Tag Archive | Thời sự

Tự phê bình và phê bình phải là vũ khí sắc bén

QĐND – Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giáo dục cán bộ, đảng viên nắm chắc, khéo sử dụng vũ khí tự phê bình – phê bình và sửa chữa để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố chính quyền. Người khuyên: “Ai cũng cần tắm rửa cho mình mẩy sạch sẽ. Thì ai cũng cần tự phê bình cho tư tưởng và hành động đúng đắn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu vấn đề và tự giải đáp: “Tự phê bình là gì? Là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguồn: Internet

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình – phê bình thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc giải phóng dân tộc…, tự phê bình – phê bình được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện đúng đắn, nghiêm túc. Đây là vũ khí sắc bén, góp phần quan trọng nâng cao lòng yêu nước, tinh thần và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trước vận mệnh đất nước, đã làm nên những chiến thắng huy hoàng của dân tộc ta.

Tuy nhiên, hiện nay việc hiểu và thực hiện tự phê bình và phê bình ở một số địa phương, đơn vị, một số bộ, ngành, đang có những biểu hiện không đúng đắn. Chẳng hạn, có những kẻ, trước các kỳ đại hội, hoặc bổ nhiệm, thì tung tin, dựng chuyện cho “đối thủ”, rồi lợi dụng tự phê bình – phê bình hạ thấp uy tín để tranh chức, đoạt quyền. Đó đây vẫn còn biểu hiện tự phê bình và phê bình mang tính hình thức, tự phê bình thì nói về thành tích thật to lớn, sâu sắc, nhưng đề cập đến khuyết điểm chỉ kể ra cho gọi là có. Khi phê bình cấp trên, thì toàn nói về những khuyết điểm xét về hình thức có vẻ nghiêm trọng, nhưng thực chất là sự nịnh nọt, tâng bốc lẫn nhau, nhất là những kẻ cơ hội về chính trị… Chính vì vậy, các thế lực thù địch đã lợi dụng để ra sức tuyên truyền, xuyên tạc một cách hiểm độc về tư tưởng tự phê bình – phê bình của Hồ Chí Minh. Một mặt chúng cho rằng, tự phê bình và phê bình chỉ là công cụ để tranh giành quyền, chức trong bộ máy Đảng và chính quyền các cấp. Mặt khác, chúng tìm mọi cách lôi kéo, móc nối với những kẻ cơ hội trong Đảng sử dụng tự phê bình – phê bình để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thực hiện những ý đồ đen tối.

Để góp phần xây dựng Đảng vững mạnh, làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và phát huy tốt hiệu quả của vũ khí tự phê bình và phê bình, các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và hiệu quả tự phê bình – phê bình. Trong đó tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, phải tổ chức học tập và quán triệt lại một cách nghiêm túc, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình – phê bình.

Thứ hai, tổ chức hoạt động tự phê bình và phê bình trong các cấp bộ Đảng, chính quyền, nhất là cấp cơ sở một cách thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Đây là giải pháp có tầm quan trọng bậc nhất và mang ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng Đảng, Nhà nước và quân đội ta trong sạch, vững mạnh.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa tự phê bình và phê bình với cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham ô, tham nhũng nhằm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện tốt giải pháp này cùng một lúc đạt được các mục tiêu sau: Giảm thiểu được những thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong bộ máy Đảng và chính quyền các cấp, trong thi hành công vụ: Phát hiện sớm các biểu hiện tham ô, tham nhũng, nhờ đó giảm thiểu tổn thất về tài sản và tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, đồng thời, bảo vệ được cán bộ, đảng viên và uy tín của Đảng, Nhà nước: Hạn chế tối đa những kẽ hở, không để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá.

Tóm lại, tự phê bình – phê bình là hoạt động mang tính tất yếu, thường xuyên, liên tục của một đảng cầm quyền như Đảng ta. Có làm tốt hoạt động này, thì Đảng mới vững mạnh, mới hoàn thành sứ mệnh của một đảng cầm quyền, lãnh đạo cách mạng nước ta đi đến thắng lợi.

Đại tá, PGS, TS Hoàng Minh Thảo
qdnd.vn

“Luôn luôn tưởng nhớ đến thương binh, liệt sỹ”

Cho đến nay, hàng năm, ngày 27 tháng 7 được coi là “Ngày Thương binh – Liệt sỹ”. Đạo lý tôn thờ những người chết vì nước đã được tôn vinh ngay từ những ngày đầu nước nhà độc lập.

Đầu tháng 11 năm 1945, nhân một số chiến sỹ và đồng bào bị giặc Pháp giết chết, những cuộc Lễ truy điệu đã được tổ chức trọng thể với sự tham dự của nhiều tôn giáo. Lễ tổ chức được kỷ niệm trang trọng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội (ảnh 1), có sự tham dự của giới Phật tử (ảnh 2), Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân đến dự Lễ cầu siêu tại Nhà Hát Lớn Hà Nội cùng cố vấn Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại) (ảnh 3).

Ngày 30/4/1946, tại cuộc họp Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo việc được “Hội giúp binh sỹ bị nạn” tại Huế mời ra làm Chủ tịch Danh dự và các Bộ trưởng làm Hội viên Danh dự và đề nghị Chính phủ nên đáp lại bằng việc ra thông tư cho các địa phương nên có hình thức tỏ lòng biết ơn đối với các chiến sỹ …

Ngày 27/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Ban thường trực của Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” nêu rõ: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa. Của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta. Đó là những chiến sỹ mà ngày nay một số đã thành thương binh. Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc…Vì vậy, Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy…”.

Thư nhấn mạnh: “Ngày 27 tháng 7 là một dịp để cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái, là tỏ ý yêu mến thương binh” và đưa ra một số sáng kiến thiết thực trong “Ngày Thương binh”, đồng thời “tôi xin xung phong gửi chiếc áo lót bằng lụa chị em phụ nữ gửi tặng, 1 tháng lương, 1 bữa ăn của tôi cùng 1 bữa ăn của các nhân viên Phủ Chủ tịch cộng lại là 1.127đồng”.

Từ năm 1948 Ngày Thương binh – Liệt sỹ được tổ chức vào ngày 27 tháng 7 và trở thành một cuộc vận động chính trị sâu rộng. Tháng 7 năm ấy, Bác viết  thư gửi “Anh em thương và bệnh binh”.

Với anh em thương và bệnh binh, Bác chia sẻ: “Các đồng chí đã hy sinh một phần xương máu vì Tổ quốc… Các đồng chí không khỏi phân vân. Nhưng không, các đồng chí nên một mặt nuôi lại sức khoẻ, một mặt cố gắng học tập. Khi đã khôi phục sức khoẻ, các đồng chí sẽ hăng hái tham gia công tác tăng gia sản xuất, để giúp ích cho Tổ quốc, cũng như các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên người công dân kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sỹ kiểu mẫu ngoài mặt trận. Tôi cùng đồng bào luôn luôn nhớ đến các đồng chí”.

Ngày 27/7/1950, tại chiến khu Việt Bắc, Bác lại viết thư gửi Ban Tổ chức Trung ương Ngày Thương binh – Liệt sỹ trong đó có đoạn: “Càng tưởng nhớ đến những người con dũng cảm của Tổ quốc, thì mọi người càng thêm hăng hái thi đua làm trọn nhiệm vụ tổng động viên, để chuẩn bị đầy đủ, để chuyển mạnh sang tổng phản công, để tranh lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc. Mà cũng để trả thù cho thương binh và liệt sỹ ta”.

Ngày 27/7/1952, đúng vào Ngày Thương binh – Liệt sỹ, Bác gửi điện tới Bộ trưởng Bộ Thương binh và Cựu binh nhờ chuyển một tháng lương ủng hộ,  nhắc nhở đồng bào nên coi việc giúp đỡ thương binh “là một nghĩa vụ của nhân dân đối với những chiến sỹ bị thương bị bệnh, không nên coi đó là một việc “làm phúc”. Đồng thời cũng khuyên anh em thương binh “phải tránh tâm lý “công thần”, coi thường lao động, coi thường kỷ luật”…

Ngày 28/7/1954, Bác viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh biểu dương những sáng kiến và một số tấm gương trong phong trào chăm sóc các đối tượng có công cũng như những thương binh gương mẫu.

Đồng thời, thư cũng khuyên “các thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ thì cần phải biết ơn sự săn sóc của đồng bào; cần phải cố gắng tăng gia sản xuất, tự lực cánh sinh, tuỳ theo khả năng mà tham gia các công tác trong xã, chớ nên yêu cầu quá đáng, ra vẻ “công thần” và như thường lệ gửi một tháng lương của mình để làm quà cho thương bệnh binh.

Ngày 27/7/1956, cũng nhân “Ngày Thương binh – Liệt sỹ”, Bác gửi thư không chỉ động viên toàn xã hội quan tâm mà còn “nhắc nhở anh em thương binh, bệnh binh: Đã là quân nhân cách mạng thì bao giờ cũng phải là chiến sỹ anh dũng. Khi ở Trại thì anh em nên thi đua học tập và công tác. Lúc ra Trại, thì nên hăng hái tham gia công tác sản xuất ở địa phương, ở cơ quan”.

