Dù sinh ra và lớn lên ở xứ người, nhưng hai từ “Việt Nam”, “Bác Hồ” luôn in đậm trong trái tim của ông Đặng Văn Dũng, kiều bào Việt Nam ở Thái Lan. Và mỗi khi nhắc đến hai tiếng “Bác Hồ”, ông Dũng lại nghẹn ngào không nói nên lời.
Tag Archive | Kiều bào
Trong trái tim kiều bào luôn có Bác
QĐND – Với mỗi kiều bào ở xa Tổ quốc, ngoài tấm lòng luôn hướng về quê cha đất Tổ, trong trái tim họ luôn in đậm hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi đến thăm Khu di tích Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong kháng chiến chiều 10-4, nhiều kiều bào đã không nén được xúc động trước cuộc sống dung dị của Người.
Đoàn đại biểu kiều bào dự Xuân quê hương 2013 đặt hoa tưởng niệm và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cứ mỗi độ xuân về, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (thuộc Bộ Ngoại giao) lại tổ chức chương trình Xuân quê hương, một điểm hẹn cho bà con kiều bào ở khắp nơi trên thế giới trở về Việt Nam đón Tết Nguyên đán. Chương trình “Xuân quê hương” năm nay diễn ra đúng vào 23 Tháng Chạp với chủ đề “Đất Tổ rạng ngời” tập trung chào mừng sự kiện Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại, là niềm tự hào của gần 90 triệu người dân Việt Nam cũng như khoảng 4,5 triệu kiều bào ta đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.
Đoàn đại biểu kiều bào đặt hoa tưởng niệm và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đoàn, sáng ngày 03/02/2013, tức ngày 23 Tháng Chạp, 100 kiều bào – tượng trưng cho 100 người con của mẹ Âu Cơ – thay mặt bà con Việt kiều về dự lễ đã đến đặt hoa tưởng niệm và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ: “Đoàn đại biểu kiều bào dự Xuân quê hương 2013 kính viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Trong nhiều năm qua, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước. Sau khi Bộ Chính trị (Khóa X) ban hành Nghị quyết 36-NQ/TƯ (ngày 26/3/2004), công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt được những kết quả và nhiều bước đột phá quan trọng, nhiều kiều bào đã tìm về quê hương với quyết tâm chung tay với bà con trong nước xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn. Thời gian gần đây, Việt Nam đã có rất nhiều cải cách, đổi mới để kiều bào đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc đang thấm dần vào từng tầng lớp, từng gia đình trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trong các cuộc tiếp xúc với nhiều đối tượng kiều bào, từ trí thức, sinh viên, doanh nhân…, ai cũng mong muốn được trở về quê hương để cùng xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Ông Lê Văn Duyên, kiều bào từ Hoa Kỳ (83 tuổi) trở về Việt Nam tâm sự: Mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi lại trở về quê hương để ôn lại những kỷ niệm nơi mình được sinh ra, hưởng không khí ấm cúng, hạnh phúc khi gặp mặt người thân trong gia đình, dòng họ. Xuân Quê hương năm 2013 với chủ đề “Đất Tổ rạng ngời” thật sự có ý nghĩa và đi vào lòng người. Đã là người Việt Nam thì ai cũng biết và hiểu rõ về lịch sử các vua Hùng. Tôi luôn ghi nhớ câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Ông Trần Văn Hùng – Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Cộng hòa Séc chia sẻ: “Năm vừa qua đã có rất nhiều hoạt động giao lưu ở Séc. Được ngắm nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay giữa Thủ đô Praha, tà áo dài tha thướt hay làn điệu dân ca quan họ được các bạn quốc tế đánh giá cao trong các chương trình Tuần văn hóa Việt Nam ở Séc, là niềm sung sướng tự hào không gì tả nổi.”
Năm Quý Tỵ 2013 đang đến, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với bản lĩnh, trí tuệ và truyền thống quật cường của dân tộc, đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài luôn nêu cao tinh thần đoàn kết một lòng, cùng quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh. Đó cũng là tâm niệm của mỗi người con đất Việt./.
Lan Hương
bqllang.gov.vn
Bác Hồ trong trái tim Việt kiều ở Udonthani
Mỗi năm Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tỉnh Udonthani
đón hàng nghìn đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan,
tìm hiểu những tháng ngày Bác Hồ hoạt động cách mạng tại Thái Lan.
