Tag Archive | Tôn giáo
Bác Hồ với ngày hội đoàn kết toàn dân
Cách đây 80 năm, giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra rầm rộ, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Ngày 19/5/1941, theo sáng kiến của đồng chí Hồ Chí Minh, Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thành lập tại Pắc Pó (Cao Bằng). Tháng 5 năm 1946, cũng theo sáng kiến của Người, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Đến tháng 3 năm 1951, Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên Việt.
Để mở rộng khối đoàn kết dân tộc, Đại hội Mặt trận Liên Việt toàn quốc họp từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 10-9-1955 tại Hà Nội quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tiếp tục sự nghiệp đoàn kết toàn dân của Mặt trận Liên Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đại hội bầu làm Chủ tịch danh dự của Mặt trận.
Tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời với chương trình hành động 10 điểm mà nội dung cơ bản là đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Sau khi thống nhất nước nhà, tháng 01 năm 1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam quyết định thống nhất 3 tổ chức Mặt trận ở hai miền lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân để cùng phấn đấu.
Trải qua quá trình lịch sử cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) ra đời và trưởng thành gắn liền với sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời Người cũng là một tấm gương sáng mẫu mực về đoàn kết dân tộc, xây dựng các phong trào cách mạng, gắn kết tinh thần tập thể trong các lực lượng cách mạng của cả nước. Đồng thời, Người đã trực tiếp xây đắp khối đại đoàn kết dân tộc, tình đoàn kết quốc tế giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới. Có thể coi đại đoàn kết là một chiến lược lớn của cách mạng, chiến lược về tổ chức nhằm tập hợp lực lượng đến mức đông đảo nhất, rộng rãi nhất mọi tầng lớp nhân dân.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới, tháng 5 năm 1995 nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh của Người, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động trong cả nước Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đây là Cuộc vận động nhân dân rộng lớn trong cả nước của thời kỳ đổi mới có nội dung toàn diện, diễn ra trong thời gian dài. Hơn 17 năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp chính quyền, các tổ chức thành viên Mặt trận, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cùng với các phong trào thi đua yêu nước khác, Cuộc vận động đã đạt được những kết quả tốt đẹp góp phần từng bước nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh trật tự, ngày càng tạo ra các mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước.
Trong những thực hành lớn của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng thực hành đoàn kết và đại đoàn kết, từ đoàn kết trong Đảng đến đoàn kết trong dân và đoàn kết quốc tế. Đó là sự gặp gỡ và kết hợp nhuần nhuyễn giữa đường lối chiến lược, phương pháp tổ chức và hoạt động, lãnh đạo và quản lý, với chính sách và biện pháp nhằm gây dựng lực lượng, nuôi dưỡng phong trào thi đua ái quốc, dùng người tài đức, trọng đãi nhân tài, hiền tài để giữ vững nền độc lập tự do, xây dựng đất nước phú cường, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào. Đường lối chiến lược và chính sách đại đoàn kết của Hồ Chí Minh còn đồng thời là văn hóa ứng xử tinh tế của Người mà ngày nay toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức vận dụng, phát huy để vượt qua mọi khó khăn, thách thức hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bác Hồ với đại biểu Công giáo
Để đại đoàn kết với mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến mọi người và chăm lo lợi ích cho mọi người. Bác Hồ quan tâm đến lợi ích của mọi tầng lớp, từ người cộng sự, người phục vụ gần gũi đến quảng đại quần chúng, từ miền xuôi đến miền ngược, mọi tôn giáo, mọi dân tộc. Người quan tâm đặc biệt đến lợi ích vật chất: Dân đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở, được học hành. Ngoài sự chăm lo lợi ích vật chất, Người còn quan tâm đến đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của mọi tầng lớp. Với các tăng ni phật tử, đồng bào Công giáo, Người đều gửi gắm những quan điểm tích cực, đậm chất nhân văn và mang đậm tinh thần đoàn kết, bác ái, không phân biệt người có đạo và người không đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu tấm gương đoàn kết rộng rãi bởi một lẽ rất giản đơn: Người muốn huy động tiềm năng của cả dân tộc vào sự nghiệp chung, Người luôn mong muốn thêm bạn bớt thù. Người tin ở tính hướng thiện của mọi người và trong bất cứ con người nào, Người cũng tìm thấy những nhân tố tốt đẹp đó. Tấm gương đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ Người có phương pháp xử lý đúng đắn những bất đồng, những cản trở cho sự đoàn kết. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết song không phải là kiểu đại đoàn kết một chiều. Người luôn luôn khuyên đoàn kết song phải đấu tranh, đấu tranh để đoàn kết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến xây dựng tinh thần đoàn kết thống nhất trong Đảng. Theo Người, sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong nhân dân. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo lên sức mạnh để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng. trong Di chúc để lại, điều đầu tiên Bác nói về Đảng Bác căn dặn: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải “giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình“. Thực hiện Di chúc cảu Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn bốn mươi năm qua, Đảng ta đã rất đề cao tinh thần đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Đảng, giữa Đảng với nhân dân. Nhờ vậy, Đảng ta đã phát huy trí tuệ của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng; phát huy nội lực, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân dưới ngon cờ của Đảng.
