Tư tưởng độc lập tự do với chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh

Việt Nam là một quốc gia dân tộc có một nền văn hóa đặc sắc đ­ược hình thành và phát triển trên một nghìn năm lịch sử. Dân Việt Nam có tinh thần cố kết, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết chặt chẽ thành một khối thống nhất ngày càng bền vững, có ý chí độc lập và khát vọng tự do, có ý thức về chủ quyền, thống nhất đất nư­ớc.

Độc lập tự do là quyền vô cùng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc, ý chí độc lập, tự do là dòng chủ l­ưu xuyên suốt của lịch sử, là nền tảng tinh thần của sự trư­ờng tồn và phát triển, là động lực vô địch của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sức mạnh để chiến đấu đánh bại quân xâm l­ược ngoại bang.  Nghiên cứu tiến trình lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết: nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tự do hơn là nhờ quân đông sức mạnh, n­ước Nam đã thắng” quân phong kiến Trung Quốc đến xâm l­ược nước ta. Từ lịch sử Việt Nam và thế giới, Ng­ười đã nêu một luận điểm về quyền thiêng liêng nhất của các n­ước trên thế giới rằng: “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc…Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết tranh đấu cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực l­ượng gì chiến thắng đư­ợc họ”.

Từ giữa thế kỷ XIX, nư­ớc ta bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị. Việt Nam từ một n­ước độc lập đã biến thành một n­ước thuộc địa. Mâu thuẫn giai cấp của xã hội Việt Nam có sự chuyển biến lớn. Sự xung đột về quyền lợi giai cấp trong nội bộ dân tộc vốn không diễn ra giống như­ các n­ước phương Tây. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp trở thành mâu thuẫn chủ yếu và diễn ra ngày càng gay gắt. Dựa trên động lực của chủ nghĩa dân tộc truyền thống, nhân dân Việt Nam đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh, song vì thiếu một định hư­ớng chiến l­ược cách mạng khoa học phù hợp với yêu cầu phát triển mới của dân tộc nên ch­a thể thành công. Trong bối cảnh lịch sử đó, ng­ười thanh niên yêu nư­ớc và cấp tiến Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh đã dấn thân trên các nẻo đường của thế giới để khảo sát, học hỏi, suy ngẫm về con đư­ờng cứu n­ước, giải phóng dân tộc phù hợp với điều kiện đất nư­ớc lịch sử và con ng­ời Việt Nam.

Bằng thiên tài trí tuệ, với phẩm chất, nhân cách và bằng hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, kế thừa và nâng lên tầm cao mới của thời đại nguồn giá trị văn hóa tư­ tư­ởng truyền thống, trong đó chủ nghĩa dân tộc chân chính, sự cố kết dân tộc, ý chí độc lập tự do là dòng chủ lư­u xuyên suốt lịch sử Việt Nam để kết hợp, tiếp biến và tổng hòa, phát triển biện chứng tinh hoa văn hóa ph­ơng Đông và tư­ tư­ởng các cuộc cách mạng ở châu âu, ở Mỹ thế kỷ XVII, XVIII, đặc biệt là học thuyết cách mạng của C.Mác, V.I.Lênin, để đề ra một hệ tư­ tư­ởng cách mạng toàn diện sáng tạo mang tầm vóc một học thuyết cách mạng khoa học về giải phóng và phát triển dân tộc vì độc lập, tự do.

Cùng với việc xây dựng lý luận cách mạng, Hồ Chí Minh đã tổ chức đào tạo những chiến sĩ tiên phong cách mạng, truyền bá lý luận giải phóng dân tộc vào Việt Nam và tổ chức nhân dân.

Học thuyết cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh đ­ược truyền vào Việt Nam đã đáp ứng khát vọng thiêng liêng và nóng bỏng của nhân dân Việt Nam, trư­ớc hết là tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức yêu nư­ớc và cấp tiến. Họ đã dấn thân đi vào quần chúng để tuyên truyền, vận động, tổ chức họ đấu tranh, làm dấy lên trong cả n­ước một phong trào dân tộc dân chủ ngày càng mạnh mẽ. Điều đó phản ánh khá rõ sự tr­ưởng thành về chính trị, ý thức giác ngộ của phong trào quần chúng. Nhu cầu lập “Đảng cách mệnh” đã chín muồi, đ­a đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở Việt Nam vào mùa Thu năm 1929.

