Archive | Tháng Mười Hai 2012

Huyền thoại về nghệ thuật quân sự của Việt Nam

Xác máy bay B52 bị quân dân Thủ đô bắn hạ, rơi trên đường Hoàng Hoa Thám. (Ảnh tư liệu)

Bốn thập kỷ đã trôi qua, chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12 năm 1972 của quân và dân ta đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn của không quân đế quốc Mỹ đã đi vào huyền thoại lịch sử quân sự thế giới.

Kỳ tích lẫy lừng ấy cũng đã trở thành biểu tượng của ý chí, của trí tuệ, tầm vóc Việt Nam; viết nên trang sử hào hùng của dân tộc trong thế kỷ XX.

Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” là niềm kiêu hãnh, là bài học quý giá về sức sáng tạo, lòng dũng cảm và chiến thuật quân sự chống tiến công hỏa lực đường không của quân và dân ta.

Tiên lượng sớm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bằng sự mẫn cảm của một nhà chiến lược quân sự thiên tài, với tầm nhìn xa, nắm vững tình hình địch, ta, lường trước thủ đoạn của kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những tiên lượng từ rất sớm, khoa học và chính xác về âm mưu sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá miền Bắc của kẻ thù.

Người cùng Trung ương Đảng đã trực tiếp chỉ đạo, định hướng cho quân và dân ta chuẩn bị về tư tưởng, lực lượng, xây dựng thế trận phòng không nhân dân, sẵn sàng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng các loại vũ khí tối tân của địch, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa.

Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu – nguyên Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân nhớ lại Bác Hồ đã có những dự kiến rất sớm để hình thành chiến thuật đánh thắng B52. Năm 1965, Người nhấn mạnh dù Mỹ có B57, B52 hay B gì đi nữa, ta cũng đánh mà đánh là nhất định thắng. “Các chú muốn bắt cọp phải vào tận hang,” Người nói.

Cuối năm 1967, Bác đã nhận định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh phá Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình hình này càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ chuẩn bị… Mỹ nhất định sẽ thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội.”

Tinh thần đó đã được quán triệt đến cán bộ chiến sỹ toàn Quân chủng Phòng không-Không quân, trở thành ý chí sắt đá, sáng tạo trong chiến dịch 12 ngày đêm. Không những trong quân đội mà nhân dân cũng quyết tâm tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội.

Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu kể thấu hiểu lời dạy của Bác, năm 1966 Quân chủng Phòng không-Không quân đã đưa Trung đoàn 238 bí mật cơ động vào chiến trường Vĩnh Linh nghiên cứu, tìm hiểu quy luật hoạt động, cách đánh phá của B52 để từ đó tìm ra cách đánh thích hợp. Đêm 7/9/1967, Trung đoàn 238 đã tiêu diệt được 2 máy bay B52. Đây là cơ hội để rút kinh nghiệm, biên soạn cẩm nang đánh B52.

Theo Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, phương án tác chiến đánh B52 đã có từ năm 1968 và đến tháng 9/1972, phương án hoàn chỉnh được phổ biến cho cán bộ, chiến sỹ, quyết tâm dám đánh và quyết thắng.

Cuối tháng 11/1972, phương án cuối cùng đánh B52 đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và tập thể lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu trực tiếp thông qua, sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phê chuẩn.

“Từ đó, chúng tôi lập kế hoạch đánh B52 và hoàn toàn chủ động. Đêm 18/12, lúc 19 giờ 15 phút, được tin B52 cất cánh từ đảo Guam, toàn thể quân chủng và nhân dân sẵn sàng.”

20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn 59 tên lửa thuộc Trung đoàn 261 đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên, rơi ở cánh đồng Chuôm, Phù Lỗ, Kim Anh (nay là Sóc Sơn, Hà Nội). Tiểu đoàn 77 thuộc trung đoàn 257 bắn rơi B52 tại chỗ. Đêm 18/12, toàn quân chủng và nhân dân đánh thắng B52 trận đầu, lập nên “Điện Biên Phủ trên không.”

Rất nhiều máy bay Mỹ đã bị bắn hạ trong giai đoạn 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không.” (Ảnh tư liệu)

Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không là thắng lợi về chính trị, quân sự, ngoại giao, khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cũng như tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sức sáng tạo của cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chiến thắng này cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của nhân dân Thủ đô Hà Nội và đồng bào cả nước, cùng với sự ủng hộ, động viên của bạn bè quốc tế, nhất là Liên Xô đã giúp đỡ ta về tên lửa, radar, không quân, cán bộ kỹ thuật.

“Không sợ bị bắn rơi, chỉ lo B52 chạy mất”

Trung tướng Phạm Tuân – Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên phi công đoàn Không quân Sao Đỏ vẫn nhớ như in về “Pháo đài bay B52” – loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, cự ly bay hàng chục ngàn km, mang tới 30 tấn bom, xen kẽ bom tấn, bom tạ, bom bi. Một tốp 3 chiếc B52 có thể san bằng diện tích 2km2. Vì vậy, máy bay ném bom hạng nặng này được dùng để ném bom chiến lược các mục tiêu diện rộng sân bay, thành phố, trung tâm chính trị, bến cảng và khi bị đánh thì hầu như các mục tiêu bị phá hủy. Bom tấn phá hầm ngầm, bom tạ phá hầm trú ẩn, bom bi sát thương người khi không còn chỗ trú ẩn.

Ngoài ra, B52 còn sử dụng cả tên lửa, đồng thời, B52 lại được bảo vệ bởi các máy bay tiêm kích đánh vào trận địa tên lửa, ném bom các sân bay không cho tiêm kích của ta cất cánh.

Máy bay B52 được yểm trợ rất mạnh, lại bay ban đêm, gây nhiễu ra đa, nhiễu mục tiêu… Ngoài ra, bản thân B52 được trang bị tên lửa mồi, nếu MIG 21 của chúng ta bắn tên lửa thì B52 thả tên lửa mồi, chưa kể B52 cũng được trang bị súng phía đuôi có khả năng tiêu diệt máy bay tiêm kích. B52 còn được bảo vệ bằng các máy bay chiến đấu, tiêm kích đánh chặn, đánh ngay vào mục tiêu như sân bay, trận địa tên lửa.

Vị tướng không quân nhớ lại một trong những khó khăn lớn nhất đối với Bộ đội Không quân là khi đó, các sân bay chiến đấu của ta bị phá hủy rất nặng nề. Vì vậy, không quân phải tập bay ở những sân bay ngắn, mới làm ở các nông, lâm trường (sân bay vòng ngoài, sân bay dã chiến), tập bay thấp, bay cao, cất cánh trong những điều kiện khó khăn để có thể tiếp cận nhanh được B52. Những thời điểm như vậy đòi hỏi không chỉ ý chí mà cả trí tuệ, sự sáng tạo của Không quân nhân dân Việt Nam.

Trong 12 ngày đêm, Mỹ sử dụng 193 B52 và hơn 1.000 máy bay chiến thuật, trung bình mỗi đêm đánh vào Hà Nội 50-70 lượt B52, cao điểm lên đến 100 lượt B52. Ngoài ra, mỗi đêm trung bình 300 lượt, cao điểm 450 máy bay chiến thuật đánh phá để yểm trợ. Như vậy, bầu trời Hà Nội, mỗi đêm có 200 -300 máy bay, có thể thấy mức độ đánh phá dày đặc như thế nào. “Lúc đó, chúng tôi không sợ bị bắn rơi nhưng mỗi nơi bị chậm đi một chút, mình không đuổi được B52.

Việc xác định được chính xác vị trí của B52 là rất khó, đòi hỏi sự chủ động của phi công. Để vượt qua, chúng ta cất cánh ở sân bay mà địch không ngờ tới để không bị chặn ở đầu đường băng.

“Tôi cất cánh đêm 17/12, anh Thiều đêm 18/12, mang máy bay về sân bay Cẩm Thủy, không cất cánh ở Hà Nội. Đấy là cách để chúng ta tránh địch chặn đánh ở ngay sân bay.”

Khi lên trời rồi, phi công phải nhanh chóng đi vào điều kiện thuận lợi, phán đoán được F4 thường chặn ở đâu, tầm cao nào để tránh. Từ tất cả những kinh nghiệm đó, xây dựng thành phương án bay để tránh F4.

“Tôi bắn B52 xong rồi mà F4 vẫn ở đằng sau nhưng không làm gì được!.”

Trung tướng Phạm Tuân hồi tưởng: “Khi nhìn thấy B52, không chỉ hồi hộp mà còn lo bởi nếu sơ hở một chút, bật ra đa sớm thì F4 sẽ đuổi theo và bắn, B52 chạy mất. Lúc đó tôi chỉ sợ B52 chạy mất, còn F4 xung quanh rất nhiều, tôi báo về sở chỉ huy còn mình chỉ hướng vào chiếc B52 phía trước, cố gắng làm sao để đạt tốc độ nhanh nhất, dù bay với tốc độ 1.600km/h mà vẫn thấy chậm vô cùng. Đến khi phóng được quả tên lửa đi mới thở phào nhẹ nhõm và lúc ấy thì mặc kệ F4 xung quanh, không còn lo lắng gì nữa”.

Trung tướng Phạm Tuân nhấn mạnh: Trong chiến dịch này, nhiệm vụ chính, quan trọng nhất của lực lượng Phòng không-Không quân là bảo vệ mục tiêu, chặn máy bay ném bom phá hoại. “Địch định san phẳng Hà Nội nhưng trong suốt 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không thì Hà Nội chỉ chịu 2 vệt bom B52. Chính là bởi vì lực lượng Phòng không-Không quân đã đánh B52 khi chúng mới bay vào, còn cách xa Hà Nội. Tất nhiên nếu chúng ta không bắn rơi B52 thì nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu cũng không thể hoàn thành.”

