Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch – Bốn tháng sang Pháp (XLIII)

NGƯỜI PHÁP

Nǎm 1939, trước ngày chiến tranh, toàn nước Pháp, 90 quận có 41.126.000 cả gái trai già trẻ.

Nǎm nay là nǎm 1946, nước Pháp có 39.700.000 người. Nghĩa là so với 6 nǎm trước, kém mất 1.426.000 người, so với mấy nǎm trước số thanh niên đến 19 tuổi, kém mất 1.118.000.

Số thành nhân, từ 20 đến 60 tuổi kém mất 299.000 người.

Số người già ngoài 60 tuổi kém mất 9.000 người (Báo “Aube”, 17-8-1946).

Thanh niên là sức chính của mọi sự kiến thiết. Thiếu thanh niên, thì việc gì cũng khó thành công. Số thanh niên Pháp kém hụt nhiều như thế, có ảnh hưởng rất to đến vận mệnh của nước Pháp.

*

*      *

Xưa nay, người Pháp có tiếng sinh hoạt phong lưu. Cách ǎn kiểu mặc của Pháp, nổi tiếng khắp hoàn cầu. Paris và các nơi nghỉ mát như: Biarritz, Dauville, Côte d’Azur, là nơi mà những người giàu sang các nước thường tìm đến, để hưởng hạnh phúc trên đời.

Nhưng sau cuộc chiến tranh này, nước Pháp không khỏi túng thiếu, và giá sinh hoạt lên cao. Thử xem giá bánh mì.

Nǎm 1900 Giá 1 cân 0f20

– 1914 – 0,42

– 1920 – 0,98

– 1939 – 3,10

– 1945 – 7,40

– 1946 – 13,50

Giá các thức ǎn khác:

Nǎm 1848

Nǎm 1939

Nǎm 1946

Giá 1 lít rượu

0f50

1f48

9f50

– 1 lít sữa

0,18

1,50

9,00

– 1 quả trứng

0,05

0,68

5,00

– 1 cân thịt bò

0,92

11,00

88,00

Ngày nay, vật giá đã đắt, mà lại phải có thẻ mới mua được, thịt tươi ít khi có, chỉ có thịt hộp. Mỗi người mỗi tuần lễ chỉ mua được 120 gr, nghĩa là mỗi ngày không đầy 30 gr.

Rượu vang mỗi tháng mỗi người mua 3 lít

Đường 500 gr

Thịt tươi 320 gr

Sữa bò 1 lít

Bánh mì 300 gr1)

Mua áo quần phải có thẻ, mỗi người mỗi nǎm được một thẻ, mỗi thẻ có 120 điểm. Nhưng một bộ quần áo phải có 200 điểm mới mua được. Thế là phải chờ 2 nǎm mới mua được một bộ quần áo.

Sự hạn chế cũng không tránh khỏi tệ lậu. Một thí dụ: hạ tuần tháng 8 nǎm nay, ở thành phố Nice, phát giác một đám bán thẻ lậu, 50 người thông đồng với nhau, mỗi tháng bán lậu 53.000 cái thẻ. Trong 2 nǎm được lãi chừng 236 triệu tiền Pháp. Báo “Aurore” ngày 30-8-1946 thuật lại rằng: Nice là một thành phố hơn 214.000 người, mà trong 2 nǎm đã lậu đến:

600.000 cân đường

490.000 cân mỡ

2.400.000 lít rượu vang

12.000.000 cân bánh mì

Một thành phố nhỏ đã bán lậu như thế thì tất cả nước Pháp bán lậu biết bao nhiêu?

Giá đắt, mà chỗ này chỗ khác lại không nhất luật. Báo “Le Pays” ngày 19-7-1946 viết rằng: ǎn một bữa cơm xoàng ở:

Brive Giá 50f

Nantes – 90

Clermont Ferrand – 120

Lyon – 190

Paris – 250

Marseille – 350

Những người nhiều tiền thì mua tiên cũng được. Những người lao động thì tay làm hàm nhai đã quen rồi, khổ nhất là những công chức ít lương, những người ǎn lương hưu trí, những người rǎngchiê (rǎngchiê là những người có một số tiền gửi vào Ngân hàng, mỗi tháng lấy tiền lời đó mà sống). Ngày nay ǎn uống đắt đỏ, nhưng tiền lời vẫn như cũ. Lớp người này làm thầy cũng dở, làm thợ cũng rầy. Tiền thì ít, nhưng cứ muốn giữ thể diện.

Báo “Chiều nay” ngày 26-7-1946 viết rằng: 10 người công chức Pháp thì 9 người lương không đủ ǎn.

Báo “Dépêche” ngày 23-8-1946 viết rằng: hàng triệu người Pháp phải nhịn đói.

Hoàn cảnh càng quẫn bách sinh hoạt càng khó khǎn, thì càng nhiều việc bối rối? Hoặc là trộm cướp, hoặc là gian lận. Cảnh sát Paris tổ chức rất khéo, thế mà ngày nào ở kinh đô Pháp cũng có mặt đám trộm cướp. Như ngày 30-8-1946 đến 8 đám cướp, ngay ngày 5, 6, 7, 8 tháng 9 mỗi ngày 5, 6 đám cướp.

Một thí dụ về việc gian lận: một đám thụt két to nhất mới xảy ra trong thượng tuần tháng 9. Các báo đǎng rằng: 13 người làm việc trong nhà Pháp quốc Ngân hàng, thụt đến 127 triệu quan.

Ai không có tiền, lại không biết gian lận, không biết cướp giật, thì tự sát hoặc chịu chết đói.

Báo “Résistance” ngày 27-8-1946 đǎng tin sau này: Thảm kịch vì khổ sở… Bà Défranc, nấu bếp ở số 2 phố Libération, tự sát bằng hơi ngạt. Trong khi bà ấy tự sát, muốn làm chết ngạt cả 3 đứa con, một gái 2 tuổi, hai giai 4 tuổi và 6 tuổi.

Báo “Paris buổi sáng” ngày 20-8-1946 đǎng tin: ở Seten, một đứa trẻ con 3 tuổi chết đói bên thây người mẹ nó đã 4 ngày. Người ta đưa nó vào nhà thương, nhờ thầy thuốc sǎn sóc, em bé này sống lại.

Ai ngờ ở nước Pháp cũng có cảnh tượng như thế.

Người đời xưa nói: “Dân giàu thì nước có, dân quẫn thì nước nghèo”. Pháp là một nước giàu có, nhưng trong cuộc chiến tranh bị tàn phá nhiều. Cho nên dân nghèo, tiền ít. Theo báo Paris ngày 6-9-1946, thì nǎm nay số chi tiêu cộng là 800.000 triệu quan. Nhưng thu nhập chỉ được 500.000 triệu, còn thiếu 300.000 triệu quan, nghĩa là mỗi tháng thiếu 25.000 triệu. Vì vậy vừa rồi Bộ trưởng Bộ Tài chính qua Mỹ để vay một món tiền.

*

*      *

Ngoài sự ǎn mặc, còn sự vui chơi. Người Pháp thích những thú vui lịch sự. Nhưng không phải người nào cũng thích như nhau. Theo báo “Kháng chiến” ngày 25-8-1946: Nếu hỏi anh hay chị ham chơi thứ gì? thì được trả lời như sau:

Trong 100
người đàn ông:

Trong 100
người đàn bà:

Xem chiếu bóng

15 người

26 người

Ham đi cắm trại

21

18

Ham xem sách

18

21

Ham nghe vô tuyến điện

16

18

Ham thể thao

20

5

Ham xem hát

10

12

cpv.org.vn

Advertisement