Thư viện

Tư duy đổi mới và phát triển trong Di chúc Bác Hồ

Di chúc thể hiện tinh thần của một cương lĩnh không chỉ xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo các diễn đạt ngày nay, mà còn đưa Việt Nam tiến cùng nhịp bước của thời đại.

>> Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

"Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn..." - Ảnh tư liệu

Tư duy cải cách, đổi mới xuất hiện ở tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1919 khi Người đòi “cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách ban hành những đảm bảo cho người bản xứ cũng như người Âu”. Tư duy đó được nâng cao, mang nội dung khoa học và cách mạng dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin. Người quan niệm “cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới”, và “công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”. Ngay từ năm 1923, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển. Nếu cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả”.

Di chúc kết tinh tinh thần đổi mới của Hồ Chí Minh mà trước hết là đổi mới tư duy. Ngoài nội dung cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và phong trào cộng sản quốc tế, toàn bộ Di chúc bàn về tương lai của đất nước với “một kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Về kinh tế, Di chúc nói tới việc “khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế”. Về văn hóa, Di chúc đề cập việc “sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động”. Ngay cả khi bàn về cuộc kháng chiến chống Mỹ,Di chúc cũng thể hiện niềm tin chắc chắn, nhất định thắng lợi, rồi “ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.Người suy nghĩ “về một kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo để xây dựng lại đất nước đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh”.

Từ phác thảo một kế hoạch bao quát về mở rộng kinh tế, phát triển công tác vệ sinh, y tế, giáo dục, quốc phòng, công việc thống nhất Tổ quốc, tư duy đổi mới sáng suốt nhằm xây dựng và phát triển đất nước có thể nhận rõ qua các nội dung chủ yếu sau:

Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, nỗi bận tâm lớn nhất của Hồ Chí Minh là Đảng cầm quyền. Tại sao như vậy?

Một là, Người hiểu rõ sứ mệnh của Đảng cầm quyền rất nặng nề, vì từ xóa bỏ sang xây dựng là hai loại quy luật hoàn toàn khác nhau. Người chỉ rõ “thắng đế quốc phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều”. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Phải tạo lập một lực lượng sản xuất hiện đại và cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới.

Hai là, Đảng cầm quyền, cán bộ đảng viên có quyền lực nên có thuận lợi cho Đảng lãnh đạo, nhưng từ hai mặt của quyền lực nên cũng là “mảnh đất” làm nảy sinh nhiều thói hư, tật xấu như quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Ba là, từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, không chỉ khó khăn về lực lượng sản xuất, về kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mà một điều đáng quan ngại là tư duy tiểu nông gắn với những nếp sống, thói quen, ý nghĩa và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng nghìn năm.

Trong Di chúc, Hồ Chí Minh coi “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi là cuộc chiến đấu khổng lồ”. Sự hư hỏng ở đây không đơn giản chỉ là vật chất mà nguy hại hơn là con người, tư tưởng, tổ chức. Người lường tới những khó khăn, phức tạp cho cách mạng Việt Nam, đòi hỏi Đảng đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, vượt qua khó khăn, chiến đấu với niềm tin nhất định thắng lợi.

Tóm lại, Di chúc thể hiện tinh thần của một cương lĩnh không chỉ xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo các diễn đạt ngày nay, mà còn đưa Việt Nam tiến cùng nhịp bước của thời đại. Đó cũng chính là chân giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc Bác Hồ trong thời đại ngày nay.

PGS.TS BÙI ĐÌNH PHONG
Theo Quân đội nhân dân

tuoitre.vn

Advertisement

Thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thân mẫu Bác Hồ

Bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868 trong một gia đình nho học. Mọi người trong gia đình Bà đều trực tiếp tham gia lao động, giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa khí, có cách nhìn tân tiến trong cuộc sống, vượt ra ngoài sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến đương thời. Từ nhỏ, bà Loan đã được tiếp thụ sự giáo dục tiến bộ của gia đình, lại được sống ở một vùng quê nổi tiếng về thuần phong mỹ tục. Đây lại là xứ sở hát phường vải – một loại hình văn hóa dân gian hết sức độc đáo. Bà yêu thích tìm hiểu về văn hóa dân tộc, thông hiểu nhiều làn điệu dân ca, hát ví. Bà có dung nhan sắc sảo, tính tình hiền từ, luôn vui vẻ hòa nhã với mọi người, chăm chỉ công việc đồng áng và canh cửi.

Cuối năm 1883, bà Loan kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc – một nho sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bà chấp nhận cuộc sống vất vả, khó khăn để chồng yên tâm kinh sử, hun đúc tài năng. Với phẩm chất nhân hậu, chịu thương, chịu khó, không muốn con mình thiếu thốn, không muốn chồng mình phải ngừng học tập vì miếng cơm, manh áo, Bà đã lao động cật lực để nuôi gia đình. Bằng tấm lòng yêu chồng, thương con vô bờ bến, Bà đã hy sinh tất cả, toàn tâm toàn lực vì sự nghiệp của chồng con. Sự học hành, đỗ đạt của ông Nguyễn Sinh Sắc luôn gắn với công lao, tâm sức của Bà.

Bà Hoàng Thị Loan là tấm gương sáng ngời về tính cách bình dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, thương người, yêu nước. Bà đã dành rất nhiều tâm huyết truyền thụ cho các con những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên và xã hội. Tất cả những câu hỏi ngây thơ, ngộ nghĩnh của các con đều được Bà giải thích cặn kẽ, rõ ràng, dễ hiểu. Là một người mẹ chuyên cần, chăm chỉ, Bà luôn chú trọng dạy các con yêu lao động, biết làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình một cách say mê, sáng tạo. Bất cứ ở đâu, bà Loan cũng thể hiện một lối sống trong sáng, có nghĩa, có tình khiến ai cũng yêu quý, kính trọng. Bằng tấm lòng và sự mẫn cảm của người mẹ, Bà đã vun trồng, uốn nắn, dạy dỗ các con những bài học đầu tiên về cách sống, về đạo lý làm người. Vì vậy, ngay từ nhỏ, những người con của Bà đã có chí hướng, sống chan hòa gắn bó với cộng đồng và giàu tâm huyết với quê hương, đất nước.

Xót xa thay! Chính vì lao động quá sức, đời sống kham khổ, Bà Hoàng Thị Loan đã lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 33 vào ngày 10-2-1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý) tại Kinh đô Huế. Thi hài của Bà được mai táng ở núi Tam Tầng, bên dòng sông Hương. Năm 1922, hài cốt của Bà được cô Thanh – con gái Bà đem về mai táng tại vườn nhà ở làng Sen (Kim Liên) và đến năm 1942, lại được cậu con trai Nguyễn Sinh Khiêm đưa lên cải táng trên ngọn núi Động Tranh Thấp trong dãy Đại Huệ. Năm 1984, để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã sinh thành, dưỡng dục anh Nguyễn Sinh Cung tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) và lực lượng vũ trang Quân khu 4, thay mặt cho đồng bào và chiến sĩ cả nước, đã xây dựng Khu mộ của Bà khang trang, đẹp mắt.

Nếp sống giản dị, thanh cao, yêu lao động, giàu nhân nghĩa, mang đậm bản sắc địa phương và truyền thống dân tộc của bà Hoàng Thi Loan đã thể hiện rất rõ trong nhân cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau mãi mãi trân trọng và tri ân Bà. Trong một lần đến viếng mộ Bà, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cụ – Người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã mang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam, Người mà mọi người Việt Nam, từ thế hệ này đến thế hệ khác sẽ mãi mãi ghi ơn!

Nguyễn Thị Hiệp

xaydungdang.org.vn

Tư tưởng về Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Trước lúc đi xa, Người chỉ tiếc một điều là “không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”1.Trong bốn năm cuối cuộc đời mặc dù bận nhiều việc nhưng người vẫn chọn những khoảng thời gian thư thái nhất viết Di chúc để lại cho hậu thế, phòng khi “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột”2.Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng nhận thấy tầm nhìn xa, trông rộng của Người. Đọc Di chúc, mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình cảm gần gũi của một người Ông, người Bác, người Cha và thấy mình phải có trách nhiệm cao hơn, quyết tâm cao hơn để thực hiện Di chúc.

Bằng lời lẽ mộc mạc nhưng vô cùng súc tích, Di chúc tuy ngắn gọn nhưng bao chứa toàn bộ tình cảm và tư tưởng của Người đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với các thế hệ Việt Nam. Trong Di chúc, ngoài 79 chữ nói “Về việc riêng” tương ứng với 79 mùa xuân của mình, Người dành trọn tình cảm cho dân, cho Đảng. “Trước hết nói về Đảng”, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Người đến vấn đề xây dựng Đảng và xuyên suốt là tư tưởng về tăng cường, củng cố, giữ vững sự đoàn kết thống nhất cội nguồn sức mạnh của Đảng. Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Người khẳng định sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng phải được xây dựng, củng cố trên cơ sở vì mục đích cao cả “một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”. Chỉ trên cơ sở đó trong Đảng mới có sự thống nhất về ý chí và hành động “triệu người như một” để chiến thắng bất cứ kẻ thù nào, vượt qua bất cứ khó khăn trở ngại nào.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, nhờ đoàn kết chặt chẽ mà mới tròn một tuổi, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên cao trào cách mạng 1930-1931; 15 tuổi, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhờ đoàn kết, thống nhất mà Đảng đã tập hợp được lực lượng, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc và thời đại vào cuộc kháng chiến trường kỳ suốt 30 năm, đánh thắng hai đế quốc là Pháp và Mỹ, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Cũng chính nhờ sự đoàn kết, thống nhất ấy mà hơn hai mươi năm qua, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi sự nghiệp Đổi mới.