Theo http://bee.net.vn
Thu Hiền (st)

Người thương binh nặng làm theo lời Bác

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 10 km về phía Tây, có một Trang trại du lịch sinh thái được nhiều người tìm đến và bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp của nó. Chủ nhân của trang trại ấy là anh Phạm Công Cường – thương binh hạng ¼ mất sức 83%. Tuy là thương binh nặng, nhưng anh Cường vẫn luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”.

Năm 1967, mới 17 tuổi, Cường trốn gia đình đi bộ đội, làm lính đặc công ở Sư đoàn 304 chiến đấu tại Quảng Trị. Tháng 10 năm 1971, trong 1 trận đánh, anh bị thương vào đầu, cột sống và đứt dây chằng cổ chân phải.

Rời chiến trường về với thương tật hạng ¼ mất sức 83%, nhưng anh quyết tâm không để mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Được tổ chức sắp xếp làm trong Viện nghiên cứu Vật liệu xây dựng – Bộ kiến trúc, sau đó, anh tham gia học tại chức Khoa Sinh hoá Trường Đại học Tổng hợp. Nhờ duyên trời xe, người thương binh ấy trở thành con rể của “vua lốp” Hà Nội Nguyễn Văn Chẩn. Được ông bố vợ giúp đỡ, cùng với kiến thức học được trong trường đại học, anh đã thành lập Tổ hợp cao su Quyết Thành chế tạo săm lốp cao su từ đồ phế thải. Vốn là người thông minh và có ý chí, anh không ngừng nghiên cứu tìm tòi và đã cho ra đời nhiều sản phẩm có giá trị. Năm 1983, anh đã chế tạo thành công bạc bơm dầu (gioăng chịu dầu) góp phần quan trọng phục hồi máy biến áp của Sở Điện lực Hà Nội đã bị vô hiệu hoá vì thiếu phụ tùng ngoại nhập. Năm 1990, bằng vật tư trong nước, anh lại chế tạo thành công sản phẩm phíp – ba kê lít, một loại vật liệu cách điện rắn dùng trong biến thế của ngành năng lượng, thay thế hàng nhập ngoại. Sản phẩm này được cấp Bằng sáng chế tại Hội chợ triển lãm năm 1992.

ngươi thuong binh nang lam theo loi bac

Thương binh Phạm Công Cường

Rồi đến năm 1995, người thương binh ấy lại bắt tay vào cải tạo và làm hồi sinh vùng đất bị bỏ hoang rộng 18.000m2 ở quê hương mình (thôn An Trai – xã Vân Canh – Hoài Đức – Hà Nội).

Kể về những ngày gian khó ấy, anh bồi hồi nhớ lại: Những năm 90, trong một vài lần về quê ăn giỗ, thấy đầu làng có khu đất vốn là các lò gạch bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, lổn nhổn những hố hộc. Người làng kể rằng đó là hậu quả của những lò gạch thủ công trước đây đã để lại một vùng đất nghèo dinh dưỡng, cây cối không sống được do đất bị “gạch hoá” khiến nền đất rất cứng. Nơi này đã từng có 2 trẻ con chết đuối và không mấy người dám bén mảng tới làm khu đất hoang hoá càng âm u. Cùng lúc ấy, Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại. Anh bàn với vợ mạnh dạn xin xã đấu thầu khu đất ấy. Mọi người đều khuyên anh nên nghĩ lại bởi biết sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Chính ông Trần Xuân Đính – Chủ tịch xã Vân Canh và Bí thư Đảng uỷ xã Nguyễn Thế Cử đều khuyên thật lòng: “Vợ chồng chúng tôi khoẻ mạnh, có 3 sào ruộng khoán nục nạc mà còn làm còng lưng vẫn phải chân le chân vịt mới đủ sống. Anh là thương binh nặng, chị là con gái Hà Thành làm sao làm nổi…”

Nhưng anh suy nghĩ và lý giải: Người ta còn tìm mua đất Trang trại ở Ba Vì, Phú Thọ còn được, thế mà quê mình ngay sát Hà Nội lại có vùng đất bỏ hoang là sao? Với quyết tâm cải tạo vùng đất ấy, anh đã mạnh dạn xin Uỷ ban xã cho đấu thầu. Tháng 10 năm 1995, khu đất hoang hoá rộng 18.000m2 được chính thức giao cho vợ chồng anh Cường sử dụng trong vòng 13 năm. Một cuộc chinh phục cải tạo “vùng đất chết” bắt đầu. Nó cam go không kém gì trận đánh ngoài mặt trận. Những ngày đầu tiên, vợ chồng anh mất hàng năm trời thuê thợ đắp ao, tạo gò. Hàng trăm xe đất phù sa được chở đến cùng với phân trâu bò để bón cho cây, cải tạo đất. Trong 2 năm đầu lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng anh làm mô hình V.A.C gồm chuồng trại, vườn cây, ao cá giống. Chỉ sau 2 năm, trong chuồng thường xuyên có khoảng 100 đầu lợn, ao cá mỗi năm xuất từ 7- 8 tấn cá thịt và nhiều loại gia cầm khác. Anh đã giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động quanh năm. Và cơ bản anh đã giúp bà con nhìn nhận đúng về cách quy hoạch mô hình V.A.C ở nông thôn. Đến nay, vùng đất của anh đã được “quy hoạch” đâu ra đấy. Anh chia 10.000m2 đất làm 3 ao nuôi cá giống, xây tường bao kiên cố, 2 hồ lớn nuôi cá thịt và làm dịch vụ câu cá. Xen giữa ao hồ là chuồng trại, vườn sinh thái với đủ loại cây ăn quả. Bao quanh trang trại là 1 con kênh đào rộng 2m với gần 1000 gốc tre làm bờ rào. Trong vườn có khoảng 200 gốc nhãn lồng, 100 gốc vải thiều, hơn 1000 gốc cau cảnh, gần 200 giò phong lan và nhiều loại cây khác. Chị Quyết – vợ anh – thường nói vui: trong nhiều năm qua, vợ chồng anh chị đã “vứt bạc tỉ xuống đất để nhặt lên từng đồng”. Nhưng rồi đất chẳng phụ người. Đến nay anh chị đã có một cơ ngơi khang trang bề thế.

Tiếng lành đồn xa. Nhiều khách du lịch và cựu chiến binh đã về đây tham quan. Có những thương binh nặng không thể đi tham quan khắp trang trại, anh xây hẳn một nhà để các anh có chỗ dừng xe nghỉ chân uống nước. Nhân kỷ niệm 56 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7/2003, đồng chí Nguyễn Đức Triều – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam và Thiếu tướng Hoàng Đan – Thủ trưởng cũ của anh đã đến thăm Trang trại và trồng cây lưu niệm. Trang trại của anh cũng đã từng được đó tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Lê Huy Ngọ về thăm và động viên.

Khi được hỏi xuất phát từ động lực nào mà anh lại nảy sinh quyết tâm hồi sinh “vùng đất chết” ở quê nhà, anh Cường tâm sự: “Tôi làm vậy trước hết là theo lời dạy của Bác, muốn khẳng định rằng những thương binh như tôi không phải là gánh nặng cho xã hội, mà còn làm giàu cho quê hương đất nước. Mặt khác, để xã hội nhìn nhận chúng tôi là những người “tàn mà không phế”. Hơn nữa, tôi bắt tay vào cải tạo ngay mảnh đất bỏ hoang ở quê mình cũng là vì sự giàu đẹp của quê hương, chứ nếu chỉ nghĩ cho gia đình thì với số tiền ấy đem gửi tiết kiệm cũng đủ sống mà các con vẫn được học hành tử tế…”. Tuy nhiên, anh cũng bộc lộ băn khoăn bởi hợp đồng ký thuê đất là 13 năm (từ ngày 25/10/1995 và kết thúc ngày 01/01/2009). Từ đó đến nay, Uỷ ban nhân dân xã Vân Canh đã làm việc với vợ chồng anh 3 lần nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng mới theo quy đinh của pháp luật. Bởi một điều giá thuê đất của hợp đồng cũ (thời điểm 1995) là 0,111kg thóc/m2 tương đương 40 kg /sào/năm, trong khi giá của dự thảo hợp đồng mới đã bị đẩy lên là 3.000 đồng/m2/tháng (thời hạn chỉ 5 năm). Anh mong muốn có một chính sách nào thoả đáng để anh chị bõ công bỏ mồ hôi công sức trên vùng đất hoang hoá được đền đáp xứng đáng khi tận hưởng nguồn thu.

