Thư viện

Bác Hồ với báo chí, văn nghệ

Theo gương Bác Hồ làm báo
Tiếp tục đọc

Advertisement

Hồ Chí Minh với đạo đức người làm báo

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam, người khai sinh ra tờ báo cách mạng đầu tiên của nước nhà – báo Thanh niên, ngày 21-6-1925. Kể từ bài báo đầu tiên “Vấn đề dân bản xứ” đăng trên tờ Nhân đạo (L’Humanité) của Đảng Cộng sản Pháp ngày 2-8-1919, đến bài báo cuối cùng “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên báo Nhân Dân ngày 1-6-1969, Hồ Chí Minh đã để lại một di sản quý báu khoảng 2.000 bài báo với rất nhiều thể loại, bút danh khác nhau. Sử dụng báo chí như một công cụ đắc lực phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà báo kiệt xuất Hồ Chí Minh đã tạo dựng nên một phong cách, một tấm gương đạo đức sáng ngời cho những người chiến sĩ cầm bút đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, định hình nên những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự Thật với bút danh X.Y.Z (ngày 15 tháng 10 năm 1949) nhưng những tâm tư, tình cảm vừa tâm huyết, lại vừa mang tính giáo dục sâu sắc đó của Người cho đến hôm nay như vẫn còn nguyên giá trị, nhất là trong giai đoạn hiện nay những lời dạy đó của Bác càng trở thành những bài học có tính sống còn trong đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, trong mỗi hoạt động của chính quyền và từng việc làm cụ thể của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.

Tiếp tục đọc

Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần cuối)

Bác Hồ50Trả lời các nhà báo trong nước và nước ngoài

– Về kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bên Pháp, nhất là ảnh hưởng của nó đối với nước Việt Nam?

– Người ta đã bàn tán nhiều rồi về sự thắng lợi của phái tả hay phái hữu trong cuộc Tổng tuyển cử này. Nhưng dù là phái hữu thắng hay phái tả thắng, nhân dân Pháp bao giờ cũng vẫn như trước: Nghĩa là ủng hộ nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Điều đó tôi đã nhận thấy hồi tôi qua Pháp.

Tiếp tục đọc

Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần 9)

Bác Hồ43. Trả lời các nhà báo về lời tuyên bố mới đây của Tổng thống Mỹ Tơruman

Cứ xét 12 điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ này, thì đều có ý nghĩa công minh chính trực cả, nhưng riêng nǎm điểm có quan hệ mật thiết với các dân tộc nhược tiểu trên thế giới.

Điểm thứ nhất: “Hoa Kỳ không nghĩ tới một sự mở mang bờ cõi nào vì những mục đích ích kỷ”. Về điều này, từ trước đến nay, dân tộc Việt Nam đã hiểu rõ cái chính sách quang minh của Mỹ, nhất là từ ngày Mỹ thừa nhận Phi Luật Tân độc lập thì dân Việt Nam càng tin tưởng cái chính sách rộng rãi của Mỹ.

Tiếp tục đọc

Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần 8)

Bác Hồ37. Trả lời phỏng vấn của ông L. Hanxen – chủ bút Hãng U.P. của Mỹ ở khu vực Châu Á (26-12-1955)

Hỏi: Trong năm sắp tới, triết lý nào sẽ hướng dẫn Ngài trong những sự cố gắng của Ngài để mang lại cho những nướcChâu Á nền hoà bình và thịnh vượng mà mọi người mong muốn?

Trả lời: Trong chính sách đối ngoại, triết lý hướng dẫn chúng tôi là sự thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hoà bình.

Tiếp tục đọc

Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần 7)

Bác Hồ

33. Trả lời phỏng vấn của Việt Nam Thông tấn xã (6-7-1954)

– Hỏi: Thưa Chủ tịch, đối với sự tiến triển của Hội nghị Giơnevơ về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương và tiền đồ của Hội nghị đó, Chủ tịch nhận xét như thế nào ?

– Trả lời: Hội nghị Giơnevơ thảo luận vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương tiến triển tuy chậm, nhưng với những vấn đề đã thoả thuận, Hội nghị cũng đã mở đường cho việc lập lại hoà bình ở Đông Dương. Trên cơ sở đó, nếu đối phương cũng thành thật muốn đàm phán như chúng ta mà cũng cố gắng để lập lại hoà bình ở Đông Dương, thì hoà bình Đông Dương có thể thực hiện.

Tiếp tục đọc

Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần 6)

Bác Hồ28. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp Leo Phighe (8-9-1950)

Hỏi: Xin Chủ tịch cho biết cảm tưởng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với việc Liên Xô, Trung Hoa và các nước dân chủ mới công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Trả lời: Chúng tôi rất lấy làm vui sướng, phấn khởi và hiểu biết.

Hỏi: Ý kiến của Chủ tịch đối với việc đế quốc Mỹ công nhiên can thiệp vào nội tình Việt Nam?

Tiếp tục đọc

Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần 5)

Bác Hồ25. Trả lời phỏng vấn của A.Steele, phóng viên báo Mỹ New York Herald Tribune (13-10-1949)

1. Hỏi:  Mỹ hiện có sự hiểu lầm lớn về những điểm cǎn bản trong vấn đề Việt Nam. Xin Cụ vui lòng cho biết một lần nữa những yếu tố cần thiết để giải quyết cuộc xung đột giữa Việt Minh và Pháp?

Trả lời: Có sự hiểu lầm ở Mỹ là vì :

Tiếp tục đọc

Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần 4)

Bác Hồ19. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Standley Harrison phóng viên báo Telprress (3-1949)

1. Hỏi: Thế nào thì có thể chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam?

Trả lời : Pháp công nhận Việt Nam thống nhất thực sự và độc lập thực sự thì chiến tranh sẽ lập tức chấm dứt.

2. Hỏi: Cuộc chiến tranh này có phải là một sự uy hiếp cho hoà bình thế giới không?

Tiếp tục đọc

Bác Hồ với thơ cổ động báo chí cách mạng

Bác HồBác Hồ không chỉ là nhà cách mạng giải phóng dân tộc vĩ đại, danh nhân văn hóa, mà còn là một nhà báo lỗi lạc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã viết hàng nghìn bài báo, với hàng trăm bút danh khác nhau, đăng tải trên khắp các báo trong và ngoài nước như: Báo Nhân Đạo, Thợ Thuyền, Tạp chí Cộng sản (Pháp), Sự thật, Thư Tín Quốc tế, Tiếng Còi, Công nhân Bakinski (Nga)… Đồng thời, Hồ Chí Minh còn là người sáng lập, làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút của rất nhiều tờ báo lớn trong nước và nước ngoài như: Le Paria (Người cùng khổ), Thanh Niên, Thân Ái, Việt Nam Độc Lập…

Tiếp tục đọc

Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần 3)

Bác Hồ11. Trả lời điện của một nhà báo nước ngoài (3-1948)

Hỏi: Thưa Chủ tịch, tôi kính trọng chúc Chủ tịch nǎm mới muôn sự tốt lành và rất cảm ơn Chủ tịch trả lời câu hỏi sau đây:

1. Kết quả nǎm đầu của cuộc kháng chiến thế nào. Và triển vọng nǎm nay sẽ thế nào? Trong nǎm nay có thể đi đến hoà bình không?

Tiếp tục đọc