Chuyện cuốn “Cẩm nang đánh B52”

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tên lửa 57 – Sư đoàn Phòng không Hà Nội hồi tưởng cuối tháng 10/1972 diễn ra Hội nghị rút kinh nghiệm cách đánh của bộ đội tên lửa do Tư lệnh Quân chủng chủ trì; các thành phần được mở rộng từ kíp trắc thủ, sỹ quan điều khiển tiểu đoàn trưởng đến Trung đoàn trưởng Trung đoàn tên lửa.

Hội nghị bàn cách đánh máy bay B52 thực sự như “Hội nghị Diên Hồng.” Trong hội nghị, các kíp chiến đấu thảo luận, tranh luận bàn cách đánh rất sôi nổi, rất tâm huyết, mang cả những tâm tư, vướng mắc từ lâu để cùng nhau giải quyết.

Kết luận hội nghị của Tư lệnh Quân chủng đã làm thỏa mãn những mong chờ của kíp chiến đấu, khích lệ, động viên mỗi pháo thủ hãy nhằm thẳng quân thủ mà bắn, chọn bám sát đúng giải nhiễu B52 mà đánh, nhất định ta sẽ bắn rơi, bắn rơi tại chỗ B52. Cuốn cẩm nang 30 trang bìa đỏ cũng được ra đời từ đây.

Sau hội nghị về phong trào học tập rèn luyện cách đánh B52 của bộ đội tên lửa, ở hầu khắp các trận địa đâu đâu cũng hào hứng, sôi nổi tỏ rõ quyết tâm mới, khí thế mới. Công tác bảo đảm kỹ thuật từ cơ quan đến đơn vị cũng có phong trào thi đua bảo đảm tham số tốt nhất, không dừng ở tham số cho phép. Các phân đội kỹ thuật, các dây chuyền lắp ráp đạn nhất là lắp ráp ban đêm, công tác hậu cần bảo đảm đời sống, hay các nhà máy trung đại tu tên lửa đều hưởng ứng thi đua với đơn vị hỏa lực cùng lập công.

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh: ”12 ngày đêm năm ấy, chúng ta đã chiến đấu với một đối tượng hơn hẳn ta về trang bị vũ khí, khí tài; có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, là đội quân thiện chiến nhà nghề, có tiềm lực kinh tế lớn. Nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm, quyết đánh thắng, chúng ta đã đánh rơi nhiều B52 bắt sống giặc lái ngay từ những đêm đầu của chiến dịch.”

Việc bắn rơi tại chỗ B52 đã khích lệ, củng cố quyết tâm của nhân dân và lực lượng chiến đấu. Những trận sau, đêm sau càng đánh càng thắng, thắng liên tục nhất là những trận then chốt, quyết định.

“Có đêm đánh rơi 7 đến 8 máy bay B52 làm cho bọn giặc lái hoang mang hoảng sợ, Nhà Trắng rung chuyển, Không lực Hoa Kỳ thất bại thảm hại” – Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt tự hào.

Đối phó với tác chiến điện tử của địch

Theo Đại tá Nghiêm Đình Tích – Nguyên Đài trưởng đài radar P.35, Trung đoàn 291, Binh chủng Radar, chiến thắng vĩ đại trong chiến dịch phòng không đánh thắng chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972 thực chất là thắng lợi của ta trong lĩnh vực tác chiến điện tử vô cùng khó khăn, ác liệt và gian khổ trước cuộc chiến tranh điện tử hiện đại và vũ khí công nghệ cao của không quân Mỹ.

Trong chiến dịch 12 ngày đêm, Không quân Mỹ gây nhiễu ghê gớm hơn nhiều so với chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Tất cả máy bay đều có máy nhiễu công suất lớn. Đặc biệt, mỗi B52 có 15 máy gây nhiễu, hai máy phóng nhiễu giấy bạc. Một tốp B52 có 45 máy, tạo thành nhiễu chồng chéo, dày đặc, đan xen, công suất rất lớn, phạm vi rất rộng.

Đại tá Nghiêm Đình Tích kể lại khi đó, các phong trào thi đua “vạch nhiễu phát hiện B52,” “luyện quân, lập công,” “phiên ban đoàn viên” với quyết tâm chống nhiễu phát hiện B52, phục vụ vô điều kiện cho các binh chủng hoả lực phòng không đánh thắng trong toàn binh chủng trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp chưa từng có.

Đại tá Nghiêm Đình Tích tự hào: “Chúng tôi kết hợp nhiều biện pháp để nhiễu B52 nhẹ nhất và tín hiệu B52 rõ nhất. Nói một cách hình ảnh là nổi lên ba đầu tăm thể hiện tín hiệu của từng tốp B52.”

Bộ đội Radar phòng không đã không để Tổ quốc bị bất ngờ, tạo điều kiện cho chỉ huy và các binh chủng bắn rơi 34 B52 và giành thắng lợi to lớn./.

Thanh Hòa (TTXVN)
vietnamplus.vn

“Điện Biên Phủ trên không” giống như trận Stalingrat

(VOV) – Các nhà nghiên cứu Nga nhận định: “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” giống như trận Stalingrat thời chiến tranh Vệ quốc.

Phân tích về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà Việt Nam học người Nga đều có chung nhận định: chiến thắng này đã góp phần quyết định vào việc buộc Mỹ phải ký Hiệp định Hòa bình Paris với những điều kiện của Việt Nam. Và xa hơn, đây chính là bước ngoặt lịch sử để đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Nhà Việt Nam học Kobelev (phải) và  nhà nghiên cứu Việt Nam Varonhin

Nói đến chiến thắng lịch sử của trận chiến “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” của Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và  Việt Nam học của Nga phân tích rằng, thật đúng khi gọi trận chiến trên bầu trời Hà Nội là “Điện Biên phủ trên không” và họ còn khẳng định rằng: “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” của Việt Nam giống như trận Stalingrat của Liên Xô, Nga thời chiến tranh Vệ quốc.

Nhà Việt Nam học Evghenhi Kobelev, người có khá nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam và đã xuất bản nhiều cuốn sách về Việt Nam, về quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga nhận định: “Tôi phải nói rằng, ai đó đã gọi rất đúng trận đánh trên bầu trời Hà Nội tháng 12 năm ấy là “Điện Biên phủ trên không”. Qua nghiên cứu, tôi thấy năm 1954 cũng diễn ra cuộc đàm phán Hòa bình Geneva và Hiệp định Hòa bình đó cũng chỉ được ký kết khi quân Pháp đã thua trong trận Điện Biên Phủ”.

Cũng rút ra kết luận đó, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Việt Nam Annatoli Varonhin bổ sung: “Lịch sử đã lặp lại khi vào năm 1972, trên bầu trời Hà Nội Mỹ đã phải ký kết một Hiệp định Hòa bình cho Việt Nam. Bởi vậy, ý nghĩa của chiến thắng năm 1972 trên bầu trời Hà Nội không chỉ là việc ký kết một Hiệp định chấm dứt bắn phá, rút quân khỏi Việt Nam mà còn lớn hơn, để đến năm 1975 là hoàn toàn kết thúc chiến tranh. Bởi vậy có thể nói, chiến thắng năm 1972 không chỉ có ý nghĩa kết thúc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, mà nó còn góp phần đưa đến thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.

Nhà nghiên cứu Việt Nam Varonhin còn kể thêm câu chuyện mà ông từng chứng kiến khi đang công tác tại Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô để khẳng định một ý nghĩa lịch sử quan trọng mà nhiều nhà nghiên cứu đã ví “Điện Biên phủ trên không” của Việt Nam là Stalingrat của Liên Xô. Đó là vào cuối năm 1972, khi Liên Xô tổ chức lễ kỷ niệm trọng thể tròn 50 năm ngày thành lập Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô), đã có khoảng 70 đoàn đại biểu đến từ các nước, trong đó có đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh dẫn đầu.

Trong thời gian ở thăm Liên Xô dự lễ kỷ niệm, Chủ tịch Trường Chinh đã đề nghị được đi thăm Stalingrat và Đảng Cộng sản Liên Xô cũng đã tổ chức cho đoàn đi thăm. Với sự việc này, ông Varonhin nhận xét: “Điều này rất dễ hiểu, là bởi vì lúc đó cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang rất ác liệt và dường như đồng chí muốn có dịp học hỏi các chiến sỹ Liên Xô về kinh nghiệm chiến đấu đánh tan Phát-xít Đức vào năm 1945, trong đó trận Stalingrat đóng một vai trò quyết định”.

Phóng viên VOV đang trao đổi với nhà Việt Nam học Kobelev (phải) và  nhà nghiên cứu Việt Nam Varonhin

Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo và cả các cựu chuyên gia quân sự Liên Xô từng sang Việt Nam thời kỳ những năm 1965 – 1975 khi nói về chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” cũng phân tích rất nhiều về ý nghĩa này. Họ đánh giá tình hình chiến cuộc lúc bấy giờ trong bối cảnh của nước Mỹ trước và sau cuộc bầu cử Tổng thống; rồi diễn biến của cuộc đàm phán về Hiệp định Hòa bình cho Việt Nam ở Paris… Tất cả đều khẳng định chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” của Việt Nam đã buộc Mỹ phải ngồi lại vào bàn đàm phán và chấp nhận ký Hiệp định hòa bình. Đây là một bước ngoặt quyết định.