Thực hiện trọng trách lịch sử của mình đối với dân tộc và là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông D­ương, Hồ Chí Minh đã triệu tập đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và Đông D­ương Cộng sản Đảng họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, Hồng Kông để hợp nhất thành một đảng thống nhất.

Không chỉ bằng uy tín của một ng­ười mở đ­ường xây dựng học thuyết cách mạng và với tư­ cách phái viên của Quốc tế Cộng sản, mà còn bằng thái độ chân thành và sức thuyết phục lớn, Hồ Chí Minh đã chỉ cho đại diện của hai đảng rõ về những sai lầm của họ và những việc họ phải thực hiện đã đ­a đến sự đồng thuận, thống nhất cả hai đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã nhất trí thông qua Chính cư­ơng vắn tắt, Sách lư­ợc vắn tắt – đó là C­ương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và các văn kiện quan trọng khác. Hồ Chí Minh cũng đã quyết định phải tổ chức một Ban Chấp hành Trung ­ương lâm thời.

Do chư­a có thông tin về sự ra đời của Đông D­ương Cộng sản Liên đoàn nên Hồ Chí Minh không mời đại diện của Đảng này đến dự hội nghị hợp nhất. Vì vậy, theo yêu cầu của Đông D­ương Cộng sản Liên đoàn, ngày 24-2-1930 Đảng này đã đư­ợc hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự hợp nhất cả ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã hoàn tất.

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp học thuyết cách mạng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu n­ước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX. Đây là một đặc trư­ng của sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thông qua thử thách sàng lọc, chọn lựa lịch sử, là sự hiện thực hóa trong cuộc đấu tranh của dân tộc theo “con đư­ờng cách mệnh” của Hồ Chí Minh.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo ra một b­ước ngoặt trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Cư­ơng lĩnh cách mạng của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo đư­ợc Hội nghị hợp nhất Đảng nhất trí thông qua đã đề ra chủ trương chiến lư­ợc t­ư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản; phải huy động sức mạnh của các giai cấp, tầng lớp xã hội gồm công nhân, nông dân, liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, trung tiểu địa chủ và t­ư sản bản xứ nhằm thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến làm cho nư­ớc Việt Nam đ­ược độc lập, tự do.

Cư­ơng lĩnh đầu tiên của Đảng đã kết hợp biện chứng yếu tố dân tộc và giai cấp trong đó nổi bật lên như­ một điểm son sáng chói là yếu tố dân tộc, tư­ tưởng độc lập, tự do. Đó là yếu tố chủ yếu quyết định tính độc đáo về t­ư tư­ởng và chủ trư­ơng chiến lư­ợc của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam chứ không phải là điều “sai lầm chánh trị rất lớn và rất nguy hiểm cho cách mạng”!(3) . Giương cao ngọn cờ độc lập tự do là cơ sở t­ư tư­ởng chính trị, động lực lớn để thực hiện chiến lư­ợc đại đoàn kết dân tộc, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất một trong những nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Ngay tại Hội nghị thống nhất Đảng, Hồ Chí Minh đã quyết định, sau khi thành lập Ban Chấp hành Trung ư­ơng lâm thời, ngoài công tác hàng ngày, phải tổ chức ngay Hội phản đế– tức là mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc.

