Lực lượng “cưỡi mây giết giặc”

QĐND – Đó là một lực lượng đặc biệt của quân đội ta, ra đời những năm chống Mỹ và tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi nên ít người biết đến. Dẫu vậy, lực lượng này cũng kịp lập nên những chiến công rạng rỡ mà bây giờ, cho dù 58 năm đã trôi qua, những người trong cuộc vẫn rất đỗi tự hào về một thời “đu trời giết giặc”…

Không bong gân không phải… lính dù

Mùa thu này tròn 58 năm kỷ niệm ngày thành lập Sư đoàn 305, tiền thân của Bộ tư lệnh Dù năm xưa (30-8-1954 – 30-8-2012). Đại tá Nguyễn Hữu Đạc, Giám đốc Bảo tàng Phòng không -Không quân “bật mí” rằng sẽ có cuộc hội ngộ của những người lính đặc biệt thuộc Bộ tư lệnh Dù ra đời thời chống Mỹ. Chỉ tay về phía hai người lính già đầu bạc trắng, anh Đạc giới thiệu: “Kia là Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh -nguyên Chính ủy Bộ tư lệnh Dù và Thượng tá Đặng Văn Nhơn -Chủ nhiệm Dù ngày đó”.Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh cho hay, việc ra đời “bộ đội dù” xuất phát từ sức nóng của chiến trường.Đầu năm 1961, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập Lữ đoàn Dù 305, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam. ông đã may mắn trở thành chính ủy đầu tiên của lữ đoàn và còn lập nên một kỷ lục quân sự: Là chiến sĩ đầu tiên của quân đội ta thực hiện nhảy dù.

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Chính ủy đầu tiên của Bộ tư lệnh Dù.

Vạn sự khởi đầu nan, “cánh lính dù chúng tôi lúc ấy, anh nào cũng có một điểm chung là cái chân lúc nào cũng tập tễnh. Không bong gân không phải lình dù”, Đại tá Đàm Trọng -nguyên Đại đội phó công binh dù nhớ lại.

Huấn luyện tinh nhuệ mà vẫn an toàn

“Bộ đội dù” thuộc loại binh chủng có trang thiết bị kỹ thuật cao để bảo đảm tính cơ động và đột kích nhanh nhất, nên chi phí rất tốn kém và được gọi là binh chủng của “quân đội nhà giàu” với hệ thống sân bay, máy bay các loại, hàng vạn chiếc dù cùng các trang thiết bị khí tài khác rất đắt tiền. Bốn chiếc dù ngày đó trị giá bằng một chiếc xe Mô -kô-vích và mỗi chiếc dù chỉ sử dụng được cho 25 lần nhảy. Tuy nhiên, bộ đội ta phải huấn luyện kiểu… nhà nghèo, tiết kiệm dù. Trước khi nhảy dù, họ phải tập luyện nhảy các “bậc tam cấp” ở dưới đất rất vất vả.

Thượng tá Đặng Văn Nhơn kể: Đào tạo một anh phi công bao nhiêu cân thì mất bấy nhiêu vàng. Đào tạo một anh lính dù thì bằng nửa số vàng ấy. Lúc đó, nhân dân Bắc Giang đã bảo đảm hậu cần cho chúng tôi, đội quân “nhà giàu” lớn lên từ rau cháo của những người dân nghèo mà giàu tình nghĩa”.

Theo ông Nhơn, muốn làm “bộ đội dù”, cần nhất phải có lòng dũng cảm. Mỗi ngày nhảy dù một lần, anh em thường đùa nhau: Mỗi lần nhảy là một lần… sống lại. Đó là thử thách đầy khắc nghiệt và cũng là cảm giác mà không phải binh chủng nào cũng có được.

Người cán bộ chỉ huy cũng phải luôn luôn theo sát bộ đội, nếu ai còn băn khoăn, do dự thì kiên quyết không cho nhảy. Điều đó lý giải vì sao bộ đội dù của Việt Nam không bị tổn thất về người trong khi các nước trên thế giới hầu như đều có tổn thất. Các chuyên gia bạn đã đánh giá: “Hầu hết các nước trên thế giới huấn luyện nhảy dù đều có tử vong. Riêng Việt Nam thì không, đó là thắng lợi đặc biệt”.

Giữa lưng trời giết giặc

Chuyện hiếm trên thế giới, “bộ đội dù” vẫn diệt được máy bay địch. Đó là một sáng tạo độc đáo ở Việt Nam. Bộ đội ta đã sử dụng kinh khí cầu gắn mìn định hướng để tiêu diệt kẻ thù. Kinh khí cầu được thả lơ lửng tạo thành các chướng ngại vật trên không, giống như bãi chông mìn trên trời nhằm chống lại chiến thuật bay thấp, luồn lách theo các cửa sông, dải núi rừng vào đánh lén các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế, cầu giao thông quan trọng ở miền Bắc nước ta.

Bằng cách này, chúng ta đã tiêu diệt được 3 máy bay địch, một máy bay AD6 của Mỹ ở Ninh Bình (1967), một ở dọc sông Hồng (1966) và một ở Quảng Trị (1966). “Hôm ấy sương mù dày đặc trời Ninh Bình, một tiếng nổ váng trời”Đại tá Đàm Trọng, nguyên là Đại đội phó Đại đội 15 công binh dù đã tham gia bẫy máy bay địch bằng kinh khí cầu làm nổ tung chiếc AD6 của Mỹ trên bầu trời Ninh Bình, nhớ lại.

Trên chiến trường Lào, “bộ đội dù” Việt Nam đã thả hàng ngàn tấn vũ khí, khí tài, lương thực an toàn đến tay các đơn vị chiến đấu ở Lào. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, “bộ đội dù” đã góp phần quan trọng trang bị vũ khí cho Mặt trận Trị -Thiên.

Nhưng họ cũng phải chịu không ít mất mát, hy sinh. Có những chiến sĩ đã ngã xuống trên bầu trời Tổ quốc, có người tìm được hài cốt, có người chưa. Không cầm được những giọt nước mắt nghẹn ngào, Thượng tá Đặng Văn Nhơn tâm sự: “Lần ấy, tôi trực tiếp chỉ huy chuyến bay dù tiếp tế cho chiến trường Trị -Thiên. Bảy người đồng đội tôi mãi mãi ra đi trong chuyến bay ấy. Họ đã hoàn thành nhiệm vụ và khi quay trở về thì trúng đạn của

Bài và ảnh: Nguyễn Hương Bưởi
qdnd.vn

Advertisement