Đánh du kích cần chú ý 4nguyên tắc chính này:
1. Giữ quyền chủ động. Giữ quyền chủ động là khôn khéo sử khiến quân thù (1) , muốn đánh nó ở chỗ nào thì đưa nó đến đó mà đánh, muốn đưa nó vào bẫy của mình có thể đưa được. Nếu nó mạnh quá đánh không có lợi thì mình lùi, mình tự ý lùi cũng là giữ quyền chủ động, giữ được chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng nhỏ. Trái lại, nếu mình không giữ được quyền chủ động mà lại ở vào địa vị bị động, để cho quân thù sử khiến mình dễ bị thất bại.
2. Hết sức nhanh chóng. Đánh du kích cần nhanh chóng. Chậm chạp thì không đánh được du kích. Bất kỳ lúc nào, lúc hành quân, lúc tiến công, hay lúc rút lui, một cử động nào của đội du kích cần nhanh chóng mới được. Đội du kích phải nhanh chóng như mưa sa gió táp, chớp nhoáng đã đánh xong một trận, quân thù chưa tỉnh thì đã biến mất rồi.
3. Bao giờ cũng giữ thế công. Giữ thế công là mình tiến đánh quân thù trước. Du kích phải giữ quyền chủ động chính để giữ thế công. Giữ thế công mới đánh được giặc, không đánh được trận to thì đánh trận nhỏ, làm tiêu hao giặc ít nào hay ít ấy. Du kích mà chỉ phòng thủ thì thế nào cũng thất bại.
4. Phải có kế hoạch thích hợp và chu đáo. Du kích đánh được
giặc cố nhiên nhờ 3 nguyên tắc trên, nhưng nếu làm đúng 3 điều trên mà không có kế hoạch thích hợp và chu đáo thì cũng không thành. Tài giỏi của du kích chính là xếp đặt kế hoạch ấy, thật là thiên biến vạn hoá, kẻ thù không biết đâu mà ngờ, mà phòng.
Đánh du kích cần chú ý 4mưu mẹo lớn này:
1. Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, náo phía đông đánh phía tây. Đánh du kích phải hiểu rõ tình hình quân thù, chỗ quân thù mạnh mình không dại gì tiến đánh, chỉ nhằm chỗ yếu của nó mà đánh, lúc nhằm đánh vào chỗ nào, mình phải lừa quân thù không chú ý phòng bị chỗ ấy mà lại phòng bị chỗ khác, nghĩa là náo phía đông đánh phía tây.
2. Tránh trận gay go, không chết sống giữ đất. Đánh du kích cốt chọn miếng dễ miếng ngon mà ǎn, không phải hao tổn nhiều. Phải tránh những trận gay go, được thua không chắc mà có thể thiệt hại nhiều, lúc quân thù tiến công, nếu chống lại không lợi thì phải lùi, nếu cần rút ra khỏi phạm vi thế lực của mình để giữ gìn lực lượng thì cứ việc rút, không bao giờ nên chết sống giữ đất.
3. Hoá chỉnh vi linh (nghĩa là phân tán), hoá linh vi chỉnh (nghĩa là tập trung), lúc quân thù nhằm vào bộ đội mình mà tiến công, hoặc lúc vì một lẽ khác mà để nguyên cả bộ đội thì hành động không tiện, quân du kích phải hoá chỉnh vi linh, nghĩa là phân tán ra, phân tán ra rồi, nếu cần tập trung bộ đội lại, để hành động thì lại hoá linh vi chỉnh, (chỉnh là toàn bộ, linh là từng bộ phận hay từng người).
4. Mình yên đánh quân thù động, mình khoẻ đánh quân thù mệt. Đánh du kích phải giữ quyền chủ động, phải chọn lúc quân thù đương làm một việc gì, nhất là lúc đi đường, nhân lúc quân thù không chú ý, mình yên núp một chỗ thoạt ra đánh nó, thế là mình yên đánh quân thù động. Còn phải chọn lúc quân thù mệt và mình khoẻ để đánh nó. Lúc mình yên quân thù động, lúc mình khoẻ, quân thù mệt, mình lại đánh úp quân thù thì mình thế nào chẳng thắng?
