cuộc kháng chiến cứu nước, thống nhất nước nhà. Bắc Nam sum họp là ước nguyện của cả dân tộc. Ứơc nguyện của người cha già dân tộc, của cả đất nước sau 21 năm đã thành hiện thực. Ngày nay, cả dân tộc ta đang bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn phấn đấu đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Chúng ta cùng tin tưởng rằng, với những phẩm chất quý báu, với truyền thống tốt đẹp của một dân tộc anh hùng, chúng ta sẽ làm tốt những gì mà sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn…

—————–
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tr. 390.
(2) Sách đã dẫn, tập 11, tr.187.

Phan Quán
286 Phan Bội Châu, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

xaydungdang.org.vn

Đón xuân mới đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ

Mỗi độ Xuân về, trong khí thiêng của đất trời, sông núi, trong mỗi chúng ta lại nhớ tới những vần thơ Xuân chúc Tết của Bác Hồ. Kể từ năm 1941, trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, Người từ Trung Quốc trở về Tổ quốc và cho đến trước lúc đi xa, Bác đã để lại cho chúng ta hàng chục bài thơ Xuân.

Tết Xuân năm 1942, bài thơ đầu tiên của Bác được đăng trên Báo Việt Nam độc lập số 114, ngày 01 tháng 01 năm 1942. Bác viết:

Tháng ngày thấm thoắt chóng như thoi,
Năm cũ qua rồi, chúc năm mới.
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong,
Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi;
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!
Chúc Việt Minh ta càng tấn tới,
Chúc toàn quốc ta trong năm này,
Cờ đỏ ngôi sao bay phấp phới!
Năm nay là năm rất vẻ vang,
Cách mệnh thành công khắp thế giới”.

Những lời thơ Xuân tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa nhiều điều xúc tích, với những tiên đoán của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Năm 1948, trong lúc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang dốc lòng dốc sức cho cuộc kháng chiến chống Pháp, đón Xuân mới, Bác có thơ chúc Tết đồng bào:

Chủ tịch nước tự cuốc đất, trồng cây, tưới nước xung quanh nhà sàn

Năm Hợi đã đi qua,
Năm Tý vừa bước tới.
Gửi lời chúc đồng bào,
Kháng chiến được thắng lợi;
Toàn dân đại đoàn kết,
Cả nước dốc một lòng,
Thống nhất chắc chắn được,
Độc lập quyết thành công”.

Năm 1951, trải qua 5 năm, chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và là năm tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Báo Cứu quốc, số 1748, ngày 5 tháng 2 năm 1951, đăng thơ chúc Tết Tân Mão của Bác Hồ:

Xuân này kháng chiến đã năm xuân,
Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công.
Toàn dân hăng hái một lòng,
Thi đua chuẩn bị tổng phản công kịp thời”.

Bài thơ Xuân hừng hực khí thế tiến công của Bác đã động viên toàn dân hăng hái thi đua quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ để giành thắng lợi.

Năm 1960, mừng Đảng ta tròn 30 tuổi; mừng Nhà nước tròn 15 Xuân và chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, thơ chúc Tết năm 1960 của Bác Hồ như sau:

Mừng Nhà nước ta 15 Xuân xanh!
Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ!
Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua,
Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Chúc đồng bào ta bền bỉ đấu tranh,
Thành đồng miền Nam vững bền mạnh mẽ.
Cả nước một lòng hăng hái tiến lên,
Thống nhất nước nhà Bắc Nam vui vẻ”.

Năm 1968, mùa xuân Mậu Thân, lời thơ Xuân của Bác đã trở thành mệnh lệnh Tổng tấn công và nổi dậy của khắp miền Nam thành đồng:

Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta”.

Và năm 1969, trước lúc đi xa, Bác đã dành muôn vàn tình thương yêu cho đồng bào, đồng chí, cho các cháu thiếu nhi và nhi đồng. Bác đã để lại bài thơ chúc Tết cuối cùng, với những lời hịch vang vọng núi sông ngàn năm:

Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào.
Tiến lên! Chiến sỹ, đồng bào,
Bắc – Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!”

Đọc thơ của Bác và suy ngẫm về những điều Bác nói, ta thấy như Bác đã chỉ rõ con đường của cách mạng Việt Nam. Bốn năm sau, vào mùa xuân năm 1973, với thắng lợi của Hiệp định Pari, chúng ta đã buộc đế quốc Mỹ phải cuốn cờ ra khỏi Tổ quốc Việt Nam. Và hai năm sau, khi Mỹ đã cút, Nguỵ đã nhào, Bắc – Nam sum họp, đất nước thống nhất, “Xuân nào vui hơn”?

Chúng ta cảm ơn đất trời đã cho tiết Xuân, Xuân nồng nàn tình cảm của mỗi con người. Đón Xuân mới, đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ, lòng ta lại nhớ tới công lao to lớn của Người, cảm ơn Người đã để lại cho ta những vần thơ Xuân bất hủ…

Đặng Nam Điền

bqllang.gov.vn

Ngày xuân, nghĩ về Bác

Thi thoảng, trong đời sống công chức, chúng ta vẫn thường làm một việc không lấy gì làm mới mẻ: Kê khai tài sản. Nhìn bản Kê khai, ta lại mủi lòng: Sao mãi mình vẫn chưa giàu được nhỉ? Và rồi, ta lại được an ủi. Hóa ra ta vẫn chưa phải là người nghèo nhất. Ngay cả một người nông dân chân lấm, tay bùn, ở dưới đáy xã hội, nhưng vẫn có mảnh vườn, cái ao, hay chí ít cũng có con lợn, con gà. Nghĩa là vẫn có tài sản. Chỉ duy nhất một người dường như không có gì cả, một người nghèo nhất nước. Người đó là Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lục lọi trong tiểu sử Bác, đến cả nhà riêng của Người, ta thấy Người có gì? Một tấm áo ka ki, đôi dép cao su, chiếc quạt bằng lá cọ…Vật chất là thế đấy. Còn tinh thần ư? Bác cũng là người duy nhất không có bất kỳ các loại Huân, Huy chương gì, đến cả sơ đẳng nhất là Bằng khen, Giấy khen, Người cũng không có. Bác còn là người nghèo nhất cả trong cõi riêng tư. Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác kể lại, có những đêm, khuya rồi, Bác đã tắt đèn, nhưng trong phòng vẫn có tiếng đài. Đồng chí Vũ Kỳ tưởng Bác đã ngủ, rón rén đến tắt. Bác ngăn lại: “Đừng… Cứ để thế cho căn phòng Bác nó ấm, vì có tiếng người, tiếng phụ nữ…”

Ôi! Đài Tiếng nói Việt Nam! Vinh quang biết bao! Hạnh phúc biết bao khi Đài đã trở thành người bạn đường, người sẻ chia, an ủi Bác, trong những khoảnh khắc Người cô đơn nhất!

Nghĩ đến Bác, ngay cả một người bất hạnh đến cùng cực, cũng thấy được an ủi, sẻ chia. Hóa ra mình cũng vẫn chưa phải là người bất hạnh nhất.

