Tháng 8, ngày 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị bàn về phương hướng chung và các phương án cụ thể của đấu tranh ngoại giao với Mỹ.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với một số cán bộ, anh chị em phục vụ trong Phủ Chủ tịch xem Đoàn xiếc nhân dân Trung ươngbiểu diễn trước khi Đoàn đi phục vụ bộ đội Trường Sơn.
– Biên bản Họp Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương, khóa III.
– Tư liệu lưu tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch, Hà Nội.
– Lịch sử xiếc Việt Nam (sơ thảo), Nxb. Hà Nội, 1995, tr.160.
Tháng 8, ngày 4
Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục họp Bộ Chính trị bàn về chiến tranh ngoại giao. Người phát biểu: nên cân nhắc vấn đề đối nội, đối ngoại của Chính phủ do Mặt trận Dân tộc giải phóng sẽ lập ra và phải đẩy mạnh phong trào quần chúng ở miền Nam lên mạnh hơn nữa.
– Biên bản Họp Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương, khóa III.
Tháng 8, trước ngày 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen quân và dân tỉnh Hà Tĩnh đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 200 của giặc Mỹ.
Người kêu gọi đồng bào, bộ đội và cán bộ Hà Tĩnh hãy phát huy thắng lợi, đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu và sản xuất giỏi hơn nữa, làm công tác giao thông vận tải và công tác phòng không nhân dân tốt hơn nữa, xứng đáng với truyền thống Xôviết Nghệ – Tĩnh anh hùng.
– Báo Nhân dân, số 5228, ngày 5-8-1968.
Tháng 8, ngày 5
Nhân dịp ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị lái xe giỏi và thợ sửa chữa xe giỏi toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minhđã tặng ngành xe quân đội lá cờ đỏ thêu dòng chữ:
“Yêu xe như con,
Quý xăng như máu,
Vượt mọi khó khăn,
Hoàn thành nhiệm vụ”
Người còn gửi Hội nghị 10 huy hiệu tặng 10 chiến sĩ lái xe và thợ sửa chữa giỏi.
– Tạp chí Hậu cần, tháng 9-1969, tr.37.
– Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992, tr.235-236.
Tháng 8, ngày 7
9 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe Bộ Chính trị báo cáo phương án đấu tranh ngoại giao với Mỹ.
– Biên bản Họp Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương, khóa III.
Tháng 8, ngày 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 82-LCT, thưởng tỉnh Quảng Bình Huân chương Độc lập hạng Nhì và gửi thư khen đồng bào, chiến sĩ tỉnh Quảng Bình lập chiến công vẻ vang bắn rơi 500 máy bay giặc Mỹ.
Người nhắc nhủ đồng bào, bộ đội và cán bộ Quảng Bình phải luôn luôn cảnh giác, chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, làm công tác giao thông vận tải và phòng không nhân dân cho thật tốt, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa…
– Bản gốc Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
– Báo Nhân dân, số 5232, ngày 9-8-1968.
Tháng 8, trước ngày 10
Chủ tịch Hồ Chí Minh điện gửi đồng bào xã Đoài, tỉnh Nghệ An thăm hỏi và an ủi các vị linh mục, tu sĩ và các gia đình đồng bào bị máy bay giặc Mỹ ném bom, gây nhiều thiệt hại về người và của.
Người kêu gọi đồng bào lương giáo hãy đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau, chính quyền địa phương phải tìm cách giúp đỡ đồng bào khôi phục lại đời sống bình thường, cùng nhau ra sức chống Mỹ, cứu nước.
– Báo Nhân dân, số 5233, ngày 10-8-1968.
Tháng 8, ngày 10
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 83-LCT, thưởng Huân chương độc lập hạng Nhì và gửi thư khen đồng bào, chiến sĩ khu Vĩnh Linh đã lập chiến công vẻ vang, bắn rơi 200 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 33 tàu chiến Mỹ.
Nhân dịp này, Người tặng nhân dân Vĩnh Linh hai câu thơ:
“Đánh giặc cho Mỹ tan tành,
Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”.
