Điện gửi các vị chính khách ấn Độ (27-1-1947)

Các ông Nêru, Phó Chủ tịch Chính phủ lâm thời ấn Độ, Sara Sǎngđra Bôdơ, Bộ trưởng Bộ Công chính ấn Độ, Cripalani, Chủ tịch Quốc hội ấn Độ và Ginna, lãnh tụ Đảng Hồi giáo ấn Độ (1).

Chúng tôi rất cảm động vì những cảm tình mật thiết của các ngài đối với dân tộc Việt Nam trong cuộc tranh đấu chống thực dân Pháp.

Thay mặt nhân dân và Chính phủ Việt Nam, và riêng tôi, tôi xin chân thành cảm tạ các ngài về những việc các ngài đã làm và sẽ làm để giúp chúng tôi. Tôi tin chắc chắn rằng chúng ta đồng lòng cố gắng, thế nào cũng sẽ thắng được chủ nghĩa thực dân phản động.

Lời chào thân ái
Ngày 27 tháng 1 nǎm 1947
HỒ CHÍ MINH

Sách Lời Hồ Chủ tịch,
Nha Thông tin Việt Nam, 1948, t.1, tr.40.
cpv.org.vn

—————————-

(1) Tạm ước 14-9-1946: Tên thường gọi của thoả hiệp tạm thời (Modus vivendi) giữa Việt Nam và Pháp, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng M.Mutê ký ngày 14-9-1946, tại Pari.

Tạm ước gồm 11 điều khoản. Nội dung của các điều khoản thể hiện những thoả thuận tạm thời về một số vấn đề bức thiết có tính chất bộ phận: Chính phủ Pháp thi hành các quyền tự do, dân chủ và ngừng bắn ở Nam Bộ; Chính phủ Việt Nam nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế và vǎn hoá của Pháp ở Việt Nam; quy định thời gian tiếp tục cuộc đàm phán Việt – Pháp vào tháng 1-1947.

Việc ký Tạm ước 14-9 là một thắng lợi trong sách lược ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhân dân ta có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài. Tr.12.

Advertisement