Hệ giá trị của Đảng và dân tộc ta được hun đúc, kết tinh từ nhiều truyền thống tốt đẹp: Yêu nước, đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động… Trong Di chúc, Người xác định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của cả dân tộc ta”Sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng được Hồ Chí Minh so sánh với “con ngươi” trong đôi mắt. Đối với mỗi người, không giữ được con ngươi thì đôi mắt sẽ hỏng, nhận thức và hành động sẽ khó khăn, kém hiệu quả. Đối với Đảng, không có sự đoàn kết, thống nhất thì Đảng sẽ không đủ năng lực, trí tuệ lãnh đạo nhân dân. Do đó, Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Di chúc của Người không những chỉ cho chúng ta thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của sự đoàn kết, tính tất yếu của việc giữ gìn, củng cố, phát triển sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng mà còn chỉ ra những nguyên tắc quan trọng, hiệu quả nhất để xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất đó: “Trong Đảng, thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

Để xây dựng sự đoàn kết, thống nhất của Đảng theo Di chúc của Người, chúng ta phải thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, phải thực hành dân chủ rộng rãi. Nhờ dân chủ mà Đảng ta đã khơi dậy, phát huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Nhờ dân chủ mà trong Đảng đã khắc phục được tình trạng bè cánh, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa rời quần chúng. Thực hành dân chủ rộng rãi nghĩa là phải dân chủ thực sự, dân chủ thường xuyên, dân chủ từ Trung ương đến cơ sở. Nhưng, dân chủ phải gắn với tập trung. Tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn và cũng là biện pháp tốt nhất để xây dựng Đảng ta. Bảy mươi chín năm qua, nhờ quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ mà Đảng ta không ngừng lớn mạnh, vượt qua bao thử thách, lãnh đạo nhân dân ta xây dựng, bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN và đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện trong thực hành dân chủ hình thức. Lợi dụng dân chủ để truyền bá những quan điểm, tư tưởng cá nhân, xâm hại đến lợi ích chung, gây mất đoàn kết trong Đảng, trong xã hội.

Thứ hai, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển của Đảng. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh coi đây là biện pháp tốt nhất để củng cố, phát triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Người yêu cầu tự phê bình và phê bình phải thường xuyên, nghiêm túc, không nể nang, qua loa đại khái, hình thức. Người hiểu rõ, đã là con người thì ít, nhiều đều có khuyết điểm, nhưng quan trọng là phải nhận rõ khuyết điểm, không được che giấu khuyết điểm, tự phê bình để sửa chữa, khắc phục, vươn lên tự chiến thắng thói hư tật xấu của mình. Đối với đồng chí, đồng đội, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải phê bình một cách thẳng thắn, chân thành nhằm giúp đồng chí, đồng đội nhận rõ sai lầm, sửa chữa để không ngừng tiến bộ. Như vậy, mục đích của tự phê bình và phê bình là giúp cho bản thân và đồng đội ngày càng tiến bộ hơn; tuyệt đối không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau. Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là công việc thường xuyên; ngừng tự phê bình và phê bình tức là ngừng tiến bộ, là thoái bộ. Từ ngày thành lập đến nay, đặc biệt trong 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn lấy tự phê bình và phê bình làm nguyên tắc xây dựng và phát triển Đảng. Tuy nhiên, cũng còn không ít cơ sở, đảng viên thực hiện nguyên tắc này chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc, thậm chí còn để những kẻ cơ hội chui vào hàng ngũ của Đảng mưu cầu lợi ích cá nhân. Kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Người, mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn, thực hiện triệt để hơn vấn đề này để Đảng luôn trong sạch, làm cho uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao.

Thứ ba, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Trên cơ sở tình đồng chí thương yêu lẫn nhau thì mới thực hành được “dân chủ rộng rãi”, mới “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”. Không có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau sẽ dẫn đến dân chủ hình thức, tự phê bình và phê bình không nghiêm túc hoặc lợi dụng dân chủ, lợi dụng phê bình để trả thù cá nhân.

Năm tháng qua đi nhưng bản Di chúc của Người sẽ còn sống mãi, là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững bước tiến lên. Kính yêu và biết ơn Người, 40 năm qua chúng ta đã sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương vĩ đại của Người, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và làm theo Di chúc của Người.


(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12. Nxb CTQG, H.2002, tr.512.
(2) Sđd, toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H.2002, tr.510.

Đại tá, TS. Nguyễn Trung Thông Khoa Triết học, Trường Sĩ quan Chính trị

xaydungdang.org.vn

Di chúc Hồ Chí Minh, nhìn từ duy vật nhân văn và thực tiễn hiện nay

Bàn, nghiên cứu Di chúc Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết. Học tập, nhận thức và làm theo Di chúc của Người vừa dễ vừa khó, và đó là một quá trình. Chúng tôi cũng có một số bài nghiên cứu về Di chúc (Di chúc Hồ Chí Minh dự cảm một tinh thần đổi mới; Di chúc Hồ Chí Minh và cơ sở triết học của chủ nghĩa nhân văn cách mạng; Về dân giàu nước mạnh và hạnh phúc theo Di chúc và tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ nghĩa nhân VN- Hồ Chí Minh, một tầm nhìn triết học; .. ); Di chúc Hồ Chí Minh – dự cảm một tinh thần đổi mới…

TS. Hồ Bá Thâm
Viện Nghiên cứu phát triển tp. HCM

95311242527383.bmp

Lần này, xin viết về chủ để bao quát hơn, có tính chất phương pháp luận, gợi mở: Di chúc Hồ Chí Minh, nhìn từ chủ nghĩa duy vật nhân văn và thực tiễn hiện nay. Trong nghiên cứu, cũng có một số vấn đề còn băn khoăn cần trao đổi, tranh luận, nên theo chúng tôi, cần nêu vấn đề để tranh luận mới sáng tỏ và có chiều sâu.

Bài viết là một cách tiếp cận triết học nhân văn khi nghiên cứu Di chúc Hồ Chí Minh nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung

1-Những tư tưởng trong Di chúc và nội dung bao trùm. Khẳng định và dự báo, đề xuất

Tư tưởng chủ đạo và bao trùm trong vẫn là tư tưởng: Không có gì quý hơn độc lập – tự do, Hòa bình- Thống nhất, Dân chủ và Dân giàu nước mạnh, tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, gỉải phóng con người, vì hạnh phúc của con người. Nghĩa là Di chúc thấm đượm tư tưởng và triết lý của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa nhân văn VN- Hồ Chí Minh, nhưng được thể hiện bằng văn bản có tính Di chúc và nó về những việc cụ thể chung cho Đảng, cho Dân và cho mỗi người VN ta và cả đời riêng của Người.

Có thể tóm tắt mấy ý chính từ Di chúc (qua các bản viết từ năm 1965 đến 1968) như sau:

– Vấn đề quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn trong thời kỳ cuối cùng của cuôc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để đạt được mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước.

– Vấn đề phải có kế hoạch chu đáo, chủ động (“tránh bị động, thiếu sót, sai lầm”) khắc phục hậu quả chiến tranh trên các lĩnh vực kinh tế xã hội; tình thương và trách nhiệm con người và các tầng lớp xã hội (thư tháng 5/1968).

– Vấn đề kế hoạch phát triển về kinh tế xã hội, sinh thái, xây dựng lại quê hương đất nước nhằm phục vụ con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

– Vấn đề mục tiêu và động lực cách mạng và phát triển: độc lập – tự do, Hòa bình- Thống nhất, Dân chủ và giàu mạnh,

– Vấn đề cái cách, đổi mới, chống trì trệ, bảo thủ, hư hỏng và mở rộng dân chủ,

– Vấn đề Đảng cầm quyền (chỉnh đốn lại Đảng). Đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên.

– Vấn đề đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân và đoàn kết quốc tế, niềm tin ở sức mạnh của nhân dân..

– Vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng cho đời sau.

– Vấn đề phong trào cộng sản thế giới và việc cảm ơn nhân dân các nươc giúp đỡ cuộc khàng chiến của VN. Vấn đề đền ơn đáp nghĩa những người đã hy sunh, thương binh, gia đình có công với cách mạng.

– Vấn đề quan niệm về cuộc sống và cái chết, với việc ứng xử với chính thi hài của Người và việc riêng, vấn đề văn hóa đối với người đã khuất.

Như vậy là có 10 vấn đề mà Hồ Chí Minh đề cập trong Di chúc, toát lên tinh thần duy vật nhân văn và tinh thần đổi mới – phát triển.

Những nội dung quan trọng ấy là hết sức căn bản thể hiện tinh thần nhân văn và sự phát triển liên quan tói số phận và sự nghiệp của dân tộc, của nhân dân, của Đảng và mỗi người VN ta. Hồ Chí Minh quan tâm đến những vấn đề mà Người trăn trở nhiều và cốt yếu đối với cách mạng. Dù gắn với thời điểm lịch sử cuối cuộc chiến tranh và sau chiến tranh nhưng nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài.

620.jpg

Trong những nội dung ấy có nội dung mang tính khẳng định và có nội dung mang tính dự báo. Như, khẳng định cuộc kháng chiến nhất định sẽ giành thắng lợi hoàn toàn; và dự báo là chỉ mấy năm nữa. Hoặc có những dự báo và đề xuất như về trước hết phải chỉnh đốn Đảng, hoặc vấn đề miễn thuế nông nghiệp cho nông dân- khoan thư sức dân, vấn đề cải cách giáo dục, vấn đề chống bảo thủ, hư hỏng, dự cảm về đổi mới…

Tuy nhiên, tôi có băn khoăn.

2- Những băn khoăn

Băn khoăn thứ nhất là tại sao Hồ Chí Minh không nhắc đến nhà nước, cải cách nhà nước mà chỉ nói chỉnh đốn Đảng. Đảng cầm quyền thì liên quan nhiều đến nhà nước, chỉnh đốn Đảng cầm quyền là tiền đề để chỉnh đối nhà nước, nhưng thật ra chưa phải trực tiếp là vấn đề nhà nước, hoặc lúc ấy vấn đề cải cách nhà nước chưa đặt ra.

Băn khoăn thứ hai là nói phát triển kinh tế, nhưng theo hướng và mô hình như thế nào? Vẫn như mô hình thời tập trung, bao cấp chăng? Đúng là lúc này Người chưa thể thấy được những vấn đề mà chỉ đến thời Đổi mới, Đảng và nhân dân ta mới nhận thức ra, cái gì lạc hậu và cái gì phải thay đổi và vươn tới trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực nhà nước.

Băn khoăn thứ ba là Ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên vấn đề điện táng, hỏa táng và tự mình muốn thực hiện điều đó sau khi mất, phải chăng ngoài ý nghĩa sinh thái và tiết kiệm tiền bạc, phải chăng còn là Người muốn nêu gương, trong khi tập quán này còn hạn chế ở nước ta. Nhưng chúng ta không theo ý Bác mà lại thực hiện hình thức ướp di hài và làm lăng, với lý do riêng và có ý nghĩa riêng của nó. Thế thì hiện nay, chúng ta thực hiện chủ trương nhân rộng hình thức hỏa táng/ điện táng như thế nào?