Nhận định về ý nghĩa của chiến thắng, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những đánh giá khá toàn diện về nguyên nhân dẫn tới thắng lợi ở nhiều khía cạnh khác nhau. Với nhà Việt Nam học Varonhin, đó là kết quả của cả ba mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao. Ông phân tích: “Theo đánh giá của chúng tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một nhận định rất tuyệt vời trước đó là “nhất định Mỹ sẽ ném bom Hà Nội…”.

Chính bởi thế mà hành động của Mỹ leo thang đánh phá Hà Nội trong một cuộc tập kích chiến lược đã không khiến người Hà Nội bất ngờ. Lãnh đạo Việt Nam đã có những kế hoạch rất toàn diện cả về chính trị, ngoại giao và kế hoạch quân sự để thiết lập một tình huống cho cuộc chiến đấu đánh trả. Tuyến hoạt động này đã được triển khai rất tốt và đã giành chiến thắng cuối cùng bằng chính các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

Mặc dù trong những năm chiến tranh chống Đế quốc Mỹ, Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã được trang bị những loại vũ khí mới tốt hơn nhiều, nhưng quan trọng là tinh thần đấu tranh chính trị cũng đã được trang bị rất tốt để họ hiểu họ chiến đấu vì cái gì, tình hình lúc đó ra sao, họ biết rằng, cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam đang được cả thế giới ủng hộ, nhất là cuộc chiến đấu chống quân Mỹ xâm lược… Chúng tôi cũng đã dõi theo rất chăm chú bước ngoặt này cũng như suốt tiến trình của cuộc chiến tranh Việt Nam”.

chiến thắng của nhân dân Việt Nam chống Đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội, theo phân tích của các nhà Việt Nam học Nga đã giáng một đòn chí mạng và “niềm tự hào” của không lực Hoa Kỳ. Bởi trước đó, người Mỹ chưa từng và không bao giờ nghĩ những “siêu pháo đài bay” của họ lại bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không – không quân của một quân đội còn chưa thể sánh được với họ về các trang bị tối tân nhất. Quân và dân thủ đô Hà Nội, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã làm cho Đế Quốc Mỹ không thể mãi tự cho mình là kẻ “bất khả chiến bại”.

Nhà Việt Nam học Kobelev phân tích: “Có một bình luận đã nói thế này: “Việt Nam, với sự giúp đỡ của Liên Xô đã xây dựng được một hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh và đã làm nên những điều chưa từng có trong một cuộc chiến tranh nào trước đó”.

Tôi muốn chứng minh điều này bằng một vài con số sau: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, khi Mỹ thực hiện 1.000 chuyến bay thì bị mất 9 chiếc máy bay, tại Triều Tiên Mỹ mất 4 chiếc. Ngược lại ở Việt Nam, Mỹ đã mất tới 18 máy bay cho 1.000 chuyến bay. Đặc biệt riêng trong 12 ngày đêm của tháng 12/1972, với trận “Điện Biên Phủ trên không” thì khi thực hiện 1.000 chuyến bay Mỹ mất tới 34 chiếc máy bay. Đó là những điều chưa từng xảy ra trong các cuộc chiến tranh khác”.

Bằng những tinh thần quả cảm của mình, nhân dân Việt Nam đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ, đứng về cùng một phía với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam. Ông Varonhin nhận định: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã trở thành tâm điểm chính trị mà cả thế giới dành sự quan tâm. Thời đó có nhiều tiếng nói đã ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ rất mạnh mẽ. Người đồng nghiệp của tôi đây là ông Kobelev đã viết cuốn sách “Việt Nam, tình yêu và nỗi đau của tôi”, trong đó thể hiện rất chân thực tâm trạng và tình cảm của nhân dân trên toàn thế giới cũng như nhân dân Mỹ hướng về và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Và cũng từ đó mà ở Mỹ đã dấy lên phong trào chính trị đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh. Họ lên án rằng, việc Mỹ đem bom hủy diệt Hà nội, Việt Nam là một hành động phi nghĩa”.

Nhà Việt Nam học Kobelev cũng bổ sung: “Tôi đã từng tham dự nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức ở khắp nơi như: Paris, Rome, Praha, Moscow, Hà Nội…Tham gia các hội nghị này là rất nhiều đại biểu với những tư tưởng khác nhau nhưng khi bàn đến việc ủng hộ Việt Nam thì tất cả đều giơ tay đồng thanh “Việt Nam, chúng tôi ủng hộ các bạn”. Tôi cảm thấy rất vui khi có mặt ở các hội nghị ấy và được nghe những tiếng hô “Việt Nam – Hồ Chí Minh”.

Cuối cùng, nói về bài học rút ra từ thắng lợi của trận “Điện Biên phủ trên không”, các nhà Việt Nam học đã rất thống nhất khi khẳng định rằng, phải biết kết hợp nhiều yếu tố mà trong đó ngoại giao giữ một vị trí rất quan trọng, rất cần phát huy trong thời đại hôm nay.

Nhà Việt Nam học Varonhin phân tích: “Chúng ta đã có mối quan hệ rất chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, nhưng tôi có thể nói rất nhiều về quan hệ trên mặt trận ngoại giao. Đây chính là một đóng góp to lớn vào thắng lợi chung. Chúng ta rất cần gìn giữ truyền thống này và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Để làm được điều đó, chúng ta rất cần phải thường xuyên nhắc lại những truyền thống đó. Đây, hôm nay chúng ta đang nói về chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” và sắp tới thì chúng ta lại nói về “40 năm ký Hiệp định HB Paris”… là những yếu tố quan trọng trong ngoại giao.

Nhưng nếu bảo chỉ là thành công ngoại giao của Việt Nam thì chưa đủ, đó còn là tổng hợp nhiều yếu tố khác nữa, trong đó có sự đoàn kết của toàn thế giới dành cho Việt Nam. Trong ngoại giao cũng phải nói đến ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhân dân tạo nên dư luận xã hội, mà trong đó có cả công việc của báo chí, có cả vai trò của các nghị sỹ… Việt Nam đã giành được chiến thắng cũng chính là bởi đã tập hợp được những sức mạnh này. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một câu rất nổi tiếng là phải biết “kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại”. Tất nhiên thời đại ngày nay cũng có những cái không giống thời đại của 40 năm về trước, nhưng bài học về kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại mà Hồ Chí Minh đã đưa ra là phương châm bất hủ mà chúng ta rất đáng học tập”.

Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” của quân đội và nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình của những người yêu chuộng hòa bình trên khắp năm châu, những người bạn Nga, người bạn Xô-viết … mãi mãi là một biểu tượng đẹp của lương tri, của ý chí và khát vọng hòa bình, của tình đoàn kết vô biên. Bài học của quá khứ, bài học từ cuộc chiến sẽ mãi còn được các thế hệ tiếp theo, không chỉ là thế hệ trẻ Việt Nam mà là các thế hệ trẻ trên toàn thế giới rút ra và chiêm nghiệm./.

Điệp Anh – Đoan Hải/VOV – Moscow
vov.vn

Bắt đầu bấm máy phim về “Điện Biên Phủ trên không”

Đó là phim “Cao hơn bầu trời”, do Công ty TNHH MTV Phim Giải phóng phối hợp với Quân chủng Phòng không – Không quân thực hiện.

Bộ phim được thực hiện nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân chủng Phòng không – Không quân, dự kiến ra mắt vào khoảng tháng 9.2013.

Cao hơn bầu trời lấy bối cảnh kéo dài từ năm 1965 đến những ngày thống nhất đất nước năm 1975 với những sự kiện lịch sử có thật, đặc biệt tập trung khắc họa cuộc chiến trên không Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972. Tuy không lấy từ nguyên mẫu cụ thể, nhưng các nhân vật trong phim được “nhào nặn” từ hình ảnh của một thế hệ thanh niên.

Họ là những chàng phi công trẻ Vũ Sáng, Trịnh Nhung, cô công nhân nhà máy dệt Kiều Liên, nữ phóng viên Nguyệt Hà và Thủy Tiên, Huệ – tiểu đội trưởng nuôi quân, những sĩ quan chỉ huy tên lửa, pháo cao xạ… Mỗi người có một cuộc sống, một nhiệm vụ riêng. Điểm chung giữa họ không chỉ có ý chí chiến đấu, chấp nhận mọi hy sinh, mà còn là những rung động và khát khao yêu đương của tuổi trẻ.

Cảnh trong phim Cao hơn bầu trời – Ảnh: đoàn làm phim cung cấp

Kịch bản Cao hơn bầu trời được đại tá – nhà văn Nguyễn Minh Ngọc hoàn thiện sau hơn mười tháng chắp bút. Từng là người lính thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân nên ông không thấy “lo” khi được giao nhiệm vụ viết về câu chuyện của các đồng đội. Đạo diễn của Cao hơn bầu trời là Nguyễn Xuân Cường, người đã có kinh nghiệm làm phim chiến tranh với vai trò phó đạo diễn (cùng đạo diễn Lê Hoàng Hoa) trong Ván bài lật ngửa.

Đạo diễn cho biết ông muốn làm phim với tiết tấu nhanh, mạnh, hiện đại nhằm lôi kéo khán giả trẻ. Các diễn viên trong phim cũng là những gương mặt trẻ bên cạnh những nghệ sĩ gạo cội của hai miền Nam – Bắc: Bình Xuyên, Thế Bình, Văn Báu, Hải Anh, Lâm Minh Thắng, Trang Nhung, Quỳnh Nga…

Trong gần hai tháng, đoàn làm phim đã hoàn thành 10 tập phim (trong tổng số 50 tập) tại Bắc Giang, Hà Nội, Nam Định và Thanh Hóa. Chọn bối cảnh phù hợp là một trong những khó khăn của đoàn làm phim. Đạo diễn Nguyễn Xuân Cường cho biết, phố cổ của Hà Nội hiện nay thay đổi khá nhiều, may mắn là đoàn làm phim tìm được tại Nam Định khu phố mang dáng dấp phố cổ Hà Nội xưa, bên cạnh đó là Nhà máy dệt Nam Định vẫn giữ kiến trúc Pháp. Đoàn làm phim cũng đã phải tìm đến tận sân bay Két (Bắc Giang) để tìm được bối cảnh phù hợp.