Làng Noọng Ôn, xã Xiêng Phin, huyện Mương, tỉnh Udonthani (Thái Lan) là nơi 84 năm về trước (năm 1928), Nguyễn Ái Quốc, lúc đó có tên gọi Thầu Chín, hay ông già Chín, từ Châu Âu về Thái Lan hoạt động cách mạng.
Mặc dù chỉ ở đây một thời gian ngắn nhưng Nguyễn Ái Quốc đã để lại ấn tượng không bao giờ phai mờ trong lòng bà con Việt kiều.
Thầu Chín đã chủ trương mở rộng tổ chức; làm cho nhân dân Thái Lan có cảm tình hơn với người Việt và cách mạng Việt Nam; giáo dục Việt kiều tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân Thái Lan; đẩy mạnh việc học chữ Việt, chữ Thái… Năm 1929, Thầu Chín đã rời Udonthani, tiếp tục đi các địa phương khác hoạt động nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước trong bà con kiều bào ở Thái Lan.
Năm 2003, để ghi nhận giá trị lịch sử của mảnh đất này, chính quyền tỉnh Udonthani và Hội Người Việt Nam tỉnh Udonthani đã khởi công xây dựng Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên diện tích gần 1ha tại làng Noọng Ôn. Hiện Khu Lưu niệm đã hoàn thành gồm 2 phần chính: Khu nhà ở của Bác được tái tạo và Khu nhà đa năng mới xây kiên cố làm nơi thờ phụng, đọc sách, chiếu phim và trưng bày các kỷ vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Gặp gỡ giao lưu giữa bà con Việt kiều ở Udonthani với du khách
Khu tưởng niệm gồm 2 phần chính: Khu nhà ở của Bác
được tái tạo và khu nhà đa năng làm nơi thờ phụng, đọc sách,
chiếu phim và trưng bày các kỷ vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một góc bàn làm việc của Bác tại Khu nhà ở của Bác được tái tạo
Những hiện vật được lưu giữ tại Khu nhà ở của Bác được tái tạo.
Góc giường ngủ của Bác trong Khu nhà ở của Bác được tái tạo
Trưng bày hình ảnh hoạt động của Bác Hồ ở Thái Lan.
Ông Vũ Mạnh Hùng (bên phải), đang giới thiệu với du khách về những ngày tháng Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Thái Lan
Theo laodong.com.vn
Phương Thúy (st)
bqllang.gov.vn
Thư gửi kiều bào Việt Nam ở Pháp
Từ ngày Phái bộ và tôi đến nước Pháp, và trong ngày kỷ niệm Quốc khánh (ngày mồng 2 tháng 9), kiều bào ta, nơi thì phái người, nơi thì gửi điện ủng hộ Chính phủ và tôi, nhiều kiều bào lại quyên tiền hoặc thuốc giúp Tổ quốc.
Lòng thân ái đó rất là quý, chúng tôi rất cảm động và cám ơn. Nay tôi và Phái bộ sắp trở về nước, chúng tôi gửi lời chào và khuyên tất cả anh chị em kiều bào:
1- Phải triệt để đoàn kết,
2- Ra sức tuyên truyền và ủng hộ bằng mọi phương diện cho Tổ quốc,
3- Thực hành khẩu hiệu ĐờI SốNG MớI: CầN, KIệM, LIÊM, CHíNH,
4- Mỗi người cần biết thạo một nghề để mai sau về nước giúp ích cho cuộc xây dựng nước Việt Nam mới.
Lời chào đoàn kết và thân ái
Pari, ngày 12 tháng 9 nǎm 1946
Hồ Chí Minh
Bản chụp bút tích,
lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
cpv.org.vn
Học sinh kiều bào tại Lào thi tìm hiểu về Bác Hồ
(VOV) – Ngày 16/5, Hội Người Việt tại thủ đô Vientiane phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ cho học sinh bậc tiểu học, mẫu giáo, thu hút hàng ngàn con em kiều bào và học sinh Lào tham gia.
Sự kiện nằm trong khuôn khổ các họat động Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam- Lào và kỷ niệm các ngày lễ lớn của hai nước Việt Nam và Lào của cộng đồng người Việt Nam tại nước bạn.