Nhìn cơ ngơi của anh chị, có ai nghĩ cách đây vài chục năm nơi này đã từng bị gọi là “vùng đất chết”. Với bàn tay khối óc và ý chí nghị lực của người lính Cụ Hồ, anh thương binh Cường đã bắt đất phải hồi sinh, trả lại màu xanh cho mành đất ở quê hương. Anh thật xứng đáng với cái tên gọi Bộ đội Cụ Hồ. Bởi lời dặn của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế” đã luôn khắc ghi trong tâm khảm của người thương binh nặng ấy.

Thực hiện lời căn dặn của Bác, đến nay, nhiều thương binh như anh Cường đã vượt lên khó khăn, không những không trở thành gánh nặng của xã hội, mà còn làm giàu cho quê hương đất nước. Thật cảm phục biết bao trước những con người đầy nghị lực và ý chí phi thường ấy đã từng đổ máu xương bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, nay lại mang công sức của mình nguyện là một viên gạch hồng xây dựng quê hương. Các anh mãi mãi là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo, mãi mãi là những người “tàn mà không phế”, luôn được xã hội kính phục và tôn vinh.

Nguyễn Thị Diệp
Theo tuyengiao.vn
Thu Hiền (st)

Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tri ân các Anh hùng liệt sỹ và những người có công với cách mạng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ chuyển lại cho chúng ta”. Vì vậy, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã trở thành truyền thống, là nghĩa cử cao đẹp của thế hệ đi sau. Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cùng làm nhiều công việc thể hiện nghĩa cử cao đẹp đó, tri ân các anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng như: Tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, nhận phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam DIOXIN, giúp đỡ thương, bệnh binh và gia đình liệt sỹ, tìm mộ liệt sỹ…

Thực hiện lời dạy của Người, thiết thực kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng Kế hoạch số 1463/KH-CT ngày 07/6/2012 về việc “Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2012) nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động trong đơn vị nhận thức sâu sắc ý nghĩa thiết thực của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, tri ân với những người có công với cách mạng và tổ chức tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” hướng tới các ngày kỷ niệm lớn trong năm 2012.

Bai chinh sach.TT Dien phat bieuThiếu tướng Đặng Nam Điền – Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng phát biểu tại
lễ khởi công xây nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sỹ tại Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hóa

Với tinh thần đó, các cơ quan, đơn vị trong toàn Bộ Tư lệnh đã quán triệt và phổ biến đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động trong cơ quan, đơn vị mình Chỉ thị số 523 -CT/QUTƯ ngày 02/12/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương; Kế hoạch số 836-KH/ĐU ngày 05/4/2012 của Đảng ủy Đoàn 969; Hướng dẫn số 1026/HD-CT của Phòng Chính trị về việc “Triển khai thực hiện Kế hoạch số 836-KH/ĐU của Đảng ủy Đoàn 969 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách trong quân đội và chính sách hậu phương quân đội giai đoạn 2011-2015”.

Bai chinh sach.TT Dien chup anh lu niemThiếu tướng Đặng Nam Điền – Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng
dự lễ bàn giao nhà tình nghĩa tại Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hóa

Ngay từ giữa quý I năm 2012, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phối kết hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức đi khảo sát và khởi công xây dựng 02 nhà tình nghĩa tại Sầm Sơn, Thanh Hóa bằng kinh phí từ quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” Bộ Quốc phòng và 01 nhà tại Đoan Hùng, Phú Thọ bằng nguồn kinh phí do cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động trong đơn vị đóng góp. Đây là hoạt động mang đầy ý nghĩa giáo dục truyền thống đối với cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động trong đơn vị nói riêng và đối với nhân dân các địa phương đơn vị xây tặng nhà tình nghĩa nói chung. Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” đã giúp nhiều gia đình chính sách cải thiện cuộc sống, vươn lên trong khó khăn, mất mát làm nên những “đóa hoa thơm cho đời” thực hiện lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”, tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” của gia đình cách mạng để xây dựng cuộc sống mới cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Bai chinh sach.TT LamĐại tá Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đại diện Đoàn thắp hương
tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn

Từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2012, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức cho Đoàn chính sách là thương binh, thân nhân liệt sĩ, các đồng chí công đoàn viên tiêu biểu có thời gian công tác từ 25 năm trở lên đi tham quan, học tập tại các tỉnh miền Trung. Đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9, Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Mười cô gái Ngã Ba Đồng Lộc. Nơi ấy đã diễn ra những trận đánh oanh liệt, những mất mát hy sinh to lớn của quân và dân ta và những đồng đội đã ngã xuống cho sự bình yên hôm nay. Đoàn đã lần lượt dâng hương tưởng niệm tại các nghĩa trang và Thành cổ Quảng Trị đồng thời tham gia đóng góp một phần kinh phí để sẻ chia, tôn tạo cảnh quan các khu di tích thể hiện những tình cảm tốt đẹp của từng thành viên trong đoàn tri ân và tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Trong những ngày tháng 7 linh thiêng này, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham dự lễ mít tinh của các địa phương kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ, hoà chung với phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” của cả nước đơn vị đã vận động và tổng hợp kết quả xây dựng quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” năm 2012 với sự tham gia của 100% cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ, người lao động với tổng số tiền là 143.372.000 đồng, trích nộp lên trên theo quy định, số tiền còn lại để xây tặng 01 nhà tình nghĩa theo kế hoạch đã đề ra. Việc đóng góp mỗi người một ngày lương xây dựng quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” đã trở thành thông lệ hàng năm trong quân đội nói chung và đối với cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng nói riêng thể hiện tình chân thành của người chiến sỹ cận vệ bên Lăng Bác dành tặng các gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm đặc biệt này.

Bai chinh sach.TT KiemĐại tá Nguyễn Trọng Khánh – Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng, Đại tá Cao Đình Kiếm
– Chủ nhiệm Chính trị dự lễ khởi công xây nhà tình nghĩa tại Đoan Hùng, Phú Thọ

Cũng trong dịp này, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã tổ chức thăm hỏi các đồng chí thương binh, Chỉ huy Bộ Tư lệnh đã đến thăm các gia đình chính sách trong đơn vị, thắp hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại gia đình người có công, tổ chức thăm, tặng quà các đồng chí mắc bệnh hiểm nghèo, các đồng chí ốm phải điều trị tại bệnh xá và các bệnh viện.

Để có được cuộc sống thanh bình, mçi cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ công tác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn thấm nhuần và khắc sâu lời dạy: Đời đời ghi nhớ công ơn, sự hy sinh anh dũng của các thế hệ đàn anh đi trước, đã xả thân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc để xây dựng nên giang sơn gấm vóc hôm nay và nguyện gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp, những truyền thống quý báu của quân đội, của dân tộc, thành quả cách mạng mà các thế hệ người Việt Nam đã không tiếc máu xương vun đắp. Xin được thành kính tri ân với các Anh hùng liệt sỹ và những người có công với cách mạng nhân dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2012)!

Phạm Văn Lực
bqllang.gov.vn

Hồ Chí Minh với cách mạng Lào

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, hai dân tộc láng giềng anh em Lào và Việt Nam cùng chung một kẻ thù và có chung một nguyện vọng thiết tha là sống trong hòa bình, độc lập và hữu nghị. Xét về lịch sử, Lào và Việt Nam có nhiều nét tương đồng, cùng sống trong một khu vực, cùng chung dãy núi Trường Sơn, cùng uống nước một dòng sông. Hai dân tộc Lào và Việt Nam nương nhờ vào nhau, giúp đỡ nhau như hai anh em ruột. Mối quan hệ láng giềng anh em đó bao giờ cũng thiết tha tình nghĩa và trong sáng tạo thành truyền thống quý báu, tạo thành sức mạnh và là nhân tố góp phần tạo nên thắng lợi của hai nước Lào và Việt Nam, điều này được các nhà lãnh đạo hai nước đánh giá và khẳng định.

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi chúng ta càng biết ơn và kính trọng Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, luôn quan tâm sâu sắc vấn đề giúp đỡ xây dựng, phát triển lực lượng, phát huy tinh thần độc lập tự chủ của cách mạng Lào, Người luôn là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường cho các thế hệ người Việt Nam cũng như nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp cách mạng của mỗi nước.

Nhìn lại lịch sử của hai dân tộc Lào và Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ: Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã xâm lược các nước Đông Dương Lào, Việt Nam và Campuchia. Như vậy, dưới ách thống trị của bọn thực dân, đất nước mất quyền độc lập, dân chủ, tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác và phá hoại.

Mặc dù, nhân dân ba nước Đông Dương bị đàn áp dã man, nhưng với tinh thần yêu nước cao cả, lòng căm thù giặc sâu sắc, nhân dân ba nước đã tiến hành cuộc đấu tranh kiên cường, dũng cảm. Ở Lào và Việt Nam cũng không ít liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước. Chẳng hạn: Phong trào của ông Kẹoông Cômmạđăm, phong trào của Chạuphạ Pắtachay, Phò Kạđuột,… Các phong trào này đều có sự kết hợp với cuộc nổi dậy của người dân ở Tây Nguyên và Tây Bắc Việt Nam. Mặc dù các phong trào đấu tranh của nhân dân hai nước tiến hành một cách tự phát nhưng cùng bản chất là chiến đấu chống quân xâm lược để giành lại độc lập cho đất nước của dân tộc Lào và Việt Nam.