Trong giai đoạn phát triển xã hội hiện nay đầy những biến động và thách thức lớn lao đặt ra cho toàn Đảng và toàn dân ta nên muốn tồn tại và phát triển đi lên một cách bền vững thì hơn lúc nào hết chúng ta phải quán triệt và thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công”.
Kỷ niệm 82 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư, chúng ta khắc sâu lời dạy của Bác Hồ: “Chính sách Mặt trận là chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”, nguyện cùng nhau tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VII, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Kim Yến
bqllang.gov.vn
Bác Hồ trong thơ các nhà sư

Ảnh internet
Tôi dừng lại khá lâu trong phòng thờ Bác Hồ mà theo sư bà là gian thờ đặc biệt. Tôi chăm chú xem những bài thơ của sư bà viết về Bác.
GIAO HƯỞNG
Chùa Cần Linh dù tên chữ hàm nghĩa rất hay, rất đẹp, song người dân thành phố Vinh vẫn thích gọi là chùa Sư Nữ, bởi vì từ trước đến nay các nhà sư trụ trì đều là sư nữ.
Sinh thời, “quan đốc học” Nguyễn Tài Đại (1921- 2005) có lần bộc bạch với tôi: Năm 1945 chừng mới 20 tuổi, sư cô Thích Diệu Niệm đã về trụ trì chùa Cần Linh. Ngôi chùa vốn đẹp nổi tiếng, từ ngày có sư cô “sắc nước hương trời” về trụ trì, chùa càng rực rỡ giữa hữu tình sông nước trời mây, càng nổi tiếng trong tâm thức người đời. Rồi một đồn mười mười, đồn trăm, hầu như tháng nào anh Đại cũng rủ mấy bạn trai vào chùa vãng cảnh để “tiện thể” được ngắm dung nhan “hơn hẳn các mỹ nhân trong tranh ta lẫn tranh Tàu” của sư cô trụ trì, nhờ đó anh Đại biết sư Thích Diệu Niệm có tài làm thơ.
Mùa thu Bính Tý (1996) mấy chủ nhật liền tôi chủ định vãng cảnh chùa Sư Nữ. Trong dòng người đến chùa sáng chủ nhật ấy, tôi nêu nguyện vọng muốn được gặp sư bà Thích Diệu Niệm, người suốt đời gắn bó với ngôi chùa này. Một ni cô lẳng lặng đi vào trong, lát sau ni cô ấy trở ra chắp hai tay trước ngực:
– Sư bà Thích Diệu Niệm mời lữ khách vào tham quan nội thất.
Sáng ấy, sư bà Thích Diệu Niệm dẫn tôi đi xem các công trình kiến trúc của chùa. Chùa được dựng cuối thời Lê, có gần 100 pho tượng. Năm 1992, chùa được xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia.
