“Lương y phải kiêm từ mẫu”

 – Ngày 4/6/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ chứng kiến lễ tuyên thệ của Phó Giám đốc Ngân hàng Quốc gia, nghe báo cáo chiến thắng ở khu III của “Chiến dịch Quang Trung” lần đầu tiên quân đội ta đánh công kiên ở đồng bằng dẫn đến cái chết của con trai Thống chế De Lattre de Tassigny tại mặt trận Ninh Bình.

Chính phủ cũng thông qua chủ trương và văn bản điều lệ của thuế nông nghiệp.

Tổng kết phiên họp, Bác nêu lên 2 kết quả: “1. Thành công của phiên họp là đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng, nhất là vấn đề kinh tế-tài chính. Đó là một sự chuyển hướng lớn. 2. Muốn thực hiện được công tác quan trọng trên thì trong nội bộ tư tưởng phải thông suốt, phải dựa vào dân và thực hành dân chủ”.

Cũng trong tháng 6/1951, Bác gửi thư cho Hội nghị tình báo với lời căn dặn: “Tình báo là tai mắt. Tai phải tỏ, mắt phải sáng. Mọi công tác, nhất là công tác tình báo phải tránh chủ quan, khinh địch, hiếu danh và cá nhân chủ nghĩa”.

Ngày 4/6/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học buổi tối của bà con phố Hàng Vôi đặt tại trường Nguyễn Du phố Lý TháiNgày 4/6/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học buổi tối của bà con phố Hàng Vôi đặt tại trường Nguyễn Du phố Lý Thái

Tháng 6/1953, Bác viết thư cho Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc với những huấn thị: “Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công… Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải: thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu”.

Cũng trong tháng 6/1953, trong thư gửi Hội nghị cán bộ Tổng cục Cung cấp, Bác căn dặn: “Phải luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm. Phải thật lòng thương yêu binh sĩ. Phải chỉnh đốn tổ chức và công tác và mở rộng dân chủ”.

Còn trong thư gửi “Lớp chỉnh huấn cơ quan”, phân tích vì sao phải chỉnh huấn, Bác cho rằng vì: “Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc. Đó là bệnh chính, bệnh mẹ, do đó mà sinh ra nhiều chứng bệnh khác như: tự tư tự lợi, sợ khó sợ khổ; không yên tâm công tác, ham địa vị danh tiếng; lãng phí, tham ô, quan liêu, mệnh lệnh”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement