Mười bốn điều thoả thuận giữa Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội, Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Minh (1)

Ngày 23 tháng 12 nǎm 1945

Việt Nam, Việt Minh hội, Quốc dân đảng hợp tác biện pháp mười bốn điều (phụ kiện bốn điều).

1- Cùng phát biểu tuyên ngôn đối nội, đối ngoại vào ngày 1-1-1946 về việc thành lập một Chính phủ lâm thời liên hiệp Việt Nam. Đồng thời Chánh, Phó Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng cử hành lễ tựu chức.

2- Chính phủ nhân sự 2 do các đảng phái liên tịch hội nghị quyết định theo nguyên tắc trong điều kiện phụ sau đây.

3- Lâm thời Chính phủ sẽ đưa ra Quốc dân đại biểu đại hội một bản tǎng thêm: đại biểu Quốc dân đảng: 50 người, Cách mệnh đồng minh hội: 20 người, giao cho Quốc hội truy nhận.

4- Quốc hội lần họp đầu tiên, sau khi phê chuẩn Lâm thời Chính phủ, Chánh Phó Chủ tịch cùng các Bộ trưởng, Thứ trưởng toàn thể từ chức, sẽ bầu Chánh Phó Chủ tịch chính thức.

5- Chánh Phó Chủ tịch Chính phủ liên hiệp sẽ chính thức tuyển trong các đảng phái và những nhân viên ưu tú trong xã hội các Bộ trưởng và Thứ trưởng rồi đề ra cho Quốc hội thông qua.

6- Nhiệm kỳ của Chính phủ liên hiệp Việt Nam sau này sẽ do Chế hiến Uỷ viên hội 1 của Quốc hội quyết định.

7- Danh xưng Quốc kỳ, Quốc huy của Chính phủ liên hiệp do Quốc hội quy định.

8- Trong khi Chính phủ chính thức chưa thành lập, kinh thường 2 triệu tập hội nghị liên tịch các đảng phái để giải quyết những trở ngại do cuộc hợp tác; nếu như tranh chấp không giải quyết thì một Điều giải uỷ viên hội do các người công chính 3 không đảng phái lập nên sẽ giải quyết, nếu như một bên mà không chịu sự trọng tài ấy mà phá liệt 4 thì bên ấy chịu trách nhiệm.

9- Độc lập đệ nhất, đoàn kết đệ nhất 5 , cả hai bên đều lấy thái độ thân ái và tinh thành để cùng nhau thảo luận và giải quyết hết thảy mọi vấn đề khốn nạn 6 ở trước mắt. Nếu kẻ nào dám dùng võ lực để gây thành nội loạn, người trong nước sẽ cùng hắt hủi kẻ đó.

10- Hai bên đề xuất danh sách những người bị bắt giam của hai bên trước ngày 25-12-1945, toàn thể phải tha về.

11- Bắt đầu từ ngày 25-12-1945, hai bên đều thiết thực ủng hộ Tuyển cử Quốc hội và kháng chiến.

12- Từ ngày ấy, hai bên đều đình chỉ sự công kích lẫn nhau cả ngôn luận lẫn hành động thường.

13-7)

14- Những nghị quyết trên đây do Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh đều cùng ký và được thi hành ngay.

PHụ KIệN

1- Trong Chính phủ liên hiệp chính thức, Hồ Chí Minh tiên sinh làm Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần tiên sinh làm Phó Chủ tịch.

2- Sau khi Chính phủ liên hiệp chính thức thành lập, Bộ trưởng những Bộ Quân sự và Nội vụ, sẽ tạm là những người công chính trong xã hội không thuộc đảng phái và những người ở các đảng phái ngoài Việt Minh và Quốc dân đảng đảm nhận.

3- Chính phủ liên hiệp chính thức sẽ gồm có 10 Bộ, nhân sự các Bộ trưởng sẽ phân phối như sau: Việt Minh 2 người, Quốc dân đảng 2 người, Dân chủ đảng 2 người, Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội 2 người, vô đảng phái 2 người.

4- Biện pháp này lấy chữ Hán làm chuẩn tắc.

Ký tên: Nguyễn Hải Thần

Hồ Chí Minh

Vũ Hồng Khanh

Báo Việt Nam,
ngày 25-12-1945.
cpv.org.vn

1. Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2-9-1945, tại Vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân thế giới việc thủ tiêu chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong vǎn kiện lịch sử này, sau khi tố cáo những tội ác tầy trời của bọn thực dân và phong kiến tay sai trong gần một thế kỷ qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định những quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam và trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường bất khuất của dân tộc ta, Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là bản anh hùng ca mở đầu một kỷ nguyên mới của dân tộc – Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Tr.1.

2. Tuyên ngôn Độc lập nǎm 1776 của nước Mỹ: Trong cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Bắc Mỹ (1775-1781), các xứ thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã tổ chức các cuộc Đại hội đại biểu để thảo luận những biện pháp chống bọn thực dân Anh. Đại hội lần thứ hai họp ở Philađenphia nǎm 1775 đã cử ra một uỷ ban do Giépphécxơn làm Chủ tịch để thảo một bản nghị quyết tuyên bố các xứ thuộc địa là những nước tự do và độc lập, tách khỏi phạm vi quyền lực của Anh hoàng. Bản dự án nghị quyết này được đại biểu 13 bang thông qua ngày 4-7-1776 và trở thành Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Bản Tuyên ngôn này tiêu biểu cho nguyện vọng của các dân tộc thuộc địa ở Bắc Mỹ đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân Mỹ lúc bấy giờ. Sau khi giành được độc lập, giai cấp tư sản Mỹ lên nắm chính quyền đã phản bội quyền lợi của nhân dân, thi hành chính sách phân biệt chủng tộc, áp bức bóc lột nhân dân trong nước, đồng thời xâm lược các nước khác. Chúng đã thực hiện những thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân cũ, áp dụng chính sách thâm độc và nham hiểm của chủ nghĩa thực dân mới, thống trị về mặt kinh tế và lũng đoạn về chính trị, nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, chà đạp trắng trợn lên những nguyên tắc tự do, bình đẳng đã ghi trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Tr.1.

3. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền: Cuộc Cách mạng Pháp 1789 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.

Sau khi nền quân chủ phong kiến bị lật đổ, giai cấp tư sản Pháp lên nắm chính quyền. Hội nghị lập hiến do chính quyền của giai cấp tư sản tổ chức đã thông qua một vǎn kiện có tính chất cương lĩnh – bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nổi tiếng của cách mạng Pháp. Bản Tuyên ngôn này đã công khai thừa nhận các quyền tự do dân chủ như tự do thân thể, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… Bản Tuyên ngôn cũng thừa nhận quyền bình đẳng của mọi người trước pháp luật, quyền chống áp bức. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc đấu tranh của nhân dân các nước đang chống chế độ phong kiến lúc bấy giờ.

Nhưng khi giai cấp tư sản đã giành được quyền thống trị, chúng đã phản bội lại các nguyên tắc tự do, bình đẳng, bác ái ghi trong Tuyên ngôn. Chúng ra sức áp bức bóc lột nhân dân trong nước và lợi dụng chiêu bài “khai hoá vǎn minh” để tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm thống trị và nô dịch các thuộc địa, trong đó có nước Việt Nam ta. Tr.1.

4. Đồng minh: Liên minh các nước chống chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), hình thành vào cuối 1941 đầu 1942.

Tháng 1-1942, tại Oasinhtơn (Mỹ), 26 nước Đồng minh trong đó có Liên Xô (cũ), Anh, Mỹ ký chung vào bản Tuyên ngôn chống phát xít xâm lược và bảo đảm trong cuộc chiến tranh này không có sự giảng hoà riêng rẽ. Nhưng mục đích của việc ký Tuyên ngôn đó rất khác nhau. Liên Xô ký Tuyên ngôn này nhằm mục đích tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, khôi phục chế độ dân chủ ở châu Âu. Còn Mỹ và Anh ký Tuyên ngôn nhằm đánh bại thế lực của Đức và Nhật để xác lập quyền bá chủ thế giới. Về sau, các chính phủ Mỹ và Anh đã phản bội Đồng minh, phá hoại tất cả các điều khoản trong Tuyên ngôn đó. Tr.2.

5. Việt Minh (hay Mặt trận Việt Minh): Tên gọi tắt của Việt Nam độc lập đồng minh, được thành lập tại Pác Bó (Cao Bằng) ngày 19-5-1941, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941). Việt Minh gồm các thành viên là Đảng Cộng sản Đông Dương và các Hội cứu quốc như: Hội Công nhân cứu quốc, Hội Nông dân cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Quân nhân cứu quốc, Hội Phụ lão cứu quốc, Hội Phật giáo cứu quốc, Hội Nhi đồng cứu quốc…

Việt Minh là một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị, các dân tộc, các tôn giáo yêu nước để chống kẻ thù chính của dân tộc ta lúc ấy là thực dân Pháp và phát xít Nhật. Mặt trận đã áp dụng chính sách mềm dẻo để tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ được, phân hoá kẻ thù, cô lập cao độ kẻ thù chính nhằm tiêu diệt chúng, giành độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Mặt trận Việt Minh đã vận động toàn dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Để góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến mau đến thắng lợi, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc họp từ ngày 3 đến ngày 7-3-1951 đã thống nhất hai tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam thành Mặt trận Liên – Việt. Tr.2.

6. Chính phủ lâm thời: Tức Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam, được thành lập theo quyết định của Quốc dân đại hội Tân Trào họp trong các ngày 16, 17, 18-8-1945.

Nghị quyết của Quốc dân đại hội ghi rõ: “Để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc giải phóng của chúng ta cho thắng lợi, Quốc dân đại hội quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Uỷ ban này cũng như Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam trước khi thành lập một chính phủ chính thức. Uỷ ban này thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và duy trì mọi công việc trong nước”. Về tổ chức, Uỷ ban giải phóng có một ban thường trực gồm 5 uỷ viên, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 25-8-1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban giải phóng dân tộc được cải tổ thành Chính phủ lâm thời với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước, nhân sĩ tiến bộ. Nhiều uỷ viên Việt Minh trong Chính phủ tự nguyện nhường chỗ cho những người không phải Việt Minh. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá hành động cao cả đó như sau: “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân”. (Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng). Tr.3.

7. Hội nghị Têhêrǎng: Hội nghị của đại diện ba nước Liên Xô (cũ), Anh, Mỹ họp từ ngày 28-11 đến ngày 1-12-1943, tại Têhêrǎng (thủ đô Iran). Hội nghị đã thông qua kế hoạch tiêu diệt các lực lượng vũ trang của phát xít Đức, quyết định mở mặt trận thứ hai ở châu Âu trước ngày 1-5-1944 và thông qua Nghị quyết bảo đảm nền hoà bình lâu dài trên thế giới sau chiến tranh, v.v.. Nhưng sau đó, các giới cầm quyền Mỹ và Anh đã thi hành không đầy đủ các điều khoản đã được ký kết trong Hội nghị này. Tr.3

Advertisement