Trên hành trình tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với lòng yêu nước nồng nàn đã từng bước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp cận tư tưởng giải phóng của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Từ thực tế tình hình trong nước và các nước Đông Dương lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đường lối cứu nước, Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản1. Như vậy, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930 do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã trở thành điểm khởi xướng, bước ngoặt trong tình đoàn kết và hợp tác giữa hai dân tộc, hai nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chính tình đoàn kết thân ái là điều kiện căn bản cho cuộc thắng lợi của cách mạng hai nước. Người khẳng định: Thắng lợi của nhân dân Lào cũng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Cũng như cố Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản luôn quan tâm nhắc nhở cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và nhân dân các bộ tộc Lào phải giữ gìn tình đoàn kết, mối quan hệ thiết tha, tình nghĩa trong sáng thủy chung với mối tình thân ái thắm thiết mà các nhà lãnh đạo hai nước xây đắp. Trong hội nghị rút kinh nghiệm công tác tác chiến tại Lào ngày 21-9-1965 Chủ tịch nói: Nhìn lại lịch sử hai mươi năm đấu tranh vừa qua, bất kể trong hoàn cảnh nào, ở đâu, hai anh em Lào và Việt Nam chúng ta cũng luôn luôn sống chết có nhau, cùng nhau làm cách mạng. Thắng lợi của cách mạng Lào là thắng lợi chung của chúng ta. Hai anh em chúng ta đồng cam cộng khổ, bát cơm chia đôi, cọng rau bẻ nửa, sướng khổ có nhau, quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta là quan hệ đặc biệt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc về vấn đề giúp đỡ xây dựng và phát triển lực lượng, phát huy tinh thần độc lập tự chủ của cách mạng Lào, coi giúp đỡ Lào vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ và coi đây là một nội dung quan trọng nhất của tình đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt – Lào. Nhân dân Lào cũng như nhân dân Việt Nam từ hoàn cảnh mất nước, chịu cảnh nô lệ, không được bình đẳng trong mọi lĩnh vực. Người còn khẳng định “Thắng lợi của nhân dân Lào cũng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam”2Trong lần gặp làm việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản vị lãnh đạo kính yêu – người con yêu quý của nhân dân các bộ tộc Lào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Người Việt Nam cũng như người Lào có nhu cầu cấp bách là phải đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp để cứu nước. Người Lào cần phải thành lập tổ chức người Lào kháng chiến, phải gây dựng cơ sở cách mạng trong nước, phải xây dựng lực lượng vũ trang là một trong những vấn đề quan trọng nhất.

Với sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, cách mạng của hai nước đã từng bước giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành công đã tác động và tạo cơ hội thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa tuyên bố độc lập của nhân dân Lào cho thế giới biết vào ngày 12-10-1945.

Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm và tàn bạo nhất của nhân dân Lào và Việt Nam cũng như của nhân dân yêu chuộng hòa bình và độc lập dân tộc trên thế giới. Đế quốc Mỹ có lực lượng quân đội thiện chiến, có vũ khí hiện đại, có âm mưu nham hiểm, xảo quyệt. Vì vậy, cuộc đấu tranh để giành thắng lợi của nhân dân Lào và Việt Nam đã trở thành sự nghiệp khó khăn, quyết liệt buộc nhân dân hai nước phải tiếp tục đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau chặt chẽ hơn nữa, đi vào chiều sâu và toàn diện vì sự sống còn của hai dân tộc, hai nước.

Thấy được trách nhiệm lịch sử đó, nhân dân hai dân tộc Lào – Việt Nam ngày càng tăng cường tình đoàn kết chiến đấu chặt chẽ, toàn diện và đa dạng hơn. Trên cương vị là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự tín nhiệm của những người cách mạng và nhân dân các bộ tộc Lào, Chủ tịch đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào. Năm 1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đội xung phong vùng Lao Nửa với nội dung: “Việc thành lập khu căn cứ Lào độc lập là nhiệm vụ cấp bách; Ban lãnh đạo đội xung phong vùng Lao Nửa phải cố gắng xây dựng cơ sở nhân dân ở vùng địch tạm chiếm cho bằng được. Tôi xin chúc Ban lãnh đạo hãy nhanh chóng thành lập khu giải phóng dân tộc”. Như vậy, ngày 20-0l-1949 đã đi vào lịch sử của cách mạng Lào, đội Lạtsạvông đã được thành lập và trở thành lực lượng vũ trang cách mạng và đây là tiền thân của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay. Sự ra đời của đội Lạtsạvông là sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của cách mạng Lào. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao nghĩa vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng Lào, coi đó vừa là trách nhiệm quốc tế, vừa là tự bảo vệ cách mạng Việt Nam. Người còn khẳng định trách nhiệm của cách mạng Việt Nam đối với việc giúp đỡ cách mạng Lào là “phải đề cao tinh thần hy sinh quốc tế”3. Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy, tinh thần hy sinh quốc tế đó với sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, vì sự sống còn của lực lượng quân đội hai nước trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển vùng giải phóng của Lào cũng là một chiến trường quyết liệt, góp phần đấu tranh tiêu diệt kẻ thù, phân chia và hạn chế lực lượng của địch; với tinh thần hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam, đã làm cho cách mạng Lào giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ví dụ: Chiến dịch Luổng Nậm Thà năm 1962; Chiến dịch Nậm Bạc, Phả Thi năm 1968; Chiến dịch Cụkiệt năm 1969… Các cuộc chiến đó đã thể hiện mối quan hệ, tình đoàn kết, sự hy sinh xương máu trong cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Mối tình đó được các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng sáng lập, giữ gìn, vun đắp ngày càng tốt đẹp như câu thơ của Bác Hồ ca ngợi tháng 3-1963 rằng:

”Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng  lội, mấy đèo cũng  qua.

Việt Lào, hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”4.

Chủ tịch Hồ chí Minh còn đánh giá: Sự nghiệp cách mạng của hai dân tộc Việt Nam – Lào đặc biệt gắn liền và ảnh hưởng lẫn nhau. Cách mạng Lào không thể tách rời sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và Cách mạng Việt Nam cũng không thể tách rời sự giúp đỡ của cách mạng Lào.

Như vậy, từ đầu năm 1951 tại Đại hội II, Đảng Cộng sản Đông Dương Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: ”Ở Lào cố gắng thành lập Đảng cách mạng, sau đó củng cố Đảng để Đảng có khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng ở Lào, về phần Việt Nam luôn sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ các đồng chí Lào”. Cho nên từ năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong muốn Lào có một chính Đảng để lãnh đạo cách mạng Lào giành độc lập dân tộc. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xuất việc đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam và tạo thành tiền đề cho Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập để lãnh đạo cách mạng Lào. Ngày 22-3-1955, với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Lào đã chính thức ra đời do Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn sáng lập và trực tiếp lãnh đạo. Với tư cách là Tổng Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã kết hợp chặt chẽ với Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng mối quan hệ, tình đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam để Đông Dương trở thành chiến hào chung trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Như Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản từng nói: Số phận đã gắn bó hai nước chúng ta, nhân dân Lào sẽ làm hết sức mình để góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân Việt Nam anh em. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhắc nhở rằng: Giúp đỡ bạn để bạn trưởng thành, không làm thay bạn. Đây là mục tiêu rất quan trọng được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại. Tư tưởng của Người là luôn tôn trọng độc lập dân tộc, quyền tự chủ của các bộ tộc Lào, giúp đỡ quốc tế đối với bạn Lào là vô cùng trong sáng, thủy chung, không tiếc xương máu và vật chất, giúp bạn phải làm sao cho bạn càng tin tưởng ở bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản khẳng định “Tư tưởng và tình cảm của Bác Hồ là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ sức mạnh đoàn kết đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi. Từ ngày cách mạng Lào còn trứng nước cho đến lúc đã trưởng thành, Bác Hồ luôn luôn quan tâm dẫn đường chỉ lối”.

Vì vậy, với sự giúp đỡ của Việt Nam, cách mạng Lào đã thu được thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ việc giành độc lập dân tộc trọn vẹn từ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đến việc xây dựng một nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào phồn vinh. Cho đến nay với cách mạng Lào, với nhân dân các bộ tộc Lào, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống động, là kim chỉ nam, là ánh sáng ngời ánh hào quang, tỏa sáng hôm qua, hôm nay, mãi mãi về sau và được hai Đảng, hai Nhà nước vận dụng vào cuộc cách mạng trong từng giai đoạn nhất định để tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính yêu gây dựng và vun đắp được phát huy và bảo vệ bằng sự hy sinh máu thịt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hai nước từ nhiều thế hệ đã và đang được củng cố và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là động lực, là quy luật của sự tồn tại và phát triển, là yếu tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước chúng ta, là tài sản quý báu của nhân dân hai nước để muôn đời con cháu chúng ta kế tục mãi mãi.