Năm nay, hai bộ phim truyền hình về đề tài chiến tranh liên tiếp ra mắt khán giả là Huyền thoại 1CĐường Hồ Chí Minh trên biển. Bây giờ là Cao hơn bầu trời đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về số lượng các bộ phim truyền hình có đề tài chiến tranh. Những tín hiệu khả quan cho thấy phim truyền hình chiến tranh đang bước qua thời kỳ khan hiếm, nhưng thực tế là khán giả vẫn đang phải mỏi mòn chờ đợi những bộ phim chân thực, xúc động./.

Minh Ngọc/Thanh Niên
vov.vn

Tôi lớn lên cùng Thủ đô năm ấy

(VOV) – Đại tá Nguyễn Mạnh Hà,  một người con của làng Ngọc Hà, niềm tự hào là được lớn lên cùng Hà Nội 12 ngày đêm.

Trong kí ức của người Hà Nội đã từng trải qua 12 ngày đêm ác liệt năm 1972, người ta không chỉ có nỗi đau, mất mát mà còn có cả niềm tự hào. Với Tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà- một người con của làng Ngọc Hà, Hà Nội, niềm tự hào ấy là được lớn lên cùng Hà Nội 12 ngày đêm. Sau này, những kí ức đẹp về một thời đạn bom đã theo ông suốt hành trình đến với lịch sử, đến với thế giới bên ngoài cùng với tâm thế của người Việt Nam đã từng đánh thắng B52.

Làng Ngọc Hà vốn nức tiếng bậc nhất kinh kì. Bởi vậy mà người dân Thủ đô từng nói “ Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát/Hoa Ngọc Hà thơm ngát gần xa”. Thế nhưng, cách đây 40 năm, thủ đô Hà Nội nói chung và làng hoa Ngọc Hà nói riêng phải hứng chịu những đợt bom đạn của đế quốc Mỹ dội xuống nhằm “Đưa Hà Nội trở về thời kì đồ đá”.

Hiện nay, hồ Hữu Tiệp trong làng Ngọc Hà được người dân quen gọi là hồ B52 bởi đây là nơi phần xác thân máy bay B52 của giặc Mỹ cắm đầu rơi xuống trong trận “Điện Biên Phủ trên không” vào đêm ngày 27 tháng 12 năm 1972. Đó là một chứng tích tố cáo tội ác của kẻ thù và cũng đã trở thành một biểu tượng cho ý chí quyết đánh, quyết thắng của quân và dân Thủ đô.

Đến bây giờ, Tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà- nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự Việt Nam vẫn còn nhớ: khi nghe tin làng mình- làng Ngọc Hà bị ném bom, ông liền chạy về nhà và “nhìn qua mái nhà thấy một bầu trời”. “Quả bom rơi đúng vào mái nhà, chui xuống sàn, xuống nền nhà hơn 2 mét nữa vì nó nặng và rơi từ độ cao 10 cây số. Sau này, cô tôi phải mất đến 3-4 ngày thuê người đào mang quả bom ấy lên, xong mang ra đình bày như bầy lợn con”- Đại tá Nguyễn Mạnh Hà nhớ lại.

16 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Mạnh Hà vào đại học. Yêu lịch sử từ nhỏ, ông vào học chuyên ngành Lịch sử của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Bởi vậy, ông rất quan tâm tới  tin tức thời sự trong nước và quốc tế, nhất là tin chiến sự. Những con số, sự kiện bắn rơi B52 của quân và dân ta cũng được chàng trai Nguyễn Mạnh Hà ghi nhớ qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và các tờ báo.

Đại tá Nguyễn Mạnh Hà (ảnh trái)

Ông cũng không thể quên được hình ảnh nhân dân Hà Nội tự giác đi sơ tán mỗi khi có lệnh. Sống trong thời chiến nên lúc bấy giờ, gia đình nào ở thủ đô cũng trong tâm thế sẵn sàng thực hiện theo kế hoạch. Gia đình ông có 7 người nhưng phải chia làm 5 nơi. Ông thì sơ tán ở trên Yên Phong – Hà Bắc. Mẹ của ông, 3 người em và chị gái thì sơ tán ở Thường Tín. Người anh trai thì ở Thái Nguyên. Mỗi người chỉ mang theo vài bộ quần áo và đem theo gia súc, gia cầm lên nơi sơ tán tiếp tục tăng gia sản xuất. Người dân ở đó tự nguyện nhường chỗ ăn, chỗ ở, giúp đỡ gia đình ông như người trong nhà. Trong lúc gian nan, địch họa mới thấy hết ý nghĩa của hai tiếng “đồng bào”, trong gian khổ vẫn tràn niềm tin chiến thắng.

Tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà nhớ lại: “Tài sản quý giá nhất là cái xe đạp. Mang được cái xe đạp đi thì coi như đã mang được cả tài sản đi sơ tán. Hồi đó mọi người chỉ quan tâm đến việc đánh thắng Mỹ, tập trung tất cả, hy sinh tất cả, không nghĩ gì đến chuyện khác”

Hơn 30 năm trôi qua, Tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà có dịp đối diện với Henri Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ khi tham dự Hội thảo “Kinh nghiệm của Mỹ ở Đông Nam Á” do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức tại Mỹ năm 2010. Trong cuộc đàm phán để đi tới ký kết Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ông Kissinger giữ vai trò là Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ.

Tại hội nghị này, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà đã đề nghị ông Kissinger trả lời câu hỏi về vai trò của ông ta trong cuộc ném bom 12 ngày đêm năm 1972. Đó không chỉ là câu hỏi của một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, mà còn là câu hỏi xuất phát từ tâm thế của người Việt Nam từng trải qua chiến tranh và niềm tự hào của cả dân tộc đã không chịu khuất phục trước sức mạnh bom đạn, giữ vững niềm tin để giành chiến thắng. Là nhà ngoại giao lão luyện nhưng Kissinger không dễ dàng tìm được câu trả lời. Và, Kissinger đã rất lúng túng.

Ông ta đã chia sẻ sự cảm phục với Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc đấu trí trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris trong mấy năm trời. Điều này, Kissinger cũng đã nhắc tới trong cuốn Hồi ký. Nhưng có một chi tiết mà không bao giờ thấy Kissinger nói đến, đó là chiếc nhẫn sáng bóng mà Cố vấn Lê Đức Thọ luôn đeo trong mỗi lần thương thảo. Ít ai biết rằng, nó được gò từ mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Chiếc nhẫn như một thông điệp ngầm khẳng định sự thất bại của không quân Hoa Kỳ và niềm tin vào chiến thắng của toàn dân tộc Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà kể: “Khi ở đấy, tôi rất mừng vì đã nói giữa hội trường nước Mỹ: chúng ta đến đây không phải để phân biệt người thắng kẻ thua. Chúng ta ở đây để rút ra được kinh nghiệm gì cho Mỹ và Việt Nam để mối quan hệ của chúng ta tốt hơn. Chúng tôi không đến đây để trách móc người Mỹ đã tàn phá đất nước tôi như thế nào vì đó là chuyện của lịch sử. Nhưng với trách nhiệm của người làm sử thì chúng ta phải tìm hiểu tại sao lại có chuyện đó. Một điều đáng mừng là sau hai ngày hội thảo, hầu hết sử gia Mỹ gần như đồng tình với chúng ta ở nhiều quan điểm, trong đó họ rất thoải mái thừa nhận là họ đã thua”.

Chiến tranh đã qua, nhưng kí ức về 12 ngày đêm Hà Nội anh dũng, kiên cường đánh B52 vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân Thủ đô. Với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, trước khi trở thành nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam, ông đã từng là một người con của Hà Nội tự cho mình là may mắn khi được sống trong những năm tháng ác liệt đó.

Hơn 40 năm gắn bó với lịch sử, ông cũng hiểu rằng: những con số, sự kiện mà mình đã từng biết, từng trải qua được đánh đổi bằng cả mồ hôi, xương máu của dân tộc Việt Nam. Bầu trời Hà Nội giờ đây đã bình yên. Xem lại bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Văn Bảo chụp hồi đó, có hình ảnh một cô gái đang tưới hoa tại làng hoa Ngọc Hà với xác chiếc máy bay ở đằng sau có thể cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Đó có thể là niềm vui chiến thắng. Đó có thể là sự bình tĩnh, tự tin của người Hà Nội trong bom đạn vẫn giữ được nét hào hoa. Nhưng trên hết đó là khát vọng được sống trong hòa bình, mong muốn không còn chiến tranh của người dân Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam ta./.

Mỹ Trà-Phương Thúy/VOV-Trung tâm tin
vov.vn

Bí mật về hệ thống radar trong chiến dịch 12 ngày đêm

Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không:

(VOV) -Mỹ tự tin vào hệ thống sóng điện từ gây nhiễu của B52 khiến hệ thống radar của chúng ta không thể phát hiện, nhưng chúng đã nhầm…

B52 – “Bất khả xâm phạm”

Trong chiến dịch Linebacker II, máy bay ném bom chiến lược B52 được quân đội Mỹ ngạo mạn tuyên bố là “bất khả xâm phạm”.

