Tag Archive | Bác với thế hệ trẻ

Bác Hồ với việc học tập và sử dụng tiếng nước ngoài

Chuyện kể về Người

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin – những lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới đều là những người giỏi nhiều ngoại ngữ. Điều đó đã giúp các ông rất nhiều trong hoạt động khoa học, hoạt động lý luận và vận động cách mạng.

Sinh thời, Mác biết thành thạo mười ngoại ngữ, ”đã đọc hầu hết các sách quan trọng của thời đại mình”, đọc được tài liệu bằng tất cả các thứ tiếng châu Âu, còn tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh đều viết rất giỏi.

Tiếp tục đọc

Advertisement

Bác Hồ với tiếng Nga

Chuyện kể về Người

“Ông Nguyễn được dẫn đến Khách sạn Quốc tế (…), ông Nguyễn rất bằng lòng được ở một khách sạn rộng rãi, ăn uống đầy đủ, sách báo không thiếu”.

Ông Nguyễn bắt đầu học tiếng Nga.

Hai ngày sau, một người Pháp trẻ tuổi, Pôn, đến tìm ông Nguyễn. Đây là một người bạn thân của ông Nguyễn (…)

– Anh đấy ư? – Pôn hỏi.

Tiếp tục đọc

Bác Hồ với tiếng Anh

Chuyện kể về NgườiQua tiếng Pháp, Bác học thêm tiếng Anh.

– Tại sao đi Anh?

– Bác nói là để học tiếng Anh.

Bác sang Anh có nhiều mục đích, nhưng chắc chắn cũng là để học thêm một thứ tiếng nước ngoài ở ngay trên đất nước nói tiếng đó. Bác muốn học được nhanh hơn, thuận lợi hơn nên sang Anh để có một môi trường tiếng Anh tốt hơn là ở đất Pháp. Tất nhiên, vẫn phải vừa làm vừa học. Tiếp tục đọc

Bác Hồ với tiếng Pháp

Chuyện kể về Người

Năm 1923, nhà thơ Xôviết Ôxíp Manđenxtam gặp Bác. Bác nói với nhà thơ: “Vào trạc mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái…Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy, nhưng trong những trường hợp cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng không cho người nước ngoài chúng tôi xem sách báo. Không phải chúng chỉ không cho đọc các nhà văn mới mà cả Rútxô và Môngtétxkiơ nữa cũng bị cấm”. “Vậy thì phải làm thế nào bây giờ?” Bác kết luận: ”Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”.

Tiếp tục đọc

Bác Hồ với tiếng Hán cổ và hiện đại

Chuyện kể về NgườiTháng 8-1942, Bác có việc sang Trung Quốc thì bị bọn Quốc dân đảng bắt. Sau khi bị chúng trói, giải đi suốt mười tám ngày, từ trại giam này đến trại giam khác, chúng đưa Bác về giam ở Liễu Châu. Đấy không phải là một trại giam chính cống, mà chỉ là một ”cấm bế thất”, một phòng giam nhỏ hẹp ngay bên cạnh đội cảnh vệ của tướng Trương Phát Khuê. Chỉ một mình Bác bị nhốt ở đó. Lâu lâu mới có một vài sĩ quan Quốc dân đảng bị phạt vào đó năm, bảy ngày. Bác lợi dụng những dịp đó để học tiếng “quan”.  Tiếp tục đọc

Quây quần bên Bác

Chuyện kể về Người

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”…

Đó là tiếng hát của các em học sinh thuộc hệ sơ trung của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội) vang lên sôi nổi trong ngày 1-6-1969 khi các em được vinh dự biểu diễn báo cáo thành tích học tập với Bác Hồ kính yêu lần cuối cùng trước khi Bác mất.

Tiếp tục đọc

Đối với các cháu bé

Chuyện kể về NgườiĐối với các cháu bé, Bác có một sự gắn bó mật thiết, một tình cảm trìu mến, hiền hòa và chu đáo.

Nhớ lại hồi cách mạng mới thành công, Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe tiếng trống ếch rộn ràng, nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm, nhưng vẫn đầy nét trẻ thơ của các em.

Tiếp tục đọc

Các em sạch và ngoan thật!

Chuyện kể về Người

Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân Chủ hát vang bài “Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi:

– Các cháu có ngoan không?

– Thưa Bác có ạ! Các cháu cùng trả lời.

– Các cháu có vâng lời cha mẹ không?

– Thưa Bác có ạ!

Tiếp tục đọc

Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt

Chuyện kể về Người

Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.

Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:

– Bác Hồ! Bác Hồ!

– Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.

Tiếp tục đọc

Một cuộc gặp gỡ bất ngờ

Chuyện kể về Người

Một lần vào đầu mùa xuân 1963, sau khi thăm cơ sở xong, lên đường về Hà Nội, thấy ngọn đồi có cây cối sum suê, Bác cho nghỉ lại. Lúc này giữa trưa vắng vẻ, mấy Bác cháu giở cơm nắm ra vừa ăn vừa ngắm cảnh.