Một người nghèo nhất nước như Bác, nhưng lại để cho chúng ta một di sản đồ sộ. Đó là một đất nước độc lập, toàn vẹn, một sự nghiệp cách mạng chói ngời, một tấm gương trong sáng và lối sống cao đẹp đến tinh khiết. Ta hiểu vì sao Bác luôn quan tâm đến những người nghèo, người lao động. Bác luôn hướng đến người lao động. Bác đặt tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam. Nghĩa là Đảng của tất cả mọi người, vì ai mà chẳng là người lao động. Bác còn dành lương mua quà cho người nghèo. Vào những dịp Tết đến, xuân về, Bác thường chọn những gia đình nghèo nhất để đến thăm và chúc Tết. Chuyến thăm rất bí mật, không báo trước để địa phương nghênh đón, rồi tuyên truyền, đưa tin. Thường chỉ có Bác và đồng chí Vũ Kỳ. Một chị lao công, ở trong khu hẻm nhỏ, đêm 30 Tết còn đi gánh nước thuê. Bàn thờ trống hoang, không có cả nải chuối, tấm bánh. Tết đến với mọi nhà, nhưng Tết lại quên căn nhà chị. Bởi thế, chị bàng hoàng đến sửng sốt, buông rơi cả hai thùng nước, khi thấy Bác đột ngột xuất hiện trong căn nhà tồi tàn của mình: “Trời ơi, Bác…Gia đình cháu khổ lắm…Cháu không ngờ Bác lại đến với cháu..”. “Thế Bác không đến với cháu thì Bác còn đến với ai?…”. Chị bật khóc. Và Bác cũng khóc. Đó là một trong những cái Tết cuối cùng của Bác trong ký ức của đồng chí Vũ Kỳ.

Dân còn nghèo như thế, nên Bác sống rất đạm bạc tằn tiện. Bữa ăn của Người là bữa ăn của một nông dân nghèo. Tiếp khách quốc tế, Bác vẫn mang trang phục của một người nông dân nghèo. Bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Một đồng chí cán bộ tỉnh ái Ngại: “Thưa Bác, Bác thay mặt cho Đảng, cho dân, Bác vất vả thế này, có khi bạn bè quốc tế lại trách Đảng trách dân không chu toàn với Bác…”. Bác cười điềm đạm “Bác sống thế này mà ở dưới, có chú còn nhũng nhiễu làm khổ dân. Bác mà sống xa hoa thì ở dưới các chú đục khoét hết của dân à?”

Cuộc đời của Bác, nếp sống của Bác là một bài học lớn cho các cán bộ cấp dưới. Ta hiểu vì sao trong những năm chiến tranh, đất nước loạn lạc, mà xã hội lại rất thanh bình, lòng dân không ly tán. Ra đường không lo trấn lột. Về nhà không sợ trộm cắp. Cũng không có tham nhũng, đĩ điếm. Một đời sống lành mạnh giữa một bầu khí quyển trong veo.

Một người suốt đời sống vì dân, lo cho dân, ngay trong những giây phút cuối cùng giã từ cõi đời, phần nói về mình, VỀ VIỆC RIÊNG, Người cũng chỉ dành cho mình đúng 79 chữ. 79 chữ tổng kết cả một đời người 79 năm, trong một ít chữ phong phanh ấy, Người cũng lại chỉ canh cánh lo cho dân, không muốn tổ chức tang lễ điếu phúng linh đình để đỡ tốn thời giờ và tiền bạc của dân.

Chúng ta đang học tập tấm gương đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng thế nào là tư tưởng Hồ Chí Minh? Tôi cũng đã theo học và nghiên cứu. Có rất nhiều định nghĩa. Nhưng cũng không ít những quan niệm áp đặt và chủ quan. Nói về tư tưởng Hồ Chí Minh, có lẽ không có ai nói hay hơn và chuẩn xác hơn cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười. Mà ông cụ lại nói vo ở Hội Nhà văn, nói suốt 4 giờ liền về nhiều vấn đề mà giới văn chương rất tâm đắc. Khi bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh, cụ Đỗ Mười đưa ra một định nghĩa rất ngắn mà vô cùng chuẩn xác: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Là Việt Nam hóa tất cả những tư tưởng tiên tiến nhất, đặc sắc nhất của nhân loại và biến chúng thành hiện thực ở Việt Nam!”

Quả đúng như vậy. Ta có thể tìm thấy trong những câu nói bất hủ của Người, những kinh nghiệm được đúc kết của rất nhiều thời đại. Và một trong những bài học sâu sắc Người để lại cho chúng ta là sự chiêm cảm tinh vi đến chuẩn xác và nghệ thuật dùng người. Đây chính là một bí mật của Bác mà chúng ta cần nghiên cứu, khám phá. Bác có tầm nhìn rất xa và rất chuẩn xác. Năm 1941, Bác có bức tranh, vẽ cây kèn, con số 1945 cùng câu thơ “Việt Nam Độc lập thổi kèn loa”. Sau quả đúng như vậy. Và như thế, Bác đã “nhìn” thấy ngày Độc lập từ năm 1941. Sau này Người cũng đoán chuẩn xác năm giải phóng Sài gòn. Tối 30/4/1960, trong diễn văn chào mừng Quốc tế Lao động tại Nhà hát Lớn Hà Nội, có một dòng rất đặc biệt, lúc đó Người đã dấu đi bằng một nét gạch xóa, nhưng vẫn còn được lưu giữ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh “…Cùng lắm cũng chỉ 15 năm nữa, nước nhà sẽ thống nhất, đồng bào Nam, Bắc sẽ xum họp một nhà…”. “15 năm nữa…” tính từ thời điểm năm 1960 thì đúng là năm 1975. Rất chuẩn xác. Bởi thế, có người coi Bác như một vị Thánh. Tài nhất là nghệ thuật dùng người. Đây chính là mấu chốt quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Năm 1946, khi phải rời Tổ quốc, Người lại trao toàn quyền điều hành đất nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng và chỉ dặn một câu: “Ứng vạn biến, dĩ bất biến”. Với một nhà Nho uyên thâm như cụ Huỳnh, chỉ nói thế là đủ. Điều đáng ngạc nhiên, sao lúc ấy, tình thế rất phức tạp, thù trong, giặc ngoài, trong Chính phủ có bao nhiêu Đảng viên cốt cán, Bác không trao, mà lại trao quyền điều hành đất nước cho một nhân sĩ không phải Đảng viên là cụ Huỳnh Thúc Kháng? Đưa một người không phải đảng viên lên chức vụ lớn, lại trao cho cả vận mệnh đất nước là một quyết định táo bạo. Nhưng bằng lối ứng xử rất đẹp ấy, Bác đã quy tụ được tất cả những tinh hoa của dân tộc đến với cuộc kháng chiến cứu nước và kiến quốc. Bởi thế, rất nhiều nhân sĩ, trí thức, ở nhiều đảng phái khác nhau đều tìm đến với Người, có không ít người từ bỏ đời sống nhung lụa, trở về Tổ quốc, cùng đồng cam cộng khổ với Người. Những năm tháng cam go ấy, không có nhiều ban bệ, tư vấn, mà sao Bác dùng người chuẩn thế. Những cán bộ được Bác chọn, trao việc đều trở thành những nhân vật xuất sắc của lịch sử đất nước. Đặc biệt là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhiều lúc tôi cứ vân vi tự hỏi, bằng phép nhiệm màu nào mà Bác đã nhìn thấy khả năng thiên tài quân sự trong Võ Nguyên Giáp, một người chưa từng qua bất kỳ một khóa học quân sự nào? Lúc ấy, ông Giáp chỉ đơn thuần là một ông giáo dạy sử ở Trường Tư thục Thăng Long. Một con người hoàn toàn xa lạ với quân binh, trận mạc, vậy mà Bác lại trao cho việc phụ trách quân sự, rồi phong thẳng lên Đại tướng và ủy nhiệm cho toàn quyền quyết định việc quân: “Chú là Tướng biên ải, Tướng ngoài mặt trận, có gì cần thiết, chú cứ quyết rồi báo cáo Bác sau!”. Sau này, ta mới biết việc chọn Tướng Giáp của Bác tài tình đến như thế nào. Võ Nguyên Giáp quả là một thiên tài quân sự. Tên tuổi ông có thể đặt bên cạnh những tên tuổi lừng danh nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: những Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung…Vậy bằng cách nào Bác phát hiện được khả năng tiềm ẩn một thiên tài quân sự trong dáng vẻ bạch diện thư sinh của một ông giáo dạy sử ở một trường phổ thông? Đó chính là một bí mật. Nhà báo nổi tiếng Mỹ Ladi Boston kể lại rằng, có lần, mấy nhà báo Pháp cũng rất ngỡ ngàng hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh một câu hỏi khá hắc búa: “Thưa ngài Chủ tịch, ngài phong ông Giáp lên thẳng chức Đại tướng, là phong theo tiêu chí nào?”. Bác bảo: “Nước tôi là nước du kích. Chúng tôi đánh giặc theo lối du kích, thì phong hàm cũng là phong theo kiểu du kích. Ông Giáp của chúng tôi đã đánh thắng tất cả các ông tướng tài giỏi của nước Pháp, vậy thì ông ấy phải là Đại tướng thôi”. Nói rồi, Bác cười rất sảng khoái. Mấy nhà báo quốc tế cũng cười. Câu hỏi móc mói nhuốm màu bùa chú đã bị hóa giải.