Theo Đại tá Vũ Tang Bồng – nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử kỹ thuật- Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, trong chiến dịch này, Mỹ đã không cần thăm dò mà thực hiện leo thang rất nhanh, đánh trực tiếp, dùng B52 đánh thẳng vào Hải Phòng, Hà Nội.

“Chúng ta nhớ rằng 10/4/1972, B52 đánh Vinh. Hai ngày sau, chúng ta mới phát hiện được. Ngày 13/4, B52 đánh Thanh Hóa, chúng ta có 2 tiểu đoàn tên lửa ở khu vực này nhưng vì radar phát hiện chưa tốt, bị nhiễu rất nặng nên cũng không đánh được B52. Đặc biệt, sáng sớm 16/4/1972, 12 chiếc B52 vào đánh Hải Phòng. Hai trung đoàn tên lửa của chúng ta không thể bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay nào. Cũng trong cuộc ném bom đó hơn 1000 người dân Hải Phòng bị thương vong”, Đại tá Bồng nói.

 Đại tá Nghiêm Đình Tích  và Đại tá Vũ Tang Bồng trong buổi tọa đàm với Hệ VOV5 – ĐTNVN

Từ sự khá suôn sẻ trong trận 16/4/1972, Mỹ tin rằng B52 có thể đánh phá bất cứ mục tiêu nào trên miền Bắc trong đó có thủ đô Hà Nội.

Đại tá Bồng cho biết, B52 là máy bay ném bom chiến lược có khả năng gây nhiễu điện từ rất lớn. Một chiếc B52 có 15 máy phát nhiễu điện tử, mỗi tốp 3 chiếc là có 45 máy phát nhiễu. Đấy là chưa kể các nguồn nhiễu khác như: Nhiễu ngoài hạm tàu, nhiễu của các máy bay chuyên gây nhiễu từ xa cùng với máy gây nhiễu của máy bay chiến thuật tạo thành một từ trường nhiễu tổng hợp chồng chéo, dày đặc và gây rất nhiều khó khăn cho bộ đội phòng không, không quân. Hầu hết các đài radar lúc ấy đều báo cáo rằng nhiễu rất nặng, không thể phát hiện được mục tiêu.

Thực tế tên lửa SAM2 tầm bắn ở độ cao hàng chục km. Thế nên khi B52 bay ở độ cao 11km không có vấn đề. Tuy nhiên với hàng loạt loại nhiễu điện tử, tên lửa SAM2 khi phóng lên không thể điều khiển, có khi rơi ra chỗ khác gây thương vong cho chính quân dân ta.

Bên cạnh đó, khi Mỹ đánh vào Hải Phòng, đúng lúc Sư đoàn Phòng không 363 đang diễn tập phương án đối phó B52. Các phái viên của Bộ Tổng tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân và các chuyên gia đang có mặt ở từng trận địa tên lửa cho rằng, đây là cơ hội rất tốt để chiến thắng B52.

Nhưng trận đánh ấy, Sư đoàn đã bắn lên 93 tên lửa nhưng lại không rơi một chiếc máy bay nào. Những tên lửa của chúng ta rơi chỗ khác hoặc là mất điều khiển. Nhưng chính thất bại này, lịch sử Sư đoàn 363 ghi lại rằng đây là trận đánh không thành công cả về kỹ thuật, chiến thuật của bộ đội tên lửa. Nhưng mà chính từ bài học không thành công này lại càng thôi thúc các chiến sĩ radar cũng như chiến sĩ tên lửa tìm mọi cách để phát hiện B52.

“Mỹ cho rằng, đối thủ lúc bấy giờ của B52 không phải là tên lửa SAM2 bởi mọi tính năng kỹ thuật, về SAM2, Mỹ nắm rất rõ. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh Ai Cập năm 1967, Mỹ đã thu được trọn vẹn một tên lửa SAM2. Từ tên lửa này, Mỹ đã tìm ra được những loại nhiễu điện từ để khắc chế SAM2. Đối thủ chính của Mỹ lúc bấy giờ là máy bay MIG. Thế nên ngay từ đầu, chúng đã tập trung đánh tất cả các sân bay của chúng ta. Thế nhưng, đó là điều mà Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ, bộ đội radar, tên lửa của chúng ta đã tìm mọi cách vạch nhiễu tìm thù, xác định được B52 trong nhiễu”, Đại tá Bồng phân tích.

Vạch nhiễu tìm thù

Đại tá Nghiêm Đình Tích – Nguyên đài trưởng Đài radar P35 – Trung đoàn 291, Binh chủng radar kể lại hồi ký của một đồng chí trong Quân chủng Phòng không-Không quân.

Khi quân chủng đang nghiên cứu mọi biện pháp để phát hiện B52 trong nhiễu thì có một đồng chí cán bộ nảy ra ý nghĩ rằng: Máy gây nhiễu hiện đại của B52 đối phó được với radar hiện đại thế hệ thứ 8 thứ 9 mà chúng ta đang trang bị, nhưng nó chưa chắc đối phó được với thế hệ radar cũ như thế hệ thứ 2,3,4. Vì vậy, đồng chí này đề xuất bố trí radar cũ vào trong đội hình mạng radar quốc gia.

Quả nhiên cái radar tưởng như bỏ đi đó lại hoàn toàn không bị nhiễu của B52. Từ phát hiện, đồng chí này cùng với cán bộ kỹ thuật của binh chủng tên lửa cũng như của quân chủng đã nghiên cứu thiết kế lắp đặt một bộ điều khiển mang mật danh KX trang bị cung cấp cho các đơn vị tên lửa của chúng ta.

Và chính bộ điều khiển mang mật danh KX này đã góp phần vào việc phát hiện B52 rất chính xác thậm chí có thể phát hiện đâu là B52 thật, đâu là B52 giả để tập trung lực lượng tiêu diệt.

“Chúng tôi là những người viết cuốn lịch sử kỹ thuật quân sự cũng phải nhìn nhận rằng: Đôi khi, trong chiến tranh, khoa học công nghệ cao không hẳn là yếu tố tạo nên chiến thắng”, Đại tá Tích chia sẻ.

Bên cạnh đó theo các chuyên gia quân sự với kinh nghiệm, nghiên cứu về B52 và được Bộ tư lệnh quân chủng tổng hợp và phổ biến cho tất cả các đơn vị tên lửa ngoài miền Bắc.

Chúng tôi đã xây dựng phương án đánh B52 bảo vệ Hà Nội từ tháng 5/1972 và sau đó tiếp tục hoàn chỉnh phương án này vào tháng 7, tháng 9, tháng 11. Đây là một phương án có tính chất chiến lược để phát huy cao độ các lực lượng của quân chủng phòng không không quân để đánh thắng B52.

Các yếu tố làm lên thắng lợi của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” chính là làm tốt các khâu từ chuẩn bị kỹ thuật khí tài, yếu tố tinh nhanh và sáng tạo của bộ phận trắc thủ cũng như tư duy về chiến thuật trong công tác nghiên cứu địch và phương pháp bố trí trận địa để đánh địch. Điều đó cho thấy, yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất làm lên sức mạnh Việt Nam./.

Việt Đức-Lan Nga/VOV online
vov.vn

Hà Nội tặng quà người tham gia chiến dịch 12 ngày đêm

(VOV) – Thành phố tặng quà trị giá 2 triệu đồng mỗi suất gửi tới các đối tượng là thương binh, đại diện gia đình liệt sỹ hy sinh.

Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên phủ trên không” (12/1972-12/2012), ngày 17/12 Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ký quyết định tặng quà cho các đối tượng tham gia Chiến dịch 12 ngày đêm.

Hà Nội sẽ tặng quà những người trực tiếp tham gia chiến dịch 12 ngày đêm

Theo đó, Thành phố tặng quà trị giá 2 triệu đồng mỗi suất gửi tới các đối tượng là thương binh, đại diện gia đình liệt sỹ hy sinh trong chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội- Điện Biên phủ trên không”; Tặng mỗi suất quà trị giá 1 riệu đồng  gửi tới các gia đình bị tai nạn chiến tranh do máy bay B52 ném bom; Những gia đình, cá nhân tiêu biểu trực tiếp tham gia Chiến dịch được tặng quà trị giá 2,2 triệu đồng mỗi suất; 5,5 triệu đồng mỗi suất tặng 6 đơn vị có thành tích tiêu biểu xuất sắc.

Tổng kinh phí quà tặng trị giá hơn 7 tỷ đồng được trích từ nguồn kinh phí điều hành tập trung ngân sách thành phố năm 2012. Trường hợp phát sinh tăng đối tượng sẽ do ngân sách quận, huyện, thị xã đảm bảo./.

Đỗ Hưng/VOV online
vov.vn

Bảo tàng của lòng nhân đạo

(VOV) -Tù binh phi công Mỹ đã gọi Nhà tù Hỏa lò là “Khách sạn Hilton”.

12 ngày đêm oanh tạc Hà Nội, 81 máy bay Mỹ đã bị quân ta bắn hạ, hàng chục phi công Mỹ bị bắt làm tù binh, bị giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò. Giữa lúc đất nước khó khăn, nhưng những tù binh phi công Mỹ tại đây đã được đối xử hết sức nhân đạo.

Những ngày này, khu di tích Nhà tù Hỏa Lò đông hơn thường lệ. Du khách đến đây dừng chân lâu hơn ở khu trưng bày hình ảnh, hiện vật về cuộc chiến đấu 12 ngày đêm trong trận Điện Biên Phủ trên không và cuộc sống của tù binh phi công Mỹ. Họ muốn biết về những tội ác mà đế quốc Mỹ đã gây ra cho Việt Nam, cũng như để hiểu thêm về chính sách nhân đạo của Việt Nam đối với tù binh Mỹ.