Sống và học tập trên đất nước Lào anh em, các thế hệ người Việt vẫn luôn nhớ cội nguồn tổ tiên của mình. Bên cạnh các tiết mục văn nghệ ca ngợi quê hương đất nước và Bác Hồ kính yêu, các em còn tham gia cuộc thi tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 122 năm ngày sinh của Người.
Các em thiếu niên nhi đồng đã tham gia rất hào hứng với những câu hỏi và hiểu biết cơ bản về thân thế, sự nghiệp và quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, về nhân cách giản dị mà vĩ đại của Bác.
Đại đa số các em đều nắm bắt rất kỹ và trả lời đúng các câu hỏi, qua đây giúp nhiều em khác hiểu biết thêm về Bác Hồ và đất nước Việt Nam thân yêu. Cuộc thi cũng giúp rèn luyện kỹ năng nói, nghe và tư duy bằng tiếng Việt cho thế hệ trẻ cộng đồng người Việt Nam tại Lào./.
Quốc Khánh (từ Vientiane)
vov.vn
Thiêng liêng… lời hứa với Người
Chuyện về người phụ nữ hai lần gặp Bác:

Bà Phạm Thị Thược bây giờ (ảnh chụp tại nhà khách T.78, nơi bà Thược đã ở đây từ gần 7 năm qua.
Một phụ nữ đã sống, chiến đấu cho quê hương đất nước. Sau đó, bà lấy chồng là người nước ngoài làm nhà báo, chuyên viên chiến dịch Điện Biên Phủ, biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam đầu tiên. Khi theo chồng về nước, bà cũng làm việc cho một số cơ quan bên đó. Như để trải lòng và nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, trong tâm trí của bà luôn khắc ghi lời hứa thiêng liêng với Bác Hồ là sẽ trở về quê hương trong những ngày cuối đời…
Để thực hiện lời hứa về chuyện sinh ra rồi mất đi sẽ trên đất nước Việt Nam thương yêu của mình, bà phải xa con cháu để trở về quê hương. Và nỗi lòng ấy như được sẻ chia khi chúng tôi tiếp chuyện bà. Đó là ước nguyện của bà Phạm Thị Thược (nguyên quán ở Thái Nguyên). Bà sinh trưởng trong nỗi bất hạnh cùng nhiều đau thương, trái ngang. Nhưng cũng không vì thế mà bà chịu đầu hàng số phận.
Ký ức trở về
Sau một hồi tâm sự, như hồi tưởng lại thời thơ ấu khó khăn cùng những tháng ngày gian khổ, bà kể lại: “Lúc mới được sinh ra thì bố lấy vợ hai, mẹ bỏ tôi lại cho ông bà nội. Hằng ngày, ông bà nội phải xin sữa những người có con nhỏ ở trong xóm làng để nuôi tôi. Khi gần 14 tuổi, ông bà nội mất, tôi phải di tản lên chiến khu Việt Bắc (Thái Nguyên) tìm mẹ nhưng mẹ đã có chồng khác.
Không ở được với mẹ, tôi xin đi dân công tải đạn nơi chiến trường phía Bắc và được giữ lại trong đơn vị quân nhu (sau này là đơn vị hậu cần). Sau đó, tôi kết hôn với một bác sĩ quân y, sinh được một đứa con gái đặt tên là Nguyễn Thị Trọng Hiền. Niềm vui chưa tày gang, ngay sau đó là nỗi buồn khi chồng tôi hy sinh nơi chiến trường.
Ngày giải phóng Hà Nội, tôi về với gia đình bên chồng ở phố Kim Mã và bán tân dược theo bằng cấp của chồng để lại. Một thời gian sau, tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam tại 58 phố Quán Sứ – Hà Nội mai mối tôi với đồng chí Tarrago làm chuyên gia ở Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, do yêu cầu của Đảng và Nhà nước chuyển chồng tôi sang Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam làm biên tập chương trình phát thanh thời sự quốc tế vào năm 1955.