Một lần nữa chúng tôi khẳng định rằng sẽ tiếp tục hợp tác với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em, sẽ làm hết sức mình để bảo vệ và phát huy quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện của hai nước. Đó chính là thể hiện lòng trung thành và tình cảm của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính yêu, người đã gây dựng, vun đắp và giáo dục bồi dưỡng, chúng ta nâng niu mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt hiếm có này. Mối quan hệ ấy sẽ kết trái đẹp tươi bội phần và trở thành tài sản vô giá không phai mờ, để lại cho con cháu chúng ta tiếp tục kế thừa và gìn giữ.

___________

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.9, tr.314.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.6, tr.514.

3. Kho Lưu trữ Trung ương: Phông Ban Chấp hành Trung ương khoá III, ĐVBQ 140.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.11, tr.44.

GS, TS. Kikẹo Khàykhamphithun
Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị và hành chính quốc gia Lào
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản
Huyền Trang (st)
cpv.org.vn

 

 

 

Thương binh, liệt sỹ trong tư tưởng và tình cảm của Bác Hồ

Trong thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc (ngày 27 tháng 7 năm 1947), Người viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta?  Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh”.

Tam long bac voi thuong binhNgười đầu đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ tới đặt vòng hoa ở Đài liệt sỹ

Tư tưởng, tình cảm đó của Người lại được thể hiện trong lời kêu gọi, nhân ngày 27 tháng 7 năm 1948: “Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe doạ tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe doạ cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con của nhân dân ta.

Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết tâm đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào.

Họ quyết hy sinh gia đình và tài sản họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào.

Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống.

Họ là những chiến sĩ anh dũng của chúng ta.

Trong đó có người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận, có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ…”

Trải qua hàng chục năm ròng chiến đấu cho lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Đảng và Bác Hồ đã chỉ ra, hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh cả cuộc đời mình, hàng chục vạn người đã cống hiến một phần thân thể của mình, những mất mát ấy không thể bù đắp được. Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Người viết: Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Cho nên đối với “những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”, và Người giải thích: “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại”.

Với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Bác Hồ đã đề ra phương châm thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ thật rõ ràng, phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc và hoàn cảnh của đất nước: “đồng bào sẵn sàng giúp đỡ, Chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm thì anh em nhất định dần dần tự túc được.”

Thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, ngày 16 tháng 2 năm 1947, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 20/SL ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Người cũng đồng ý chọn ngày 27 tháng 7 làm Ngày Thương binh toàn quốc, là dịp để đồng bào “tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh”. Người còn thường xuyên viết thư thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, nhắc nhở trách nhiệm và động viên, biểu dương các địa phương, các đơn vị và cá nhân đã hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.

Tháng 11 năm 1946, trong thư gửi các địa phương, Người viết:

“Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến.

Tôi gửi lời chào thân ái cho các gia đình liệt sĩ đó và tôi nhận các con liệt sĩ làm con nuôi của tôi…”

Tháng 2 năm 1948, Người gửi thư dặn dò các cháu nhi đồng phát động công tác Trần Quốc Toản, với những tình cảm thiết tha:

“… 2. Bác không phải mong các cháu tổ chức những “Đội Trần Quốc Toản” để đánh giặc và lập nhiều chiến công, nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến, bằng cách giúp đỡ đồng bào.

3. Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội, giúp nhau học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào.

Trước thì giúp các nhà chiến sĩ, các thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ: quét nhà, gánh nước, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ quốc ngữ…

Đội này thi đua với đội khác. Mỗi tháng một lần, các đội báo cáo cho Bác biết. Đội nào giỏi hơn, Bác sẽ gửi giấy khen”.

Tháng 7 năm 1951, Người phát động phong trào “Đón thương binh về làng” với nội dung cụ thể“Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tuỳ theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp một thời gian. Không phải giúp bằng cách góp gạo nuôi thương binh, nhưng giúp bằng cách này:

1. Mỗi xã trích một phần ruộng công, nếu không có ruộng công thì mượn ruộng của những đồng bào có hằng tâm, hằng sản, nếu không mượn được ruộng thì chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã chung sức phát vỡ một số đất mới để giúp thương binh.

2. Chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong xã tổ chức việc cày cấy, chăm nom, gặt hái những ruộng đất ấy. Hoa lợi để nuôi thương binh.

3. Tuỳ theo số ruộng đất trích được, mượn hoặc khai khẩn được, mà đón nhiều người hoặc ít người thương binh về xã. Anh em thương binh sẽ tuỳ sức mà làm những công việc nhẹ, như học may, đan lát, hớt tóc hoặc giúp việc phòng giấy, việc bình dân học vụ trong làng….

Kế hoạch tỉ mỉ sẽ do Chính phủ cùng Mặt trận Liên Việt định sau.

Với lòng hăng hái và cố gắng của đồng bào, với sự nỗ lực của cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương, tôi tin chắc rằng công việc đón anh em thương binh về làng sẽ có kết quả tối đẹp”.

Và trong dịp Đảng, Chính phủ về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, Người đã dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ tới đặt vòng hoa ở Đài liệt sỹ. Trong diễn từ tại buổi lễ, Người viết:

“Hỡi các liệt sỹ.

Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc.

Tôi thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sỹ.

Một nén hương thanh.

Vài lời an ủi”.

Cảm động biết bao khi một vị Chủ tịch nước, hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sĩ lại gửi thư cùng một tháng lương của mình, kèm đó, khi thì một bữa ăn, khi thì một món quà (do đồng bào gửi biếu) để tặng anh em thương binh.

Với quan điểm khoa học và đầy tinh thần lạc quan “tàn nhưng không phế”, Bác khuyên anh em thương binh: “Khi đã khôi phục sức khoẻ phải hăng hái tham gia công tác sản xuất để trở nên người công dân kiểu mẫu. Bác chúc các gia đinh liệt sỹ trở thành những “gia đình cách mạng gương mẫu”.

Đã 55 trôi qua kể từ Ngày Thương binh – Liệt sỹ đầu tiên ấy. Mỗi năm, cứ đến ngày 27 tháng 7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác – Người cha già của dân tộc và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người.

Với sự mở đầu của Sắc lệnh số 20/SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sỹ, qua từng thời kỳ cách mạng được bổ sung, sửa đổi cả về đối tượng, tiêu chuẩn và các nội dung ưu đãi; đến nay chính sách thương binh, liệt sĩ đã phát triển thành hai Pháp lệnh: Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.

Từ An dưỡng đường số 1 được thành lập tháng 6 năm 1947 tại xã Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (cơ sở nuôi dưỡng thương binh) và một bộ phận làm chân tay giả ra đời ở vùng tự do trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, hệ thống cơ sở sự nghiệp của ngành được mở rộng ở nhiều tỉnh phía Bắc. Trong thời kỳ cả nước bước vào cuộc trường chinh chống Mỹ, cả nước đã có hàng trăm cơ sở sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương, với những trang thiết bị được đổi mới, phục vụ kịp thời cho việc phục hồi chức năng, nuôi dưỡng, đào tạo, dạy nghề và tổ chức sản xuất cho thương binh, thân nhân liệt sỹ.

Kế thừa đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” “Giúp binh sĩ bị thương”, từ những việc làm “Hiếu nghĩa bác ái” theo lời kêu gọi của Bác Hồ trong những ngày đầu cuộc kháng chiến “9 năm” đến những “hũ gạo tình nghĩa, con gà tình nghĩa, thửa ruộng tình nghĩa” trong thời kỳ cả nước “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đến nay phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ đã phát triển thành 5 chương trình của thời kỳ đổi mới. Phong trào “vườn cây tình nghĩa”, “ao cá tình nghĩa”…. được nảy nở từ ngay các thôn bản, làng xã, chương trình xây dựng, quản lý, sử dụng thống nhất Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” (Theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) được thể chế hoá theo Nghị định 91/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã làm cho công tác thương binh liệt sỹ mang tính xã hội hoá cao.

Theo lời Bác dạy: “tàn nhưng không phế”, tiếp nhận những ưu đãi từ chính sách của Nhà nước và sự tiếp sức của cộng đồng anh chị em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ đã phát huy truyền thống, năng lực, sở trường của mình trong hoàn cảnh mới để xứng đáng là những “Công dân kiểu mẫu”, những “Gia đình cách mạng gương mẫu”. Nhiều người trong số đó đã trở thành những nhà khoa học xuất sắc, thành những người làm ăn giỏi hoặc đang đảm đương những trọng trách là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở nhiều lĩnh vực từ Trung ương đến cơ sở, một số đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Những thành tựu nói trên không chỉ góp phần ổn định và nâng cao mức sống của thương binh, gia đình liệt sỹ mà còn góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, có tác dụng giáo dục toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều có ý nghĩa hết sức quan trọng là tự những kết quả của những năm thực hiện chính sách ưu đãi và chăm sóc thương binh, liệt sĩ, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học để đẩy mạnh toàn diện công tác này, nhằm đạt mục tiêu mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu ra: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân đối tượng chính sách tự vươn lên”. Đó cũng là điều mong ước của Bác trong thư Người gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh (tháng 7 năm 1951) là làm cho thương binh, gia đình liệt sỹ được “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có dịp tham gia hoạt động ích lợi cho xã hội”./

Theo uongnuocnhonguon.vn
Phương Thúy (st).
bqllang.gov.vn

Đoàn đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm báo công dâng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân và Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm lần thứ XIII, sáng ngày 19 tháng 6 năm 2012, đoàn đại biểu gồm 180 đoàn viên thanh niên tiêu biểu đại diện cho hơn 1300 đoàn viên thanh niên của Tổng cục đã đến trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh báo công dâng Người kết quả đã đạt được trong những năm qua.

