QUẾ LÂM PHONG CẢNH (28)
Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ,
Như thi trung họa họa trung thi.
Sơn trung tiều phu xướng,
Giang thượng khách thuyền quy.
Kỳ !
Nhất cửu lục nhất niên ngũ nguyệt
Dịch nghĩa
PHONG CẢNH QUẾ LÂM
Phong cảnh Quế Lâm đẹp bậc nhất trong thiên hạ,
Khác nào tranh vẽ trong thơ, thơ trong tranh vẽ.
Trên núi, những người hái củi ca hát.
Dưới sông, thuyền khách trở về…
Thật kỳ lạ.
5-1961
Dịch thơ
PHONG CẢNH QUẾ LÂM
Quế Lâm phong cảnh tuyệt vời,
Thơ đan trong họa, họa cài trong thơ.
Tiều phu trên núi hát ca,
Dưới sông thuyền khách vào ra:
Diệu kỳ!
——————–
Sách Hồ Chí Minh: Tuyển tập vǎn học, Nxb. Vǎn học, Hà Nội, 1995, t.3, tr.201-202.
(28) Quế Lâm phong cảnh: Là bài thơ vịnh cảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nǎm 1961. Ngày 16-5 nǎm đó Người đi máy bay từ Hà Nội đến Quế Lâm. Quế Lâm là nơi sơn kỳ thuỷ tú, phong cảnh hữu tình nổi tiếng ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), từng có câu cổ ngữ “Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ” nghĩa là phong cảnh Quế Lâm đứng bậc nhất thế giới. Đây là nơi Người từng hoạt động trong thời kỳ kháng Nhật. Trên máy bay, Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại với đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ cùng đi, về tình hình sinh hoạt của Người hồi 1940 ở Biện sự xứ của Bát lộ quân ở Quế Lâm. Người xúc động nói: “Thế mà đã hơn hai mươi nǎm rồi. Quế Lâm hẳn đã thay đổi tươi đẹp hơn trước nhiều!”
Người đề bài thơ Quế Lâm này bằng bút lông trên giấy Tuyên chỉ, ký tên và ghi ngày tháng (16-5-1961) rồi đưa tặng Dung Hồ phạn điếm (Khách sạn Hồ cây đa) là nơi Người nghỉ lại.
Đầu đề là của chúng tôi, lấy bốn chữ đầu. Tr. 360.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.