Tiếp tục đọc

Bác Hồ với báo Tết của thiếu nhi Hải Dương


Bác Hồ với thiếu nhi miền Nam Tết 1969.

Mùa Xuân này các bạn và các em có thể xem hàng trăm loại báo tết, trình bầy đẹp đẽ về hình thức, phong phú về nội dung, thể tài với nhiều khuôn khổ khác nhau theo tôn chỉ mục đích của mỗi tờ báo. Nhưng các bạn và các em khó tìm thấy một tờ báo ra đời cách đây hơn 60 năm của các em thiếu niên nhi đồng ở một tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Tờ báo ấy bản in gốc nay chỉ còn ở Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam (Hà Nội). Đó là tờ báo “Xung phong” cơ quan ngôn luận của thiếu nhi yêu nước tỉnh Hải Dương – số tết Mậu Tý, khổ 20*16 dày 16 trang, do anh Quản Tập chủ biên.

Báo “Xung phong” được in hai mầu đỏ và đen, ngoài bìa 1 có vẽ hình hai em bé, một nam, một nữ đứng bên nhau, bụ bẫm, xinh xắn tươi cười hướng về tương lai. Giữa bìa là cảnh một cây nêu bằng ngọn mác xuyên thủng tên thực dân Pháp mũi lõ. Phía xung quanh chân cây “nêu” là bầy các em nhỏ đang quây quần ríu rít. Phía xa nữa là cảnh làng quê lũy tre xanh, lô nhô cờ đỏ sao vàng.

Ngay tết năm ấy, báo vừa xuất bản xong hãy còn thơm mùi mực, các em bàn nhau gửi lên chiến khu Việt Bắc kính biếu Bác Hồ. Bác nhận được báo “Xung phong” đúng vào dịp Tết Nguyên đán năm đó. Đọc xong, Bác tự tay đánh máy vào tấm danh thiếp một bức thư trả lời bằng 8 câu thơ lục bát:

“Bác nhận được báo “Xung phong”
Cảm ơn các cháu có lòng gửi cho
Các cháu nghe bác dặn dò
Phải biết yêu nước, phải lo học hành.
Siêng làm việc, siêng tập tành
Phải giữ kỷ luật mới thành cháu ngoan.
Bác yêu các cháu muôn vàn
Bác gửi các cháu một ngàn cái hôn”.

Vậy là trong làng báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và Lịch sử, danh mục báo chí ở Việt Nam, có thêm tư liệu về tờ báo“Xung phong”. Càng vinh dự đó là tờ báo yêu nước đầu tiên của trẻ em cấp tỉnh lại được Bác Hồ gửi thư khen, động viên các cháu. Xuân Mậu Tý (1948) các cháu kính biếu báo tết Bác, Bác tặng thơ các cháu, cả hai món quà đều ý nghĩa. Già yêu trẻ, trẻ kính già.

LÊ HỒNG THIỆN
baohaiduong.vn

Thư gửi các cháu thiếu niên hợp tác xã Mǎng non thôn Phú Mẫn xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, Hà Bắc (19-5-1969)

Bác rất vui lòng biết các cháu vừa học tập tốt, vừa tham gia sản xuất tốt. Các cháu đã có nhiều cố gắng trong việc chǎm sóc tốt trâu bò của hợp tác xã. Các cháu luôn luôn cho trâu bò ǎn no, đi kiểm tra trâu bò ban đêm và vận động các xã viên mùa rét che kín chuồng trại, may áo cho trâu bò, v.v.. Nhờ đó, từ ba nǎm nay trâu bò của hợp tác xã không bị chết đói, chết rét, mà ngày càng béo khoẻ. Như thế là rất tốt. Các cháu tuy tuổi còn nhỏ, cũng có thể làm những việc ích nước lợi dân. Các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà, của hợp tác xã. Thiếu niên Việt Nam ta ngày nay cả ở hai miền Nam Bắc có nhiều cháu rất dũng cảm, thông minh, đã làm nên nhiều việc rất tốt đẹp trong học tập, sản xuất và chiến đấu.

Bác mong các cháu thiếu niên ở hợp tác xã Mǎng non Phú Mẫn luôn luôn cố gắng hơn nữa, học tập những gương của những thiếu niên anh hùng để ngày càng tiến bộ. Bác cũng mong các cháu thiếu niên ởnhững địa phương khác làm theo các bạn nhỏ ở hợp tác xã Mǎng non Phú Mẫn trong việc chǎm sóc trâu bò và giúp đỡ thiết thực cho hợp tác xã ở địa phương mình.

Bác hôn các cháu

BácHồ
Gửi ngày 19-5-1969.

—————————

Báo Nhân dân, số 5526, ngày 1-6-1969.
cpv.org.vn