Bác của chúng ta là thế đấy!. Người rất tài biến những chuyện to tát, nghiêm trọng thành những điều hết sức giản dị, mộc mạc. Chỉ những người từng trải, uyên thâm và lịch lãm lắm mới có thể làm được như thế…

Theo Trần Đăng Khoa
Huyền Trang (st)

bqllang.gov.vn

Sắc xuân trên Quảng trường Ba Đình

Công trình Lăng được tô điểm thêm trong những ngày Tết Nguyên đán

Một chút nắng và gió những ngày cuối năm 2011 báo hiệu một mùa xuân mới sắp về, khắp mọi miền Tổ quốc lại hân hoan chuẩn bị chào mừng năm mới với ước mong về cuộc sống hạnh phúc và an lành. Hơi thở mùa xuân đang lan dần khắp các ngõ phố xua đi cái giá lạnh của Hà Nội. Tết cổ truyền mang hơi ấm cho mỗi con người Việt, bởi thế xuân của đất trời mang nhiều cảm nhận khác nhau: Xuân của bạn bè, xuân của tình yêu đôi lứa, xuân cho gia đình, cho quê hương đất nước.

Nhưng ở một nơi mà không khí đón Xuân thật đặc biệt, chính tại trung tâm của Thủ đô Hà Nội – trái tim của Tổ quốc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đang an nghỉ, có những người đang ngày đêm lao động hăng say, tô điểm thêm cảnh quan khu vực Lăng của Người và Quảng trường Ba Đình. Chăm sóc, gìn giữ, tôn tạo cảnh quan bên Lăng Bác là niềm tự hào lớn với mỗi người công nhân và cán bộ, viên chức của Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình. Niềm tự hào đó trở thành niềm vui mỗi dịp Tết đến, xuân về, niềm vui khi nhìn thấy sắc vàng tươi của hoa mai, sắc hồng thắm của hoa đào, màu vàng bất tận của vườn quất trĩu quả, những rung động khi lộc non hé nụ của mỗi con người đang ngày đêm đem thêm sắc xuân về bên Bác, chung vui cùng ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Những gốc đào, quất này được
những bàn tay giàu kinh nghiệm chăm sóc và được dùng để trang trí
tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình

Vườn ươm Phú Thượng – nơi ươm trồng các loại cây hoa, cây cảnh phục vụ trang trí chính là điểm xuất phát của những dải lụa nhiều màu sắc bên Lăng Bác, những dải lụa mà mỗi người con đất Việt khi đi xa quê hương không thể không nhớ về. Đó là những hàng vạn tuế hiên ngang như khí phách của người dân Việt Nam, là màu vàng bất tử của những dải hoa cúc, hoa mai, màu đỏ của niềm tin và hy vọng từ những đóa senconha lộng lẫy… Phía sau của những hình ảnh đó là nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên của Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình sau một năm thi đua, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và những tháng ngày lao động cần cù.

Sắc đỏ của senconha và sắc vàng của hoa cúc mặt trời là điểm nhấn
trên Quảng trường Ba Đình mỗi dịp Tết đến, xuân về

Tiết trời sang xuân, mưa phùn cùng cái rét cắt da khiến bao con người co ro trong giá lạnh, nhưng từng chuyến xe cuối năm vẫn miệt mài vận chuyển những cây đào, cây quất và hoa đẹp nhất về Lăng như chính tình cảm của mỗi người cán bộ, công nhân viên hướng về nơi linh thiêng – Quảng trường Ba Đình. Nhìn từng đoàn người vẫn ngày ngày vào Lăng viếng Bác, nhất là mỗi dịp Tết đến, xuân về, chúng tôi cảm thấy trong lòng mình thật ấm áp.

Xuân năm nay đã có nhiều thay đổi hơn trước, thời tiết có khắc nghiệt đôi chút nhưng Hà Nội vẫn tất bật, nhộn nhịp đón xuân. Đường phố tấp nập xe cộ, hoa khắp nơi đã trổ, không khí Tết Nguyên đán đã về đến mọi nhà, đến từng con phố nhưng vẫn còn đây những con người thầm lặng, đang miệt mài ngày đêm đem hơi ấm mùa xuân về bên Bác và nụ cười hạnh phúc khi thực hiện những công việc cuối cùng để đưa sắc xuân về Quảng trường Ba Đình cùng nhân dân và bạn bè quốc tế nô nức đón xuân về. Chính những nụ cười của niềm tự hào ấy sẽ là động lực để cán bộ, công nhân viên Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình tiếp tục hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao năm 2012. Chúng tôi thầm cảm ơn những cống hiến, những tình cảm đặc biệt của họ khi hướng về Bác, về công trình Lăng của Người./.

KTS. Bùi Thế Trung

bqllang.gov.vn

Bác Hồ kính yêu và những năm Thìn đầy dấu ấn

(GD&TĐ) – Trong cuộc đời 79 mùa xuân của mình, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã có 7 lần đón Tết năm Thìn cổ truyền của dân tộc. Đó là những năm Thìn thật đáng nhớ, những năm Thìn đánh dấu những mốc quan trọng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân của Người.

Bác Hồ chúc tết. Ảnh: Tuấn Anh

Bác Hồ chúc Tết. (Ảnh: Tuấn Anh, nguồn: Internet)

Còn nhớ, lúc vừa tròn hai tuổi, dưới tên gọi Nguyễn Sinh Cung, Người đã được đón cái Tết Nhâm Thìn (1892) đầu tiên trên quê nhà xứ Nghệ. Một cái Tết trong vòng tay của cha mẹ và ông bà ngoại tại làng Hoàng Trù, Nam Đàn, Nghệ An. 12 năm sau, Người tiếp tục được đón cái Tết năm Giáp Thìn (1904) cũng tại quê nhà. Năm này, Người 14 tuổi và đang theo học chữ Hán với những thầy đồ nổi tiếng hay chữ và giàu lòng yêu nước ở vùng đất Nghệ Tĩnh và bước đầu tiếp xúc với khẩu hiệu : Tự do-Bình đẳng-Bác ái.

Ngày 5-6-1911, với lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù bọn thực dân xâm lược sâu sắc, Người đã đi ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Không theo phái Đông du sang Nhật, Người hướng sang các nước phương Tây, nơi có phong trào đấu tranh cho tự do, dân quyền, dân chủ và có nền khoa học, kĩ thuật hiện đại. Và thế là với 30 năm bôn ba đi tìm hình của nước, Người đã có ba lần đón những cái Tết năm Thìn trên xứ người.