Nghĩ lại, tôi vẫn cảm thấy sợ vì mình không biết tiếng Đức để nói với chồng, nhưng bản thân thì đặt trọn niềm tin vào tổ chức lãnh đạo của Đảng. Đám cưới của chúng tôi được lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam đứng ra tổ chức. Chúng tôi nhận được nhiều lẵng hoa chúc mừng hạnh phúc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các lãnh đạo cao cấp của Quân đội, Bộ Ngoại giao và các cơ quan Sứ quán nước ngoài.
Sau lễ cưới, chúng tôi được ở trong toà nhà số 8 Hồ Xuân Hương, Hà Nội. Lúc đó, ông Phạm Ngọc Thạch (Bộ trưởng Bộ Y tế), ông Phạm Huy Thông (Giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ở chung toà nhà) và Giáo sư Tôn Thất Tùng (công tác bên Bệnh viện Việt Đức, bạn của chồng tôi lúc công tác ở bên Pháp) đã giúp đỡ chúng tôi mọi trở ngại về ngôn ngữ.
Một vinh dự lớn lao là vợ chồng tôi được Bác Hồ mời cơm tại Phủ Chủ tịch. Tại đây, chúng tôi gặp ông trưởng lễ tân Nguyễn Việt Dũng, sau đó là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Năm 1964, Đảng và Nhà nước giải quyết cho tôi đi theo chồng, trở về phục vụ cho đất nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Khi chuẩn bị lên đường theo chồng về nước, gia đình tôi lại được Bác mời ăn cơm và dặn dò.
Gặp Bác, tôi chỉ biết khóc mà không nói được lên lời. Thấy vậy, Bác liền nói những lời căn dặn: “Cháu đi theo chồng cũng là một nghĩa vụ lớn, vì đồng chí Tarrago là người có đóng góp công lao to lớn cho Tổ quốc Việt Nam và là một đồng chí vô sản quốc tế đến làm nghĩa vụ với cách mạng Việt Nam. Người vợ của đồng chí là người con gái của đất nước Việt Nam anh hùng, cháu phải làm sao cho xứng đáng với người vợ của người chiến sĩ cách mạng vô sản quốc tế. Đây cũng là nghĩa vụ của người con gái Việt Nam với Tổ quốc”.
Thấy tôi khóc nhiều quá, chồng tôi đã hứa với Bác: “Nếu vợ tôi qua đời trước, xin hứa với các ngài là tôi sẽ đưa thi hài vợ tôi bằng chuyên cơ về Việt Nam để chôn cất theo truyền thống của người Việt Nam là “lá rụng về cội”. Lời hứa của tôi như vậy, nhưng nếu tôi chết trước vợ, tôi sẽ không thực hiện được lời hứa này với các ngài”. Chính vì lời hứa của chồng tôi với Bác nên tôi mong muốn bản thân mình thực hiện lời hứa thiêng liêng này.
Thiêng liêng… lời hứa với Người
Đó là lời hứa thiêng liêng mà chồng tôi đã hứa với Hồ Chủ tịch và các lãnh đạo của Đảng lúc bấy giờ. Dù thế nào, bằng mọi giá tôi cũng muốn thực hiện ước nguyện với Bác, với đất nước của mình. Giờ đây, tuổi đã cao (gần 80 tuổi), tôi nói lại những suy nghĩ của quá khứ này cũng là để mọi người hiểu dù đi đến chân trời góc bể nào thì con người Việt Nam cũng sẽ luôn tìm về nguồn cội.
Cũng bởi một lý do nữa là giờ đây khi phải xa con cháu nên không còn ai bên cạnh để lo cho mình. Ai cũng cần tình yêu thương thật sự, nhất là những người già như tôi. Chính vì thế, khi trở về đất nước của mình, tôi vẫn còn nhiều người thân ở ngoài Bắc, mong mọi người thân đón nhận sự trở về của mình. Thế nhưng, sự thật không được như mong muốn. Nó khiến tôi ngỡ ngàng, cứ suy nghĩ miên man và không thể thốt thành lời.
Từ phải sang, ông Trần Duy Hưng, bà Phạm Thị Thưọc, ông Lê Quý (TGĐ Đài Tiếng nói VN đầu tiên và trợ lý của ông Qúy).