Băn khoăn thứ tư: Trong khi nói về xây dựng nước VN mới ngoài mục tiêu hòa bình, thống nhất Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh xây dựng Dân chủ và Giàu mạnh. Còn các mục tiêu khác như Tự do, Hạnh phúc thì không thấy Di chúc nhắc tới. Vậy thì dân chủ và tự do phải chăng là đồng nhất? Ta hay nói tự do dân chủ. Trong trường hợp này, tự do như quyền công dân lthì nó gắn liền với dân chủ. Nhưng quyền tự do độc lập của dân tộc và tự do cá nhân trong bản thân họ thì nó là tự do chứ không đơn giản chỉ thuộc phạm trù dân chủ như là quyền công dân. Do vậy không chỉ là quyền dân tộc, quyền công dân mà còn là quyền làm người, như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Cho nên không chỉ là dân chủ, công bằng mà còn là tự do hạnh phúc là những mục tiêu lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của chế độ mới do cách mạng ấy tạo ra và phát triển.

– Về hạnh phúc thì trong tư tưởng Hồ Chí Minh thường được đề cập tới. Nó là một mục tiêu lớn không chỉ hạnh phúc cá nhân, gia đình như trong văn kiện Đảng đại hội X khi nói về con người, mà ngày nay còn có phạm trù hạnh phúc xã hội, hạnh phúc quốc gia, như xây dựng nền kinh tế hạnh phúc, xây dựng xã hội hạnh phúc. Giàu mạnh là cần nhưng chưa đủ mà còn là tự do và hạnh phúc.

– Về dân chủ, ngày nay ta hay nói phát huy dân chủ XHCN, nhưng Hồ Chí Minh rất nhấn mạnh thực hành dân chủ rộng rãi, hoặc mở rộng dân chủ. Hơn nữa nếu không tiếp tục xây dựng, phát triển nền dân chủ mới theo hướng xã hội chủ nghĩa thì không thể nói phát huy và khó mà có được dân chủ XHCN, vì nền dân chủ ở VN còn hạn chế và thấp, nhiều cơ chế chưa thích hợp.

Về những “hạn chế” nói trên, có thể giải thích rằng, Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh những mục tiêu cốt lõi nhất chăng?

– Cần nêu thêm một đề nữa là so với bản Di chúc mà BCH TW công bố chính thức với các bản bổ sung của Hồ Chí Minh thì thấy còn sót vấn đề gì quan trọng nhất. phải nó rằng bản Di chúc công bố chính thức đã bổ sung và sắp xếp theo lôgích và đảm bảo các ý tứ chính của Hồ Chí Minh rất thuyết phục. Nhưng có 4 ý quan trọng đang bị bỏ sót hay chưa chú ý:

1) là vấn đề chỉnh đốn lại Đảng (đây là vấn đề quan trọng bậc nhất);
2) bỏ thuế nông nghiêp một năm cho nông dân;
3) vấn đề đấu tranh chống lại nhũng gì cũ kỹ, hư hỏng, trong đó chú ý vấn đề sửa dổi chế độ giáo dục, tạo ra những cái mới tốt tươi, và phải dưạ vào sức mạnh nhân dân mới có thể giải quyết được.
4) vấn đề Hồ Chí Minh nói về hỏa táng và chôn cất như thế nào;

Có thể lúc ấy, những vấn đề này công bố chưa thích hợp, hoặc chúng ta chưa thấy hết ý nghĩa thực tiễn của nó, hoặc có nhận thức khác.

Dầu sao thì tất cả những vấn đề đó đã được công khái trong thời kỳ đổi mới (HCM toàn tập, tập 12) và được Trung ương giải thích.

3- Góc nhìn chủ nghĩa duy vật nhân văn và ý nghĩa lý luận

Chủ nghĩa duy vật nhân văn là lý luận triết học tổng quát, hoàn chỉnh nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, cơ cấu, hoạt động của con người và sự nghiệp giải phóng, phát triển con người, khắc phúc những quan niệm duy tâm, phiến diện, siêu hình và duy vật tầm thường, phản nhân văn về con người và sự nghiệp giải phóng phát triển con người tự do, toàn diện.

Tư tưởng Hồ Chí Minh hay nội dung trong Di chúc là sự quan tâm tới con người, tin tưởng ở con người, cá nhân, tầng lớp, giai cấp mà cả dân tộc, toàn dân với tình thương, lẽ phải và trách nhiệm, nhất là vấn đề dân sinh sau thời kỳ chiến tranh với nhiều hậu quả nặng nề…, của một Đảng cầm quyền, của những người cộng sản.

– Muốn vậy phải phát triển kinh tế và văn hóa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Nghĩa là độc lập dân tộc phải vươn tới nội dung mới: tự do, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và hạnh phúc cho mọi người.

– Để thực hiện nhiệm vụ đó phải đoàn kết từ trong Đảng ra ngoài xã hội, đoàn kết quốc tế, phải dựa vào sức mạnh nhân dân, thực hiện (thực hành) dân chủ rộng rãi; phải cả́i cách, đổi mới chống sự trì trệ, bảo thủ, hư hỏng và mở rộng tư do và dân chủ, phải xây dựng con người mới, lực lượng cách mạnh, nhất là thế hệ trẻ, phát triển và phát huy nhân tố con người.

– Đó là một sự thay đổi có tính cách mạng lâu dài, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, phải tiếp tục cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa dổi mới, cải cách và phát triển, quá độ và rút ngắn, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

– Mỗi người chủ động phát huy năng lực của mình, vừa cải tạo xã hội vừa cải tạo bản thân minh, vừa qua thực tiễn vừa qua giáo dục và tự giáo dục cả về chân – thiện – thể- mỹ.

– Sống là cống hiến, hiến thân, phấn đấu vì sự nghiệp độc lập, thống nhất của dân tộc, dân chủ và giàu mạnh của quốc gia và hạnh phúc của đồng bào. Chết là thanh thản trở về với thiên nhiên, với ông bà tổ tiên và các vị tiền bối cách mạng, và để lại tình thương yêu cho thế hệ trẻ và tinh thần, trí tuệ, đạo đức cho dân cho nước, tạo nên nguyên khí quốc gia, hồn thiêng sông núi, tiếp tục sống mãi với non sông đất nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Đúng là “Sống là cho và chết cũng là cho” (Tố Hữu).

Tinh thần ấy là tinh thần của chủ nghĩa duy vật nhân văn, và nó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn dài lâu trong sự nghiệp cách mạng và phát triển của dân tộc ta. Nói cách khác, đó là “tiếp cận nhân văn” (GS VS Phạm Minh Hạc) tất nhiên không chỉ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mà là đối với sự phát triển nói chung.

4- Vấn đề thực hiện Di chúc

Như nói ở trên, việc nhận thức và công bố trọn vẹn Di chúc cũng là phải có thời gian, có khi do hoàn cảnh lịch sử chưa cho phép, hay nhận thức chưa thống nhất.

Chưa thấy rõ hay chưa thống nhất: 1) là vấn đề chỉnh đốn lại Đảng;2) bỏ thuế nông nghiệp một năm cho nông dân; 3) vấn đề đấu tranh chống lại nhũng gì cũ kỷ, hư hỏng, trong đó chú ý vấn đề “sửa đổi chế độ giáo dục”, tạo ra những cái mới tốt tươi, và nhất thiết phải dưạ vào sức mạnh nhân dân. 4) vấn đề Hồ Chí Minh nói về hỏa táng và chôn cất như thế nào. Riêng vấn đề cuối cùng này thì BCT có quyết định khác. Nhưng đây là vấn đề Hồ Chí Minh suy nghĩ rất kỹ và nhắc lại ít nhất là 2 lần và nói khá tỉ mỉ. Tuy nhiên con cháu của Bác mà cụ thể là BCT, vì nhiều lý do đã chọn một cách khác cũng rất có ý nghĩa.

40 năm thực hiện Di chúc cũng là một chặng đường không ngắn. Trong thời kỳ này chúng ta đã giành được 2 thắng lợi có tầm chiến lược và có ý nghĩa lịch sử to lớn là kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp đổi mới. Nhưng trong thời kỳ sau chiến tranh cũng đã phạm nhiều sai lầm duy ý chí và giáo điều. Trong thời kỳ đổi mới cũng có lúc chận chạp, diể lỡ cơ hội phát triển và cũng có những nhược đểm sai lầm và sai sót, chưa thật sự dựa vào phương pháp luận khoa học và biện chứng, chưa thật sự dựa vào dân, thực hiện và phát huy dân chủ, phát huy nội lực để giải quyết vấn đề.

Trong một cuộc hội thảo về Di chúc gần đây có ý kiến cho rằng, chúng ta chưa thực hiện nghiêm túc Di chúc của Hồ Chí Minh. Điều này có mặt đúng, nhưng nếu cho rằng chúng ta thực hiện ngược Di chúc thì phải là thêm. Có lẽ ý kiến này muốn nói về việc chúng ta không hỏa táng Bác, hay thực hiện chậm miễn thiếu nông nghiệp cho nông dân, chậm đỉnh đốn Đảng… Điều này là một thực tế, nhưng không nên/ không thể nói rằng thực hiện ngược lại mà nên hiệu thực hiện có phần khác đi và thực hiện chậm, có mặt thiếu nghiêm túc.

Tất nhiên, cần hiểu rằng thực hiện Di chúc là một quá trình, với các mức độ khác nhau. Trên nét lớn là chúng ta đã thực hiện từng nhiệm vụ mà HCM nhắc nhở trong Di chúc và có nhiều mặt sáng tạo do hoàn cảnh mới mà trước đó HCM cũng không thể hình dung ra và nhắc tới, nhất là về đường lối và sự nghiệp đổi mới.

Quả là nhiều vấn đề mới, nhiều vấn đề phức tạp trong bối cảnh thực huện kinh tế thị trường, đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập quốc tế mà thời Hồ Chí Minh chưa thể hình dung và dự báo. Ngay vấn đề tham nhũng thì thời trước chỉ là tham ô nhỏ và chưa thật sự phổ biến, rộng lớn, mang tính hệ thống, chùm dây, kiểu mafia, đầy thế lực, rất phức tạp như bây giờ.