Năm Bính Thìn (1916), Người đón Tết ở xứ sở đảo quốc sương mù. Tại đây, Người đã ra sức hoạt động trong phong trào công nhân Anh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng với tinh thần kiên trì cố gắng rất lớn. Trong thời gian này, tuy không tán thành chủ trương cải cách của cụ Phan Châu Trinh, nhưng Người vẫn thường trao đổi thư từ với Cụ để bàn bạc về con đường cứu nước, giải phóng đồng bào. Đây cũng là thời gian mà phong trào cách mạng trong nước đang ngày càng dâng cao. 12 năm sau, vào mùa thu năm Mậu Thìn (1928), Người về Thái Lan, đến ở Bản-đông, Phi-chít (miền Trung Thái Lan) với biệt hiệu là Nam Sơn. Sau hai tuần, Người đến U-đon (miền Đông Bắc Thái Lan), rồi đi Xa-côn, Nông-khai, Mục-đa-hán, Băng-cố v.v…

Đi đến đâu, Người cũng mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng; nói chuyện tình hình thế giới, trong nước, tuyên truyền giác ngộ kiều bào. Tại đây, Người chủ trương đổi tên báo Đồng Thanh (của Hội Thân Ái, phát hành năm 1927) thành báo Thân Ái và tiếp tục thông qua tờ báo này đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Nhận thấy kiều bào nơi đây rất hay đi lễ Đức Thánh Trần, Người liền soạn “Bài ca Trần Hưng Đạo” ca ngợi tinh thần yêu nước của Đức Thánh Trần và của tổ tiên ta, khích lệ ý chí quật cường, tinh thần đánh giặc, cứu nước của kiều bào : “Một người Việt hãy đương còn/ Thì non sông Việt vẫn non sông nhà”. “Bài ca Trần Hưng Đạo” được truyền bá nhanh chóng và có hiệu quả lớn. Nhiều “đệ tử Đức Thánh Trần” trước chuyên đi lễ, đã dần dần giác ngộ tham gia Hội Thân Ái và những hoạt động yêu nước khác.

Trong thời gian này, Người còn dịch cuốn “Nhân loại tiến hóa sử” và cuốn “Cộng sản ABC” để làm tài liệu huấn luyện cho cán bộ. Đến đâu, Người cũng nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống lao động của kiều bào. Người ăn mặc như kiều bào và tham gia lao động từ nhẹ đến nặng cùng kiều bào. Chính vì thế, Người được kiều bào kính trọng, yêu mến gọi là Thầu Chín.

Có thể nói, trong những thắng lợi của cách mạng sau này, kiều bào ta ở Xiêm đã có sự đống góp xứng đáng. Hai năm sau, bằng bãn lĩnh và uy tín của mình, Người đã đứng ra hợp nhất các tổ chức Đảng, thành lập ra một chính Đảng duy nhất với tên gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930). Từ khi Đảng ra đời, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Người và của Đảng, cách mạng Việt Nam ngày càng trào dâng.

Đầu năm Canh Thìn (1940), từ Thái Lan, Người về Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam-Trung Quốc) và bắt liên lạc được với bộ phận ở ngoài nước của Đảng ta. Sau khi tìm hiểu tình hình tổ chức của ta ở đây, Người nêu ra một số ý kiến chỉ đạo cụ thể : Đối với tờ báo Đồng Thanh, Người đề nghị đặt tên là “Đ.T” để có thể ngầm hiểu là “Đồng thanh”, “Đồng Tâm”, “Đấu tranh”, “Đánh Tây” …

Đối với Hội nhân dân Việt Nam ủng hộ Trung Quốc chống giặc (một tổ chức của ta được thành lập ở Vân Nam từ trước và được chính quyền Quốc dân Đảng cho phép hoạt động), thì Người căn dặn phải củng cố và duy trì Hội để dễ dàng hoạt động và lấy giấy tờ hợp lệ đi lại. Bản thân Người dùng giấy tờ của Hội để đi kiểm tra các cơ sở của Đảng ta ở Vân Nam.

Tháng 6-1940, Đức tấn công nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng. Trước tình hình đó, Người quyết định : Các đồng chí cán bộ của ta đang hoạt động ở Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị về nước và nắm lấy phong trào cách mạng. Bản thân Người cùng một số cán bộ chuyển về Quảng Tây, sát biên giới Việt – Trung để tìm đường về nước. Đầu tháng 12-1940, Người về đến Tĩnh Tây. Ở đây, Người đã họp với đồng chí Hoàng Văn Thụ (người thay mặt Trung ương Đảng ở trong nước).

Đầu năm 1941, sau 30 năm xa nước, Người đặt chân về với mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu. 4 năm sau ngày Người trở về, Cách mạng Việt Nam đã có bước ngoặt lớn. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Nước Việt Nam mới còn trong trứng nước, thực dân Pháp đã âm mưu thôn tính nước ta lần nữa. Tháng 12-1946, Người lại phải ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến bước sang năm thứ 6 cũng là lúc cả dân tộc ta cùng Người đón cái Tết năm Nhâm Thìn (1952). Năm này, sau một năm Đảng ra công khai hoạt động với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, cả dân tộc ta đã tiếp tục phát huy được những thành quả của mình trên nhiều mặt- nhất là trên mặt trận quân sự.

Trong bài viết “Sau lũy tre xanh”, Người đã nêu rõ : “Sau lũy tre xanh/ Trước lũy tre xanh/ Ta đánh cho giặc Pháp tan tành tả tơi” (C.B- Báo Nhân dân số 40, ngày 10-1-1952). Quả thực, chúng ta sẽ là những người chiến thắng hiện tại cũng như trong tương lai, vì con đường đi của chúng ta được học thuyết vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng. Chính với niềm tin đó, bước vào năm 1952, nhân dịp Tết Nhâm Thìn, Người có lời Thơ chúc Tết đầy phấn khởi, tự hào; có tác dụng động viên, kêu gọi, thôi thúc lớn :“Xuân này, Xuân năm Thìn/ Kháng chiến vừa 6 năm/ Trường kỳ và gian khổ/ Chắc chắn trăm phần trăm/ Chiến sĩ thi giết giặc/ Đồng bào thi tăng gia/ Năm mới thi đua mới/ Thắng lợi ắt về ta/ Mấy câu thành thật nôm na/ Vừa là kêu gọi vừa là mừng Xuân” (Báo Nhân dân, số 42, ngày 24-1-1952). Lời thơ thật giản dị, ấm cúng mà tràn đầy sự tin tưởng, quyết tâm.

Những vần thơ Tết kháng chiến đó đã ăn sâu vào tình cảm nhân dân. Vì vậy, từ những năm ấy, trong dân gian đã truyền tụng những câu ca dao: “Cụ Hồ ở giữa lòng dân/ Tuy xa xa lắm, nhưng gần gần ghê/ Mỗi khi thư Cụ gửi về/ Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng/ Ai ngoài muôn dặm trùng dương/ Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ”. Quả đúng như sự khẳng định của Người, hai năm sau, vào tháng 5-1954, Nghe theo lời Đảng, làm theo lời Bác, cả dân tộc ta đã đoàn kết một lòng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Sau chiến thắng này, thực dân Pháp đã phải cuốn gói cút khỏi nước ta.

Không rút kinh nghiệm từ những thất bại cay đặng của Thực dân Pháp, tên sen đầm đế quốc Mỹ nhảy vào xâm chiếm nước ta. Chúng gây nên những tội ác tày trời. Bác Hồ kính yêu cùng với Đảng ta lại tiếp tục lãnh đạo toàn quân, toàn dân ta kháng chiến chống Mỹ.