Sư bà vui vẻ cho tôi biết: Chắp tay chào nhau cung kính không phải là đặc trưng của riêng nhà Phật, từ xưa cách chào này đã rất thông dụng trong xã hội Việt Nam. Hình ảnh chắp tay thể hiện ý nghĩa hiệp chưởng- liên hoa thủ. “Hiệp chưởng” (hai bàn tay chụm lại) biểu trưng cho sự hòa hợp bình đẳng, hiệp sức chung lòng vì mục đích tốt đẹp cao cả. “Liên hoa thủ” (bàn tay hoa sen), chắp tay là biểu trưng của nụ búp sen, tuy chưa nở nhưng vẫn đủ đầy đặc trưng tốt đẹp của hoa sen – loài hoa biểu trưng nhiều ý nghĩa trong giáo lý đạo Phật. Chắp tay xã giao là “trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật”, hiểu nôm na là chúc mọi người đạo đức vẹn toàn, được vậy thì sẽ tiến tới thành Phật! Sau ngày người Pháp sang đô hộ nước ta, họ mang theo động tác bắt tay, kiểu chào của người phương Tây, dần người mình chạy theo mốt của người Tây mà đánh mất cái đặc trưng rất đẹp của tổ tiên mình!
Tôi dừng lại khá lâu trong gian phòng thờ Bác Hồ mà theo sư bà là gian thờ đặc biệt. Tôi chăm chú xem hết những bài thơ của sư bà viết về Bác và về tu hành. Những bài thơ được thể hiện trên giấy khổ lớn, có bài đã lồng vào khung lớn, có bài được sư bà dán trực tiếp lên tường của gian thờ. Dường như đoán biết vị khách lãng du tìm hiểu nội dung những bài thơ là có chủ địch, sư bà cho phép tôi chép vào sổ tay cả 9 bài thơ: Bác Hồ là Bồ Tát giáng Việt Nam, Ơn Bác Hồ, Kính viếng bà Hoàng Thị Loan từ mẫu, Kính viếng hương hồn liệt sĩ, Mùa Xuân đến, Đệ tử, Hòa đàm, Khuyên tu, Không đề.
Sư bà Thích Diệu Niệm đã viên tịch hơn 10 năm rồi, như một nén tâm nhang kính dâng hương hồn bà, tôi xin lược trích giới thiệu 4 khổ thơ thứ 1,4,5,9 và 2 câu kết bài thơ Bác Hồ là Bồ Tát giáng Việt Nam của sư bà khả kính:
BÁC HỒ LÀ BỒ TÁT GIÁNG VIỆT NAM
Có chính sách của Bác Hồ bảo đảm
Được tự do tín ngưỡng hợp lòng dân
Cả Việt Nam Phật giáo vững tinh thần
Tin tưởng Bác như mùa xuân hoa nở…
Lời Di chúc của Bác Hồ ghi tạc
Đoàn kết nhau gánh vác lấy non sông
Có tài năng và đạo đức chung lòng
Xây dựng nước nhà thành công vững chắc.
Công và của bỏ ra không ngần ngại
Quyết treo gương bác ái giữa toàn dần
Nghiên cứu trong đạo đức với tinh thần
Hồ Chủ tịch chí công – nhân độ nhất…
Bác đưa lại tự do và hạnh phúc
Phá xích xiềng áp bức, chống xâm lăng
Là vĩ nhân văn hóa vượt tài năng
Dựng lại nước phải chăng tài bậc Thánh
Nhìn ảnh Bác, cảm thấy người đạo hạnh
Bác Hồ là Bồ Tát giáng Việt Nam.
Ngày 23/1/2010, tôi và một đồng nghiệp đến Ban Quản lý dự án tôn tạo, mở rộng Khu Di tích lịch sử – văn hóa Nam Đàn. Sau đó, chúng tôi cùng ông Nguyễn Vương Lộc, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Nghệ An, lên Khu Di tích Kim Liên dâng hương viếng Bác. Từ làng Chùa, Hoàng Trù quê ngoại, khi chúng tôi chuẩn bị lên xe sang làng Sen, Kim Liên quê nội, bỗng gặp một đám khách từ ngoài cổng đang tiến vào, người vận áo dài cà sa màu vàng dẫn đầu, tiếp sau là các vị tăng ni, phật tử vận áo dài màu nâu.
Người dẫn đường đưa đoàn khách từ Vinh lên cho hay: Đây là đoàn khách từ TP Hồ Chí Minh ra, là khách của cơ quan anh, người dẫn đầu vận áo dài cà sa màu vàng là Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, phó Ban Từ thiện – xã hội trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Kỳ Quang 2, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Đoàn ra Vinh mấy ngày, đầu chiều đoàn sẽ bay vào TP Hồ Chí Minh. Sáng nay, anh thay mặt cơ quan tháp tùng Thượng tọa Thích Thiện Chiếu và các thành viên trong đoàn lên dâng hương viếng Bác.