Cần nhấn mạnh vào sự gương mẫu, đề ra và thực thi chính sách đúng, cần có những thể chế, cơ chế thích hợp và thực hiện nghiêm chinh nhưng cũng cần lưu ý cơ sở, điều kiện khách quan, của quá trinh phát triển cho phép và có thể đến mức nào.

Qua nội dung cơ bản của Di chúc, chúng ta thấy nổi lên 2 loại quan điểm chính như: 1) về gắn độc lập dân tộc, dân chủ với việc chấn hưng, đổi mới, chống trí trệ, bảo thủ nhằm phát triển đất nước bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa; 2) quan điểm nhân dân, nhân văn, quan tâm đến số phận con người và phát huy cao độ tính chủ động của con người, dựa vào nhân dân, đoàn kết, nhất là trong đảng để cùng phát triển…

Từ đó, căn cứ vào tình hình hiện nay, cần tập trung giải quyết một số vấn dề như tiếp tục chỉnh đốn, đổi mói Đảng, nhất là: 1) về chống tham nhũng, củng cố và xây dựng đạo đức cách mạng nhất là trong đội ngũ cán bộ các cấp; 2) về đổi mới phương thức lãnh đạo và cầm quyền của Đảng; 3) mở rộng dân chủ, đặc biệt trong công tác cán bộ, tạo cơ chế thật sự phát hiện và sử dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao; 4) tăng cường giám sát và phản biện xã hội…

Hoặc 5) tập trong giải quyết các vấn đề của nông dân, công nhân lao động, nhất là các vấn đề an sinh xã hội, công bằng xã hội, trong quá trình phát triển, tránh gạt họ khỏi lợi ích của sự tăng trưởng kinh tế, tránh bất ổn và thiệt thòi cho họ đang rất nóng bỏng hiện nay; 6) kiên quyết cải cách giáo dục một cách cơ bản, toàn diện nhắm vào mục tiêu phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ và nhân cách của con người, tạo nên nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và năng động ngày nay, vv và vv…

“Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.

Đúng là hiểu rõ và thực hiện triệt để những tư tưởng của Hồ Chí Minh không phải dễ.

Chẳng hạn, hiện nay, dư luận và các nhà khoa học nêu vấn đề: thế nào là phát huy sức mạnh của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, sức mạnh dân chủ? Phải chăng sức mạnh đó chỉ là sức mạnh hành động thực tiễn mà còn là, trước hết là sức mạnh trí tuệ, ý chí, cảm xúc thông qua giám sát, phản biện xã hội, dư luận quần chúng, là dân ý, là dân chủ tham dự trong cả quyết sách và cả trong công tác cán bộ (tuyển chọn, bầu cử, bổ nhiệm, đánh giá). Không có xã hội dân sự phát triển có thực sự phát huy được sức mạnh ấy hay không, có dân chủ thật sự hay không?

Dân chúng nêu vấn đề: chính quyền của chúng ta có thật sự của dân, do dân vì dân và có thật sự thực hiện Di chúc, tư tưởng Hồ Chí Minh hay không, khi trong chính sách, luật pháp và các dự án còn nhiếu bất cập, sơ hở chậm được sửa đổi để cho những kẻ cơ hội trục lợi trong chính quyền lấy đất của dân và để họ đi đến bần cùng, nếu còn “nhẹ trên năng dưới”, không nghiêm trị họ triệt để, bình đẳng. Không thể “vơ đũa cả nắm”, nhưng không thể thỏa mãn với cách giải quyết hiện nay.

Quả thật là khi đào sâu vào từng vấn đề, chúng ta thấy còn nhiều bài toán chưa có lời giải thỏa đáng.

Như vậy, là cần tiếp tục nghiên cứu sâu và rà soát lại các tư tưởng quan trọng trong Di chúc nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung để triệt để vận dụng sáng tạo và phát triển trong thời kỳ mới…

Tài liệu tham khảo:

1) Hồ Chí Minh , Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, tập 12, năm 2000
2) Hồ Bá Thâm, Chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn của sự phát triển xã hội, Nxb Văn hóa – thông tin, 2005; Phương pháp luận duy vật nhân văn nhận biết và ứng dụng, Nxb Văn hóa – thông tin, 2005;
3) Hồ Bá Thâm- Chủ nghĩa nhân văn Mác- Hồ Chí Minh và sự định hướng XHCN ở nuớc ta. Hoặc Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam – Hồ Chí Minh- một tầm nhìn triết học, trên Chungta,com.
4) Thư của PGS Thành Duy: Ngày 28/7/2009, Thành Duy <thanhduy1930@gmail.com> đã viết: “quan điểm của tôi rất nhất trí với anh về chủ nghĩa duy vật nhăn văn. Tôi cho rằng khái niệm về chủ nghia duy vật nhân văn của anh có nhiều sáng tạo, hay hơn dùng khái niệm chủ nghĩa nhân văn mới”
5) Tuanvietnam, những bài viết liên quan tới tạo động lực tiếp tục đổi mới (trực tuyến phỏng vấn các nhà – nguyên là lãnh đạo và chuyên gia).
6) Phạm Minh Hạc: Tiếp cận nhân văn trong giáo dục đào tạo, trên Chungta.com.
7) Hồ Bá Thâm, Dân chủ và giàu mạnh với vấn đề hạnh phúc trong tư tưởng và Di chúc HCM (Hội thảo về 40 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh với vấn đề Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, 5-2009). Xem Chungta.com
8).Thành Duy, Về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, 2008
9) Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Lý luận chính trị, 2005.
10) Nguyễn Ngọc Giao, Xã hội dân sự, Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí Thời đại, Chungta.com, đăng 31/07/2009

Nguồn: chungta.com

hochiminhhoc.com

Bên mộ bà Hoàng Thị Loan, nghe chuyện về thân mẫu Bác Hồ

Phần mộ bà Hoàng Thị Loan có 269 bậc (con số 69 là năm Bác Hồ mất – 1969), lối xuống bên phải phần mộ có 242 bậc (con số 42 là năm ông Khiêm đưa hài cốt mẹ về đây – 1942). Trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc, ứng với con số 33 là tuổi đời của bà.

Như nhiều người từng biết, ngày 3/6/2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cùng với nhân dân Nghệ An và du khách thập phương về Nam Đàn, Nghệ An cắt băng khánh thành tu bổ khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 86 năm ngày Bác Hồ khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2011), đoàn nhà báo chúng tôi có cuộc hành hương về Nam Đàn, Nghệ An viếng bà Hoàng Thị Loan, người mẹ Việt Nam tiêu biểu đã sinh thành Chủ tịch Hồ Chí Minh và được nghe nhiều người dân ở đây kể những câu chuyện xúc động về người mẹ vĩ đại này.

1. Mộ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901) nằm trên núi Động Tranh, thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Hôm chúng tôi về núi dâng hương tưởng nhớ thân mẫu Bác Hồ, trời nắng gắt, nhưng có hàng ngàn người dân từ khắp nơi hành hương về đây một cách thành kính.

Từ đỉnh núi nơi cất mộ bà Hoàng Thị Loan nhìn ra về hướng Tây Nam, xa xa là dãy núi Thiên Nhẫn, kế bên là làng Kim Liên quê nội, làng Chùa quê ngoại của Bác Hồ với núi Chung còn in dấu tuổi ấu thơ của Bác… Xa hơn nữa là dòng sông Lam chảy như sợi chỉ trắng vắt ngang trời in vào đáy nước một vùng đất “địa linh nhân kiệt” với những tên tuổi Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu và thế hệ sau này là Trần Phú, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai… và nhiều tên tuổi nhà cách mạng tiền bối khác…

Từ chân núi Động Tranh đi theo lối lên là phần mộ bà Hoàng Thị Loan nằm ở bên trái, cùng phía này còn có mộ bà Hà Thị Hy, bà nội của Bác Hồ cũng mới được tu bổ. Phần mộ bà Hoàng Thị Loan có 269 bậc (con số 69 là năm Bác Hồ mất – 1969), lối xuống bên phải phần mộ có 242 bậc (con số 42 là năm ông Khiêm đưa hài cốt mẹ về đây – 1942). Trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc, ứng với con số 33 là tuổi đời của bà. Phía trên mộ là giàn hoa cách điệu hình khung cửi. Hai cụm cây hoa giấy che mát phần mộ bà được lấy giống từ Huế – nơi bà mất và khu lăng mộ của ông Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp. Khe trước phần mộ trồng nhiều cây quí từ nhiều miền đất nước

Phần mộ bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên theo hình mẫu ban đầu, được ốp bên ngoài bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch liền khối. Phần trên mộ được xây dựng theo hình khung cửi cách điệu, gợi nhớ cuộc đời canh cửi vất vả để nuôi chồng, nuôi con thuở sinh thời. Phía sau phần mộ là bức phù điêu bằng đá trắng khắc họa hình những cánh sen thanh cao, tinh khiết của quê nhà và cũng là biểu tượng về cuộc đời, nhân cách của bà.

Đông đảo người dân hành hương về viếng bà Hoàng Thị Loan.

Bà Hoàng Thị Loan sinh thời đã hết lòng vì chồng con. Sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế đi thi, bà đã cùng chồng gồng gánh đi bộ với hai con trai vào kinh đô giúp ông học tập, nén lòng gửi con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh ở lại Nghệ An để giúp chăm sóc ông bà ngoại Hoàng Xuân Đường. Ở Huế, bà đã lao động dệt vải vất vả, vắt kiệt sức nuôi sống cả nhà. Sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, do sự vất vả khó nhọc trước đó, bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào năm 1901 trong khi chồng và người con Nguyễn Sinh Khiêm đang ở Thanh Hóa. Ở Huế lúc ấy chỉ có Nguyễn Tất Thành 11 tuổi đứng ra làm chủ tang cùng bà con chôn cất mẹ khi ngày Tết đang đến gần.

Năm 1922, hài cốt của bà được người con gái cả Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà ở Làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An). Cuối năm 1941, sau khi ra khỏi nhà tù của thực dân Pháp, ông Nguyễn Sinh Khiêm đã đi khắp quê hương Nam Đàn tìm nơi có phong cảnh đẹp để cải táng hài cốt của mẹ và lựa chọn được một vị trí ở núi Động Tranh trong dãy Đại Huệ, thuộc làng Hữu Biệt (nay là xã Nam Giang), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Vì nhiều lý do, ông Khiêm đã cho đào 9 huyệt mộ trên núi Động Tranh rồi đặt thi hài của mẹ mình ở đó một cách bí mật. Tháng 11-1946, sau khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, ông Nguyễn Sinh Khiêm mới chỉ cho bà con trong họ biết chính xác vị trí ngôi mộ bà Hoàng Thị Loan.

2.Theo tư liệu của nhà văn Sơn Tùng, trong những lần được trực tiếp gặp bà Nguyễn Thị Thanh, Sơn Tùng được bà Thanh tâm sự về câu chuyện đích thân bà đã chuyển hài cốt mẹ mình từ Huế về Nam Đàn ra sao, bà kể:

O ra khỏi nhà tù năm Nhâm Tuất (1922), nhưng phải quản thúc tại Kim Long, kinh đô Huế. Mẹ o, em trai của o là Nguyễn Sinh Nhuận nằm xuống đất Huế, o không được nhìn mặt mẹ lần cuối cùng, chưa nhìn được mặt em trai một lần. Thật là nước mất nhà tan….

Trước cảnh ngộ cha xiêu bạt nơi lục tỉnh Nam Kỳ một cách vô định lai hồi, em Tất Đạt đang tại tù, em Tất Thành bôn ba hải ngoại, chẳng biết ở chân trời góc biển nào! Quyết đưa di hài mẹ về cố quận. Nhưng để làm được việc hiếu này, trong cảnh ngặt nghèo này, khó lắm cháu ơi. Cũng may những năm phụ thân o thụ giám, mở trường dạy học tại kinh đô rồi làm quan ở Bộ Lễ, Người để lại một phương danh nơi quan trường, sỹ thứ thì o và cậu Tất Đạt, Tất Thành được thơm lây, được thừa hưởng “lộc cha phúc mẹ”. O bị quản thúc vô thời hạn: “nhật nhật tại dã, bất khả viễn phương”. Nhưng khi công môn, o xin về Nghệ thăm nhà, họ không hạch sách gì, còn được lời ân ưu: “cô Chiêu Thanh, trưởng nữ của quan Phó bảng Sắc. Cô về thăm quê ở bao lâu cũng được. Cố chịu phiền một chút, báo cho hương lý sở tại lúc về và lúc trở lại kinh đô Huế…”. Nhờ vậy, o lo liệu công việc di chuyển di hài mẹ về quê thuận lợi. Việc đưa di hài mẹ về quê, o chỉ bàn bạc với dì An, em ruột mẹ và một hai người bên nội biết. Năm ấy năm Nhâm Tuất (1922), mẹ Lụa (cụ Trần Thị Trâm), chú Cử Thống (Hồ Phi Thống) không còn bị tù ngục nữa. Một số nhà khoa bảng ở ngục Côn Lôn lần lượt trở về. O về Vinh gặp chú Cử Thống, chú mở cửa hiệu ở thành Vinh, bây giờ là danh sư Hồ Phi Huyền, dạy học, viết sách, chữa bệnh…

Đúng vào canh ba, đêm tháng mười năm Nhâm Tuất, chú Hồ Phi Huyền lên biểu bạch để o thực hành việc di hài cát táng từ kinh đô về Nam Đàn. Dì Hoàng Thị An lo liệu nơi cất giữ di hài cho đến khi tìm được cát địa. Mẹ Lụa dặn: Khi mở nấm mộ phải đứng tránh ngọn gió. Nước gỗ vang phải nhiều, đun sôi kỹ từ hôm trước để rửa cốt thật sạch, lau khô bằng giấy bản. Nước gỗ trầm hương, tẩm cốt rồi xếp vào vải điều, gói vuông vức lại, bọc ngoài một tấm vải đen, cất dưới đáy bị cói, trên xếp các loại thuốc viên. Hài cốt được tẩm nước gỗ trầm hương đưa đi xa, qua đò, qua tàu, xe hay gặp các loại súc vật khứu giác nhạy như chó cũng không thể bắt mùi. Về Huế, o nhờ gia đình người học trò của phụ thân o giúp việc “quán tẩy di hài” (rửa lau hài cốt)… Mọi việc làm trong âm thầm kín như bưng và trơn bọt lọt lạch…

Xong mọi việc hiếu nghĩa với mẫu thân mà o không thể nào bắt liên lạc được với phụ thân o để Người yên lòng và cậu Tất Đạt o cũng chưa gặp lại được. Mãi tới năm Canh Thìn (1940), cậu Tất Đạt mới được về quê. Cậu ở lại quê được ít lâu, cậu mời chú Hồ Phi Huyền cùng đi xem cát địa để cát táng mẫu thân của chị em o. Chú Hồ Phi Huyền, cậu Tất Đạt đi khắp từ Đông Nam sang Tây Nam dãy núi Đại Huệ, đi qua cả truông Hến, truông Băng, truông Bồn… Cậu giáo Tôn Quang Duyệt (em học giả Tôn Quang Phiệt) hàng ngày đi theo mang bầu rượu và nước trà cam thảo lão mai phục vụ hai “thầy địa lý”. Cuối cùng tìm được hai điểm Động Tranh và Đại Hài, về sau quyết định lấy một. Năm Tân Tỵ (1941), cậu Tất Đạt chọn Động Tranh làm nơi thiên thu an lạc tĩnh thổ cho mẫu thân… Mùa thu Ất Dậu (8/1945), Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam mới ra đời, o ra Thủ đô thăm cậu Tất Thành lần thứ nhất, tại nhà cậu mợ Đặng Thai Mai, o có nói với cậu Tất Thành việc o chuyển di hài mẫu thân về quê, việc o vào Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc chịu tang phụ thân năm Kỷ Tỵ (1929)

3. Cũng theo tư liệu của nhà văn Sơn Tùng, trong một lần ông được bác Nguyễn Sinh Khiêm đưa về thăm lại mộ bà Hoàng Thị Loan, bác Nguyễn Sinh Khiêm đã kể với Sơn Tùng về địa điểm cất mộ mẹ như sau:

Ngày 22 tháng Chạp năm Mậu Tý (1949), bác Nguyễn Sinh Khiêm đưa cho tôi một cái rựa, chai rượu, thẻ hương bài rồi dặn “Cháu đi ra đường cái trước, ghé vào mua giúp bác năm quả cau, bốn lá trầu. À, cháu nhớ xin nhà hàng một ít vôi quệt lên giữa lá trầu không…”.

Tôi theo bác cả Khiêm đi bộ leo lên một quả núi, bác Khiêm nói:

– Nơi bác cháu mình đang đứng là Động Tranh. Cháu hình dung nơi đây là chốt của bộ nan quạt xòe rộng mà góc phải là núi Dăng Màn ở phía Tây, thượng nguồn sông Lam, góc trái là núi Song Ngư ở phía biển Đông, hạ lưu sông Lam, gọi là Cửa Hội. Ngoài khơi là đảo Mắt, tên chữ là Mục Sơn, con mắt núi nhìn thẳng vào Lam Hồng, đất “địa linh nhân kiệt”. Thời xa xưa người Tàu đã gọi đảo Mắt là núi “Bất nghĩa sơn” không chịu chầu về Bắc quốc của họ: “Chu Sơn giai củng Bắc, duy hữu Mục triều Nam”. Bắc triều đã cho thầy địa lý đến “yểm” đảo Mắt, “yểm” đất Lam Hồng để triệt phá nhân tài hào kiệt….

Bác cả Khiêm đi lên cao mấy bước đến một ngôi mộ ẩn dưới mấy khóm mua, sim và cỏ chỉ đan lưa thưa. Bác nói khe khẽ: “Phần mộ mẹ của bác. Cháu giúp bác phát đám cây cho quang đãng…”.

Bác cả Khiêm trải trước mộ mẹ tấm khăn bông quàng cổ chín màu mồ hôi, đặt rượu, trầu cau lên, thắp cả mười cây hương trầm cắm giữa đỉnh mộ. Bác quỳ xuống lạy khấn… Một linh cảm lạ thường! Tiếng rì rầm như nước nguồn tuôn chảy trên tầng cao Đại Huệ. Gió quấn quýt khói hương trầm ôm tròn ngôi mộ, hòa quyện mái tóc trắng bác cả Khiêm rung rung dưới làn mưa bay!…Bây giờ tôi mới biết ngày này là ngày kỵ Người Mẹ đã sinh ra những con người yêu nước Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm đều bị thực dân Pháp kết án mỗi người 9 năm tù khổ sai, đày đi biệt xứ và sinh ra Bác Hồ!

4. Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ thì cụ Đào Nhật Vinh (23 phố Nguyễn An Ninh, TP Hồ Chí Minh), từng là thủy thủ tàu buôn của Pháp từ 1913, từng gặp và trở nên thân thiết với Bác Hồ từ thời Người là Văn Ba thủy thủ, năm 1946, cụ đã gặp lại Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp. Sau này về nước, vào năm 1977, cụ Vinh tròn 80 tuổi ra thăm Lăng viếng Bác đã kể rằng:Ngày chủ nhật 30/1/1921, tôi từ Boocđô lên Pari tráng lệ, tới ngõ Công Poanh tù mù vàng vọt. Lên cầu thang, bước tới cửa phòng anh Nguyễn, mùi hương từ trong phòng thơm ngát. Nghe tiếng gõ cửa, anh Nguyễn hé từ từ cánh cửa phòng, thấy tôi: “Ồ! Chú Vinh! Vào đi em”.

Tôi bồi hồi nhìn vào cái bàn làm việc thường ngày đang là bàn thờ, hương nghi ngút, ngọn nến sáng lắt lay bên con gà ngậm bông hoa râm bụt ấp trên đĩa xôi… Anh Nguyễn giọng bùi ngùi: “Ngày giỗ mẹ anh. Hai mươi năm về trước cũng vào ngày chủ nhật 10-2-1901, là ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý mẹ anh qua đời”. Anh im lặng. Tôi bật khóc, níu cánh tay anh Nguyễn. Anh trầm lắng giọng: “Bấy giờ nhà ở trong ngõ Đông Ba, thành nội, kinh đô Huế, cha cùng anh cả đi công việc tận ngoài tỉnh Thanh chưa về…”. Anh siết chặt bàn tay tôi, nén xúc động không nói…Tôi đứng lên để ra phố sắm lễ vật vì không biết ngày này là ngày giỗ thân mẫu của anh. Anh giữ tay tôi lại: “Chú từ phương xa đến đúng lúc anh có giỗ mẹ, là tâm hương thành lễ, không nhất thiết phải có lễ vật!”. Tôi bái lễ thân mẫu Người

Trong Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, những ai khi biết về câu chuyện ba chị em Bác Hồ sống đạo nghĩa với người mẹ Hoàng Thị Loan thế nào, hẳn đều thấy xúc động và thẳm sâu bài học hiếu nghĩa đầy tâm linh về đạo làm con của ba chị em Bác. Giờ thì bà mẹ Việt Nam Hoàng Thị Loan mãi mãi an giấc ngàn thu trên dải núi thiêng Động Tranh của quê nhà. Thay ba người con hiếu tử, hàng ngày có hàng ngàn người con đất Việt và bạn bè năm châu hành hương về đây thắp nén tâm hương trước mộ bà, để mãi mãi ghi nhớ công ơn trời biển của một bà mẹ vĩ đại sinh cho đất nước những anh hùng hào kiệt

Hồng Thái

cand.com.vn

Những bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Tuyệt đối bí mật Nhân dịp mừng 75 tuổi

Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung Quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ Phủ có câu thơ rằng “hân sinh thất thập cổ lai hy”. Nghĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm.