Đặc biệt, bước vào năm Giáp Thìn (1964), đế quốc Mỹ đã có những hành vi leo thang ra ném bom đánh phá miền Bắc nước ta. Nhưng dân tộc ta vẫn nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Năm này, Bác của chúng ta cũng đã bước sang tuổi 74. Thế nhưng, với tinh thần thân dân, Tết năm đó, Bác đã có những chuyến vi hành đáng suy ngẫm.

Tối 30 Tết, Bác đến thăm và chúc Tết cán bộ công nhân tại Khu tập thể Nhà máy cao su, Nhà máy xà phòng, Nhà máy thuốc lá; Khu tập thể cán bộ miền Nam tập kết ở phố Phan Đình Phùng và một số gia đình ở Hà Nội… Sáng mồng 1 Tết, Bác đến thăm và chúc Tết Huyện uỷ, Uỷ ban hành chính huyện Đông Anh; thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân trạm biến thế điện và hợp tác xã nông nghiệp Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, là đơn vị có nhiều thành tích trong phong trào sản xuất và tiết kiệm. Nói chuyện với bà con nông dân hợp tác xã Lỗ Khê, Bác căn dặn phải chú ý phát triển hoa màu, chăn nuôi, trồng nhiều cây và chăm sóc cây tốt, đẩy mạnh vệ sinh phòng bệnh. Bác khen câu khẩu hiện bằng thơ ở trên đình làng: “Đón Xuân mở hội làm giàu/ Mừng Xuân cần kiệm lúa màu tốt tươi”.

Sau đó, Bác thăm và chúc Tết cán bộ chiến sỹ Sở công an Hà Nội. Đặc biệt, vào lúc giao thừa, qua Đài Tiếng nói Việt Nam, Người đọc Thư chúc mừng năm mới gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào nước ngoài, trong đó có lời thơ ấm áp : “Bắc Nam như cội với cành/ Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng/ Rồi đây thống nhất thành công/ Bắc Nam ta lại vui chung một nhà/ Mấy lời thân ái nôm na/ Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Trong năm này, nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt tại Hà Nội (3-1964) với 325 đại biểu thay mặt cho các đảng phái, dân tộc, tôn giáo và nhân sĩ trí thức, biểu thị ý chí đoàn kết thực hiện mục tiêu xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc với tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”.

Tình cảm, ý chí đó của Người đã được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ra sức dốc lòng thực hiện. Cả ba miền Bắc-Trung-Nam dậy lên những chiến công vang dội dẫn đến sự phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Có thể nói, đây là thời gian mà Người luôn đau đáu nỗi niềm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1969, Người đi vào cõi vĩnh hằng. Năm 1975, nỗi niềm đau đáu của Người đã được thực hiện. Bắc-Nam liền một biển. Năm Bính Thìn (1976) đất nước trọn niềm vui khi nước nhà mang tên gọi mới : Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

…Ôi ! Vĩ đại thay, một con Người luôn nghĩ tới nhân dân, suốt đời cống hiến và hi sinh cho dân, cho nước ! Tự hào thay, một con người mà “một đời thanh bạch chẳng vàng son” và luôn biết “nâng niu tất cả, chỉ quên mình !”.

Nguyễn Thị Thọ

gdtd.vn

Hai Tết với Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng cán bộ - nhân viên Văn phòng Phủ chủ tịch - Tết 1963. Ảnh: Tư liệu

Bà Lê Tâm là một cán bộ hoạt động công đoàn chuyên nghiệp. Suốt cuộc đời tham gia cách mạng, bà đã vinh dự 2 lần được đến chúc Tết và ăn Tết cùng với Bác Hồ. Kỷ niệm về hai sự kiện này đã ghi sâu trong tâm khảm của bà. Khi chạm tới niềm sâu thẳm đó, bà rưng rưng tâm sự.

Tết Độc lập đầu tiên năm 1946, tôi công tác ở Hội Công nhân cứu quốc, trụ sở tại 51 Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được cơ quan cử tham gia đoàn đại diện cho các đoàn thể đi chúc tết Bác Hồ và ông Vĩnh Thụy.

Đoàn đến 51 Trần Hưng Đạo – nơi ở của ông Vĩnh Thụy. Ông mặc bộ comlê vải đũi, đầu chải bóng loáng ra tiếp. Chị Hải đại diện cho đoàn cầm hoa tặng, ông Vĩnh Thụy cảm ơn nhận hoa và tỏ ra xúc động lắm. Sau đó, đoàn về nhà khách Chính phủ chúc Tết Bác. Các đồng chí văn phòng bảo đoàn chờ tại phòng khách. Bác mặc bộ đồ kaki màu vàng đã bạc, giày vải, nhanh nhẹn đi ra phòng khách tươi cười chào mọi người.

Nhìn Bác gầy, đôi mắt trũng sâu nhưng ánh mắt vẫn sáng, ai cũng xúc động và thương Bác quá. Chúng tôi kính tặng Bác bó hoa layơn trắng rồi vây quanh Bác như đàn con cháu tíu tít bên người cha, người ông trong ngày Tết cổ truyền. Bác vui lắm cảm ơn cả đoàn. Bác chúc Tết mọi người rồi căn dặn, chúng ta vừa giành chính quyền, dân còn khổ, các cô các chú phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Ai nấy đều thắc mắc, ở thành phố lấy đâu ra đất để tăng gia. Bác nói: “Phải tận dụng mọi chỗ nếu tận dụng được… phải chống mù chữ… Lần sau đến chúc Tết Bác, chỉ cần báo cáo cho Bác biết trồng được bao nhiêu rau, giúp được bao nhiêu người biết chữ”. Rồi Bác hỏi thăm và gửi lời chúc Tết gia đình, thăm hỏi bà con. Khi về cơ quan, tôi đã đi vận động nữ công nhân trồng rau ở bãi Phúc Tân, Phúc Xá, vận động nhau học chữ. Công việc tăng gia và học chữ quốc ngữ được mọi người thực hiện tốt cho đến khi Hà Nội cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm gian khổ.

Đầu năm 1952, đồng chí Trần Danh Tuyên cho phép 2 đại biểu đến ăn Tết ở trung ương. Đại diện cho nam giới là đồng chí Trần Bảo, còn tôi đại diện cho phụ nữ. Hai anh em, sáng 30 Tết khăn gói lên đường từ cơ quan Tổng Liên đoàn (Sơn Dương – Tuyên Quang) đến trưa tới đèo De thì mở cơm nắm ra ăn, chiều đến chiến khu gặp anh Hoàng Quốc Việt – Thường vụ Trung ương Đảng phụ trách dân vận trực tiếp phụ trách công vận.

Anh Việt đưa đến thăm anh Thận (đồng chí Trường Chinh), anh Thận mời ở lại ăn Tết với vợ anh vừa ở khu Ba lên. Buổi chiều, chúng tôi trở về chỗ anh Hoàng Quốc Việt. Thời gian này chị Thục Chinh chuẩn bị tổ chức đám cưới với anh Nguyễn Lương Bằng; nhưng có việc đột xuất ở biên giới, anh Bằng đi công tác ở đó nên hoãn đám cưới lại. Chị Thục Chinh đang ở chỗ Bác. Các anh cho phép tôi lên cùng chị Thục Chinh ăn Tết với Bác. Vừa tới nơi, Bác quan tâm hỏi:“ Cháu có mệt không?”. Tôi phấn khởi quá trả lời: “Thưa Bác, cháu không thấy mệt ạ!”.