Một phần do chồng tôi mất năm 1988, nên lời hứa của chồng tôi với Bác Hồ đã không thực hiện được. Tôi thay chồng thực hiện lời hứa với Người cũng là thực hiện cho tâm nguyện của tôi, một người con được sinh ra trên đất nước Việt Nam sẽ lại trở về với đất nước Việt Nam yêu quý. Thế là, từ năm 1990 đến nay, tôi vẫn sống với nỗi cô đơn của người phụ nữ già nhưng không quên được lời hứa mà chồng đã hứa với Người. Lời hứa đó cứ in sâu trong tâm nguyện của bản thân tôi.
Lý do mà tôi phải sống cô đơn cũng một phần vì các con đã có gia đình riêng nên tôi vẫn một mình đi về Việt Nam. Đến năm 2001, tôi về Việt Nam ở hẳn cho đến nay. Những năm đầu tôi sống ở Tuyên Quang, sau lên Thái Nguyên rồi vào Vũng Tàu và cuối cùng là TP HCM. Hơn 6 năm, tôi ở tại Nhà khách T.78 thuộc Văn phòng Trung ương Đảng phía Nam, số 145 Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3, TP HCM.
Không biết cái ngày “gần đất xa trời” sẽ đến lúc nào và lo lắng cho hậu sự của mình nếu có xảy ra thì ai, cơ quan nào đứng ra tổ chức đám tang cho mình? Vì vậy nên tôi mong rằng những ước nguyện của mình nếu qua đời cũng chỉ biết nhờ vào Ban lãnh đạo Nhà khách T.78 lo hậu sự.
Thiết tha hơn nữa là mong các cơ quan chức năng giúp tôi thực hiện mong ước được “ra đi” trên mảnh đất Việt Nam quê hương yêu dấu. Đây chính là lời hứa thiêng liêng của chồng tôi đã hứa với Bác và là ước nguyện thiết tha nhất trong cuộc đời mình.
Cũng chính vì lời hứa với Người nên tôi mong các con của tôi là Nguyễn Thị Trọng Hiền Tarrago – Kleivert và Antoine Tân Việt Tarrago hiểu bố mẹ của chúng đã được Bác Hồ quan tâm, dạy bảo. Và vì đất nước Việt Nam có Bác Hồ là niềm kính yêu của cả thế giới nhân loại. Cũng là để các con, cháu của tôi luôn nhớ mãi và ghi sâu trong tim chúng có dòng máu của con người, đất nước Việt Nam anh hùng.
Sau khi theo chồng sang Cộng hoà Dân chủ Đức, bà đã tham gia hoạt động, làm việc ở Hội Liên hiệp Phụ nữ và Bộ Giáo dục Cộng hòa Dân chủ Đức. Bà đã đóng góp nhiều công lao vào việc nêu cao tinh thần “uống nước nhớ nguồn” vì mình là người Việt Nam. Bên cạnh đó, bà cũng tham gia, giúp chồng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ biên tập phát thanh tình hình quốc tế. Nhất là mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Đức. |
Thiên Hùng (ghi theo lời kể của bà Phạm Thị Thược)
Nữ giáo sư Việt ở Canada viết sách về Bác Hồ
Nguyễn Đài Trang, một giáo sư Việt kiều đang giảng dạy tại khoa Khoa học Chính trị của Đại học Toronto (Canada), vừa có buổi giới thiệu cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang tên Hồ Chí Minh – Tâm và Tài của một nhà yêu nước.
Buổi giới thiệu sách, diễn ra ngày 12/6 tại thành phố Laval gần Montreal, diễn ra rất đơn giản nhưng trang trọng với khoảng 40 khách mời, chủ yếu là Việt kiều các khu vực lân cận và một số sinh viên Việt Nam. Một đoàn đại biểu của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada do Tham tán Văn hóa Đào Ngọc Dinh dẫn đầu và bà Elizabeth McIninch, biên tập viên nhà xuất bản V- Publisher cùng một số người Canada cũng đến dự.
Mở đầu buổi gặp gỡ, anh Nguyễn Văn Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân và Chuyên gia Việt kiều tại Canada, có vài lời giới thiệu tác giả và nhấn mạnh đến ý nghĩa của cuốn sách.