Nǎm nay, tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng đã là lớp người “xưa nay hiếm”.

Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?

Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.

Trước hết nói về Đảng – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.

Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người,

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.

Về phong trào cộng sản thế giới – là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.

Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.

*
*    *

Về việc riêng – Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.

Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt câu ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.

Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.

Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

———————-

Hà nội, ngày 15 tháng 5 nǎm 1965
Hồ Chí Minh

Bản 2:

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập, Tự do, Hạnh phúc
(Tuyệt đối bí mật)

Năm nay, tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người “trung thọ”. Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Người ta đến khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là điều bình thường.

Nhưng không ai đoán biết được tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy tháng, mấy năm nữa?

Vì vậy tôi viết sẵn và để lại mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.

Về việc riêng

Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.

Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão.

Tháng 5-1968, khi xem lại thư này tôi thấy cần phải viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết.

Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi.

Đầu tiên là công việc đối với con người.

Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong..,), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.

Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.

Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thăng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ.

Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, v.v.. thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện.

Trong bao năm kháng chiến chống Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.

Ở đây nói về kế hoạch xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh. Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động. Củng cố quốc phòng. Chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ quốc…

Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.

—————————–

Bản 3:

10-5-1969

Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tói có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.

Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đời nhà Đường, có câu rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy” nghĩa là “người thọ 70, xưa nay hiếm”.

Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoại 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.

Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?

Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

———————–

Bản công bố chính thức năm 1969:

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.

Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

*
*    *

Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm”.

Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.

Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?

Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.

Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.

VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI – là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý , có tình.

Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.

*
*    *

VỀ VIỆC RIÊNG – Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

*
*    *

Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh

(Theo “Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”/Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Hà Nội; 1989)

Di chúc Bác Hồ có giá trị thực tiễn sâu sắc

Hơn 30 tham luận tại Hội thảo “40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đều nhấn mạnh giá trị về lý luận và thực tiễn trong bản Di chúc.

Ngày 25/8, tại Hà Nội, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học, lịch sử đã dự.

Trên 30 tham luận được gửi tới và trình bày tại hội thảo đã tập trung làm rõ tầm vóc lịch sử và giá trị to lớn về lý luận, thực tiễn trong Di chúc của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; đồng thời nêu bật những kết quả đã làm được, những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam qua chặng đường 40 năm thực hiện.

Các đại biểu đều nhất trí, cùng với thời gian, giá trị bản Di chúc càng được nhận thức rõ. Đó là sản phẩm kết tụ tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Di chúc thiêng liêng của Người trở thành nguồn động viên, cổ vũ hết sức to lớn, là sự chỉ dẫn quan trọng, để quân và dân ta giành những thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.

Theo GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, thời gian càng lùi xa, suy ngẫm những lời dặn trước lúc đi xa của Bác Hồ, đối chiếu với những gì đã và đang diễn ra trong hiện thực đời sống đất nước, thế giới càng thấy tầm cao tư tưởng, tầm tổng kết, dự báo, định hướng thiên tài trong Di chúc của Bác.

PGS.TS Hoàng Trang, nguyên Phó viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng nhấn mạnh, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, bản Di chúc của Người được công bố đã gây xúc động lớn, niềm cảm phục sâu sắc trong toàn thể nhân dân Việt Nam và cả với các dân tộc, nhân dân thế giới.

(Theo TTXVN)

vnexpress.net

Di chúc của Bác Hồ là kết tinh những giá trị lịch sử

Sáng 1/9, tại Hà Nội, Lễ mít tinh kỷ niệm Quốc khánh và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức long trọng.

Đọc diễn văn tại buổi lễ, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã ôn lại những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước ta trong 64 năm qua và khẳng định: Cách mạng tháng Tám và việc thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi vào lịch sử dân tộc ta như một trang chói lọi, là thắng lợi của khát vọng tự do, độc lập, của tinh thần tự chủ, sáng tạo, của sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động giữa Đảng với nhân dân.

Tổng bí thư nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử đã tạo nên những thay đổi có tính chất bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Hai mươi bốn năm sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng và để lại một bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ.

Di chúc là bản tổng kết thực tiễn kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng và phương hướng phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị lịch sử, văn hóa, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi đoạn văn được viết ra đều là kết quả của sự suy ngẫm, chắt lọc sâu sắc tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của Người. Bốn mươi năm đã qua, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sáng ngời tính thời sự, có sức sống mãnh liệt và giá trị trường tồn.

Nêu rõ thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức của sự nghiệp đổi mới đất nước trong những năm tới, Tổng bí thư khẳng định, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhất định đoàn kết một lòng, kiên định con đường cách mạng.

Tổng bí thư kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm hết sức mình để thực hiện tốt hơn nữa Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc.

(Theo TTXVN)

vnexpress.net

Ký ức về chị ruột Bác Hồ

Bà Thanh và chiến sĩ Loan năm 1949 (Họa sỹ Lê Dũng Cường vẽ theo ảnh tư liệu gia đình).

LTS. Nhân dịp Xuân Mới, nhớ về Bác kính yêu, nhớ về những năm tháng hào hùng nhưng gian nan của đất nước,Thế Giới & Việt Nam xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ký ức không phai mờ của BS. Nguyễn Thị Thùy Loan, nữ chiến sĩ của Đại đội quân y dã chiến thuộc sư đoàn 304, tham gia đánh quân Pháp ở chiến trường Liên khu 4 – người may mắn được chị ruột của Bác Hồ, Bà Nguyễn Thị Thanh cho ở cùng nhà, chăm sóc và chỉ bảo trong những ngày đầu tham gia Cách mạng.

Mỗi khi mùa Xuân đến, là lúc người ta thường nghĩ về quá khứ, về những vùng đất mình đã đi qua với những kỷ niệm đáng nhớ. Gần đây, tôi mới có dịp về lại quê hương và Nam Đàn (Nghệ An) nơi tôi từng ở đó với một người đặc biệt cách đây hơn nửa thế kỷ.

Tôi tham gia các hoạt động yêu nước từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám (khi đang học tại Trường nữ sinh Đồng Khánh Huế) rồi đi bộ đội. Năm 1949, khi 21 tuổi, là nữ chiến sĩ của Đại đội quân y dã chiến thuộc Trung đoàn 9, sư đoàn 304, đánh quân Pháp ở chiến trường Liên khu 4. Khi đó, để tránh máy bay địch, bảo toàn cán binh cùng phương tiện quân y, thuốc men nên cứ khoảng 7-8 ngày chúng tôi lại phải hành quân chuyển địa điểm mới. Một lần, đơn vị hành quân suốt đêm, đến gần 2 giờ sáng thì tới địa phận thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đơn vị quyết định trú quân lại và tôi được xếp ở nhà bà Nguyễn Thị Thanh. Đại diện địa phương cho biết đó là nhà chị ruột Hồ Chủ tịch và phụ trách Hội Mẹ chiến sĩ vùng.

Đặt ba lô xuống cạnh cột nhà, tôi liền hỏi thăm sức khỏe bà Thanh, thấy bà chừng hơn 60 tuổi, mắt sáng, người hơi gầy, giọng nói ấm, thân tình, dễ mến. Nhà bà Thanh chỉ là một ngôi nhà nhỏ, lợp tranh đơn sơ, mộc mạc như bao ngôi nhà của đồng bào miền Trung lúc đó. Ngôi nhà này do bộ đội Quân khu 4 dựng giúp để bà trông coi đất đai bên nội – họ Nguyễn Sinh. Bao quanh vườn rộng là hàng rào bằng cây dâm bụt. Trong nhà, mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp, đồ đạc rất ít, ngoài cái rương nhỏ, còn có kim, chỉ khâu để trong cái đĩa cũ xếp trên rương. Quần áo mắc trên đinh đóng vào cột nhà. Chỗ ngủ chỉ có 1 cái chõng tre đã lên màu vàng bóng, vì thế tối đến, hai bác cháu phải ngủ chung.

Mùa đông năm 1949 rét lạ thường, như cắt da thịt. Hai bác cháu dùng rơm đánh thành 2 chiếc nệm ghép với nhau trải lên chõng. Bà Thanh nằm trên nệm rơm, đắp chiếc chăn dạ đã sờn, còn tôi đắp chiếc chăn trấn thủ bộ đội và mặc thêm áo quần cho ấm.