Tối 30 Tết, Bác ngồi đọc tài liệu. Tài liệu rất nhiều, nhiều nhất là thư của công nhân, nông dân, bộ đội, thiếu nhi gửi Bác. Bác bảo tôi đọc những bức thư đó cho Bác nghe, chỗ nào lưu ý Bác bảo dừng lại, Bác đánh dấu để dễ tìm khi cần đọc lại. Khuya Bác bảo tôi đi ngủ, còn Bác vẫn chong đèn đọc tiếp. Bác ở nhà sàn, còn chúng tôi ở nhà ngang, đêm ấy chúng tôi không ngủ được vì thấy Bác vẫn thỉnh thoảng ho nên lo cho sức khỏe của Bác. Bảo vệ giục Bác đi ngủ nhiều lần nhưng Bác vẫn thức.

Sáng mùng 1 Tết, tỉnh dậy chúng tôi xuống bếp đã thấy Bác ở đấy, chúng tôi ùa vào chúc Bác mạnh khỏe sống lâu muôn tuổi. Bác nói, muốn Bác mạnh khỏe sống lâu, các cô cần làm việc tăng gấp 2 – 3 lần… Một lúc sau, các cháu thiếu nhi con em của các đồng chí lãnh đạo đến chúc Tết, Bác đưa các cháu lên nhà sàn bắt nhịp cho các cháu hát rồi chia kẹo, chia quà. Gần trưa, gia đình các đồng chí Trường Chinh, Lê Văn Lương, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt… đến chúc Tết Bác, không khí lúc này rất vui và quá đầm ấm.

Tất cả quây quần bên Bác như một gia đình lớn có nhiều thế hệ. Bữa cơm trưa mùng 1 Tết có một đĩa thịt lợn kho tàu, cá kho, trứng rán, dưa chua và một bát canh tôm nấu với rau cải xoong. Rau cải xoong do tự tay Bác trồng. Đến đâu Bác cũng ở gần suối. Dưới suối Bác thả bè rau cải xoong, ở trên đồi Bác trồng rau cải, rau muống. Tôi hỏi đồng chí phụ trách bếp, Tết của Bác sao lại không có bánh chưng.

Đồng chí đó nói đồng bào gửi biếu Bác nhiều thứ, bánh chưng, giò, còn có cả con bò, bà con vùng kháng chiến cũng gửi quà cho Bác nhưng Bác bảo mang cho bộ đội, thiếu nhi… Thức ăn mỗi bữa, Bác bảo chia nhau ăn hết không được lãng phí. Đang ăn, anh Cù Huy Cận đến, một lúc sau bác sĩ Chánh là bác sĩ phục vụ Bác cũng tới. Mọi người cười nói, chuyện trò rôm rả. Sau bữa ăn là tiết mục sinh hoạt văn nghệ, có người lấy soong nồi lên gõ đệm cho người khác hát, anh Huy Cận đọc thơ, có người hát chèo, tôi và chị Thục Chinh rụt rè e ngại. Bác động viên mãi, tôi đọc bài thơ của anh Tố Hữu:

“Em là con gái Bắc Giang, rét thời mặc rét nước làng em lo…”. “Nhà em con bế con bồng, em cũng theo chồng đi phá đường quan”… Bác cười, bây giờ không được vận động bà con phá đường mà vận động bà con đắp đường để bộ đội, dân công có đường đi đánh giặc. Bác cháu sinh hoạt văn nghệ vui quá, vui đến tận chiều….Tối hôm đó khi Bác cháu cơm nước xong, Bác bảo hai chị em đi xem phim do Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức. Ở chỗ chiếu phim, hai chị em gặp anh Trường Chinh, anh Hoàng Quốc Việt,… phim hay thích xem, nhưng hai chị sốt ruột muốn về.

Các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt cũng đốt đuốc về cùng. Tới nhà, thấy Bác vẫn chăm chú đọc tài liệu. Mấy anh chị em trước cảnh tượng Bác ngồi làm việc áo đại cán khoác hờ trên vai, quên cả cái rét cắt thịt cắt da ở miền núi mà thấy nao lòng. Chúng tôi ăn Tết với Bác hết ngày mùng 3, hàng ngày hai chị em xuống bếp giúp các đồng chí phục vụ làm bữa…Bác bận tiếp khách ban ngày, ban đêm đọc tài liệu, đọc sách.

Sáng mùng 4, chúng tôi chào Bác để trở về cơ quan công tác. Bác cho mỗi chị em một gói cơm nếp lạc và dặn chúng tôi lúc chia tay: “Các cháu đi đâu cũng phải gần gũi dân mới được dân giúp đỡ… Công tác tốt sang năm lại lên ăn Tết với Bác”.

Theo laodong.com.vn
Huyền Trang (st)

vov.vn

Da diết tình cảm đồng bào miền Trung với Bác

(VOV) – Một mùa xuân mới lại về. Năm tháng sẽ đi qua nhưng hình ảnh của Bác Hồ mãi mãi sâu đâm trong trái tim người dân miền Trung.

Trong tâm tưởng của người dân Việt Nam, Hồ chí Minh là người anh hùng dân tộc vĩ đại. Với người dân miền Trung, nguyện một lòng sắt son với Đảng, Bác Hồ mãi mãi là tấm gương cao đẹp về đạo đức và tâm hồn. Trong niềm vui xuân mới Nhâm Thìn, tấm lòng của bà con miền Trung với Bác thêm sâu đậm.

Suốt 50 năm theo cách mạng, vận động đồng bào dân tộc ít người theo Đảng và Bác Hồ, ông Ma Luê, dân tộc Ê Đê từng giữ nhiều cương vị lãnh đạo ở huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Nay ông trở về làng cũ sống cùng bà con xã Ea Trôn. Suốt cuộc đời cách mạng Ma Luê được dân làng tin và gọi là “cán bộ của Bác Hồ”.

Ông bảo rằng, khi chưa có Đảng, chưa có Bác Hồ, người dân không có cơm ăn, áo mặc, sống du canh, du cư dẫn đến đau ốm, bệnh tật. Ông Ma Luê khẳng định: đồng bào luôn tin tưởng vào Đảng và Bác Hồ, đóng góp lúa gạo, bò, heo, đưa con em đi bộ đội, làm dân công, đóng góp cho kháng chiến. Nghe lời Bác Hồ dạy, tôi luôn luôn cố gắng làm được những việc tốt, góp phần nhỏ của mình cho cách mạng. Về sống với dân làng, bằng sự hiểu biết mình, tôi thường xuyên vận động nhân dân nghe theo lời dạy của Đảng của Bác. Bà con đã hiểu, rất kính trọng Bác Hồ  và làm theo những chủ trương của Đảng, lời dạy của Bác. Nhờ đó mà cuốc sống của dân làng đã có nhiều khởi sắc. Dân làng luôn biết ơn Bác Hồ- Ma Luê rưng rưng.

Nhờ ơn Đảng , Bác Hồ Xuân này gia đình mí Jol Dê có Tết cổ truyền thêm ấm cúng

Những năm chiến tranh gian khổ, dù đói cơm, lạt muối, đồng bào miền Trung vẫn hướng về Bác Hồ với cả tấm lòng tôn kính. Già La Văn Lung, ở làng Ba Ba Xí Thoại cho biết: Ngày bà con làng Xí Thoại ở trong rừng nghe tin  Bác Hồ qua đời cả làng đều khóc và để tưởng nhớ Bác, bà con lập bàn thờ Bác ngay giữa rừng để hàng ngày thờ cúng Bác. Nhớ Bác, nhà nào ở buôn Xí Thoại cũng có bàn thờ Bác, treo ảnh Bác. Già La Văn Lung nhớ lại: Dân làng mình phải thờ Bác Hồ vì đất nước mình chỉ nhờ có Bác. Từ khi có Bác lãnh đạo, Đảng ta có những chủ trương đường lối đúng đắn để giải phóng dân tộc. Bác là người luôn chăm lo cho đồng bào dân tộc, Bác đã đem lợi ích đến cho cả người Kinh, dân tộc, không phân biệt đâu. Tôi rất tin tưởng đường lối Bác đã chọn. Chỉ có Bác, có Đảng bà con mới có nhà ở, có đất sản xuất, con cháu được học hành, đồng bào chúng ta mới có cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay.