Tác giả còn khá trẻ, khoảng quanh 40 tuổi, đã sang Canada định cư khá lâu nhưng rất rành tiếng Việt và nặng lòng với Việt Nam. Không chỉ hoàn thành cuốn sách dày 150 trang (bản tiếng Anh), bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt với rất nhiều hình ảnh và tư liệu quý giá, chị còn kỳ công chuẩn bị cả một chân dung Bác Hồ để mang đến buổi gặp gỡ.

Tác giả Đài Trang tại buổi giới thiệu sách.
Trong phần giới thiệu về quá trình viết và nội dung cuốn sách, tác giả cho biết có quá nhiều tác giả cả Việt Nam và nước ngoài đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng với những quan điểm khác biệt. Mục đích chị viết cuốn sách này nhằm tìm ra một con đường để kết nối quan điểm của cả hai bên.Chính vì vậy, bên cạnh nguồn tư liệu của những tác giả quen thuộc của Việt Nam như Trần Dật Tiên, Nguyễn Đức Đạt, Đặng Xuân Kỳ… tác giả còn sử dụng rộng rãi những tư liệu của các tác giả phương Tây như Mc Namara, Walden Bello, Alice Walker…
Là một giáo sư đại học, cách trình bày của Nguyễn Đài Trang rất khoa học vàhệ thống nên nội dung của cuốn sách khá thuyết phục, khác hẳn với những cuốn sách mang tính chính trị. Tác giả đã chọn một cách tiếp cận độc đáo và thú vị khi bàn về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Không chỉ dừng ở những phân tích sự kiện và bình luận, tác giả còn tìm hiểu những chiến lược giao tiếp, tư tưởng của Hồ Chí Minh qua tác phẩm Nhật ký trong tù quan điểm của dân tộc Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh thông qua những bài hát phổ biến của thời đó như Tình ca của Hoàng Việt, Cô gái vót chông của Hoàng Hiệp, cũng như tư tưởng phản chiến của nhân dân Mỹ qua những tác phẩm của Bob Dylan.
Đặc biệt, là một giáo sư giảng dạy về bình đẳng giới, tác giả giành một phần riêng để nghiên cứu về công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp Bình đẳng giới ở Việt Nam. Phần nghiên cứu về tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất chi tiết và phong phú.
Sau phần giới thiệu của tác giả là phần giao lưu sôi nổi và xúc động với các vị khách mời. Rất nhiều khách mời cả Việt Nam và Canada đã nêu nhiều câu hỏi thú vị về động cơ viết sách, những đóng góp của tác giả và cả quan điểm của tác giả về quan điểm chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo Vietnam+
Theo dấu chân Người…
Hơn 80 năm trôi qua, nhưng tình yêu và lòng tôn kính của bà con kiều bào ở Thái Lan đối với Bác Hồ vẫn dào dạt qua từng kỷ vật, từng câu chuyện và những ký ức không thể nào quên.
>> Kiều bào là máu thịt của Việt Nam
>> Người Việt ở Thái Lan nỗ lực phổ biến tiếng Việt
Trong những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 120 năm sinh nhật Bác, nghệ sĩ Bằng Lâm hào hứng chuẩn bị cho chuyến đi Thái Lan để hoàn thành nốt tác phẩm ấp ủ bấy lâu “Theo dấu chân Bác tại Thái Lan”. Chuyện kể bằng ảnh này không chỉ là lời tri ân của ông, mà còn thể hiện tấm lòng của bà con kiều bào tại Thái Lan với Người.
Nguyên vẹn tấm lòng với Bác
Trong hành trình qua 9 tỉnh “Theo dấu chân Bác”, ông Bằng Lâm đã đi được bốn tỉnh với hơn 30 ảnh chọn lọc kỹ càng trong số 60 bức dự kiến sẽ đưa vào triển lãm. Trở về Thái Lan, nghệ sĩ Bằng Lâm cho biết đời sống bà con kiều bào đã thay đổi rất nhiều, nhưng tình cảm đối với Thầu Chín (bí danh của Bác lúc hoạt động tại Thái Lan), người đã mang đến cho bà con kiều bào những bài học đầu tiên về con đường cách mạng Việt Nam, về lòng yêu nước thương nòi vẫn còn nguyên vẹn.