Buổi tối, sau một ngày ra Bệnh xá quân y chăm sóc thương bệnh binh, và có khi còn tập văn nghệ đến muộn, khi tôi về thì bà Thanh đã ăn tối xong, ngồi trên võng chờ tôi như mẹ chờ con. Gian bếp nhỏ luôn được Bà Thanh dọn dẹp tinh tươm: 3 ông đầu rau sạch sẽ, cạnh là 2 chiếc nồi nhỏ, xa một chút có 2 cái bát, 2 thìa, bó đũa con, đôi đũa cả, con dao cau xếp vào cái rổ vừa, trên úp một cái sàng cũ. Sau bếp có bồ cào, cuốc, lưỡi hái, dây thừng… móc lên tường bếp. Ngoài bếp có chiếc vại làm bể cạn đựng nước mưa. Buổi tối bà Thanh thường thắp đèn dầu đến chừng 7 giờ rồi tắt đèn. Nằm trên chõng, bà hay kể cho tôi nghe chuyện đời một cách giản dị, dí dỏm chứ không theo kiểu răn dạy. Nhờ bà Thanh, tôi biết khá nhiều về phong tục, tập quán, danh lam, thắng cảnh xứ Nghệ; hiểu được cách sống đậm nghĩa tình, đùm bọc nhau của người dân quê bà. Bà hay hát cho tôi nghe điệu ví dặm đặc sắc mà tôi vẫn nhớ: “Mùa đông tháng giá. Sang mùa hạ nắng nồng. Em đắp chiếu nằm không… Bốn mùa cứ buồn tênh. Bao giờ hết buồn tênh?”… Cuối các câu chuyện bà hay nhấn mạnh một điều gì đó. Ví dụ: Ở đời quý nhất là thiện lương, thương người. Làm gì cũng phải nghĩ đến điều đó. Chắc do vậy, bà còn làm thêm thuốc Nam để giúp đỡ người nghèo khi ốm đau. Bà hay kể về cụ Phan Bội Châu và luôn nhắc câu châm ngôn cụ Phan tâm niệm: Lòng thành thật có thể xẻ đôi được vàng đá…

Có lần, tôi mạnh dạn hỏi về Bác Hồ, người mà bà Thanh hay gọi bằng cái tên gần gũi ở nhà là cậu Thành, bà chỉ xa xăm: Cậu nớ suốt đời vì việc nước, việc công, xa quê hương, chòm xóm, người thân… rồi bà nhìn ra phía chân trời xa. Bà cho biết tháng 10/1946 bà có ra Hà Nội thăm cậu Thành. Cuộc gặp đó thấm đẫm tình chị em sau 34 năm kể từ khi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911.

Cuộc gặp này sau đó, nhà thơ Huy Cận có miêu tả trong bài thơ “Hai chị em”: Chị đến thăm em là Chủ tịch/ Cho em thân thiết một bu gà/ Chị em băm bốn năm xa cách/ Chuyện nước, tình quê:“Chị đó a?”. Bà Thanh còn kể cho tôi nghe những kỷ niệm từ thuở nhỏ, bà là chị cả nên hay bế cậu Thành để ru em ngủ. Bà nói sau này trưởng thành, cậu Thành vẫn nhớ những lời ru, những làn điệu dân ca như hát ví, hát phường vải…

Biết cha tôi là Nguyễn Văn Lanh, một trong những thẩm phán đầu tiên của chính quyền cách mạng mới mất trên đường công tác năm 1948, các chị em tôi đều tham gia kháng chiến, mẹ tôi ở xa… nên bà càng thương tôi hơn. Hồi đó, đang tuổi ăn ngủ nên tôi ngủ rất say, nhưng luôn thức dậy từ khoảng 5h sáng. Thế nhưng khi dậy, đã thấy bà Thanh ở dưới bếp, có hôm luộc ngô, rang cơm mà không có mỡ hoặc luộc khoai. Bà luôn cẩn thận để phần cho tôi vào một cái bát nhỏ, đậy lại cho nóng rồi đi làm đồng, giống như các bà con nông dân bình thường khác.

Mãi sau này có dịp tìm hiểu, tôi mới biết bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), hiệu Bạch Liên nữ sĩ, từng tham gia chống Pháp trong mạng lưới “Việt Nam Duy tân Hội” của cụ Phan Bội Châu và từng bị địch giam tại nhà lao Quảng Ngãi năm 1918… Biết vậy, tôi càng thấm thía với cách ứng xử đầy tình người, giản dị, thân tình của bà – một người phụ nữ am hiểu sử sách, truyền thống quê hương; truyền thống gia đình, sớm dấn thân vào con đường đấu tranh vì nghĩa lớn của dân tộc.

Tôi ở nhà bà Thanh khoảng chục hôm rồi lại hành quân đi tiếp. Hôm chia tay, ngày thường bà nói năng rành rẽ, có lúc nghiêm trang, nhưng hôm ấy bà ăn trầu nhiều hơn, nói ít hơn… Khi tôi chào tạm biệt, bà ôm lấy tôi thật chặt, nước mắt bà chảy ướt cả má tôi… Bà âu yếm nói đứt quãng: Gắng lên con nhé. Nhớ giữ ấm, mùa đông khi tắm giặt, nhớ ngậm củ gừng để tránh rét, tránh cảm. Hơn 60 năm trôi qua, nhưng những hình ảnh về bà Thanh, những cử chỉ mộc mạc mà ân cần như của một người mẹ quê dành cho con gái sẽ theo tôi suốt đời – ơi người mẹ xứ Nghệ yêu thương của tôi.

Nguyễn Thị Thùy Loan

tgvn.com.vn

Bốn chữ “thật” trong Di chúc Bác Hồ

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thực hiện bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi có vài suy nghĩ khi đọc lại Di chúc của Người (đoạn văn Bác dặn mỗi đảng viên và cán bộ…). Theo đó, Bác muốn dặn chúng ta nhiều điều, nhưng vốn ở Người nói và viết rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, mà văn phong đã được cân nhắc từng câu, từng chữ trong nhiều đêm ngày.

Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cứu quốc lần II nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm (2-11-1956) – Ảnh tư liệu

Khi nói về Đảng, Bác viết hai vấn đề quan trọng nhất là: Đoàn kết và đạo đức cách mạng. Ba cụm từ “Đoàn kết chặt chẽ”, “Đoàn kết nhất trí”, “Đoàn kết thống nhất” là rất cụ thể, dễ nhớ để thực hiện. Không cần ví dụ, chắc chúng ta đều thấy rõ sức mạnh của khối đại đoàn kết.

Sau đó Bác nói đến đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên cán bộ phảithật sự thấm nhuần đạo đức cách mạngthật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Người đã nhìn thấy điều này và dặn dò: Phải làm tốt công tác chỉnh đốn Đảng, phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, vì chính nó là mẹ đẻ thói hư, tật xấu như lười biếng, quan liêu, tham ô, lãng phí, kèn cựa địa vị, chia rẽ… là kẻ thù của đạo đức cách mạng. Trong mỗi con người có thiện, có ác. Chăm chỉ, tiết kiệm, đoàn kết, trung thành, làm việc có ích cho dân… là điều thiện, là đạo đức cách mạng. Lười biếng, lãng phí, tham ô, mua danh, bán chức, làm hại xã hội… là điều ác, là chủ nghĩa cá nhân, là kẻ thù ta phải tiêu diệt. Nghĩa là phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự làm điều thiện, bỏ điều ác.

Xét cho cùng, có “cần” mới có “kiệm”, mới có “liêm”, mới có “chính”; có “liêm chính” mới có chí công vô tư.

Bác dặn muốn giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, thì mỗi cán bộ, đảng viên phải trong sáng, phải làm điều thiện, bỏ điều ác, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải đảng viên đi trước, làng nước theo sau, sẽ đoàn kết được trong Đảng, trong dân.

Cuối cùng Bác dặn: Phải là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đây là điều cốt yếu bao trùm, vì tham ô, lãng phí, kèn cựa địa vị, quan liêu… không thể gọi là công bộc, là đầy tớ của dân được.

Bác dạy: Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ ta không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân (Hồ Chí Minh toàn tập T2, trang 557-558).

Những điều cốt yếu này chính là những bài học lớn, sáng chói trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

TRẦN VE – Báo Quân đội nhân dân

tuoitre.vn

Di chúc của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử quý báu, một tài sản vô giá. Đây là sản phẩm kết tụ tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của vị Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh – bậc đại trí, đại nhân, đại dũng.

Những nhận định trên đây được đưa ra tại Hội thảo kỷ niệm 40 năm thực hiệnDi chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, hôm 25/8. Trên 30 tham luận được gửi tới và trình bày tại Hội thảo, đã tập trung làm rõ tầm vóc lịch sử và giá trị to lớn của bản Di chúc. Đồng thời, nêu bật những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm qua 40 năm thực hiện Di chúc của Người.

Tài sản vô giá

Mang tới hội thảo bài tham luận phân tích giá trị nhân văn cao cả của bản Di chúc, Phó giáo sư Hoàng Trang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, đánh giá: “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Di chúc kết tinh cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân hiếm có, suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Sinh thời, Chủ tịch Hồ chí Minh đã sống với triết lý nhân văn với lòng khoan dung độ lượng và triết lý đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Bởi vậy, khi viết Di chúc, Người vẫn quên mình, không đòi hỏi gì cho mình mà chỉ nghĩ và lo cho con người, cho nhân dân, cho phong trào cách mạng thế giới”.

Vào lăng viếng Bác. Ảnh: Trung Kiên.

Khẳng định trong toàn bộ Di sản tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh, Di chúc hiện là tác phẩm được quan tâm nhiều nhất, Phó giáo sư Nguyễn Khánh Bật, nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, cho rằng, những ai quan tâm đến Hồ Chí Minh, quan tâm đến Việt Nam đều không thể không đọc và không tìm hiểu bản Di chúc lịch sử. Bởi lẽ, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự hội tụ trí tuệ, truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại, đã đi vào lịch sử dân tộc, trở thành một tài sản vô giá.

“Mãi soi sáng đường chúng ta đi”

Theo Giáo sư Phùng Hữu Phú, Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, thời gian càng lùi xa, suy ngẫm những lời dặn lại đồng chí, đồng bào trước lúc đi xa của Bác Hồ, đối chiếu với những gì đã và đang diễn ra trong hiện thực đời sống đất nước, thế giới…,càng cảm nhận sâu sắc và thấm thía khôn cùng tầm cao tư tưởng, tầm tổng kết, dự báo, định hướng thiên tài trong Di chúc của Bác. Bốn mươi năm thực hiện Di chúc Bác Hồ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã phấn đấu không mệt mỏi, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn. “Chúng ta kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ trong bối cảnh đất nước sau hơn 20 năm đổi mới đang trên đà phát triển, đồng thời đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức gay gắt trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu. Chưa bao giờ những lời căn dặn, đúc kết, tiên liệu của Bác Hồ lại thấm thía, sâu sắc, thiết thực đối với chúng ta như trong những ngày tháng này”, Giáo sư Phùng Hữu Phú nhận định.

Phó giáo sư Trương Thị Thông, Phó giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, phân tích: “Những điều căn dặn, những ước nguyện và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc thật giản dị, sát thực và thiêng liêng. Chính vì vậy, bản Di chúc của Người trở thành một tác phẩm bất hủ, còn chính Người trở thành nhà tư tưởng lớn của mọi thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh, Di chúc Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong tâm hồn, trí tuệ dân tộc Việt Nam và sự trân trọng, kính phục của nhân dân thế giới. Bản Di chúc mãi mãi soi sáng đường chúng ta đi”.

