“Người cách mạng mẫu mực”

 – “Sự nghiệp cách mạng rộng lớn và khó thực hiện; nó không thể do môt người hay một nhà làm mà tốt được. Cách mạng của các nòi giống có mục đích là giải phóng các dân tộc yếu, sau tiến lên làm cách mạng thế giới, sẽ giải phóng toàn nhân loại khỏi ách đế quốc chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

Để hoàn thành vẻ vang vai trò này, người cách mạng kiểu mẫu phải: “1. Đêm ngày nghĩ đến sự nghiệp cách mạng và cứu độ nhân loại, 2. Hy sinh tiền bạc, thời gian và cả máu vì lợi ích các dân tộc bị áp bức, tóm lại, phải vị tha, không ích kỷ, phải tuân thủ theo phương châm “Tổ quốc trên hết” ở mọi nơi, mọi lúc… làm việc không biết mệt mỏi”, “xem thường cái chết”, “thuận theo hoàn cảnh”, “suy nghĩ kỹ càng trước khi hành động”, “dựa vào sức mạnh của dân”, “xem thường danh vị, ngôi thứ, tiền bạc”, “không cục bộ”, “không kiêu ngạo” và “Kiên trì và nhẫn nại”. Sự nghiệp cách mạng là lâu dài, khó khăn và nguy hiểm. Nếu người cách mạng thiếu kiên trì và nhẫn nại thì những khó khăn sẽ làm anh ta thối chí và sẽ đào ngũ giữa trận tiền”. Quan điểm Nguyễn Ái Quốc về phẩm chất “người cách mạng mẫu mực” viết trên báo “Thanh Niên” xuất bản tại Quảng Châu số ra ngày 18/9/1926.

dẢnh 1: 18/9/1945 Hồ Chí Minh tiếp các nhà tư sản có tiếng ở HN, tại Bắc Bộ phủ.

“Dòng sông lặng ngắt như tờ/ Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo/ Bốn bề phong cảnh vắng teo/ Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan/ Lòng riêng riêng những bàn hoàn/ Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng/ Thuyền về trời đã rạng đông/ Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi”. Bài thơ “Đi thuyền trên Sông Đáy” Bác sáng tác trên thuyền đi từ Khâu Lâu xuôi theo Sông Đáy về huyện Sơn Dương.

“Nam Bộ kháng chiến trước nhất. Chịu đựng gian khổ lâu nhất. Lại cách xa Chính phủ Trung ương nhất. Hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng sức kháng chiến ngày càng mạnh mẽ và có nhiều thành tích rất oanh liệt, vẻ vang.  Đó là vì đồng bào và bộ đội có lòng yêu nước rất nồng nàn, chí căm hờn giặc rất sâu sắc, lòng tin tưởng vào thắng lợi rất vững bền. Cho nên càng gian khổ, lại càng hăng hái. Chính như câu tục ngữ nói: Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Dù ở xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ rất gần Nam Bộ”. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 6 năm Nam Bộ Kháng chiến, công bố ngày 18/9/1945.

Cùng ngày, trong bài báo “Chiến sĩ nấu bếp Hoàng Cầm”, đăng trên báo “Nhân Dân”, Bác động viên:“Dưới chế độ dân chủ của nước ta, bất kỳ ai làm việc gì mà cố gắng thi đua vượt mức thì tức là anh hùng… Nhiệm vụ của người nấu bếp cũng quan trọng như nhiệm vụ của người chỉ huy, vì “thực túc thì binh cường”, cơm no thì thắng giặc”.

dẢnh 2: Ngày 18/9/1946 trên tàu Dumont D; Urvilee trở về Tổ quốc.

Ngày 18/9/1945, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khoảng 30 nhà công thương có tiếng ở Hà Nội, động viên các nhà hằng sản đóng góp cho “Tuần lễ Vàng” để “tỏ rõ cho thế giới biết người Việt Nam đồng lòng yêu nước”. (ảnh 1)   Ngày 18/9/1946, từ quân cảng Tulon, chiến hạm Dumont D’ Urville nhổ neo đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước kết thúc chuyến thăm Pháp kéo dài 4 tháng. Trên tàu còn có một số trí thức Việt kiều theo Bác về phục vụ đất nước như: Bác sĩ Trần  Hữu Tước, kỹ sư Phạm Quang Lễ (tức Trần Đại Nghĩa”  (ảnh 2)…

X&N
bee.net.vn

Advertisement