Trong hàng nghìn du khách có mặt tại Nhà tù Hỏa Lò có một vị khách đến từ Mỹ, ông xem một cách chăm chú từng bức ảnh, từng hiện vật ở đây. Ông nói: “Tham quan Nhà tù Hỏa Lò tôi cảm thấy hối hận đối với những gì người Mỹ làm với người Việt Nam và về cuộc chiến tranh của người Mỹ tại Việt Nam. Những gì tôi thấy ở đây không phải là những gì tôi được nghe kể. Tại đây tôi thấy được nhiều nỗi đau của người Việt”.

Nhà tù Hỏa Lò (Ảnh: KT)

Bà Tanja, khách du lịch Thụy Sỹ chỉ biết đến Việt Nam qua Internet. Sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam khác hẳn với những gì bà được biết. Sau khi nghe người hướng dẫn viên thuyết minh về cuộc chiến đấu anh dũng 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không và cuộc sống của tù binh phi công Mỹ, bà nói: “Tôi cảm thấy xúc động khi những phi công Mỹ được đối xử tốt, ngay cả khi họ đã tàn phá đất nước Việt Nam. Mặc dù vậy, người Việt Nam rất nhân đạo, trang bị cho phi công Mỹ những điều kiện tốt khi bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò”.

Đến Hà Nội đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, ông Mason, người Australia đã chọn Nhà tù Hỏa Lò là nơi tham quan đầu tiên và có cảm nhận đặc biệt: “Tôi cảm thấy xúc động và kính phục về cuộc chiến tranh chống Mỹ của người Việt Nam. Đó là khoảng thời gian buồn của các bạn. Tuy nhiên, khi ở Nhà tù Hỏa Lò tù binh phi công Mỹ lại được đối xử rất tốt”.

40 năm trước, Nhà tù Hỏa Lò là nơi giam giữ tù binh phi công Mỹ bị các lực lượng phòng không, không quân Việt Nam bắn rơi và bắt sống. Giữa thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng những tù binh phi công Mỹ tại đây được hưởng nhiều chính sách nhân đạo.

Ông Nguyễn Văn Phương-từng là quản giáo ở Hỏa Lò cho biết: Tù binh phi công Mỹ ở Hỏa Lò được đối xử đặc biệt, được ở phòng rộng rãi, bữa sáng là một ca sữa hoặc cà phê nóng, một ổ bánh mỳ và một quả chuối hoặc quýt ăn tráng miệng. Bữa chính của họ còn “sang trọng” hơn với 2 ổ bánh mỳ và một tô súp to nấu bằng thịt bò, thịt lợn, thịt gà, khoai tây, cải bắp, bí… Đặc biệt, trong ngày lễ giáng sinh những tù binh phi công Mỹ được tổ chức những nghi lễ như tại đất nước mình.

Được chăm sóc chu đáo, được học ngoại ngữ tùy thích, được đọc sách, chơi đàn, vẽ tranh, chơi thể thao giải trí… những tù binh phi công Mỹ đã được người Việt Nam đối xử hết sức nhân đạo.

Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng tại di tích Nhà tù Hỏa Lò còn lưu lại lời tự thú của tù binh phi công Mỹ. Một trung tá điều khiển máy bay B.52 tên là William Conlee viết: “Sự ám ảnh trong những ngày bị bắt tại Hà Nội rất khó có thể phai nhòa. Tôi cứ nhớ mãi những hố bom giữa Hà Nội. Tôi biết rằng người Việt Nam lúc bắt tôi, dù có đánh và xé xác tôi ra, chúng tôi cũng phải chịu. Thế nhưng họ không đối xử như thế. Vào đến đây, mọi suy nghĩ của chúng tôi bị đảo lộn. Đảo ngược hẳn”.

Ngày nay, di tích Nhà tù Hỏa Lò được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là một trong những địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Giá trị của Khu di tích không chỉ ở những hiện vật lịch sử của một cuộc chiến tranh phi nghĩa, những bằng chứng tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, mà cao hơn, ý nghĩa hơn khi nơi đây trở thành một bằng chứng, một bài học về tinh thần yêu nước, truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Đó là một dân tộc biết cầm súng để bảo vệ mình trước quân xâm lược nhưng cũng hết sức nhân đạo, sẵn sàng tha thứ cho kẻ bại trận, sẵn sàng xóa bỏ hận thù, kết thêm tình bạn. Đó là bài học, là nội lực để người Hà Nội hôm nay đứng lên xây dựng lại thủ đô yêu dấu của mình./.

Lại Hoa/VOV-Trung tâm tin
vov.vn

Cái chớp mắt thời gian vĩ đại

(VOV) -Khoảng thời gian 12 ngày đêm chỉ là một chớp mắt so với lịch sử dân tộc, nhưng lại tỏa hào quang lấp lánh…

Sự kiện quân và dân ta chiến đấu đánh trả cuộc tập kích bằng B52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời thủ đô Hà Nội cách đây tròn 40 năm, diễn ra trong 12 ngày đêm. Nếu so với cuộc kháng chiến chống Mỹ 30 năm, sự kiện này chỉ là một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi.

Lại so với lịch sử cả ngàn năm chống ngoại xâm của dân tộc, khoảng thời gian ấy chỉ là một chớp mắt… Nhưng lạ kỳ thay, cái khoảnh khắc ngắn ngủi, cái chớp mắt thời gian ấy lại tỏa hào quang lấp lánh…

Cái tên Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không, ai đó, khi Thủ đô Hà Nội còn ngùn ngụt lửa máu đạn bom, trong giây phút thăng hoa, đã định danh, đã “đóng đinh” sự kiện này vào lịch sử dân tộc Việt Nam và cả lịch sử chiến tranh chống lại cái ác của loài người!

Các tầng lớp nhân dân thủ đô thắp hương tại Bia căm thù ở phố Khâm Khiên (Ảnh: Việt Đức)

Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không – cái tên đã khái quát tất cả. Chín năm kháng chiến trường kỳ “máu trộn bùn non”, dân tộc Việt Nam làm nên một trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp ký kết Hiệp định Geneve, rút quân đội viễn chính khỏi Đông Dương, đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.

12 ngày đêm máu lửa, quân dân ta đánh bại chiến dịch dùng pháo  đài bay B52 “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” của đế quốc Mỹ, buộc đối phương ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris, rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam, tạo tiền đề để quân và dân ta tiến lên thống nhất giang sơn.

Có người gọi Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không là chiến thắng của thế chủ động và sáng tạo Việt Nam.

Thực tế, cuộc chiến đánh trả B52 diễn ra 12 ngày đêm năm 1972 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Việt Nam tiên liệu. Thế trận “tiếp” pháo đài bay không lực Hoa Kỳ đã được chuẩn bị từ năm 1967. Bằng vũ khí khí tài hiện có, với cách đánh Việt Nam, lối đánh Việt Nam táo bạo, sáng tạo, bất ngờ, với lưới lửa phòng không theo thế trận chiến tranh nhân dân nhiều tầng, nhiều lớp,quân dân Việt Nam đã vít cổ” pháo đài bay”, bắt chúng đền tội…

Có người gọi Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không là chiến thắng của lẽ phải.

Dùng B52 đánh phá thủ đô Hà Nội, những người Mỹ cầm quyền lúc bấy giờ muốn hủy diệt một dân tộc, hủy diệt một nền văn hóa. Bất kỳ một dân tộc nào trên trái đất này, thủ đô bao giờ cũng thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Kẻ thù xâm lược, một khi chà đạp lên mảnh đất thủ đô, là chạm vào niềm thiêng, cõi linh, là đã phạm vào điều sai lầm lớn, tất yếu thảm bại.

Thủ đô Hà Nội có lịch sử ngót ngàn năm, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi cõi linh niềm thiêng, đụng đến Hà Nội, là xúc phạm cả một nền văn hóa, là thách thức cả một dân tộc. Với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do” và sức mạnh “bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”, dân tộc Việt Nam nén đau thương, ngẩng cao đầu, trút lửa căm hờn vào quân xâm lược.

Rõ ràng, chiến thắng Hà Nội-Điện Biên phủ trên không là chiến thắng của một bên là chiều sâu văn hóa Việt Nam, với phía bên kia là nền văn minh vũ khí hủy diệt cùng dã tâm muốn hủy diệt một dân tộc, rất đặc trưng của thời mông muội.

Oái oăm thay, kẻ muốn dùng phương tiện, vũ khí tối tân đưa đối phương  trở về thời kỳ đồ đá, lại là kẻ thất bại… Thái độ ngạo mạn và hành vi bạo tàn của nhà cầm quyền Mỹ đã phải trả giá đích đáng, nhãn tiền.

“Không nỗi đau nào riêng của ai/Của chung nhân loại chiến công này”… Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không là chiến thắng của lương tri loài người, của bè bạn thủy chung; là chiến thắng của những ai yêu quý, khát vọng hòa bình, tôn trọng lẽ phải.

Những ngày B52 không lực Hoa Kỳ rải thảm Hà Nội, nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ, đã xuống đường biểu tình, tuần hành chống chiến tranh; những bạn bè đồng chí thủy chung dù cách xa về khoảng cách địa lý vẫn như cùng chiến hào động viên, sẻ chia, chia lửa cùng dân tộc Việt Nam.

Nhìn lại sự kiện 40 năm trước, một lần nữa, chúng ta thêm tự tin về sức mạnh, bản lĩnh dân tộc và cùng khép lại quá khứ. Khép lại quá khứ không có nghĩa là quên đi quá khứ; nhưng cũng không có nghĩa là khơi lại hận thù.

Hận thù và thói ngông cuồng ta đây muốn dùng bạo lực dạy dỗ dân tộc khác là mầm mống của tội ác, nguồn cội của chiến tranh. Nhìn lại quá khứ, xóa bỏ hận thù để hiểu biết và tôn trọng nhau, để là bạn, là đối tác tin cậy của nhau, cùng nhìn về tương lai, chung sống hòa bình, hữu nghị, đó mới là cách ứng xử hòa hiếu, khôn ngoan.

Diễn ra trong 12 ngày đêm, sự  kiện Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không nếu so với cuộc kháng chiến chống Mỹ 30 năm, chỉ là một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi. Lại so với lịch sử cả ngàn năm chống ngoại xâm của dân tộc, khoảng thời gian ấy chỉ là cái chớp mắt… Nhưng cái chớp mắt thời gian ấy lại tỏa hào quang lấp lánh.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh sinh tồn, lại là lịch sử chống ngoại xâm giành giữ, bảo vệ nền độc lập. Trải qua nhiều cuộc kháng chiến tự vệ, hơn ai hết, dân tộc Việt Nam khát khao hòa bình, không bao giờ muốn có chiến tranh.

Nhưng một khi kẻ thù buộc nhân dân Việt Nam phải cầm súng, thì những Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không vẫn còn đó, đón đợi kẻ thù./.

Uông Ngọc Dậu/VOV1
vov.vn

Phát thanh đặc biệt kỷ niệm “Điện Biên Phủ trên không”

(VOV) -VOV thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt chào mừng 40 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, Đài TNVN sẽ thực hiện Chương trình phát thanh đặc biệt “Bản anh hùng ca Hà Nội – tháng 12/1972”. Chương trình được thực hiện từ 5h – 19h ngày 29/12 tới trên Hệ VOV1.

Chương trình được chia làm bốn phần. Phần I, từ 5h-9h với chủ đề “Thăng Long phi chiến địa” hay “Thăng Long: Đông Đô – Hà Nội, mồ chôn quân xâm lược”.

Phần II, từ 9h-13h với chủ đề “Hà Nội – Máu và Hoa”. Phần III, từ 13h-16h với chủ đề “Bước ngoặt thần kỳ”. Phần IV từ 16h-19h là “Khúc vĩ thanh”.

Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội từ xưa đến nay vốn là vùng đất hòa bình, vùng đất thiêng đem lại sự an lành, hưng thịnh cho xã tắc.

Khẩu đội pháo cao xạ bảo vệ bầu trời Hà Nội

Thăng Long chỉ trở thành chiến địa khi giặc tới và người dân buộc phải đứng lên đánh đuổi quân xâm lặng ra khỏi bờ cõi. Thế nhưng, trận nào cũng vậy, trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc từ thời: Trần, Lê, sau này là Quang Trung – Nguyễn Huệ, đặc biệt là thời hiện đại, Thăng Long luôn là trận chiến cuối cùng, là mồ chôn quân xâm lược.

Vậy phải chăng “Thăng Long phi chiến địa” có phải là lời tiên tri? “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” có phải nằm trong sự tiên tri ấy?

Trong phần I của chương trình VOV có buổi tọa đàm với TS Nguyễn Hải Kế – Chủ nhiệm khoa Lịch sử – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và ông Nguyễn Ngọc Long – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam và Đại tá Nghiêm Đình Tích – Đài trưởng Đài rada Đại đội 45, Trung đoàn rada 291, để có lời giải cho câu hỏi này.

Điểm nhấn của phần I là buổi tường thuật Mit tinh Nhà nước Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không diễn ra từ 10h.

Ngoài ra ở phần I của chương trình, VOV sẽ giúp thính giả có cái nhìn toàn cảnh về hoàn cảnh lịch sử trước Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, những dự báo tài tình của Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về việc Mỹ sẽ dùng B52 đánh phá miền Bắc. Hào khí “Điện Biên Phủ trên không” cũng sẽ được làm sống dậy qua buổi giao lưu với các nhân chứng lịch sử năm 1972.

Hà Nội tan hoang trong mưa bom bão đạn, những ngôi nhà đổ nát, một cô dâu chưa kịp hưởng phút hạnh phúc được lên xe hoa. Trước sự tàn phá bạo tàn của quân thù, Hà Nội vùng lên, vít cổ từng chiếc B52 ném nhào xuống đất… Đây là nội dung chính được nêu bật trong phần II của chương trình có chủ đề “Hà Nội- Máu và hoa”.

Đồng hành của với VOV ở phần II này là Thượng tướng Nguyễn Xuân Mậu – chỉ huy chiến dịch 12 ngày đêm, nhà văn Giang Quân và ông Đỗ Doãn Đại – Cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Cảnh tan hoang của Hà Nội năm 1972 được tái hiện qua lời kể của những nhân chứng lịch sử của bệnh viện Bạch Mai thuở nào, qua hồi ức của một nữ nhân vật đã đi vào bài thơ “Máu và Hoa” của nhà thơ Tố Hữu.

Đặc biệt trong trường đoạn này sẽ làm sống lại 9 phút lịch sử khi Đài TNVN ngừng tiếng sóng. 9 phút bóp nghẹt triệu triệu con tim dân Việt. 9 phút làm xao xuyến bạn bè khắp năm châu nín thở hướng về Việt Nam đang đối đầu với kẻ thù mạnh và hiện đại gấp nhiều lần.

Đồng hành cùng “Bước ngoặt thần kỳ” trong phần III của chương trình là ông Trịnh Ngọc Thái – nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp và ông Lưu Văn Lợi – Thư ký của cố vấn Lê Đức Thọ tại Hội nghị Paris.

Phần III cho thấy tấn thảm kịch của B52 và không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Hà Nội, là chiến thắng, ký ức không thể nào quên ở bàn đàm phán Paris.

Phần này cũng tái hiện lại cuộc xuống đường người dân tiến bộ Mỹ trong những ngày Mỹ “rải thảm” ở miền Bắc nước ta.

Hà Nội – thành phố mang khát vọng hòa bình. Khép lại quá khứ đau thương, Hà Nội lại tiếp tục hướng tới tương lai. “Đất đã nở hoa” sau cuộc chiến tàn khốc. Những người bạn Mỹ, trong đó có cả những người từng tham chiến tại Việt Nam đã có cái nhìn thiện cảm về một Hà Nội, một Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Đây cũng là nội dung chính của phần kết thúc chương trình phát thanh đặc biệt “Bản anh hùng ca Hà Nội – tháng 12/1972”.

Đặc biệt, trong chương trình phát thanh này, VOV sẽ nối các cầu phát thanh ở các điểm lịch sử như: Hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà; xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội); Bảo tàng Phòng không Không quân, nơi lưu giữ những bảo vật của 12 ngày đêm lịch sử… và nhiều địa điểm 40 trước, B52 Mỹ rải thảm với dã tâm hủy diệt một dân tộc, một nền văn hóa.

Chương trình sẽ phát sóng trực tiếp trên Hệ Thời sự chính trị tổng hợp VOV1 và phát trực tuyến trên Báo điện tử VOV online./.

Việt Đức/VOV online
vov.vn

Triển lãm “Hội nghị Paris – Tài liệu lưu trữ nhìn từ 2 phía”

Ảnh tư liệu

(VOV) – Triển lãm nhân dịp Hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris (27/01/1973 – 27/01/2013).

Hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris (27/01/1973 – 27/01/2013), hôm nay (27/12), Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 đã khai mạc triển lãm “Hội nghị Paris – Tài liệu lưu trữ nhìn từ hai phía” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Triển lãm “Hội nghị Paris – Tài liệu lưu trữ nhìn từ hai phía” gồm 3 phần: Bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ; Hội nghị Paris – Tài liệu lưu trữ nhìn từ hai phía; Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Triển lãm giới thiệu hơn 200 tài liệu, hình ảnh và hiện vật về Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đường lối chống Mỹ cứu nước, diễn biến Hội nghị, cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán, kết quả của Hội nghị Paris, Bản hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ông Vũ Xuân Hưởng (Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3) cho biết: Hai phía ở đây, về phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa được khai thác tài liệu từ Trung tâm lưu trữ quốc gia 3 và Cục văn thư lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, còn tài liệu của chính quyền Sài Gòn được khai thác từ trung tâm lưu trữ quốc gia 2, tài liệu về chính phủ Mỹ được sưu tầm từ cục lưu trữ quốc gia Mỹ. Cho nên, tài liệu rất dày dặn. Có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố, ví dụ như trước khi đi đàm phán thì Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1968 đã viết một lá thư bằng tay rất ngắn gọn kể cả về đối nội, đối ngoại, Bác dặn dò; hay tài liệu băng ghi âm về Hội nghị Paris, hơn 200 cuộc gặp chính thức và không chính thức chưa công bố”.

Triển lãm “Hội nghị Paris – Tài liệu lưu trữ nhìn từ hai phía” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 kết hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Lưu trữ Bộ ngoại giao tổ chức. Triển lãm góp phần phát huy giá trị, nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu lưu trữ và hiện vật lịch sử, góp phần bồi dưỡng, giáo dục tinh thần kiên cường, bất khuất, yêu nước, yêu độc lập tự do, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam./.