Trần Ngọc Trung

baodatviet.vn

Những phút hiếm hoi bên cạnh người chị và người anh của Bác Hồ

Giadinh.net – Gần 60 năm trôi qua, nhưng kỷ niệm được gặp anh trai và chị gái của Bác Hồ vẫn không phai nhoà trong tâm trí Đại tá Huỳnh Thúc Cẩn, nguyên Cố vấn Quân sự tại nước bạn Lào thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Một sáng tháng 5/1948, tôi lúc đó là cán sự, trợ lý của Phòng Chính trị Liên khu 4 được cấp trên phái vào Nghệ An công tác. Đúng là “cầu được ước thấy”, ước mơ ấp ủ lâu nay. Một dịp nào đó được vào thăm quê Bác, được gặp anh và chị của Bác.

Tôi vội chuẩn bị một ruột tượng gạo đầy để ăn trên đường, củng cố đôi dép Bình Trị Thiên, cuốc bộ ba ngày hơn 200 cây số từ Thọ Xuân (Thanh Hoá) theo kiểu “bốn tập”, vì thời gian công tác có hạn.

Đường đi tuy lạ, nhưng ở đâu dù xa hay gần, bất kỳ ai, từ cụ già đến trẻ nhỏ, khi hỏi đường về nhà cụ Cả Khiêm, mọi người đều biết và chỉ dẫn nhiệt tình. Tôi vào nhà cụ Cả Khiêm, rất may lúc này bà Thanh cũng vừa đến (bà Thanh ở nhà riêng bên làng Hoàng Trù quê ngoại).

Sau khi chào hỏi, giới thiệu xong, tôi xin phép được xưng hô “bác, cháu”, như thường quen được gọi Bác Hồ xưa nay. Ngay lập tức bà Thanh chỉnh lại: “ở quê choa, mi phải gọi là o Thanh mới đúng. Thế mi quê ở mô mà nỏ biết như rứa?

– Thưa o, cháu quê ở Quảng Bình – tôi trả lời.

Trên bàn thờ gia tộc, bức trướng Phó Bảng của cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh ba chị em của Bác Hồ, tuy đã nhuộm màu thời gian, hương khói, nhưng rất rạng rỡ truyền thống. Tôi xin phép thắp nén hương tưởng nhớ công ơn hai cụ đã sinh ra những người con vĩ đại, góp phần làm rạng danh dân tộc, non sông đất nước Việt Nam.

Ngồi đối diện trước mặt tôi là hai nhà nho yêu nước, hai nhà cách mạng đã từng vào sinh ra tử, tù đầy bao phen. Hai cụ già tuổi cổ lai hy hiền từ và đôn hậu, đôi mắt tinh anh, quắc thước, đã hy sinh tình cảm tuổi trẻ cho đại nghĩa dân tộc. Tôi thấy bồi hồi xúc động khi cảm nhận được trong dáng vóc, khuôn mặt của cụ Cả Khiêm, có hình ảnh của Bác Hồ. Hai anh em Bác rất giống nhau.

– Thưa bác và o – tôi hỏi – lâu nay thiên hạ có đồn nhiều về sấm Trạng Trình: “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh”, có nghĩa là như thế nào ạ?

Cụ Cả Khiêm vừa trò chuyện, nhưng hai tay vẫn vê tròn các viên thuốc tễ (cụ là một lương y) vội ngừng tay lại, ngẫm nghĩ một chút, không vội trả lời ngay, cụ mỉm cười nói:

– Thế cháu có nghe, trong thời gian qua, họ cũng đồn nhiều câu thơ, cũng gọi là “sấm Trạng Trình”, cũng có cái thật, cái giả, ví như:

“Mặt trời đã xế ngang chùa

Nhà này bảy miệng ăn vừa thì thôi”.

Rồi suy ra, tổng số vua nhà Nguyễn viết bằng chữ Hán, chỉ có bảy chữ khẩu (miệng); chữ khẩu thuộc dòng máu chính thống, nếu bị lai tạp thì không tính, là hết thời…

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên bác, văn võ toàn tài, là một nhà thơ, có tài tiên tri thời nhà Mạc, có thể ví như Khổng Minh Gia Cát Lượng ở thời Tam quốc phân tranh bên Trung Quốc, thời nào người ta cũng thường dựa vào thơ của ông, có cả thơ thật và thơ giả, rồi liên hệ, ứng dụng, ví von, suy đoán; dùng những hiện tượng, các sự kiện, các nhân vật có thật, rồi cường điệu hoá, huyền thoại hoá, làm sao cho hợp ý muốn, ước mơ hy vọng chủ quan của người đời lúc ấy mà thôi.

– Dạ vâng, cháu hiểu – tôi trả lời.

Cụ nói tiếp: – Cháu là bộ đội cũng nên hiểu, làm việc gì cũng phải dựa vào “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, phải có thời và phải có thế, nếu chỉ có thời mà không có thế, hoặc chỉ có thế mà không có thời cũng nỏ được mô. Thời cơ rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định cháu ạ. Cuộc khởi nghĩa Đô Lương, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, các ông Phan Đình Phùng, Đội Cung, Phan Bội Châu… đều không thành công do có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó có lý do là thời cơ lúc đó chưa chín muồi, không có đường lối cách mạng đúng, không có sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân, không có điều kiện thuận lợi của quốc tế và trong nước, thì làm sao có Khởi nghĩa tháng Tám thành công được?

Nghe cụ lý giải tôi, càng thấy sâu sắc những lời nói của một nhà chính trị dày dạn, của một người ông, một người cha chân tình giảng dạy cặn kẽ cho con cái mình.

Sợ cụ mệt, tôi bắt chuyện với o Thanh:

– Thưa o, sau khi nước nhà được độc lập, o đã có dịp ra thăm Bác Hồ ở Hà Nội năm 1946 (vừa hỏi tôi vừa chỉ tay lên ảnh Bác Hồ trên cao), khi gặp o có nhận ra Bác và cái ảnh này có giống Bác Hồ không ạ?

O Thanh cười hiền từ, vui vẻ nói:

– Sau mấy chục năm xa cách, lần đầu tiên chị em choa được gặp nhau “Giỏ nhà ai quai nhà nấy” mần răng mà khác được.

Sau này tìm hiểu thêm mới biết o Thanh cũng là một nhà thơ có bút danh là “Bạch Liên nữ sĩ”.

Chứng kiến tận mắt cuộc sống của o Thanh và bác Khiêm, từng người đều không có tổ ấm riêng, mỗi người chỉ có một mái nhà tranh, một chõng tre, một khung cửi, một bộ tràng kỷ là kỷ vật để lại; trong cái chạn bát chỉ có một cái bát, một đôi đũa, một cái thìa, một lọ cà dầm tương, nhút, không thấy gạo cơm, thịt cá gì cả, tôi cảm động không cầm nổi nước mắt. Cụ Cả Khiêm vỗ vai tôi và nói:

– “Tay làm hàm nhai” có chi mô, chị em choa có làm nghề thuốc, vừa giúp bà con, vừa tự nuôi sống mình đủ ăn đơn giản, dân dã mà khoẻ là được,

“nhút Thanh Chương tương Nam Đàn” có tiếng mà!

Cùng với người em – Bác Hồ – vị Chủ tịch nước hết mình với Tổ quốc, nhân dân, cụ Cả Khiêm và bà Thanh sống giản dị, dân dã giữa đời thường; hàng ngày vẫn say sưa cần mẫn như bao người dân khác, vẫn giữ nếp nhà, gia giáo, gia phong của gia đình, một nơi đã tạo nên những nhân cách lớn của ba chị em: Không tham giàu sang, không màng danh lợi, có một lòng nhân ái tuyệt vời. Ôi! đã mấy chục năm xa cách thế mà đến nay, chưa có một lần nào sum họp đầy đủ cả ba chị em, dưới mái nhà tranh tại nơi chôn rau cắt rốn này!

Sau khi gặp được o Thanh và cụ Cả Khiêm, may mắn lớn lao của tôi đó là 3 năm sau tôi được gặp Bác Hồ (28/2/1951), khi Bác về động viên đơn vị trước khi ra trận tham gia chiến dịch Hoàng Hoa Thám ở Tuyên Quang.

Thật không có gì cảm động bằng sự quan tâm của Bác với cương vị không riêng là Chủ tịch nước, mà còn là tình cảm của người Cha, người Bác, là một tình cảm đặc biệt và độc đáo, phong cách rất Việt Nam, nhân hậu, nghĩa tình. Có lẽ hiếm có vị tổng thống, thủ tướng của một nước nào trên thế giới có một phong cách như vậy trước hàng quân.

Đúng 60 năm sau, tôi được trở lại thăm quê Bác. Cảnh xưa còn đó, nhưng đã vắng bóng hai cụ và Bác cũng đã đi xa. Tôi đã có dịp đi nghiên cứu ở nước ngoài, đã viếng thăm lăng Lê Nin, lăng Đimitơrốp, đã đi trên các đại lộ Hồ Chí Minh ở Mátxcơva, Xôphia, cancútta (Ấn Độ). Nhưng khi nghĩ mình là dân, là con của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, khi thấy được cái mẫu mực trong cuộc sống hết sức giản dị, đơn sơ của một gia đình “toàn tâm toàn ý vì Tổ quốc độc lập, vì nhân dân ấm no hạnh phúc, vì chủ nghĩa xã hội”, mà có lẽ khó có người nào làm được như vậy, nếu không có chữ “Tâm”. Có lẽ vì vậy, một số lãnh tụ nước ngoài đã ca ngợi Bác Hồ như sau:

1. “Chí khí tráng sơn hà – Cứu quốc anh hùng duy hữu nhất”

“Minh tinh quang vũ trụ – Á, Âu hào kiệt thị vô song”.

(Nghĩa là: Chí khí bao gồm cả núi sông, gọi là anh hùng cứu nước chỉ có một, ngôi sao sáng cả bầu trời, đó là hào kiệt Á, Âu thì thực không hai).

2. Hồ Chủ Tịch là một công dân vĩ đại, một đảng viên vĩ đại, một lãnh tụ vĩ đại. Ba cái vĩ đại đó đều tập trung ở một con người vĩ đại: Đồng chí Hồ Chí Minh.

Huỳnh Thúc Cẩn (Đại tá CCB – Hà Nội)

giadinh.net.vn