“Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”

– Ngày 20/3/1947, dưới bút danh “Tân Sinh”, Bác hoàn thành cuốn sách “Đời Sống Mới” và giao cho Uỷ ban Trung ương Vận động Đời sống mới xuất bản rộng rãi. 

“Đời Sống Mới” có thể được coi là cuộc vận động văn hoá đầu tiên được phát động cùng với sự ra đời của chế độ mới, ngay sau khi nước nhà độc lập, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nêu lên những “nhiệm vụ cấp bách”, ngoài những mục tiêu chống nạn đói, nạn dốt, tổ chức tổng tuyển cử, bỏ các loại thuế bất hợp lý, ban hành tự do tín ngưỡng… đã nhấn mạnh: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.

Ngày 20/3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lại đình Tân TràoNgày 20/3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lại đình Tân Trào

Và ngày 3/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập “Ban Trung ương vận động Đời sống mới” nhằm giáo dục cán bộ và nhân dân tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, xoá bỏ những tư tưởng và tập quán lạc hậu của chế độ thực dân và phong kiến để lại và tham gia cuộc vận động này có vai trò của Hội Văn hoá Cứu quốc.

Ngay trong hoàn cảnh chiến tranh đã bùng nổ trên cả nước, phải tập trung sức lực cho công cuộc kháng chiến, nhưng mục tiêu xây dựng con người Việt Nam mới vẫn là một tư tưởng nhất quán .

Trong lời tựa, Bác viết: “Trong lúc kháng chiến, chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành “Đời sống mới” là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc”.

Giải thích thế nào là “Đời sống mới”, tác giả nêu rõ: “Không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay thì phải làm… Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích của Đời sống mới”.

Cuốn sách được viết dưới dạng những câu hỏi và câu trả lời đề cập tới nhiều lĩnh vực của đời sống, nhiều tầng lớp xã hội. Để trả lời câu hỏi “Thực hành Đời sống mới khó hay dễ?”, tác giả trả lời: “Nói dễ thì dễ. Nói khó thì khó. Tục ngữ có câu: “Việc đời không gì khó, chỉ sợ chí không bền”.

4 năm sau đó, ngày 20/3/1951 cái tinh thần này một lần nữa đã được Bác nhắc lại như một châm ngôn hành động cho thế hệ trẻ Việt Nam. Gặp gỡ phân đội Thanh niên Xung phong C12 đang làm nhiệm vụ tại Nà Cù thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, Bạch Thông, Bắc Kạn, Bác tặng 4 câu thơ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement