Mục đọc báo

2-10, Gǎngđi tuyệt thực 1 . Liên Xô. Ngày 1-1 2 tấn công Virikiroky 3 . Dei Rosta.

Ngày 3-1 tấn công Mostok.

4. Norkhek

5. Foruklatnaia séski

17. MéroJ

22. Sask

23. Amavir

25. 56 thành phố và làng mạc của Fronosi và Donetz.

Đầu tháng 2 4 , quét sạch quân Đức ở Xtalingrát.

Tù binh Đức: Nguyên soái 2

Tướng lĩnh 24

Sĩ quan 2500

Binh lính 9 vạn

Máy bay 760

Xe tǎng 15000

Vũ khí đạn dược nhiều vô kể.

Ngày 17-2 1 , tấn công Karkov, đánh bại hai sư đoàn nổi tiếng của quân Đức. Tổng thống Mỹ nói: Hết sức làm hài lòng mọi người, Nghị viện Anh hoan hô.

Ngày 18, phu nhân Tưởng đọc diễn vǎn trước nghị viện Mỹ.

Ngày 22, từ cuộc chiến tranh Xô – Đức đến nay, Đức thiệt hại 9 triệu người, trong đó chết trận 4 triệu.

Trong 35 cuộc tấn công của ba tháng nay, 130 sư đoàn bị đánh tan, bị chết trận trên 70 vạn, bị bắt làm tù binh 31 vạn, mất 7.000 xe tǎng, 4.000 máy bay, 17.000 trọng pháo.

Toàn Trung Quốc có 3736 nhà tù. Sáu tháng đầu nǎm ngoái 2 đưa vào 5 vạn người tù.

Chi phí chiến tranh của Mỹ mỗi ngày hơn 250 triệu đôla.

Ngày 21-3.

Vật tư chuyển từ hải cảng Mỹ đến nơi sử dụng ở Trung Quốc mất 75 đến 80 ngày.

Từ ngày nổ ra chiến tranh đến cuối tháng 2 nǎm 1943, Mỹ mất 66.399 người.

Người da đen trong quân đội Mỹ có 45 vạn người, sĩ quan có khoảng 2.000.

Mỹ tặng Liên Xô 5600 máy bay, 6100 xe tǎng, 85000 xe hơi.

Ngày 27-3.

Đức có gần 500 tàu ngầm. Mỗi tháng có thể đóng xong từ 15 đến 30 chiếc.

Ngày 26-7-1941, Nhật đổ bộ lên Sài Gòn.

Ngày 10-7-1943, vào Sicile.

Ngày 3-8 công kích, quân Đồng minh mất 31.158 người, quân Trục mất 165000 người, trong đó 132000 là tù binh.

Ngày 25-7, ý đảo chính 1 .

3-9, Đồng minh vào ý.

Thành phố Xtalingrát bị đánh bằng hơn 1.050.000 mìn.

Phá huỷ 73 kilômét chiều dài, 1 kilômét chiều rộng các thành phố và thị trấn, nông trang viên, chôn 128.000 xác người Liên Xô, 11.000 xác ngựa.

Ngày 1-11, trong một mỏ của Xtalinô, Đức chôn sống 4 vạn người Liên Xô.

Tháng 9, Đồng minh oanh tạc Trục, ném 37 vạn tấn bom.

Ngày 1-10, Mỹ ném bom Hải Phòng, bắn rơi 29 máy bay Nhật.

Ngày 9, lại ném bom Hải Phòng.

13, ý tuyên chiến với Đức 2 . Liên Xô, Anh, Mỹ công nhận ý là bạn chiến đấu.

Cắt tóc ở Quế Lâm 30 đồng, thịt lợn 45 đồng.

Lương một gái bán vui của nhà chứa mỗi tháng 30 vạn đồng.

Mỗi lần Mỹ mất một máy bay thì Nhật mất chín chiếc.

Đã chụp ảnh hai tấc, 144 đồng một chiếc.

14, sư đoàn quân tình nguyện Tây Ban Nha (trong quân đội Đức) rút khỏi mặt trận (Nga).

Chi phí quân sự của Mỹ tháng 9 là 7 tỷ 220 triệu đồng.

Máy bay quân Đồng minh đánh quân Nhật ở Labour , phá huỷ 177 máy bay, 121 tàu chiến lớn nhỏ, ném tất cả 350 tấn bom, 25 vạn viên đạn súng máy.

15, quân Mỹ ném bom vào quân Đức. Mỹ mất 60 lô cốt trên không, Đức mất 104 cái.