Những ngày gần Tết, trong căn nhà nhỏ ở thành phố Đà Nẵng, bà Trần Thị Cúc bài trí lại tấm ảnh Bác Hồ được in trên lụa, rồi cùng con cháu sắp đặt bàn thờ gia tiên chuẩn bị đón Tết.

Cứ mỗi dịp Xuân về bà Cúc lại lần những trang nhật ký... nhớ Bác

Bà kể, tấm ảnh của Bác là món quà của Đảng tặng khi bà đứng vào hàng ngũ những người cộng sản những năm 60 của thế kỷ trước. Đó là báu vật bà dành tặng lại cho cháu con. Đã 8 lần được gặp Bác Hồ, nữ biệt động ở Đà Thành năm xưa vẫn rưng rưng khi nhớ lại gương mặt, cử chỉ âu yếm của Người dành cho thiếu nhi miền Nam:Cứ mỗi mùa Xuân đến, cái Tết này thêm nhớ Bác. Trời chuyển lạnh càng thấm thía nhớ Bác. Tưởng tượng Bác ở trên cao vẫy tay nói cháu hãy cố gắng lên…

Nhìn thấy Bác, nhớ tới Bác người dễ chịu lại. Nguyện trong tâm làm sao giữ phẩm chất của mình trong sáng để trên tiên cảnh Bác được vui- Bà Cúc bồi hồi.

Nhớ Bác, nghe theo lời dạy của Người, đồng bào ở miền Trung cùng nhau đoàn kết chung sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Mùa Xuân này, dải đất miền Trung đầy nắng gió đã có thêm nhiều chồi non, lộc biếc để báo công dân Bác./.

Hải Sơn/VOV-miền Trung

vov.vn

Cách ăn Tết của Bác Hồ

QĐND – Về thăm Pác Bó (Cao Bằng) vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Mão-2011, lại đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tôi được nghe nhiều cụ lão thành cách mạng nhắc đến cách ăn Tết của Bác Hồ thời kỳ Người ở Pác Bó.

Ngày Bác về nước cũng là ngày Tết (mồng 2 Tết Tân Tỵ, tức ngày 28-1-1941). Trước đó, Bác mở lớp huấn luyện cho hơn 40 cán bộ trong nước học tập, đợi đúng đến ngày 30 Tết, Bác mới bế mạc lớp học và nói với các học viên nên nhân cơ hội bọn quan Tây, lính dõng đóng đồn dọc biên giới đang lơ là hưởng thụ, chúng ta trở về trong nước hoạt động. Còn Bác, khi trở về Pác Bó cũng lập tức bắt tay vào hàng trăm công việc nhằm củng cố căn cứ địa; biên soạn tài liệu huấn luyện cán bộ; soạn thảo đường lối cứu nước theo hướng chuyển sang đấu tranh vũ trang; xây dựng Điều lệ của Mặt trận Việt Minh… Các đồng chí cán bộ đi cùng Bác như: Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp, Lê Quảng Ba… ngỏ ý mời Bác nghỉ ngơi, vui Tết, đón Xuân cùng nhân dân, nhưng Người nói (đại ý): Người cách mạng thì phải “dĩ công vi thượng”, nay thời cơ cách mạng đang đến, đã là cán bộ thì không nên nghĩ đến Tết mà nên chuẩn bị lực lượng sẵn sàng để đón “mùa xuân hồi sinh” dân tộc.

Bác không cho phép mình nghỉ Tết nhưng lại yêu cầu đội ngũ cán bộ phải chăm lo cho đồng bào đón Tết thật vui vẻ, để đồng bào thấy được sự khác biệt giữa cái Tết khổ đau, buồn bã dưới hai tầng áp bức, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến với không khí Tết trong vùng Việt Minh. Đồng chí Vũ Anh kể rằng, đồng bào vùng căn cứ địa Cao Bằng biết Bác không nghỉ Tết nên cử đoàn đại biểu các tổ chức cứu quốc đến tặng quà. Bác tìm hiểu, biết đồng bào có phong tục tặng lì xì (tặng tiền) đầu năm mới, nên đã phát động phong trào mỗi người tặng nhau một xu. Một xu lúc đó chỉ mua được tờ báo Việt Nam Độc lập. Từ đó, phong trào đọc báo và tuyên truyền các nội dung của báo Việt Nam Độc lập phát triển rộng khắp căn cứ địa.

Ảnh: internet

Ngẫm lại mới thấy, Bác làm gì cũng chỉ nghĩ đến một điều, mà Người gọi là “ham muốn tột bậc”: Độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.

Sau này, khi đã là Chủ tịch nước, làm việc tại Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ vẫn giữ thói quen ăn Tết như hồi ở căn cứ địa. Ngày Tết, Bác không hề nghỉ ngơi mà thường cùng một vài cán bộ thân cận, khi thì đi thăm bộ đội, khi lại đến thăm những gia đình nghèo khó, cũng có khi Người đóng cửa để chuẩn bị các văn bản lãnh đạo quan trọng. Cách đi thăm bộ đội, nhân dân trong dịp Tết của Bác thường là bí mật, không báo trước nên bao giờ, Người cũng biết được thực chất tình hình, từ đó lại có những chỉ đạo sâu sát, giải quyết những khó khăn, vướng mắc do thực tiễn cách mạng đặt ra.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, từ ngày có Đảng đến nay, đã có hàng vạn, hàng triệu cán bộ, đảng viên đề cao tinh thần “dĩ công vi thượng”; quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 1968, cả dân tộc lấy đêm Giao thừa làm thời gian hợp đồng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, buộc kẻ thù xâm lược phải ngồi vào bàn đàm phán, tạo nên sự chuyển biến chiến lược về thế và lực, từng bước hiện thực hóa mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Mùa xuân năm 2011, cái Tết Tân Mão đã cận kề nhưng trên địa bàn cả nước vẫn đang sôi nổi các hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. 1.377 đại biểu dự Đại hội XI đang là 1.377 báo cáo viên, nhanh chóng thông báo đến mọi đảng viên và nhân dân về tinh thần đổi mới toàn diện đất nước. Tất cả đang hối hả, hòa mình vào dòng chảy sôi động của sự nghiệp CNH, HĐH nước nhà. Tất cả đang hướng tới một mục tiêu duy nhất: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Thiết nghĩ, Tết này, kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, 3,6 triệu đảng viên trên cả nước cũng nên có kế hoạch thực hiện một việc làm cụ thể nhằm thể hiện tinh thần “dĩ công vi thượng”. Đó là cách thể hiện tình yêu và lòng kính trọng sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu.

Hồng Hải

qdnd.vn

Xuân năm Thìn, Bác Hồ chúc Tết

Mùa Xuân Độc lập đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám 1945 – mùa Xuân Bính Tuất – là một mùa Xuân không thể nào quên được. Lần đầu tiên, cả nước được nghe Thơ chúc Tết của Bác Hồ là vào giao thừa năm 1946. Mọi người vẫn còn nhớ lời Bác nhắn gửi các chiến sĩ lúc bấy giờ đang chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam nước ta:

bacho1.jpgBác Hồ với các cháu thiếu nhi Hà Bắc khi Người về thăm và chúc tết đồng bào và bộ đội – Tết Đinh Mùi – tháng 2/1967

Bao giờ kháng chiến thành công.
Chúng ta cùng uống một chung rượu đào.