Lê Thu/VOV1
vov.vn

Tôn vinh đơn vị làm nhiệm vụ đấu tranh thi hành Hiệp định Paris

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đoàn đại biểu Quân sự  Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, sáng 20/4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và trao danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân cho Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đây là những đơn vị đặc biệt làm nhiệm vụ đấu tranh thi hành Hiệp định Paris góp phần vào cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Có mặt tại buổi lễ, các cán bộ, chiến sỹ – nhiều người đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng trên nét mặt mỗi người thể hiện niềm vui hạnh phúc trọn vẹn. Các đại biểu cùng nhau ôn lại những thành tích xuất sắc của hai đơn vị trong thời gian không dài kể từ khi thành lập ngày 28/1/1973 đến ngày toàn thắng 30/4/1975.

Trở lại gần 40 năm qua, với thắng lợi có tính chất quyết định của nhân dân ta trên các mặt trận chính trị, quân sự ngoại giao, đặc biệt là thắng lợi của chúng ta trong 12 ngày đêm trên bầu trời thủ đô Hà Nội, đã buộc Chính phủ Hoa Kỳ và Chính quyền Sài Gòn phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Đây là một thắng lợi chiến lược, tạo bước ngoặt quyết định trên con đường đi đến thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta. Nhưng Hiệp định Paris ký chưa ráo mực thì quân Mỹ-Ngụy đã tiến hành nhiều thủ đoạn trắng trợn để phá hoại Hiệp định.

Chính vì thế hai đoàn đại biểu quân sự đã được thành lập. Với tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong suốt 823 ngày đêm hoạt động, hai đoàn đã dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, tranh thủ dư luận, dựa vào pháp lý của Hiệp định Paris để đấu tranh vạch trần âm mưu và lên án các hành động phá hoại Hiệp định Paris của quân Mỹ-Ngụy trước cộng đồng quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh buộc những tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam vào hồi 16h30 ngày 29/3/1973.

Đánh dấu mốc lịch sử 115 năm (từ 1858) trên đất nước thân yêu của chúng ta sạch bóng quân xâm lược. Đây là yếu tố quan trọng nhất làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho ta để tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng và biểu dương những thành tích xuất sắc, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam của Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trao tặng cho hai đoàn đại biểu là phần thưởng cao quý, ghi nhận những thành tích, những đóng góp đặc biệt xuất sắc của cán bộ, chiến sỹ, nhân viên trong đấu tranh ngoại giao quân sự kiên cường, bất khuất, mưu trí, sáng tạo ngay giữa sào huyệt của kẻ thù.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Tuy thời gian hoạt động không dài nhưng việc thành lập hai đoàn là sự kiện có ý nghĩa chiến lược, là sách lược sáng suốt của cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao quân sự. Đồng thời, đây cũng là bài học vô cùng quý báu trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật đấu tranh ngoại giao quân sự của Đảng ta đó là: Vừa đánh vừa đàm; mưu trí, dũng cảm, khôn khéo, mềm dẻo, nhạy bén, linh hoạt, tích cực, chủ động tiến công và kết hợp chặt chẽ giữa các hình đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao”.

Bước vào giai đoạn mới, Chủ tịch nước cho rằng hoạt động đối ngoại quân sự- quốc phòng lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một phần không thể thiếu được trong các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm giữ vững hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch nước mong muốn, với những kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của mình, các đồng chí trong hai đoàn đại biểu quân sự sẽ tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật đấu tranh ngoại giao quân sự- quốc phòng cho thế hệ hôm nay. Đây cũng chính là thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước cho Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam./.

Hoàng Dũng/VOV1
vov.vn

Gắn biển ngôi nhà trong đàm phán Hiệp định Paris

(VOV) – Ngôi nhà số nhà 49, nay là số nhà 17 phố Cambacérès, Verrières-le-Buisson là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về Hiệp định Paris.

Sáng 13/10, Tòa thị chính thành phố Verrières-le-Buisson, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp đã tổ chức lễ gắn biển kỷ niệm cho ngôi nhà nơi đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam từng ở trong suốt thời gian đàm phán và ký kết Hiệp định Paris. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt, nhắc nhở các thế hệ mai sau không bao giờ quên một địa điểm lịch sử trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam; biểu tượng của tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế và lòng khao khát hòa bình của nhân dân Việt Nam và Pháp.

Đại diện thành phố Verrières-le-Buisson và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phát biểu tại buổi lễ

Mặc dù diễn ra dưới trời mưa lạnh, nhưng buổi lễ gắn biển kỳ niệm đã được tổ chức long trọng trên khu đất phía trước ngôi nhà số 17 Avenue de Cambacérès, Verrières-le-Buisson (ngoại ô Paris). Chính tại nơi đây hơn 40 năm về trước (từ năm 1968 đến năm 1973), đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao lúc đó và sau là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Bình dẫn đầu, đã từng ở trong thời gian đàm phán và ký kết Hiệp định Paris.Phát biểu tại buổi lễ, ông Thomas Joly – Phó thị trưởng thành phố Verrières-le-Buisson đã ôn lại lịch sử của ngôi nhà và nhấn mạnh nơi đây là biểu tượng của lòng khát khao hòa bình, tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Pháp.

Ông Thomas Joly nói: “Thành phố Verrières-le-Buisson ngày nay tự hào đã đóng góp vào việc chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam và hôm nay vui mừng khai trương tấm biển gợi nhớ thời kỳ lịch sử chung của hai nước chúng ta. Đó là dấu hiệu cho những giá trị chung mà nhân dân hai nước cùng hướng tới, với người Việt nam là Độc lập – Tự do – Hạnh phúc và người Pháp là Tự Do-Bình đẳng- Bác ái. Chúng ta muốn giữ mãi kỷ niệm này cho các thế hệ mai sau”.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Toàn Thắng, Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đã cảm ơn sự giúp đỡ và những tình cảm của Tòa thị chính và nhân dân vùng Verrières-le-Buisson nói riêng và nhân dân Pháp nói chung đã dành cho Việt Nam. Công sứ nhấn mạnh tầm quan trọng sự kiện này và khẳng định sự giúp đỡ và đóng góp to lớn dưới nhiều hình thức khác nhau của các bạn bè và nhân dân tiến bộ Pháp đối với các đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam trong suốt thời gian đàm phán Hiệp định Paris tại Pháp. Ngôi nhà số nhà 49, nay là số nhà 17 phố Cambacérès, Verrières-le-Buisson mãi mãi là nơi lưu giữ những kỷ niệm không thể nào quên đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc nói chung và trong cuộc đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định Paris nói riêng.

Có mặt tại buổi lễ gắn biển, nhiều người Việt và bạn bè Pháp từng có dịp tiếp xúc với đoàn và chứng kiến quá trình đàm phán Hiệp định Paris đã rất xúc động hồi tưởng lại những kỷ niệm khi đó. Ông Bùi Sơn Tùng – một Việt kiều sinh sống tại Pháp từ những năm 1967, nói: “Tôi rất xúc động hôm nay được trở lại trước ngôi nhà – nơi đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn sang đây dự cuộc đàm phán Hiệp định Paris. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, chứng tỏ rằng chính quyền Pháp xem cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam là một cuộc đấu tranh chính nghĩa, và không thể nào không công nhận đất nước Việt Nam ta thống nhất và hòa bình là một thành phần đại diện của dân tộc Việt Nam”.

Có mặt trong số các bạn bè người Pháp tới dự lễ gắn biển kỷ niệm, ông Robert Meunier, 87 tuổi, một cựu chiến binh Pháp từng tham chiến ở Việt Nam trong giai đoạn 1951-1953, hiện là Chủ tịch Ủy ban Pháp – Việt của Làng hữu nghị Vân Canh của vùng Essone, cho biết:“Chúng tôi rất vui mừng được tới tham dự và giúp thành phố Verrière-le-Buisson tổ chức lễ tiếp nhận và gắn biển này, sự kiện ghi dấu quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa Pháp và Việt Nam và gợi lại cho tôi những kỷ niệm mà tôi không thể nào quên được. Nhưng nếu không có những kỷ niệm này, tôi không thể biết Việt Nam lại hiếu khách đến vậy. Về quan hệ của Pháp với Việt Nam, tôi mong rằng quan hệ giữa hai đất nước của chúng ta sẽ ngày càng phát triển”.

Cũng nhân dịp này, một cuộc trưng bày và hội thảo đã được trung tâm lịch sử của thành phố Verrières-le-Buisson phối hợp Làng hữu nghị Vân Canh tổ chức, giới thiệu tranh ảnh gắn với các hoạt động của đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại vùng này hơn 40 năm trước cùng nhiều hoạt động hữu nghị, nhân đạo của thành phố dành cho Việt nam ngày nay. Trong đó, đáng quý có cả những kỷ vật, kỷ niệm được những người bạn Pháp trong vùng từng giúp đỡ đoàn, lưu giữ lại như những tài sản quý giá của gia đình họ, giờ đây cũng là biểu tượng vô giá cho tình hữu nghị, đoàn kết Việt- Pháp./.

Một số hình ảnh phóng viên VOV ghi lại tại buổi lễ:

Bà con người Việt khoe lại những bức hình và ôn lại những kỷ niệm với Đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ngày đó.

Những bài báo phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình tại ngôi nhà ở Verriere-le-Buisson được thành phố lưu giữ lại.

Cô Hoàng Anh – Việt kiều đã tích cực hỗ trợ hậu cần cho đoàn vui vẻ khoe lại bức ảnh Chị Hai – Nguyễn Thị Bình trong bộ áo dài truyền thống.

Những hình ảnh về hoạt động của đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam tại Verriere-le-Buisson.

Bức ảnh các đại biểu nữ trong đoàn ngày ấy – được cô Hoàng Anh giữ lại.

Ngôi nhà ngày ấy – bây giờ.

Đào Dũng-Thùy Vân/VOV-Paris
vov.vn