Tong cuc canh sat phong chong toi pham 2012

Đoàn đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng và tổ chức Đoàn cấp trên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống luôn được các tổ chức Đoàn trong Tổng cục quan tâm với nhiều nội dung phong phú, thiết thực gắn với hoạt động thực tiễn của đơn vị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, lòng trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần nhiệt huyết, dũng cảm trong thực hiện nhiệm vụ cho đoàn viên thanh niên.

Phát huy tốt vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên, Tổng cục đã triển khai nhiều đợt thi đua cao điểm nhằm tấn công, trấn áp tội phạm bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện lớn của đất nước nhân dịp Tết Nguyên đán, Đại hội Đảng, các kỳ họp Quốc hội… Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “Thanh niên CAND học tập 6 điều Bác dạy –  Xung kích, sáng tạo, tình nguyện, lập công vì an ninh Tổ quốc”, “ Tuổi trẻ Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm văn hoá, kỷ cương, trách nhiệm”, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh: Xây dựng nếp sống văn hoá , vì nhân dân phục vụ”. Ban Chấp hành Đoàn đã trực tiếp dự thảo và tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo Bộ Công an và Trung ương Đoàn tiến hành ký kết Nghị quyết liên tịch về “Phối hợp hành động phòng chống ma tuý trong thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015”, qua đó bước đầu đã góp phần vào việc giáo dục, tuyên truyền hơn nữa tác hại của tệ nạn ma tuý, có tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên.

Trong nhiệm kỳ qua, Đoàn Thanh niên Tổng cục đã tổ chức nhiều các hoạt động chung sức cùng cộng đồng đền ơn, đáp nghĩa tiêu biểu như: Chiến dịch tình nguyện hè năm 2008 tại Quảng Trị và hoạt động tình nghĩa tại nước CHDCND Lào; Chiến dịch tình nguyện hè năm 2009 do Đoàn Thanh niên Tổng cục chủ trì phối hợp với các đơn vị khác đã huy động được với tổng giá trị quà tặng hơn 2 tỷ đồng; chủ trì và phối hợp với Đoàn Thanh niên thuộc Bộ Tổng Tham mưu – Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức Hành trình chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương hè 2011 tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi … Thông qua các phong trào, các đồng chí đoàn viên thanh niên đã thực sự trưởng thành, chín chắn trong suy nghĩ và có trách nhiệm trong hành động để thêm yêu quê hương đất nước, son sắc niềm tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, yêu ngành, mến nghề, không ngại gian khổ để cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Kết thúc buổi lễ, đồng chí Dương Thị Thanh Huyền – Uỷ viên Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm thay mặt cho toàn thể đoàn viên thanh niên Tổng cục xin hứa với Bác sẽ tiếp tục đoàn kết, không ngừng tu dưỡng, học tập, rèn luyện về mọi mặt, hăng hái thi đua lập công xuất sắc vì sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, của Bác và của nhân dân đã giành cho thanh niên nói chung và thanh niên Tổng cục nói riêng, xứng đáng với truyền thống anh hùng mà bao thế hệ cán bộ, chiến sỹ lực lượng cảnh sát đã dày công xây dựng./.

Duy Chính
bqllang.gov.vn

Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an báo công dâng Bác tại Khu Di tích K9

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 – 20/7/2012), ngày 10 tháng 7 năm 2012, tại Khu Di tích K9, 68 cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu đại diện cho trên 2 ngàn cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã tổ chức lễ báo công dâng Bác. Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng đến dự và chủ trì buổi lễ.

 Canh sat moi truong bao congCục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an báo công dâng Bác

Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, ngày 29 tháng 11 năm 2006 lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường được thành lập, đây là lực lượng nòng cốt thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Sau khi được thành lập, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã nhanh chóng ổn định, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lập nhiều chiến công tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành Cảnh sát về môi trường. Tính từ khi thành lập đến nay, đơn vị đã phát hiện, điều tra, khám phá được 18.400 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó có trên 700 vụ vi phạm pháp luật phức tạp, nghiêm trọng; chuyển cơ quan điều tra khởi tố 550 vụ; xử phạt hành chính và truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền phí môi trường cho Nhà nước và nhân dân, được quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh.

Với những thành tích đóng góp đó, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhì, 4 năm liên tục được Bộ Công an tặng Cờ đơn vị xuất sắc (2008 -2011) và nhiều Bằng khen, Giấy khen của lãnh đạo các cấp.

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường hứa sẽ không ngừng học tập và làm theo 6 điều Bác dạy Công an nhân dân: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”. Nêu cao truyền thống “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”, tận tụy trong công việc; xây dựng lực lượng Cảnh sát về môi trường ngày càng trưởng thành vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hải Tiếp
bqllang.gov.vn

Lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an thành phố Hà Nội tổ chức lễ báo công dâng Bác

Sáng ngày 15/7/2012, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh Cảnh sát nhân dân Việt Nam (20/7/1962 – 20/7/2012), Đoàn đại biểu Công an Hà Nội gồm hơn 1300 đồng chí là cán bộ, chiến sỹ tiêu biểu đại diện cho trên 18 ngàn cán bộ, chiến sỹ Công an Thủ đô về báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của Đảng, của Ngành, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và tấm lòng thành kính của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an Thủ đô với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Cong an HN bao congLực lượng Cảnh sát nhân dân Công an thành phố  Hà Nội tổ chức lễ báo công dâng Bác

 Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, được Đảng, Bác Hồ kính yêu giáo dục và rèn luyện, lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an Thủ đô đã cùng với lực lượng Công an nhân dân Thủ đô và Công an nhân dân cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, hy sinh gian khổ, xây dựng lực lượng ngày càng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng Công an nhân dân, được các cấp, các ngành và nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ và đã lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc trên mặt trận giữ gìn an ninh trật tự ở Thủ đô.

Trong công tác, trong chiến đấu, nhiều cán bộ, chiến sỹ đã nêu cao tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ, mưu trí, dũng cảm tấn công truy bắt tội phạm; không sợ hy sinh, gian khổ để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. Chiến tranh đã đi qua, nhưng máu của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát vẫn đổ xuống cho đất nước và Thủ đô bình yên, cho nhân dân hạnh phúc. Trong 26 năm đổi mới đến nay đã có hàng trăm chiến sỹ cảnh sát hy sinh và bị thương, hàng chục chiến sỹ cảnh sát bị phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ. Ghi nhận những đóng góp to lớn đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 15 đơn vị và cá nhân; hàng ngàn lượt tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương và nhiều phần thưởng cao quý khác, góp phần vào thành tích chung của công an thành phố nhiều năm liền được Chính phủ tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc”, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Những chiến công, thành tích đó đã tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an Thủ đô anh hùng.

Cong an HN tang bang khenBan lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội trao Huân chương Chiến công cho các cá nhân

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác dạy Công an nhân dân, cán bộ và chiến sỹ lực lượng Cảnh sát Công an Thủ đô đã hứa trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh:  “Mỗi đơn vị và cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân Công an Thủ đô tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những khuyết điểm, tồn tại; đoàn kết thống nhất cao, giữ nghiêm kỷ luật; không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tác phong, lối sống, xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh trấn áp tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Thủ đô. Xứng đáng là “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân, quên thân phục vụ”. Tại lễ báo công, Ban lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội đã trao Huân chương Chiến công cho 8 cá nhân đã lập thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ sự bình yên cho Thủ đô.

Hải Yến
bqllang.gov.vn

“Chúng tôi đã rơi nước mắt khi nghe kể về Bác”

“Ngày ngày Mặt trời đi qua trên Lăng. Thấy một Mặt trời trong Lăng rất đỏ…”, có lẽ nhà thơ Viễn Phương cũng không thể nghĩ rằng những câu thơ đầy cảm xúc ông viết trong một chuyến ra Bắc thăm Lăng Bác lại được một người dân Lào khe khẽ ngâm trong một sáng mùa hè giữa Thủ đô Hà Nội…

Doan dai bieu Lao 1Đoàn đại biểu Lào vào Lăng viếng Bác. Ảnh: Tuấn Việt

Trong khuôn khổ Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam – Lào, sáng ngày 17/7, Đoàn đại biểu Lào tham dự Liên hoan đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nơi ở và nơi làm việc của Người. Nắng sớm Hà Nội không gắt, khẽ khàng phủ từng tia sáng lên đoàn người đang bước chầm chậm vào Lăng. Sau nghi thức đặt vòng hoa và viếng Bác, những đại biểu đến từ đất nước Triệu Voi đã tới Khu Di tích Nhà sàn, nơi Bác từng sống và làm việc. Tại đây, những người con xứ Lào đã không kìm được xúc động khi tận mắt chứng kiến sự đơn sơ, giản dị trong nếp sống mà sinh thời vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam vẫn duy trì.