– Bản gốc Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
– Báo Nhân dân, số 5234, ngày 11-8-1968.
Tháng 8, ngày 12
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Ngài Anphôngxa Mátxamba Đebat, Tổng thống nước Cộng hòa Cônggô (Bradavin) nhân dịp lễ mừng lần thứ năm cách mạng Cônggô (Bradavin), chúc nhân dân Cônggô thu được nhiều thắng lợi trong sự nghiệp của Tổ quốc mình và cảm ơn sự ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống, Chính phủ và nhân dân Cônggô đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
– Báo Nhân dân, số 5237, ngày 14-8-1968.
Tháng 8, khoảng đầu tháng
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quà tặng các cháu ở trại trẻ Xí nghiệp giày vải Hà Nội.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội, Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội, 1985, tr.61.
Tháng 8, ngày 15
Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị báo cáo về tình hình bão lụt.
– Tư liệu lưu tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch, Hà Nội.
Tháng 8, trước ngày 16
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi huy hiệu của Người tặng 10 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng công an nhân dân đã dũng cảm, hết lòng phục vụ nhân dân13).
– Báo Nhân dân, số 5239, ngày 16-8-1968.
Tháng 8, ngày 19
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu quân sự Ghinê do Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội quốc gia nhân dân Ghinê làm trưởng đoàn sang thăm Việt Nam.
– Tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 8, ngày 20
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh của Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Người đã đọc tặng Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng hai câu thơ:
“Càng già, chí khí càng dai.
Chống Mỹ, cứu nước ít ai hơn già”.
– Báo Nhân dân, số 5244, ngày 21-8-1968.
Tháng 8, ngày 22
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Nhà nước ta gửi điện mừng nhân kỷ niệm lần thứ 24 Quốc khánh Rumani.
– Báo Nhân dân, số 5246, ngày 23-8-1968.
Tháng 8, ngày 24
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại sứ Triều Tiên và đoàn lưu học sinh Triều Tiên tại Hà Nội.
– Tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 8, ngày 27
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với đồng chí Trần Hữu Dực về việc tổ chức lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9.
– Tư liệu lưu tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch, Hà Nội.
Tháng 8, ngày 29 đến ngày 31
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng10, khóa III nhận định tình hình chiến trường miền Nam, nhằm đẩy mạnh tổng công kích tiến lên giành thắng lợi quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
– Biên bản Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương, khóa III.
Tháng 8, ngày 30
5 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương đi đặt vòng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
17 giờ, Người dự mít tinh tại Hội trường Ba Đình kỷ niệm ngày quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
19 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Người dự chiêu đãi nhân kỷ niệm 23 năm Quốc khánh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 96-LCT, công bố lệnh tha cho những phạm nhân đã được cải tạo tốt và giảm hạn tù cho những phạm nhân thật thà cố gắng sửa chữa trong thời gian ở trại.
– Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
– Bản gốc Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 8 ngày 31
15 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục họp Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng bàn về cách mạng miền Nam.
– Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 8, cuối tháng
Sau khi đọc bài viết trên báo Nhân dân biểu dương công tác quản lý chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ Từ Liêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tặng đồng chí Nghiêm Phú Bưởi, cán bộ quản lý nghĩa trang một huy hiệu của Người.
– Sách Đinh ninh lời Bác, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987, tr.149.
Tháng 8, cuối tháng
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi huy hiệu của Người tặng toàn Tiểu đội dân quân gái xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong 27 ngày (từ ngày 25-7 đến ngày 21-8-1968) đã độc lập và phối hợp với các đơn vị bạn bắn rơi ba máy bay giặc Mỹ.
– Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh, 1994, tr.104.
Tháng 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư báo tin đã nhận được thư quyết tâm của các đơn vị, đồng bào, chiến sĩ và cán bộ lực lượng cách mạngthành phố Huế.
Người nhắc nhở lực lượng cách mạng thành phố Huế thắng không kiêu, khó khăn tạm thời không nản chí, luôn luôn nắm vững đường lối giai cấp trong công tác quân sự, chính trị, ở thành thị cũng như ở nông thôn, phát huy ưu điểm, rút kinh nghiệm toàn diện để càng đánh càng thắng, càng thắng càng mạnh và căn dặn: “Mọi công việc bất kỳ to nhỏ, phải có quyết tâm thật cao, kế hoạch chu đáo thì mới bảo đảm chắc chắn thành công”.