16, bốn giờ sáng, Mỹ ném bom Hải Phòng.

Từ khi tham chiến đến ngày 1-9-1943, máy bay Mỹ xuất kích 223.758 lần, ném 105.449 tấn bom, phá huỷ 7.312 máy bay địch. Mỹ mất 1.867 máy bay.

Tính đến 1-9 nǎm nay, trong nửa nǎm phá huỷ của địch 5.369 máy bay, Mỹ mất 1.239 máy bay.

10, R.Rolland mất 1 .

20, Hội nghị ngoại trưởng 3 nước: Liên Xô, Anh, Mỹ, họp tại thủ đô Liên Xô 2 .

Mỗi tháng Pháp chi cho quân Đức trong thời gian bị chiếm đóng 12.166 triệu phrǎng.

27-29, Mỹ ném bom Bắc Kỳ.

Ngày 1-11.

Tuyên ngôn tứ cường (tại Mátxcơva), toàn thế giới hoan nghênh.

Tháng 10, quân Đồng minh ném 18.000 tấn bom.

5, trong 12 tiếng đồng hồ, quân Đồng minh ném 4.000 tấn bom vào quân Đức.

Hàng nghìn máy bay Mỹ ném bom Wilam Hurvol.

Trong bốn tháng tấn công mùa hè, Liên Xô lấy lại được 35 vạn kilômét vuông, đánh bại 144 sư đoàn của Đức. Địch chết 90 vạn, bị bắt làm tù binh 98 nghìn.

Đội nhảy dù nữ của Liên Xô đã nhảy dù.

Hàng chục vạn dân thường và tù binh Liên Xô ở Xmolenxeơ bị tàn sát dã man.

Ngày 7, tấn công lấy lại Kiép 1 .

10, Sau khi kết thúc chiến tranh, Anh cấm thuốc phiện ở các đất thuộc địa tại Viễn Đông. Đến tháng 5-1943, Anh giúp Liên Xô 4.690 máy bay, 22 tàu chiến, sáu tàu ngầm và các loại tàu khác. Tổng cộng giá trị giúp Liên Xô 187 triệu đồng bảng Anh, giúp Mỹ 292 triệu đồng bảng Anh.

Mỹ phát minh máy có thể bắt được mục tiêu bằng sức điện.

Tính đến hết tháng 9 nǎm nay, số vật tư mà Mỹ cho Liên Xô vay mượn trị giá 3.287 triệu đồng.

22, về sau, máy bay quân Đồng minh liên tiếp phá huỷ một phần ba thành phố Béclin.

Pháp công nhận nền độc lập của Libǎng.

Mỗi tháng Mỹ sản xuất được 2000 chiếc máy bay.

Ngày 1-12, Hội nghị lãnh đạo tứ cường họp ở thủ đô Ai Cập. 11 tháng trong nǎm nay, máy bay Anh tập kích quân Đức 8 vạn lần.

Tháng 11, quân Đức ném 120 tấn bom vào quân Anh. Quân Anh ném vào quân Đức 13.000 tấn bom. Chi phí chiến tranh của Anh từ 1940 đến 1942, mỗi người mỗi nǎm phải gánh vác 194 đồng, từ 1942 đến 1943, mỗi người phải gánh vác 7.130 đồng.

Sinh hoạt phí tǎng 19%.

*

*      *

Việt Nam: 702.000 dặm, to gần bằng hai phần ba nước Pháp. Bờ biển dài 2000 dặm. Biên giới 3.900 dặm. Núi cao nhất: Phansipǎng 3.142 mét. Sông Mêkông dài 4.400 dặm (trong đó Việt Nam 2.400 dặm 2 ), rộng 400 thước.

Pháp có 19.000 người. Thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha và Hà Lan đến Việt Nam.

Nǎm 1624, người đạo Lamốttơ đi kinh lý khắp nơi.

Ngày 28-11-1787, Gia Long và Pháp ký hiệp ước (Gia Long lên ngôi nǎm 1802).

Ngày 5-6-1862, Tự Đức ký nhượng Sài Gòn, Biên Hoà, Mỹ Tho của Nam Kỳ.

Ngày 20-11-1873, mất Hà Nội.

Ngày 25-4-1882, lại mất.

Ngày 11-5-1884, ký hiệp ước Thiên Tân.

Ngày 28-3-1885, Pháp thất bại ở Lạng Sơn.