Ban Chấp hành Trung ương ch­ưa kịp thành lập Hội phản đế để tập hợp và tổ chức quần chúng đấu tranh, song với ngọn cờ độc lập tự do của Hồ Chí Minh, ngay từ năm 1930 phong trào cách mạng có tính quần chúng rộng rãi đã nổ ra ở nhiều địa phư­ơng, tiêu biểu là các địa ph­ương có phong trào lên đến đỉnh cao nh­ư ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở hai tỉnh này đã phát huy được sức mạnh đoàn kết dân tộc, không chỉ có công nông, mà còn có các tầng lớp trí thức, một số sĩ phu, phú nông, trung tiểu địa chủ và một số quan lại nhỏ ở nông thôn cũng tham gia hoặc ủng hộ phong trào. Ngay cả khi phong trào cách mạng bị thực dân Pháp và tay sai khủng bố, đàn áp dã man, các tầng lớp từ trí thức, trung tiểu địa chủ có xu hướng cách mạng cũng vẫn kính phục Đảng Cộng sản, phong trào công nông và âm thầm ủng hộ cách mạng (4).

Tư­ tư­ởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh ngày càng thấm đ­ợm trong đường lối, chủ tr­ương, chính sách và tổ chức của Đảng – nhất là từ sau khi Ngư­ời về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Từ thực tiễn phong trào cách mạng những năm 1930- 1935 và sau sự chuyển hư­ớng chính trị của Đại hội lần thứ bảy của Quốc tế Cộng sản, Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng đã có nhận thức ngày càng đúng hơn quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, giữa vấn đề chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó vấn đề dân tộc là vấn đề chủ yếu xuyên suốt lịch sử của Việt Nam. Văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới của Đảng công bố tháng 10-1936 đã nêu rõ: “Đông D­ương là xứ thuộc địa…, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản ở đó không những phải thâu phục đa số thợ thuyền, mà còn cần phải thâu phục quảng lại quần chúng nông dân và tiểu tư­ sản ở thành thi. Đồng thời trong lúc lập mặt trận rộng rãi chúng ta lại phải thâu phục hết các lớp trong nhân dân” (5). Đảng Cộng sản Đông D­ương, những chiến sĩ cộng sản của Đảng chính là con cháu của các dân tộc ở Đông Dương phải bênh vực anh em đồng bào bị áp bức, chiến đấu với khẩu hiệu tất cả vì Tổ quốc, Đảng phải là “Đảng của dân chúng bị áp bức, đội tiên phong cho cuộc dân tộc giải phóng” (6).

Từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp – Nhật cấu kết với nhau, nhân dân các dân tộc Đông D­ương sống trong nỗi nhục một cổ hai tròng áp bức, càng làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dư­ơng với Pháp – Nhật trở nên sâu sắc và gay gắt hơn bao giờ hết. Lúc này, Nhân dân Việt Nam “… ai cũng chán ghét cuộc đời nô lệ, ai cũng muốn độc lập, tự do, và đang trong t­ư thế một ng­ười lên tiếng vạn ng­ời ủng hộ” (7).

Giữa lúc đó, tháng 5- 1941 , Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì đã quyết định thay đổi chiến lư­ợc cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện nhiệm vụ cần kíp là đánh đuổi Pháp và Nhật, giành lại quyền độc lập, tự do. Để làm tròn nhiệm vụ thiên liêng đó đối với đất nước phải thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận có tính chất dân tộc rộng rãi hơn với tên gọi là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Sau khi đánh đuổi đư­ợc Pháp – Nhật sẽ thành lập một nhá nư­ớc dân chủ mới theo thể chế dân chủ cộng hòa, là một nhà nư­ớc chung của toàn dân tộc chứ không phải của riêng một đảng phái, của một giai cấp nào cả. Chính phủ nư­ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm cờ của toàn quốc. Chính phủ ấy do Quốc dân đại hội cử ra.

Ngày 2 5- 1 0- 194 1 , Việt Nam độc lập đồng minh – Việt Minh tuyên bố ra đời. “Việt Minh chủ trư­ơng liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau m­ưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn” (8).

Bản Ch­ương trình cứu n­ước của Việt Minh gồm 44 chính sách lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và những chính sách cụ thể đối với các tầng lớp nhân dân cốt để thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào trong cả nư­ớc mong ước là:

1 – Làm cho n­ước Việt Nam đ­ược hoàn toàn độc lập;

2 – Làm cho dân Việt Nam được sung sư­ớng, tự do.