– Sách Bác Hồ với Bình – Trị – Thiên, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Tỉnh uỷ Bình – Trị – Thiên, 1977, tr.51-52.
Tháng 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự và nói chuyện với Đảng đoàn Bộ Công an.
Đề cập đến vấn đề trật tự an ninh ở Thủ đô, sau khi nói rõ “Đối với Hà Nội, phải làm cho Thủ đô trong sạch về tinh thần và vật chất”. Người chỉ ra rằng: Muốn làm tốt việc này phải dựa vào dân, phải có kỷ luật và giáo dục, Người nhắc nhở: “Lãnh đạo phải quyết tâm làm cho Hà Nội được trong sạch”.
– Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Công an nhân dân Việt Nam, Viện Nghiên cứu Khoa học công an, 1980, tr.73-74.
Tháng 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư biểu dương tinh thần hết lòng vì tiền tuyến của quân dân Quảng Bình, trong chiến dịch vận tải “Vì miền Nam”, đã “trút gạo trong nồi cho miền Nam đánh thắng”, chỉ trong hai tháng 6 và 7 đã góp được 2.600 tấn gạo, kịp thời chuyển vào chiến trường Trị – Thiên.
Người dặn đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình phải tìm cách hoàn lại dân số gạo đã nhận vay, không được lợi dụng lòng tốt của dân.
– Quân khu IV: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.272.
——————
Chú thích: Từ tháng 5 đến tháng 8 (Năm 1968)
1. Thời gian này đồng chí Phạm Hùng đang chỉ đạo cách mạng ở miền Nam.
2. Nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
3. Danh sách 11 cán bộ và chiến sĩ được thưởng huy hiệu:
– Trương Xuân Châu, tiểu đội phó, công binh.
– Phạm Xuân Cự, tiểu đội trưởng.
– Lê Văn Doanh, trung đội trưởng, đại đội 4.
– Đào Xuân Kế, tiểu đội trưởng trinh sát, bộ đội công binh.
– Trần Văn Lọc, chính trị viên đại đội 8.
– Đặng Viết Phương, trung đội trưởng, đại đội 3, công binh.
– Đỗ Vinh Thắng, chiến sĩ lái xe, công binh.
– Nguyễn Huy Thược, chiến sĩ trinh sát, công binh.
– Nguyễn Thưởng, bí thư chi bộ.
– Nguyễn Văn Thưởng, tiểu đội phó, đại đội 3, công binh.
– Ma Văn Viên, tiểu đội phó, đại đội 2, công binh.
4. Ba nữ công nhân đức là: Magít Uybese (Magrit Uberscheer), Hanôlôre Pếtxơn (Hanolore Petzel), Divile Khalơ (Sybille Kahl), năm 1967 đã tặng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến Người đi thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau đó, Người đã đề nghị cho đăng bức thư lên báo Lao động, số ra ngày 13-7-1968.
5. Mười ba công nhân được thưởng huy hiệu:
– Nguyễn Xuân Phùng, lái xe, Đoàn Vận tải chủ lực Bộ Nội thương.
– Trần Đình Thủy, công nhân, Công ty tàu cuốc Hải Phòng.
– Vũ Trọng Châu, lái xe, Công ty Vận tải 202 Hải Phòng.
– Phạm Minh Tân, tự vệ,Công ty Vận tải 202.
– Nguyễn Văn Bái, cán bộ điều động giao thông vận tải Hải Phòng.
– Nguyễn Văn Can, công nhân bến phà ở Hải Phòng.
– Đồng chí Hòe, lái xe, đội 5, Xí nghiệp Vận tải ô tô Hồng Gai.
– Các chị Vũ Thị Ngọc, Đào Thị Bảy, Đặng Thị Hà, Vũ Thị Định và anh Vương Xa Ven, công nhân Cảng Hải Phòng.