Binh lính thuộc quốc tịch Việt Nam tổ chức vào nǎm 1858 có hai đại đội, nǎm 1862 có ba tiểu đoàn, nǎm 1884 có hai trung đoàn. Trung Kỳ có bốn tiểu đoàn, vào nǎm 1887.

Khởi nghĩa, nǎm 1915 tháng 1: Phú Thọ, tháng 2: Móng Cái. Nǎm 1916, tháng 2: Sài Gòn; tháng 5: Duy Tân; tháng 8: Bát Xát. Nǎm 1917, tháng 2: Đồng Vǎn. Nǎm 1918, tháng 2: Mường Khương, tháng 7: Pha Long; tháng 9: Cốc Sàn. Từ tháng 9-1917 đến tháng 1-1918: Thái Nguyên. Từ tháng 11-1918 đến tháng 1-1919: Bình Liêu. Tháng 6-1919: Quảng Nam. Từ 1918 đến 1920: Mèo Bát Chai.

Cuộc đại chiến ở châu Âu, 94.411 người Việt Nam sang Pháp. Binh lực của Pháp: 11 tiểu đoàn người Pháp, 16 tiểu đoàn người Việt Nam, 21 khẩu đội pháo, 11 đại đội công binh, bốn phi đội máy bay, 14.765 lính khố xanh và lính khố đỏ người Việt Nam, 173 sĩ quan.

2000 người Thuỵ Điển, 9 tàu hộ tống, 8 pháo hạm, 3 tàu ngầm, 7 tuần dương hạm (17 tàu chiến không có giá trị lớn).

Nǎm 1929, Việt Nam nộp 32.300.000 đồng phrǎng cho chi phí quân sự. Từ 1919 đến 1929, tǎng gấp đôi.

Nhật Bản: 70 sư đoàn, mỗi sư đoàn 35.000 người, ở Trung Quốc có khoảng 35 sư đoàn, ở Miến Điện có 21 vạn quân, số quân đề phòng Liên Xô tấn công là 30 vạn.

Mỗi nǎm đóng được một tàu chiến loại 12 vạn tấn. Đến 1945, có 362 tàu chiến, 166 vạn tấn. Từ chiến tranh Thái Bình Dương đến cuối tháng 6 nǎm nay mất 446 tàu chiến.

Đến 1945, Mỹ có 736 tàu, cộng tất cả là 353 vạn tấn, cứ 36 giờ sản xuất được 1 chiếc tàu chiến. Ngày 31-5 nǎm nay, Mỹ chế tạo xong được chiếc máy bay thứ 10 vạn, có thể huy động 10 triệu binh lính.

Mỗi nǎm Nhật Bản có thể chế tạo được 3000 máy bay. Hiện nay, Nhật có 15.000 chiếc. Mỗi tháng Nhật vận chuyển vật tư vào trong Trường Thành 520 vạn tấn, vào Đông Bắc 280 vạn tấn. Nǎm ngoái vận chuyển từ Nhật sang sáu triệu tấn.

*

*      *

Phụ nữ tham gia sản xuất, khuyến khích chồng con ra trận, giúp đỡ binh lính may vá và giặt giũ quần áo, ưu đãi các gia đình kháng chiến, uý lạo, quyên góp (tiết kiệm), trừ gian, đi du kích.

Tài liệu chữ Hán,
viết trong bản thảo
Nhật ký trong tù.

cpv.org.vn

————————————–

1. Sự kiện thành lập Đảng: Vào những nǎm 1928-1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục dâng lên khắp đất nước. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá mạnh mẽ trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Một trào lưu cách mạng mới xuất hiện, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một chính đảng thực sự của giai cấp công nhân.

Những phần tử tiên tiến trong phong trào cách mạng đã nhận thức được tình hình đó và đã đứng ra thành lập những tổ chức cộng sản đầu tiên.

Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Hà Nội. Đông Dương Cộng sản Đảng ra Chánh cương, Tuyên ngôn, nêu rõ đường lối của Đảng là làm cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hành công nông liên hiệp. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã thúc đẩy phong trào cộng sản ở trong nước tiến mạnh. Tháng 7-1929, An Nam Cộng sản Đảng cũng được thành lập. Tháng 9-1929, những đảng viên ưu tú của Đảng Tân Việt ra tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Trong vòng 4 tháng, ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời. Sự kiện đó chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng sản là yêu cầu phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam nǎm 1929. Nhưng lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cũng như nguyên tắc tổ chức của chính đảng Mác – Lênin không cho phép tồn tại tình hình là trong một nước mà có ba tổ chức cộng sản. Vì vậy tổ chức một Đảng duy nhất của giai cấp công nhân là yêu cầu bức thiết của phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc đó.