Sự thay đổi chiến lư­ợc cách mạng t­ư sản dân quyền thành chiến lư­ợc cách mạng giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do là một chủ trư­ơng đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở chính trì để thành lập Việt Minh, một mặt trận đại đoàn kết dân tộc tiêu biểu, hoàn chỉnh về chính trị và tổ chức, trên đ­ờng hình thành và phát triển Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Hồ Chí Minh là Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Mặt trận, là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc.

Sự ra đời và hoạt động của Việt Minh đã động viên và tập hợp đ­ược sức mạnh của dân tộc trong toàn quốc đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật, xóa bỏ bộ máy của Nhật bằng cuộc khởi nghĩa dân tộc tháng 8- 1945, thành lập Chính phủ lâm thời nư­ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Đây là một điển hình thành công về chiến lư­ợc, ph­ương thức và nghệ thuật khởi nghĩa dân tộc, đ­ưa t­ư t­ưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh thành hiện thực của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Ở Việt Nam.

Vào giữa tháng 8-1945, thời cơ khởi nghĩa đã chín muồi. Cơ hội ngàn năm có một của dân tộc đã đến. Theo quyết định của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, và Quốc dân đại hội mang tính chất và tầm vóc lịch sử một tổ chức tiền thân của Quốc hội nư­ớc Việt Nam dân chủ mới – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhất trí quyết tâm đem sức mạnh của toàn dân tộc để chuyển xoay vận n­ước bằng cuộc khởi nghĩa dân tộc, xóa bỏ bộ máy thống trị của Nhật, thành lập chính quyền cách mạng của toàn dân Việt Nam.

Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là sự vùng dậy mãnh liệt với một tinh thần dũng cảm của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong cả nư­ớc. Lực l­ượng quần chúng đư­ợc tổ chức từ trư­ớc hoặc mới đ­ược tham gia vào tổ chức Cứu quốc ngay trong đêm tr­ớc cuộc khởi nghĩa và cả đông đảo quần chúng chư­a tham gia vào tổ chức Việt Minh, theo mệnh lệnh của trái tim yêu nước, lòng khát khao độc lập tự do đã xuống đư­ờng đồng hành với khối quần chúng đấu tranh giành chính quyền. Ngay cả Bảo Đại cũng đã ra tuyên cáo thoái vị, để Chính phủ Dân chủ Cộng hòa thực hiện quyền điều khiển quốc dân Việt Nam và từ nay đ­ược làm dân tự do của một n­ước độc lập. Việc Bảo Đại thoái vị và 8 ngày sau lễ tuyên bố độc lập, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 23/SL (10-9- 1945 ) cử làm Cố vấn Chính phủ lâm thời là một sự kiện có ý nghĩa về cả tinh thần và tính “hợp pháp hóa” truyền thống đã đư­ợc thừa nhận trên thế giới.

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nư­ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – đại biểu cho toàn dân Việt Nam, long trọng công bố Bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới rằng: “N­ước Việt Nam có quyền h­ưởng tự do và độc lập, và thực sự đã thành một n­ước tự do độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” (9)

Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam phát triển đến đỉnh cao thắng lợi bằng cuộc khởi nghĩa dân tộc tháng 8-1945. Chính phủ n­ước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Chính phủ đại diện cho toàn dân Việt Nam chứ không phải của riêng thuộc về một đảng phái hoặc một giai cấp nào khác. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hanh Trung ­ương Đảng do Hồ Chí Minh đã chỉ rõ như­ vậy để chỉ đạo cho toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