Từ giờ phút đó chúng tôi sáp nhập vào đoàn khách đến từ TP Hồ Chí Minh để cùng sang làng Sen, lên núi Động Tranh, xã Nam Giang viếng mộ bà Hoàng Thị Loan. Khi đoàn dừng nghỉ dưới chân núi Động Tranh, tôi thấy Thượng tọa Thích Thiện Chiếu sử dụng đầu ô-tô làm bàn và ông đứng viết. Lát sau Thượng tọa cùng với mọi người trong đoàn vào quán ngồi uống nước chè xanh, ăn kẹo lạc, Thượng tọa xúc động đọc bài thơ ông vừa sáng tác trên đường từ làng Chùa, làng Sen đến núi Động Tranh. Đọc xong, Thượng tọa đồng ý cho bấm ảnh bản gốc bài thơ để lưu giữ một kỷ niệm đáng nhớ được gặp vị Thượng tọa phương nam trên vùng đất thiêng liêng quê Bác.
SÁNG MÃI ƠN NGƯỜI
Chủ trương đoàn kết đến thành công
Tịch mặc vẫn yên quyết một lòng
Bác dạy tự do duy hữu nhất
Hồ công độc lập thị vô song
Chí linh hòa kiệt lừng Âu Á
Minh trí hùng anh giống Lạc Hồng
Vĩ tận ơn Người lưu sử sách
Đại đồng chủ nghĩ khắp non sông.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo
Nước ta là nước đa tôn giáo, song có hai tôn giáo mà số tín đồ đông nhất là Phật giáo và Công giáo.
Là một người cộng sản theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo. Người luôn luôn tỏ thái độ tôn trọng và đề cao vai trò của những vị đã sáng lập ra các tôn giáo. Người nói: “Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và chúa Giê-su đều giống nhau. Thích Ca và Giê- su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng”
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là mẫu mực của sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng. Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo là tư tưởng nhất quán và trở thành chính sách lớn của Bác.
Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đã khẳng định quyền tự do tín ngưỡng là quyền tự nhiên của người Việt Nam. Người nghiêm khắc phê phán những biểu hiện vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, quan tâm giáo dục cán bộ chính quyền, quân đội và các đoàn thể phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, bảo vệ đền chùa, nhà thờ các tôn giáo.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào lương hay giáo đều là người Việt Nam, đều là người lao động và sự nghiệp cách mạng là việc lớn, 1à sự nghiệp chung không phải chỉ của một hai người. Người kêu gọi: “Lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc, và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”(3).
Người dạy: “Ngày nay, đồng bào cả nước, giáo và lương, đều đoàn kết chặt chẽ, nhất tâm nhất trí như con một nhà, cương quyết giữ vững tự do độc lập…”
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh rõ ràng nổi lên quan điểm bỏ qua những dị biệt nhỏ để giữ lấy cái tương đồng lớn; vượt qua những khác biệt về đức tin, lối sống… để giữ lấy tình đoàn kết dân tộc, giữ lấy mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc.
Giữa tháng 10 năm 1945, vào ngày lễ hành nguyện Phật giáo, trong một bữa tiệc chay được tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), có tín hữu hai tôn giáo (Công giáo và Phật giáo) tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Mặc dầu hai tôn giáo có hai giáo lý khác nhau nhưng tôn giáo nào cũng từ bi nhân đạo mà ra, thì không lý gì lúc này cùng là con dân Việt Nam, lại không thể có sự đoàn kết giữa hai tôn giáo được”.