Du kích đánh Tây – Nhật cần nhằm vào mấy động tác sau này:
1. Lừa gạt quân giặc. Làm cho chúng mắt mù, tai điếc, hoặc truyền đến cho chúng những tin tức sai lầm để lừa gạt chúng.
2. Trinh thám quân giặc 1 . Một nhà đại quân sự có nói: “Biết mình, biết giặc trǎm trận, trǎm thắng”. Đánh du kích cốt trinh thám cho rõ tình hình quân giặc.
3. Làm cho quân giặc khốn đốn.Du kích nếu chưa thắng ngay được quân giặc cũng hết sức làm cho chúng khổ sở, khốn đốn, ǎn ngủ không ngon, đi đứng không yên.
4. Làm cho quân giặc đói khổ. Làm vườn không nhà trống, đánh cướp đội vận tải lương thực của giặc, đánh phá kho lương thực của giặc là những cách làm cho quân giặc đói khổ.
5. Ngǎn cản quân giặc. Không cho chúng tự do đem quân đánh phá dân chúng hay đội du kích. Phá đường sá cầu cống xe cộ của giặc là cách hay nhất để ngǎn cản quân giặc tự do hành động.
6. Bắt cóc quân giặc. Như lính đi truyền lịnh, lính đem thư từ, lính đi thu lương thực của dân chúng. Bắt rồi lột khí giới và tra hỏi tình hình quân thù.
7. Làm cho quân giặc mù mịt, hoảng hốt. Ví như mình có ít người mà làm như đông người, mình có một đội mà làm như nhiều đội, mình có ít súng, mà làm như nhiều súng, làm cho quân giặc hoảng hốt rồi mình thừa cơ đánh úp nó.
8. Dụ quân giặc vào bẫy để đánh. ẩn nấp đâu đó rồi lập mưu dụ quân giặc ra để đánh úp, hoặc giả đánh thua phải chạy để cho quân giặc đuổi theo rồi ẩn núp một chỗ chờ quân giặc qua thoạt ra đánh.
9. Tập kích, phục kích và truy kích quân giặc. Tập kích là mình đến đánh quân giặc đương ở một chỗ. Phục kích là mình ẩn nấp một chỗ chực quân giặc đi qua thoạt ra đánh úp. Truy kích là đuổi theo sau quân giặc để đánh.
————————————–
1. Sự kiện thành lập Đảng: Vào những nǎm 1928-1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục dâng lên khắp đất nước. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá mạnh mẽ trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Một trào lưu cách mạng mới xuất hiện, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một chính đảng thực sự của giai cấp công nhân.
Những phần tử tiên tiến trong phong trào cách mạng đã nhận thức được tình hình đó và đã đứng ra thành lập những tổ chức cộng sản đầu tiên.
Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Hà Nội. Đông Dương Cộng sản Đảng ra Chánh cương, Tuyên ngôn, nêu rõ đường lối của Đảng là làm cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hành công nông liên hiệp. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã thúc đẩy phong trào cộng sản ở trong nước tiến mạnh. Tháng 7-1929, An Nam Cộng sản Đảng cũng được thành lập. Tháng 9-1929, những đảng viên ưu tú của Đảng Tân Việt ra tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Trong vòng 4 tháng, ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời. Sự kiện đó chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng sản là yêu cầu phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam nǎm 1929. Nhưng lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cũng như nguyên tắc tổ chức của chính đảng Mác – Lênin không cho phép tồn tại tình hình là trong một nước mà có ba tổ chức cộng sản. Vì vậy tổ chức một Đảng duy nhất của giai cấp công nhân là yêu cầu bức thiết của phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc đó.
Nhận được tin có các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư kêu gọi các tổ chức cộng sản này thống nhất lại.
Sau khi nắm được tình hình trên, Nguyễn ái Quốc, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng đã cử đại biểu đến dự Hội nghị. Riêng Đông Dương Cộng sản liên đoàn, không kịp cử đại biểu đến dự được, sau Hội nghị này đã xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Tr.10.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.