Từ đó cho đến lúc Bác đi xa, đều đặn năm nào, Bác cũng có Thơ chúc Tết đồng bào. Và đã thành một tập quán mới, mỗi năm Xuân đến, mọi nhà, mọi người náo nức đón Thơ Xuân của Người.

Năm 1952, với 4 câu đầu trong Thơ chúc Tết Nhâm Thìn Bác đã củng cố niềm tin của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vào thắng lợi cuối cùng:

Xuân này, Xuân năm Thìn
Kháng chiến vừa 6 năm
Trường kỳ và gian khổ
Chắc thắng trăm phần trăm.

Bài Thơ chúc Tết được kết thúc bằng những lời dung dị, gần gũi với cái chất dân gian, dân tộc đã làm cho những vần thơ Xuân của Bác dễ dàng đi vào lòng người một cách tự nhiên:

Mấy câu thành thật nôm na
Vừa là kêu gọi vừa là mừng Xuân.

Xuân Giáp Thìn (1964), trong Thơ chúc mừng năm mới, Người nhắc nhở, giao nhiệm vụ cho nhân dân miền Nam, miền Bắc đoàn kết chiến đấu:

Nam Bắc như cội với cành,
Anh em ruột thịt đấu tranh một lòng.

Tiếp đến, Người khẳng định:

Rồi đây thống nhất thành công,
Bắc Nam ta lại vui chung một nhà…

Không ai ngờ chỉ năm năm sau, vào giao thừa Mậu Thân chuyển sang Kỷ Dậu (2/1969), đồng bào và chiến sĩ cả nước quây quần bên nhau chăm chú lắng nghe bài Thơ chúc Tết cuối cùng của Người truyền qua làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam:

Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay, tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do.
Đánh cho mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc – Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!

Năm ấy, Bác đã 79 tuổi, song lời thơ của Người vẫn thể hiện một ý chí sắt thép, một nghị lực phi thường. Lời thơ Xuân như hịch truyền cổ vũ cuộc đấu tranh cách mạng ngoan cường mà Hồ Chí Minh là ngọn cờ, là hồn thiêng sông núi.

Từ đó, hằng năm, đến giao thừa, ta không còn cái hạnh phúc được nghe giọng ấm cúng của Bác đọc Thơ Xuân mới nữa, nhưng âm vang hào hùng và sâu lắng trong những bài Thơ Xuân của Người vẫn rung động lòng ta mãnh liệt.

Cảm xúc khi nghe Thơ chúc Tết, mừng Xuân của Bác, nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Giọng của Người không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước.
Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau…”

Bác đã sống mãi cùng với Thơ Xuân của Người. Và cứ mỗi khi Xuân về, Tết đến, những vần Thơ Xuân của Bác như vẫn còn văng vẳng bên tai chúng ta và mỗi chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ Người và thầm đọc:

“Bác ơi! Tết đến giao thừa đó
Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần.
Ríu rít đàn em vui pháo nổ
Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân”.

(Tố Hữu – Theo chân Bác)

 

* Đảng ta cần, cần người liêm khiết, nghĩa nhân, sáng tạo, siêng năng, chung thủy vì Dân xây sự nghiệp

* Dân ta trọng, trọng bậc hiền tài, đức độ, chuyên cần, năng nổ, sắt son tin Đảng dựng tương lai.

LÊ VĂN THƠM

baophuyen.com.vn

Thơ chúc Tết với tư tưởng đoàn kết của Bác Hồ

Những năm đất nước còn chiến tranh, những đêm giao thừa, giây phút thiêng liêng giao hòa của trời đất, mọi người mong đợi, lắng nghe Bác Hồ chúc tết qua vần thơ xuân. Thói quen ấy đến hôm nay, nhiều người vẫn muốn được tĩnh lặng để cảm nhận, như còn phảng phất vương quyện trong hương xuân ngày tết của toàn dân tộc.

Tính ra từ xuân 1947, toàn quốc kháng chiến tròn một năm đến xuân 1969 cả thảy là 18 lần nghe Bác đọc thơ chúc tết trên Đài tiếng nói Việt Nam kêu gọi đoàn kết kháng chiến của Bác với lời thơ mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ:

Mấy lời thành thật nôm na
Vừa kêu gọi, vừa là mừng xuân

(Xuân 1964)

Hay là :

Năm mới quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành
Đẩy mạnh kháng chiến để dành độc lập tự do
Cải cách ruộng đất là công việc rất to
Dần dần làm cho người cày có ruộng, khỏi lo nghèo nàn

(Xuân 1954)

Càng ngẫm càng thấy cái mà Bác gọi là “nôm na”, “kêu gọi” ấy, ý tứ rất sâu xa, vừa là lời chúc, vừa chỉ ra nhiệm vụ cần tập trung thực hiện và bao giờ Bác cũng nhắc đến khối đại đoàn kết bởi đoàn kết là sức mạnh làm nên mọi thắng lợi.

Đoàn kết – đoàn kết – đại đoàn kết
Thành công –thành công -đại thành công ”
Tiến gần đến ngày khởi nghĩa giành chính quyền Bác chúc:
“ Chúc đồng bào ta đoàn kết mau
Chúc Việt Minh ta càng tiến tới

(Xuân 1942)

Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, Thơ Tết của Bác luôn động viên:

Chí ta đã quyết lòng ta đã đồng
Tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào

(Xuân Mậu Tý 1947)

Tết Quý Tỵ 1953, Bác chúc mừng:

Mừng toàn dân đoàn kết
Mừng kháng chiến thắng lợi

Những năm miền Bắc hòa bình xây dựng Chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đẩy mạnh đấu tranh thống nhất, thơ chúc tết của Bác luôn động viên hai miền đoàn kết thi đua.

Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi
Bốn mùa hoa Duyên hải -Đại Phong
Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới
Sức triệu người hơn sóng biển Đông

(Xuân 1962)

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng khốc liệt, hơn nửa triệu quân Mỹ ồ ạt kéo vào miền Nam, máy bay, tàu chiến Mỹ hùng hổ đánh phá miền Bắc định đưa nhân dân ta trở về thời đồ đá- thơ chúc tết của Bác đều đặn, cổ vũ nhân dân hai miền quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược – ngay cuộc thử sức đầu tiên, chúng ta đã thắng to, Bác khen:

Mừng miền Nam rực rỡ chiến công
Nhiều Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Plây me, Đà Nẵng …
Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng
Giặc Mỹ leo thang, ngày càng thua nặng”.

(Xuân 1966)

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, hai miền Nam -Bắc đã được thể hiện rõ nét ở cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 ngay sau lời chúc tết của Bác:

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta

Đặc biệt bài thơ chúc tết cuối cùng của Bác năm 1969 sẽ còn âm vang mãi trong lòng của những người đang sống và các thế hệ mai sau về lời tiên tri, lời dặn dò của Bác trước lúc đi xa:

Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn

Đại thắng mùa xuân năm 1975, quân dân ta đã thực hiện trọn vẹn di chúc của Bác, Mỹ phải cút, Ngụy đã sụp đổ, một dải non sông đã thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà.

Học tập tấm gương đạo đức của Người qua những lời thơ chúc Tết, mừng Xuân, lời kêu gọi đại đoàn kết trong các vần thơ xuân, chúng ta càng thấy nhớ thương Bác và xin hứa với Bác:

Tết này vắng Bác đi xa
Chúng con vẫn hát bài ca kết đoàn
Bài ca vang vọng núi sông
Tay Bác bắt nhịp muôn lòng hòa theo./.

Phan Kế Toán

lagi.gov.vn