Đầu giờ sáng, sương ở những bụi cây xung quanh Khu Di tích vẫn chưa tan hết, không gian chợt thanh thoát một cách kỳ lạ. Đoàn người đứng quanh chiếc bàn Bác Hồ từng làm việc, nghe hướng dẫn viên kể những câu chuyện về Bác. Dường như, trong một khoảnh khắc nào đó, thời gian như dừng lại nơi đây. Một vài mế Lào lén chấm nước mắt; một vài mế khác để mặc sự xúc động cứ thế tuôn trào.

Mế Chanhthep Bounthilath đến từ thành phố Viêng Chăn, một trong những người đã từng che chở và giúp đỡ chuyên gia, quân tình nguyên Việt Nam đã vô cùng xúc động khi nghe kể về cuốn sách nhỏ nằm trên bàn làm việc của Bác. Giữa những chồng sách được sắp xếp một cách cẩn thận, cuốn sách nhỏ nằm khiêm tốn trên bàn. Nhưng đó lại là một trong những cuốn sách mà Bác Hồ quý nhất và luôn mang theo bên người. Cuốn sách là những ghi chép về gương người tốt, việc tốt mà lúc sinh thời Bác vẫn thường đọc và kể cho mọi người nghe. Nghẹn ngào, mế Chanhthep kể rằng, khi còn trẻ, mế đã được nghe rất nhiều câu chuyện về Bác Hồ, có những câu chuyện về sự vĩ đại, cũng có câu chuyện rất đời thường, nhưng chưa bao giờ mế được gặp Bác. Đó là một tâm nguyện mà mế nghĩ mình mãi không bao giờ đạt được. Lúc này đây, được tới thăm Lăng Bác, tận mắt thấy nếp sống và những kỷ vật giản dị của Người, hiểu được thế nào là tinh thần Hồ Chí Minh, mế nói mình đã thỏa được tâm nguyện.

Doan dai bieu Lao 2JPGNghe hướng dẫn viên kể những câu chuyện về Bác ở Khu Di tích Nhà sàn. Ảnh: Tuấn Việt

Trong số những đại biểu Lào ở đây, không phải ai cũng như mế Chanhthep lần đầu thăm Lăng Bác. Có người đã thăm vài lần, cũng có người không nhớ nổi số lần vào Lăng viếng Bác, nhưng họ đều gặp nhau ở một khoảng không gian riêng, nơi đó có sự xúc động, nghẹn ngào cùng niềm cảm phục khôn nguôi. Ông Bounxu Nammachak, Giám đốc Sở Công an thành phố Viêng Chăn, Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào – Việt thành phố Viêng Chăn đã có nhiều năm tháng gắn bó với Việt Nam. Học trung học, đại học, thạc sĩ rồi làm tiến sĩ ở Việt Nam, ông Nammachak nói rằng, quãng thời gian đẹp nhất thời hoa niên của ông gắn liền với đất nước anh em bạn bè này. Trong những năm về sau này, ngoài các chuyến công tác đến Việt Nam, năm nào ông Nammachak cũng dành thời gian trở lại Việt Nam.

Trong âm thanh trầm trầm của hướng dẫn viên, ông Nammachak khẽ khàng chia sẻ những cảm nghĩ về lãnh tụ của nhân dân Việt Nam: “Đồng chi Cay-xỏn Phôm-vi-hản của chúng tôi đã từng nói: Bác Hồ là người vĩ đại trong vĩ đại, giản dị trong giản di, khiêm tốn trong khiếm tốn. Đó là đức tính mà không phải lãnh tụ nào cũng có được. Nói về Bác Hồ, ai cũng cảm phục. Thời học sinh chúng tôi, mỗi khi nghe những câu chuyện về Bác Hồ, về quá trình Bác tìm đường cứu nước Việt Nam, hầu như ai cũng rơi nước mắt, thương và cảm phục Bác. Lúc nãy chúng tôi cũng vậy, khi nghe hướng dẫn viên kể về những năm tháng Bác sống và làm việc ở Khu Di tích Nhà sàn này, nhiều người trong đoàn đã rơi nước mắt”, ông Nammachak xúc động nói. Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào – Việt thành phố Viêng Chăn nói rằng, ông và những đồng chí trong đoàn đều tâm niệm rằng phải phấn đấu học theo đức tính giản dị và hy sinh của Bác, noi gương Bác. “Không chỉ là tâm niệm cho cá nhân chúng tôi, mà khi về nước, chúng tôi sẽ phát động những phong trào và khuyến khích thanh niên trẻ Lào học tập theo tấm gương Bác”, ông Nammachak cho hay.

Doan dai bieu Lao 3Cho cá ăn ở Ao cá Bác Hồ. Ảnh: Tuấn Việt

Ông Kongkeo Xaysongkham, Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào – Việt tỉnh Bô-ly-khăm-xay không thể nhớ nổi mình đã vào thăm Lăng Bác bao nhiêu lần. Không phải bởi ông vô tâm, mà bởi vì một năm ông đến Việt Nam không dưới ba lần và hầu như lần nào ông cũng dẫn con đến thăm Lăng Bác. Từng học tại Việt Nam, mối duyên của ông Xaysongkham với đất nước Việt Nam trở nên sâu đậm hơn khi ông cưới một cô gái Việt Nam. Xaysongkham nói ông nghĩ mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ hiếm có. “Vì sao? Hiếm có một dân tộc nào lại động viên và tiễn con mình, em mình đi chiến đấu và hy sinh vì xương máu cho một đất nước khác. Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã từng nói: Ở nơi nào có một giọt máu của người dân Lào đổ xuống, nơi đó cũng có một giọt máu của quân tình nguyện Việt Nam. Chỉ câu nói đó thôi đã đủ thay cho ngàn vạn lời hoa mỹ”, ông Xaysongkham bồi hồi nhớ lại.

Thời gian không có nhiều, dù rất lưu luyến, nhưng các bạn Lào vẫn phải kết thúc chuyến thăm Lăng Bác để tham gia nhiều chương trình khác của Liên hoan. Có một điều thú vị là khi đang trên đường sang Khu Di tích Nhà sàn thì Đoàn đại biểu Lào gặp các cháu thiếu nhi Việt Nam cùng các du khách nước ngoài cũng vào Lăng viếng Bác. Một cách tình cờ, họ đã nhập thành một đoàn. Và, chỉ trong một đoạn hành trình ngắn ngủi, một đại biểu Lào (biết tiếng Việt) đã kịp trao đổi với một bé gái Việt Nam về câu chuyện Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi và tình thương của Bác với các cháu.

Theo Thu Trang/Báo Quân đội nhân dân
Tâm Trang (st)
bqllang.gov.vn

Tuổi trẻ Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga báo công dâng Bác

Trong không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích xuất sắc hướng tới Đại hội Đoàn toàn quốc thứ X, kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ, sáng ngày 12/7/2112, Đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga lần thứ IV đã đến đặt hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và tổ chức lễ báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình, báo cáo với Bác những thành tích trong nghiên cứu khoa học, học tập, lao động, công tác góp phần vào quá trình xây dựng và trưởng thành của Trung tâm.

Trungtam nhiet doi Viet NgaTuổi trẻ Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga báo công dâng Bác

Tuổi trẻ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Trung tâm luôn ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với Bác – người đã hết lòng chăm sóc, giáo dục rèn luyện và dành cho các thế hệ thanh thiếu niên, nhi đồng tình yêu thương đặc biệt. Những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Trung tâm đã có bước tiến bộ trưởng thành, tổ chức Đoàn thường xuyên được củng cố, hoạt động của Đoàn ngày càng có hiệu quả, công tác giáo dục và phong trào thi đua đã bám sát được nhiệm vụ chính trị của đơn vị, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên. Với đặc điểm là đơn vị hợp tác quốc tế làm nhiệm vụ nghiên cứu công tác khoa học, trong 5 năm qua đoàn viên thanh niên Trung tâm đã tham gia và chủ trì thực hiện hơn 40 công trình, đề tài, dự án đạt kết quả tốt, đã có nhiều tập thể và cá nhân được Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, lãnh đạo Trung tâm tặng Cờ, Bằng khen, Giấy khen như: 2 giải Nhất Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” toàn quân 2010, 2011; 2 giải Khuyết khích Hội thi báo cáo viên toàn quân lần thứ III và IV… 100% các tổ chức Đoàn được công nhận vững mạnh, 21 đồng chí đạt Danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Trung tâm và 135 đoàn viên thanh niên đạt Danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. Ngoài ra, Đoàn còn tổ chức và triển khai có hiệu quả các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Ngày vì người nghèo”…

Tiếp tục thực hiện lời Bác dạy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Trung tâm đã thường xuyên làm tốt việc giáo dục, bồi dưỡng, lựa chọn giới thiệu đoàn viên ưu tú và đã có 20 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Trung tâm. Phong trào thanh niên đã xây dựng được nhiều nhân tố điển hình mới, nhiều tấm gương tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị như: Đồng chí Vương Văn Trường, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Trọng Dân, Phạm Mai Phương… và nhiều tập thể tiêu biểu khác.