6. Danh sách các cháu được thưởng:
– Hoàng Văn Phòng, Trường cấp III Tây Sơn, Tiền Hải, Thái Bình.
– Vòng Chắt, dân tộc Mèo, Lai Châu.
– Hoàng Văn Ngày, dân tộc Nùng, Trường cấp I Hợp Thành, Cao Lộc, Lạng Sơn.
– Nguyễn Thị Nghinh, xã Nhân Thịnh, Lý Nhân, Nam Hà.
– Lê Xuân Dung, Trường cấp II Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội.
– Lê Thu Hà, Trường nội trú khu Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Hoàng A Hà, dân tộc Hoa, trường cấp I, thị xã Cao Bằng.
– Trần Thị Liễu, Trường Sóc Giang, Hà Quảng, Cao Bằng.
7. Chỉ tướng Oétmolen.
8. Hakin.
9. Trong số thầy, cô giáo được thưởng có: chín thầy, cô dạy vỡ lòng, 45 thầy, cô dạy cấp I, 35 thầy, cô dạy cấp II, 11 thầy, cô dạy cấp III.
– Trong số 1.183 học sinh được thưởng có: 490 học sinh cấp I, 633 học sinh cấp II, 60 học sinh cấp III.
10. Danh sách tám người được thưởng huy hiệu là:
– Phạm Đức Tôn, bộ đội công binh.
– Trần Hâm, công an.
– Nguyễn Chiến, công nhân Đoàn xe.
– Đồng chí Vân, thượng sĩ, cảnh sát ty Công an tỉnh.
– Bà Duẩn, xã viên Hợp tác xã Trung Nam, huyện Bố Trạch.
– Phan Văn Pháp, công nhân cầu đường.
– Bùi Đức Hợi, công nhân lái xe Đoàn 8.
– Nguyễn Học, học sinh trường cấp II.
11. Danh sách những thương binh được tặng huy hiệu:
– Lê Viết Thập, xã Đông Phú, Đông Sơn, Thanh Hóa.
– Phạm Viết Tại, xã Đông Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa.
– Nguyễn Thanh Xuân, xã Hồng Phong, Nam Sách, Hải Hưng.
– Nguyễn Văn Cù, xã Phương Thịnh, Tam Nông, Vĩnh Phú.
– Nguyễn Đắc Trách, ở Công ty kiến trúc Hà Nội.
– Trần Kim Tư ở Nam Đàn , Nghệ An.
– Phạm Văn Ngang, xã Đại Đồng, Vân Lâm, Hải Hưng.
– Nguyễn Kim Sơn, xã Hòa Bình, Ân Thi, Hải Hưng.
– Nông Văn Hoan, xã Xí Hai, Hà Quảng, Cao Bằng.
Các gia đình liệt sĩ được tặng huy hiệu:
– Cụ Đinh Văn Gia, bố liệt sĩ Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa.
– Chị Đỗ Thị Nô, vợ liệt sĩ xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.
– Chị Đoàn Thị Ty, vợ liệt sĩ, xã Thái Hòa, Bất Bạt, Hà Tây.
12. Hội nghị thế giới lần thứ 14 chống bom nguyên tử và bom khinh khí, khai mạc ngày 31-7-1968 tại Nhật Bản.
13. Danh sách 10 người được tặng:
– Phạm Văn Công, hạ sĩ cảnh sát, Hải Phòng.
– Đào Vinh, công an, Nghệ An.
– Hà Văn Thọ, công an, Lai Châu.
– Ba cảnh sát giao thông khu vực Hải Phòng, hạ sĩ Xâm, chiến sĩ Bách và chiến sĩ Trung.
– Đinh Văn Minh, chuẩn úy cảnh sát khu Ba Đình, Hà Nội.
– Đỗ Đình Toàn, hạ sĩ, cảnh sát giao thông khu vực, Hải Phòng.
– Hai chiến sĩ công an vũ trang khu vực Vĩnh Linh: Trần Dũng Lê, Nguyễn Quốc Lành.
Nguồn: dangcongsan.vn
Vkyno (st)
Bạn phải đăng nhập để bình luận.