Nhận được tin có các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư kêu gọi các tổ chức cộng sản này thống nhất lại.

Sau khi nắm được tình hình trên, Nguyễn ái Quốc, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng đã cử đại biểu đến dự Hội nghị. Riêng Đông Dương Cộng sản liên đoàn, không kịp cử đại biểu đến dự được, sau Hội nghị này đã xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị hợp nhất mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Tr.10.

2. Chủ nghĩa cộng sản thời chiến (chính sách cộng sản thời chiến): Chính sách kinh tế của nước Nga Xôviết thi hành trong thời kỳ nội chiến và chống sự can thiệp của 14 nước đế quốc (1918-1920). Theo chính sách này, chính quyền Xôviết không chỉ kiểm soát công nghiệp lớn mà còn kiểm soát cả công nghiệp nhỏ và vừa, nắm độc quyền mua bán lúa mì, cấm tư nhân buôn bán lương thực, trưng mua lương thực thừa của nông dân, nắm hàng tiêu dùng và nông sản để cung cấp cho quân đội, công nhân và nhân dân lao động. Chính quyền Xôviết thi hành chế độ nghĩa vụ lao động đối với tất cả các giai cấp, kể cả giai cấp tư sản, theo nguyên tắc “ai không làm thì không ǎn”.

Việc thực hiện chính sách cộng sản thời chiến lúc đó là hết sức cần thiết và đúng đắn. Nhờ đó đã huy động được sức người, sức của phục vụ cho công cuộc chiến đấu chống bọn bạch vệ và bọn can thiệp, giữ vững chính quyền Xôviết non trẻ. Sau khi đập tan bọn can thiệp vũ trang và kết thúc cuộc nội chiến, chính sách cộng sản thời chiến được thay bằng chính sách kinh tế mới (NEP) tháng 3-1921. Tr.28.

3. Chính sách kinh tế mới (NEP): Chính sách kinh tế của nước Nga Xôviết do Lênin đề xướng tháng 3-1921 với nội dung: lấy thương nghiệp làm khâu trung tâm để khôi phục kinh tế, thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực, thực hiện chế độ nông dân được tự do trao đổi nông sản; đặt các xí nghiệp nhà nước trên cơ sở hạch toán kinh tế, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và tô nhượng cho tư bản ngoại quốc nhằm phục vụ lợi ích xây dựng chủ nghĩa xã hội… Đây là sự xây dựng nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường tiến lên chủ nghĩa xã hội trong một thời kỳ dài. Tr.28.

4. Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba): Tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản, trung tâm lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân thế giới.

Do ảnh hưởng to lớn của Cách mạng Tháng Mười nǎm 1917 và sau khi Quốc tế thứ hai bị phá sản, cuộc đấu tranh của Lênin và những người cộng sản chân chính chống bọn cơ hội chủ nghĩa đã thúc đẩy sự ra đời của các đảng cộng sản và tổ chức cộng sản ở nhiều nước trên thế giới. Để giúp các tổ chức cộng sản này lãnh đạo phong trào cách mạng các nước đi theo con đường của chủ nghĩa Mác chân chính, tháng 1-1919, dưới sự lãnh đạo của Lênin, Hội nghị đại biểu của 8 đảng cộng sản và nhóm cộng sản đã kêu gọi tất cả các đảng cộng sản, các tổ chức xã hội chủ nghĩa phái tả tham gia Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba).

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, tháng 3-1919, dưới sự lãnh đạo của Lênin, các đảng cộng sản và nhóm cộng sản của 30 nước đã tiến hành Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva.

Quốc tế Cộng sản đã có công lao trong việc tổ chức và lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Quốc tế Cộng sản đã rất chú trọng tới vấn đề giải phóng dân tộc. Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được Đại hội II Quốc tế Cộng sản (1920) thông qua đã đặt nền tảng chính trị và tư tưởng cho việc giải quyết đúng đắn những vấn đề phức tạp của phong trào giải phóng dân tộc. Trên con đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba.

Đến thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, cǎn cứ vào hoàn cảnh mới, tháng 5-1943, Đoàn chủ tịch Quốc tế Cộng sản với sự tán thành của đa số các đảng cộng sản, đã thông qua nghị quyết giải tán tổ chức quốc tế này. Tr. 28.

Advertisement