Tham dự lễ báo công, bạn Nguyễn Bảo Ngọc, Phòng Sinh thái cạn, Chi nhánh phía Nam tâm sự: Thật xúc động khi lần đầu tiên được vào Lăng viếng Bác và báo công dâng Bác, đặc thù công việc là phải thường xuyên đi công tác, nghiên cứu nhưng mình vẫn cố gắng làm tốt nhiệm vụ chuyên môn và tích cực trong công tác Đoàn. Mình sẽ lập nhiều thành tích hơn nữa để có dịp được báo công dâng Bác.

Còn bạn Võ Thị Hà, Phòng Sinh thái, Chi nhánh ven biển Nha Trang cũng vậy. Mặc dù đã có gia đình và thường xuyên phải đi công tác nhưng bạn vẫn khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và công tác Đoàn với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa để Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga ngày càng phát triển vững mạnh.

Thay mặt cán bộ, đoàn viên thanh niên Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga, đồng chí Hoàng Hải Thụy – Trợ lý phụ trách công tác thanh niên hứa với Bác: Chúng cháu sẽ không ngừng học tâp nâng cao trình độ về mọi mặt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn thử thách phát huy vai trò xung kích sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lớp thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga ngày càng phát triển bền vững.

Sau buổi lễ, các đại biểu đã đặt hoa tưởng niệm và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vân Phương
bqllang.gov.vn

Thực hiện hai tiếng cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thuc hien 2 tieng cach mang theo TTHCM

Hai tiếng cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong “Di chúc” của Người, ít nhất có 3 nội dung cơ bản, quan trọng mà chúng ta, đặc biệt và trước hết là những cán bộ, đảng viên có trình độ trung – cao cấp đang lãnh đạo, quản lý ở các cấp cần nhận thức rõ, đúng để làm theo

Rất nhiều nhà lãnh đạo và nhà khoa học đã chẳng ít lần nhắc tới và phân tích về những tiếng thật trong Di chúc của Bác Hồ: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”(1). Tư tưởng bất hủ đó của Bác Hồ rất đúng và hay. Tôi nhận thức thêm rằng, xét về mặt triết học, Bác Hồ nói đến bản chất, thực chất của các vấn đề đó cần thể hiện đúng trong thực tiễn. Xét về mặt tình cảm thì đó là lòng mong muốn của Người đối với mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng và đối với toàn Đảng ta.

Suy ngẫm về những tiếng cách mạng trong Di chúc và nhiều bài viết của Người, chúng ta càng thêm vững tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác đã lựa chọn. Thiết nghĩ, trong tình hình “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…” như Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) của Đảng ta vừa nhấn mạnh với vị trí là vấn đề cấp bách số một… thì những tiếng cách mạng mà Bác Hồ để lại cho chúng ta càng cần được lưu ý, phân tích một cách khoa học và thực tiễn sâu sắc, có sức thuyết phục hơn. Làm được như vậy sẽ góp phần để chúng ta cùng nhau làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là đối với các cán bộ, đảng viên có trình độ trung – cao cấp, đang làm công tác lãnh đạo, quản lý.

Dưới đây, là một số luận điểm tiêu biểu nhất của Bác Hồ để lại cho chúng ta, khi Người nhấn mạnh hai tiếng cách mạng, giúp chúng ta cùng suy ngẫm và vận dụng để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

– “Đạo đức cách mạng”. Bác Hồ viết bài này năm 1958, khi miền Bắc nước ta bắt đầu vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bác Hồ đã lường trước và cảnh báo nguy cơ “đạn bọc đường” sẽ có thể bắn gục không ít cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền.

– “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Bác Hồ viết bài này năm 1969, khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược rất khốc liệt, và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang đầy khó khăn, phức tạp…; và khi Người đã lâm bệnh rất trầm trọng…

– “Di chúc”. Bác Hồ bắt đầu viết tác phẩm này từ năm 1965; công bố chính thức năm 1969, khi Người “… từ biệt thế giới này…”.

Trong nhiều tác phẩm, nhất là “Di chúc”, Bác Hồ luôn luôn nhấn mạnh hai tiếng cách mạng (chính Người đã gạch dưới; do đó trong “Hồ Chí Minh toàn tập” đã in nghiêng là chính xác theo tư tưởng Bác Hồ và theo quy định của xuất bản phẩm).

Chỉ riêng trong “Di chúc”, Bác Hồ đã nhấn mạnh nhất hai vấn đề mà ngày nay chúng ta rất cần lưu tâm nhận thức đúng để làm theo. Đó là: “Đạo đức cách mạng” (2) và “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”(3).

Về đạo đức cách mạng

Nhìn chung, hai tiếng đạo đức mà nước ta và nhân loại thường dùng thì đã hàm nghĩa tốt đẹp của con người. Do vậy Đảng ta, Bác Hồ và dân tộc ta đều rất trân trọng mọi đạo đức vốn có của các dân tộc, của nhân loại, thể hiện qua mỗi con người chân chính trong lịch sử lâu đời được lưu giữ, phát huy cho đến ngày nay và mai sau.

Nhưng, nếu Bác Hồ và chúng ta chỉ nói đạo đức theo nghĩa chung nhất như trên thì chẳng có giá trị mới so với những gì mà dân tộc ta và nhân loại đã có trước Thời đại Hồ Chí Minh. Giá trị mới to lớn là: Bác Hồ – người Việt Nam đầu tiên nói về đạo đức cách mạng. Vậy những nội dung cơ bản nhất của giá trị mới đó là gì so với những giá trị đạo đức truyền thống lịch sử trước đó? Giá trị mới đó ít nhất bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: 1) Gắn đạo đức truyền thống với chủ nghĩa xã hội. Đó là “đạo đức xã hội chủ nghĩa”(4). 2) Gắn đạo đức truyền thống với quan điểm về đạo đức trong học thuyết Mác – Lênin; 3) Gắn đạo đức truyền thống với sự lãnh đạo – giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản.

Về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.

Trong “Di chúc” Bác Hồ viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”(5). Tương tự phân tích như trên thì chúng ta cũng rõ sự kế thừa và phát triển mới: Vừa gắn liền, vừa phân biệt được sự khác nhau giữa “Bồi dưỡng thế hệ cho đời sau”, nói chung (là điều lịch sử lâu đời đã phổ biến, đương nhiên) với “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”… cũng có thêm các nội dung cơ bản và mới đã nêu ở trên, khi nói về đạo đức cách mạng.

Với cách tiếp cận đó thì việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau luôn được Bác Hồ và Đảng ta đặc biệt quan tâm. Và nếu thế hệ các đời sau của chúng ta mà xa rời chủ nghĩa xã hội, học thuyết Mác – Lênin, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng ta, thì thế hệ đó không còn là “thế hệ cách mạng cho đời sau” như Bác Hồ căn dặn!.

Tóm lại, hai tiếng cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong “Di chúc” của Người, ít nhất có 3 nội dung cơ bản, quan trọng mà chúng ta, đặc biệt và trước hết là những cán bộ, đảng viên có trình độ trung – cao cấp đang lãnh đạo, quản lý ở các cấp cần nhận thức rõ, đúng để làm theo là:

– “Đạo đức cách mạng”, “Thế hệ cách mạng” phải thể hiện lập trường, niềm tin – yêu, và luôn phấn đấu vì chủ nghĩa xã hội (theo mục tiêu – con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội – cũng là vì mục tiêu cao nhất của dân tộc ta).

– “Đạo đức cách mạng”, “Thế hệ cách mạng” phải thể hiện có nhận thức – lập trường tư tưởng chính trị theo học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

– “Đạo đức cách mạng”, “Thế hệ cách mạng” phải thể hiện sự trung thành và thực hiện quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển Đảng hiện nay cần nhận thức đúng và thực thi những nội dung đó, cũng là thực hiện tốt đường lối của Đảng ta; pháp luật, chính sách…của Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, tiếp tục xây dựng và bảo vệ quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và của Dân tộc ta phát triển nhanh, bền vững…, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./

——————-

(1), (3), (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 1995, t.12, tr.510, 510, 510.

(2), (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.238, 456.

Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Bách
Tạp chí Tuyên giáo
Tâm Trang (st)