Thư viện

Thông báo đặc biệt của Bộ Tổng Tư lệnh và Thư của Bác Hồ gửi cán bộ, chiến sỹ và đồng bào về chiến thắng Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) Cách đây 60 năm, đúng 16 giờ 20′ ngày 7/5/1954, quân ta giành toàn thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sáng hôm sau, ngày 8/5/1954, Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam đã ra Thông báo đặc biệt về chiến thắng lịch sử này. Cũng ngay trong ngày hôm đó, từ Thủ đô kháng chiến ở Tân Trào (Tuyên Quang), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn hai văn bản lịch sử này.

Tiếp tục đọc

Advertisement

Chuyện về vị ân nhân của Bác Hồ qua lời kể của người phiên dịch

Trong những năm bôn ba hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã gặp muôn vàn gian lao, nguy hiểm; mấy lần bị tù đày, bị toà án thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt vào năm 1929 theo phán quyết số 115 ngày 10/10/1929 của Toà án Vinh (Nghệ An). Song với bản lĩnh vững vàng, sự thông thái và cẩn trọng; cộng với sự trợ giúp của lương tri và chính nghĩa, Người  đã vượt qua mọi gian nguy, tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Tiếp tục đọc

Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông và tình bạn thủy chung Hồ Chí Minh – Loseby

Nguyễn Ái QuốcMùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị hợp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc – Tống Văn Sơ tiếp tục ở lại Hồng Kông, hoạt động cách mạng. Người ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Kung, Cửu Long – Hương Cảng, và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác.

Tiếp tục đọc

Mãi mãi biết ơn và tự hào về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội

`*•.¸¸.•*´¨`*•.¸¸.• ★ •.¸¸.•*´¨`*•.¸¸.•*´

QĐND – Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh Cả của Quân đội – Vị Đại tướng của nhân dân, đã đi về cõi vĩnh hằng! Sự ra đi của Đại tướng để lại niềm tiếc thương vô hạn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và bạn bè quốc tế.

Từ một thanh niên yêu nước, tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, đồng chí Võ Nguyên Giáp may mắn sớm được gặp Bác Hồ, được sống, làm việc thường xuyên bên Bác nhiều năm, trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn học tập và làm theo Bác Hồ, thực sự là anh Bộ đội Cụ Hồ tiêu biểu nhất.

Tên tuổi của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gắn với tên gọi Anh Cả của Quân đội. Cuộc đời Đại tướng gắn liền với những chiến công hiển hách của quân đội, của dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh: Từ Chiến thắng trận đầu Phai Khắt, Nà Ngần khi đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân mới ra đời đến Điện Biên Phủ năm 1954, “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 và Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng mùa Xuân năm 1975, quân đội ta đã cùng với toàn dân hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, đưa đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên mỗi chặng đường phát triển và trưởng thành của quân đội, mỗi chiến thắng của quân và dân Việt Nam đều có hình ảnh và dấu ấn sâu đậm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị Tổng Tư lệnh đầu tiên và duy nhất của quân đội ta.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau giờ làm việc. Ảnh: Trần Hồng

Là nhà cầm quân tài ba, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng thời là nhà lý luận quân sự kiệt xuất, với những tổng kết thực tiễn ở tầm cao trí tuệ, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, phát triển học thuyết quân sự Việt Nam hiện đại. Những đúc kết của Đại tướng về kinh nghiệm lịch sử của dân tộc, về thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trực tiếp làm nên chiến thắng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, là kho tàng lý luận vô giá để lại cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân ta. Cốt lõi lý luận và thực tiễn hoạt động quân sự của Đại tướng chính là tư tưởng quân sự nhân văn Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” của dân tộc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một tấm gương cộng sản mẫu mực, cả cuộc đời luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của dân tộc lên trên hết, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Ở bất cứ cương vị nào Đại tướng cũng tận tụy một lòng phục vụ mục tiêu lý tưởng của Đảng, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

Là Tổng Tư lệnh quân đội, người chỉ huy cao nhất của các lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng Đại tướng sống cuộc đời rất đỗi giản dị, thanh cao, luôn gần gũi, yêu thương quý trọng cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, đồng chí, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Với đức độ và tài năng của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực sự ghi dấu ấn, hình ảnh cao đẹp trong trái tim, khối óc của nhân dân ta và bạn bè thế giới, trở thành vị Đại tướng của nhân dân, sống trong lòng dân, được nhân dân kính trọng, ngưỡng mộ và tin tưởng. Tài năng và đức độ của Đại tướng đã có sức cảm hóa cả những đối thủ, khiến họ phải nể trọng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Đại tướng văn võ song toàn, đức tài trọn vẹn, người cộng sản kiên trung, tận tụy, mẫu mực, nhà chiến lược chính trị và quân sự kiệt xuất thời đại Hồ Chí Minh, thực sự là niềm tự hào của Đảng ta, dân tộc ta, đất nước và nhân dân ta.

Lúc sinh thời, Đại tướng đã cùng toàn dân, toàn quân lập nên bao chiến công chói lọi. Sự ra đi của Đại tướng tiếp tục khơi dậy, thổi bùng và quy tụ lòng yêu nước, lòng tự hào của nhân dân, của toàn dân tộc, cả với lớp người đi trước và thế hệ trẻ hôm nay, làm cho Tổ quốc Việt Nam của chúng ta một lần nữa sáng lên trong tâm khảm bạn bè quốc tế.

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hết lòng vì nhân dân phục vụ, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; được sự quan tâm chăm lo xây dựng, giáo dục, rèn luyện của Đại tướng, quân đội ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, lập nhiều chiến công chói lọi; sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Vĩnh biệt Đại tướng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nén đau thương thành sức mạnh trong hành động, biến những kỳ vọng của Đại tướng về xây dựng một quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, về một nền quốc phòng toàn dân vững chắc, về một Việt Nam giàu mạnh thành hiện thực.

Vĩnh biệt Đại tướng, toàn quân ta phấn đấu ra sức học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập tinh thần “dĩ công vi thượng” mà Đại tướng suốt đời gương mẫu làm theo lời dạy của Bác Hồ, bồi dưỡng ý chí cách mạng, tư duy và trình độ khoa học quân sự, nâng cao cảnh giác cách mạng, tăng cường sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của đội quân chiến đấu, đội quân công tác và lao động sản xuất.

Xin kính cẩn vĩnh biệt Anh Văn – người Anh Cả của Quân đội ta. Dù đã đi xa, Đại tướng vẫn sống mãi trong lòng cán bộ, chiến sĩ LLVT và toàn thể nhân dân ta. Tấm gương sáng ngời của Đại tướng về tinh thần “dĩ công vi thượng”, làm việc gì cũng đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết, mãi là nguồn động viên, là sức mạnh tinh thần cổ vũ quân và dân ta vững bước tiến lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Các thế hệ kế tiếp, noi gương và học tập những phẩm chất cao đẹp trong cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng ra sức phấn đấu, quyết lập nên những Điện Biên Phủ hào hùng trong công cuộc dựng xây đất nước và bảo vệ Tổ quốc, đưa Việt Nam tiến lên sánh vai cùng bạn bè năm châu, thực hiện mong ước của Bác Hồ, xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

QĐND

Vkyno (st)

Xuân Liên – bi tráng một tượng đài

Một thời để nhớ

QĐND – Chuyện về trận chiến đấu giữa các pháo thủ Đại đội 45-pháo binh bảo vệ bờ biển với hàng chục máy bay Mỹ chiều 12-7-1968, từ lâu tôi đã nghe người dân Nghi Xuân (Hà Tĩnh) truyền tụng như một sự tích anh hùng, một huyền thoại… May mắn sao, một ngày tháng 7-2013, tôi có cơ may được cùng Đại tá Nguyễn Viết Đức, nguyên chiến sĩ Đại đội 45, hiện là Chủ tịch Hội CCB huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh tìm về trận địa pháo ngày nào bên bờ biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, nơi xảy ra trận chiến đấu vô cùng oanh liệt và bi hùng ngày ấy…

Tiếp tục đọc

“Điện” “Biên” “Phủ” – Chữ và nghĩa

Chuyện xưa – nay

QĐND – Tháng Ba năm Mậu Tý (1288), vua Trần Nhân Tông đem bọn bại tướng Ô Mã Nhi của đạo quân Nguyên-Mông xâm lược vừa bị đại bại, từ sông Bạch Đằng về phủ Long Hưng (Thái Bình) làm lễ “hiến phù” (dâng tù binh, báo tin thắng trận) ở tòa Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông). Bỗng thấy những con ngựa đá chầu hầu bên nơi chôn cất vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần này, chân móng con nào cũng lấm bùn! Cảm xúc của người vừa lãnh đạo hai cuộc kháng chiến gian khổ chống giặc, bây giờ đại thắng, giữ yên sơn hà, khiến nhà vua nảy sinh được một tứ thơ lạ: Hẳn là anh linh tổ tiên cũng đã vừa đưa những chiến mã bằng đá này đi trận, nên bùn đất chiến trường mới vương đầy vó ngựa khi trở về như thế! Và thế là ra đời hai câu thơ tuyệt bút:

Tiếp tục đọc

Chiến công của Tổ tình báo Móng Cái

Trên mặt trận thầm lặng

QĐND – Ông Diêu Nhật Thăng nguyên là liên lạc viên thuộc Chi tình báo Hải Ninh (nay là tỉnh Quảng Ninh) thời kỳ 1947-1949. Khi Chi tình báo được thành lập đầu tháng 10-1947, trong danh sách các chiến sĩ tình báo đầu tiên, gia đình ông có tới 4 người tham gia. Câu chuyện dưới đây được tác giả kể lại khi đang làm nhiệm vụ liên lạc ở Tổ tình báo Móng Cái.

Tiếp tục đọc

Ngã ba Đồng Lộc những ngày tháng bảy

Cờ Tổ quốcTrở lại “Túi bom”- Ngã ba Đồng Lộc vào những ngày tháng bảy, chúng tôi ai cũng bồi hồi xúc động cho dù đã đến đây nhiều lần. Ngã ba Đồng Lộc và tên của 10 cô gái đã đi vào huyền thoại, vào trang sử vàng truyền thống của dân tộc cũng như truyền thống “Dũng cảm – Thông minh- Sáng tạo” của cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải.

Tiếp tục đọc

Lời thề giữ biển (Tiếp theo và hết)

Nỗi lòng lính biển

Trước khi ra Trường Sa công tác, tôi về quê thăm mẹ tại xã Đại Đức, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Mẹ nói, xóm mình có cậu Dần con cô Dậu đang đóng quân ở Trường Sa, có dịp con đến thăm nó nhé. Tôi vâng lời mẹ, nhưng thoáng chút băn khoăn bởi tuy cùng xóm trên, xóm dưới, nhưng tôi hơn Dần mười mấy tuổi, lại xa quê gần 20 năm nên còn rất ít kỷ niệm về cậu ấy. Đến đảo Trường Sa Đông, tôi tìm gặp Nguyễn Văn Dần, em mừng rỡ khi gặp người cùng thôn giữa Trường Sa. Dần bảo, ngày xưa mỗi lần thấy anh về quê mặc bộ quân phục em rất thích, thế là sau khi tốt nghiệp THPT đăng ký thi vào Trường Sĩ quan Lục quân 1. Ra trường được điều về công tác tại Lữ đoàn 147 Hải quân, sau hơn một năm em tình nguyện ra công tác tại Trường Sa. Tiếp tục đọc

Những năm tháng không thể nào quên – Võ Nguyên Giáp –

Cuốn sách là tập hồi ức của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện đã ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như ngàn cân treo sợi tóc. Tiếp tục đọc

Lời thề giữ biển

“Những hàng kè chắn sóng có thể bị sóng và cát mặn đại dương làm mòn, nhưng bản lĩnh và ý chí của những người giữ biển thì luôn vững vàng không thể nào lay chuyển, kể cả phải hy sinh thân mình vì vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Đó là lời khẳng định của Chuẩn Đô đốc Nguyễn Ngọc Tương, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân bên cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa Lớn…

Tiếp tục đọc

Nhà tù Phú Quốc – “địa ngục trần gian” với những người cộng sản

(VOV) – Cuộc sống đang có được ngày hôm nay đã phải đánh đổi bằng xương máu của bao nhiêu người, trong đó có sự hy sinh vô giá của những người cộng sản kiên trung ở nhà tù Phú Quốc.

Tiếp tục đọc