Biết nghệ sĩ Bằng Lâm đang thực hiện tác phẩm bằng ảnh về hành trình của Bác, bà con kiều bào thế hệ thứ ba, thứ tư dù chỉ biết về Bác Hồ qua chuyện kể đã nhiệt tình giúp đỡ. Ông Lâm cho biết “tôi thực sự xúc động khi bà còn đưa mình đi, hỏi han và giúp đỡ mọi vấn đề”.
Ông Suride, một kiều bào hơn 80 tuổi, dù chưa gặp Bác lần nào, nhưng vẫn đích thân lái xe đưa nghệ sĩ Bằng Lâm đi đến những nơi Bác đã từng sống ở tỉnh Nakhon Phanom. “Không chỉ vậy, ông còn chở tôi lên tận Bangkok, tìm đến những ngôi chùa mà Bác từng ở”, ông Lâm kể.
Trở về Nakhon Phanom, trở về bản Mạy (nay là bản Na Chooc), Nakhon Phanom, nơi ông sinh ra và cũng là nơi Bác Hồ từng sống và hoạt động những năm 1928 – 1929 là thời khắc đáng nhớ nhất của nghệ sĩ Bằng Lâm. Đã hơn 80 năm trôi qua kể từ ngày Bác ở Nakhon Phanom, nhưng bà con vẫn trân trọng nâng niu các kỷ vật về Bác, từ hòn gạch lát nhà, chiếc mũ nan đơn sơ hay chiếc chậu, cái bát. Những hình ảnh xúc động này được nghệ sĩ Bằng Lâm lưu trong ống kính của mình với niềm trân trọng.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (giữa) gặp gỡ bà con kiều bào Thái Lan. Ảnh:Trung Kiên
Thắp sáng niềm tin
Niềm tự hào sâu sắc của bà con kiều bào về thời kỳ hoạt động của Thầu Chín – Hồ Chí Minh trên đất Thái Lan cũng chính là niềm tự hào của nghệ sĩ Bằng Lâm. Khi được biết Bác Hồ từng sống, làm thuốc cùng với những người thân trong nhà mình, Bằng Lâm xem đây là một vinh dự, một hạnh phúc lớn lao mà không phải ai cũng có được.
Không được biết Bác, nhưng qua lời kể thì hình ảnh chú lang Tín (tên Bác Hồ khi làm trong hiệu thuốc gia đình) với những câu chuyện kể về các anh hùng dân tộc, về nỗi nhục mất nước và lời khuyên nhủ vẫn in sâu trong lòng nghệ sĩ Bằng Lâm. “Theo lời Người, cả bố và hai chú của tôi đều ra chiến trường. Hai người chú đã hy sinh tại chiến trường Lào và Campuchia”.
Ghi lại bằng hình ảnh những nơi Bác từng gắn bó như một khúc sông tại Nakhon Phanom, nơi Người thường ra tắm giặt, có thể nhìn sang cả Lào lẫn dãy Trường Sơn vời vợi chính là tâm nguyện trong chuyến đi sắp tới của ông. Nghệ sĩ Bằng Lâm nhớ lại: “Gia đình vẫn nhớ mãi con người nhã nhặn, chăm lo công việc và được mọi người hết sức yêu quý khi Người từ biệt gia đình”.
Tình yêu đấy vỡ òa khi qua báo chí năm 1945, mọi người biết rằng đó chính là Hồ Chí Minh, người đã nói với ông nội Bằng Lâm rằng “cách mạng nước ta còn nhiều khó khăn gian khổ, nhưng nhất định thành công”, người đã thắp sáng niềm tin cho cả dân tộc lẫn cho bà con kiều bào. Nghệ sĩ Bằng Lâm cũng ấp ủ sẽ vẽ một bức tranh thật lớn, thật xúc động về Bác Hồ với kiều bào.
Năm 1929, Bác Hồ sang Thái Lan, đến bản Mạy và ở gia đình ông bà Hoe Lợi một thời gian. Bác được ông Hoe Lợi (Nguyễn Bằng Cát) bố trí làm việc tại cửa hàngthuốc bắc của gia đình. Bốn người con của ông Hoe Lợi là Sâm, Nhung, Quế, Phụ đã được Bác đặt tên mới là: Cách, Mệnh, Thành, Công và nghệ sĩ Bằng Lâm là con trai của ông Cách. |
Hà Anh
Bạn phải đăng nhập để bình luận.