1. Tiểu tổ du kích. Từ 2, 3 người cho tới 2, 3 chục người có thể tổ chức thành tiểu tổ du kích do tổ trưởng chỉ huy (nếu cần phải có phó tổ trưởng). Có nhiều tiểu tổ thì lập ban chỉ huy chung.
Tiểu tổ du kích không thoát ly sinh sản (nghĩa là không bỏ việc làm ǎn). Có việc thì họp nhau hành động; không có việc thì cứ làm ǎn như thường. Vũ trang của tiểu tổ du kích thì tuỳ hoàn cảnh, xoay được thứ gì dùng thứ ấy, súng, dao, gậy đều được.
2. Chi đội. Chi đội du kích là một đội du kích có vũ trang, hoàn toàn hay không hoàn toàn thoát ly sinh sản 1 . Số người của một chi đội không nhất định từ mấy chục người đến mấy trǎm, đến mấy nghìn người. Chi đội du kích có thể lấy tên gì cũng được: như đội quân cứu quốc Phan Bội Châu, đội quân du kích Phan Chu Trinh, hay đội quân du kích người Mán trắng, đội quân cứu quốc Bắc Sơn, v.v..
Cách biên chế (biên chế là hệ thống tổ chức từ dưới lên trên) của chi đội du kích do tiểu đội lên trung đội 2 , trung đội lên đại đội, đại đội lên chi đội, theo lối tam tam chế, tứ tứ chế hay ngũ ngũ chế (nghĩa là ba hay bốn, nǎm tiểu đội lên trung đội, rồi cứ thế lên mãi).
3. Tư cách đội viên du kích. Ai là dân Việt Nam khoẻ mạnh, muốn đánh Tây – Nhật, không sợ khó nhọc, nguy hiểm đều có thể thành một đội viên du kích. Nên chú ý những người nhanh nhẹn, dũng cảm có kinh nghiệm đánh giặc chút ít, nhất là những người đã đi lính.
4. Cơ quan chỉ huy. Tiểu tổ du kích có chánh phó tổ trưởng, tiểu đội có tiểu chánh phó đội trưởng, trung đội có trung chánh phó đội trưởng, đại đội có đại chánh phó đội trưởng, chi đội có chi chánh phó đội trưởng. Về mặt chính trị, cấp nào cũng có một người chính trị phái viên do đoàn thể cách mạng chọn trong bộ đội ấy hoặc phái người ngoài đến làm.
Chi đội có đông người thì có thể tổ chức những ban đặc biệt phụ trách việc trinh thám, việc quản lý, việc phá hoại, hay về mặt chính trị thì có ban dạy chữ, giảng báo, vận động dân chúng, vận động binh lính đế quốc, v.v..
Bạn phải đăng nhập để bình luận.