Trong bức thư gửi các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngày 14-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đức Giêsu hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu”(7)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo không chỉ xuất phát từ thực tế đất nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc, từ tinh hoa văn hóa dân tộc, từ lý luận Mác – Lê nin xem cách mạng là sự nghiệp của quần chúng… mà còn từ tình cảm yêu thương, lòng nhân ái của Người với đồng bào các tôn giáo. Tấm lòng ấy là bản sắc Hồ Chi Minh luôn biết hòa vào quần chúng, hiểu họ yêu gì, ghét gì và mong muốn điều gì.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc có một ý nghĩa rất to lớn. Nó đã trở thành cơ sở cho việc hình thành chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ ta trong các giai đoạn cách mạng nhằm phát huy được mặt tích cực của đạo đức tôn giáo trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Kể từ luận cương cách mạng tư sản dân quyền năm 1930 đến Nghị quyết Đại hội VII của Đảng năm 1996, từ Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ ngày 3-9-1945 đến Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19-4-1999 và trong các bản Hiến pháp của nước ta, Đảng và Nhà nước đều nhất quán tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo.
Nguyễn Xuyến
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và về Tôn giáo
Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là đoàn kết vì đại nghĩa, đoàn kết trong Đảng để đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó Người kêu gọi mọi người càng đoàn kết nhau lại thành một khối để chống lại kẻ thù chung. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: ”…đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi”.
Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Ảnh: Tuấn Anh
Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu ở một nước như Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri của tất cả mọi người, tất cả các tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất để dựng nước và giữ nước. Người mong muốn nhân dân của Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với những người đã khuất, với tổ tiên.
Vì thế, ngay từ năm 1924, Người đã nói: ”Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước”. Trong tư tưởng Người, dân tộc được xác định trên lập trường của giai cấp công nhân, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đó là ”Chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa Cộng sản”. Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết còn có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống, từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vì thế, năm 1942, ngay sau khi về nước lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây – Nhật, khôi phục lại độc lập tự do”.
Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi. Người cho rằng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lục lượng đoàn kết của nhân dân”. Và “Đại đoàn kết là một lực luợng tất thắng. Nhờ đại đoàn kết mà cách mạng đã thắng lọi, kháng chiến đã thành công. Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất đánh thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất”. Chính vì thế, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ra đời, dù bận “trăm công, nghìn việc”, vừa phải lo chống giặc đói, giặc dốt, lại phải lo thắng giặc ngoại xâm, Người rất quan tâm tới các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn giáo. Ngày 3/9/1945, tức chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Người đã có chương trình kế hoạch tiếp các tổ chức đoàn thể (như các báo Việt, Trưng, văn hóa giơi, công giới, thương giới, Công giáo, Phật giáo, nông hội, nhi đồng, thanh niên…). Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lân thời (bàn về những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước VNDCCH), Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với các đại biểu công giáo.
Ảnh: Tuấn Anh
Suốt cuộc đời mình, không lúc nào Hồ Chí Minh không chú ý đến những hành vi tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào. Người đã chú ý đến phong tục tập,quán của người dân khi trở về Pắc Bó, thậm chí tự tay vẽ hình ảnh Đức Phật và dựng ngôi chùa để đồng bào không phải đi xa làm lễ. Người cũng gửi nhiều thư và điện đến các vị giám mục, linh mục để vận động tinh thần yêu nước của đồng bào Công giáo. Người cũng còn gửi thư đến các ông lang, ông đại, biểu dương công trạng và tinh thần tham gia kháng chiến của đồng bào miền núi Hòa Bình.
Không chỉ với các đồng bào có đạo và không có đạo, với các đoàn thể, các Đảng dân chủ và xã hội, cũng được Người quan tâm để phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong việc động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói rằng, “Hồ Chí Minh đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có tôn giáo hay không có tôn giáo. Người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, Đảng phái, già ,trẻ, gái trai… “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời”. Người là hiện thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Người luôn nhắc nhở: “… đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết”. Thậm chí, trước lúc đi xa, trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Rõ ràng là, tư tưởng về đoàn kết của Hồ Chí Minh một khi trở thành chiến lược của cách mạng Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh vô địch để dân tộc ta “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vuợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đó là sức mạnh của đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại để đưa dân tộc tiến tới “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Vì thế, có thể khẳng định rằng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là một thành công lớn của Hồ Chí Minh. Người đã tập hợp được những tổ chức cách mạng chân chính về một mối, quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng được tình đoàn kết quốc tế. Đó là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch hung bạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết mãi là một lực lượng to lớn của dân tộc Việt Nam. Đoàn kết là một lực lượng vô địch.
Theo báo Sức khoẻ & Đời sống
Bạn phải đăng nhập để bình luận.