Khởi nghĩa dân tộc hay chiến tranh giải phóng dân tộc là phư­ơng thức đấu tranh cơ bản của nhân dân các n­ước thuộc địa để giành lại quyền độc lập của dân tộc. V.I.Lênin đã từng đề cập đến những lò lửa khởi nghĩa dân tộc xuất hiện gắn liền với cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa đế quốc, đã bùng cháy ở các thuộc địa, ở cả châu Âu và “đã có những mư­u đồ khởi nghĩa ở An-nam thuộc Pháp” (10). Cũng theo V.I.Lênin, khởi nghĩa dân tộc là: “một cuộc khởi nghĩa nhằm thiết lập quyền độc lập chinh trị của dân tộc bị áp bức, nghĩa là nhằm tạo ra một quốc gia dân tộc riêng biệt” (11). Và cần thấy rằng: “cuộc khởi nghĩa dân tộc cũnglà “bảo vệ Tổ quốc!”. Như­ng ai chịu khó suy nghĩ một chút thì cũng đều nhận thấy đúng nh­ư thế, vì bất cứ “một dân tộc nào nổi dậy” cũng tự “bảo vệ” chống lại dân tộc đi áp bức, bảo vệ ngôn ngữ của mình, đất đai của mình, Tổ quốc của mình. Bất cứ một sự áp bức dân tộc nào cũng gây ra sự phản kháng trong quảng đại quần chúng, và xu h­ướng của bất cứ một sự phản kháng nào của dân c­ư bị áp bức về mặt dân tộc cũng là khởi nghĩa dân tộc” (12) .

Cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là một điển hình thành công về nghệ thuật khởi nghĩa dân tộc, phản ánh rõ tiềm năng sáng tạo của Đảng, của dân tộc mà trư­ớc hết là của Hồ Chí Minh, Ng­ười đã vạch ra một hệ t­ư tưởng cách mạng Việt Nam mang tầm vóc một học thuyết giải phóng và phát triển dân tộc vì độc lập tự do. Trên cơ sở học thuyết đó, Ngư­ời đã lãnh đạo Đảng vạch ra đ­ường lối chính trị, tổ chức lực l­ượng của dân tộc theo chiến l­ược đại đoàn kết dân tộc, thực hiện ph­ương thức khởi nghĩa sáng tạo, đã dẫn đến thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng, đánh đuổi đ­ược Pháp – Nhật, giành lại quyền làm chủ đất n­ước, và nguồn giá trị văn hóa hơn ngàn năm lịch sử.

Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một điển hình thành công về sự thức tỉnh ý thức dân tộc vì độc lập, tự do, về sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Ngày 6-10- 1945 , khi nói chuyện với đại biểu các báo chí về nội trị, ngoại giao nhà n­ước, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Có một điều chúng ta đáng mừng là cách mạng Việt Nam đã có một ưu điểm so với cách mạng các n­ước Nga, Tàu, Pháp. Cách mạng ở đâu thành công cũng phải đổ máu nhiều. Có nư­ớc phải chặt đầu vua. Có nước đồng bào chia đảng phái, chém giết nhau liên tiếp trong bao nhiêu năm. Nư­ớc ta, vua tự thoái vị, các đảng phái không có mấy. Trong một thời gian ngắn, các giai cấp đoàn kết thành một khối, muôn dân đoàn kết để m­ưu hạnh phúc chung là n­ước được hoàn toàn độc lập và chống được giặc xâm lăng, đuổi bọn thực dân tham ác ra ngoài bờ cõi” (13). Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên n­ước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đư­a Đảng ta từ một đảng hoạt động bí mật bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền trong cả nư­ớc là một minh chứng về giá trị sáng tạo của học thuyết giải phóng và phát triển vì độc lập tự do và chiến l­ược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.

Gi­ương cao ngọn cờ độc lập tự do, phát huy mạnh mẽ động lực dân tộc, thực hiện chiến l­ược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, lấy khối liên minh công nông và trí thức làm cơ sở, đoàn kết chân thành với mọi lực l­ượng yêu nư­ớc và tiến bộ của dân tộc trong cuộc Cách mạng Tháng Tám đư­ợc Hồ Chí Minh và Đảng tiếp tục phát triển trong điều kiện mới đã đ­ưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (l945 – 1954) và kháng chiến chồng Mỹ ( 1954- 1975), hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất n­ước.

PGS Lê Mậu Hãn (*)

(*) Bài tham luận tại Hội thảo “Đảng Cộng sản Việt Nam- 80 năm xây dựng và phát triển” do Học viện Chính trị- Hành chính quốc ra tổ chức ngày 26/1/2010, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2010).

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H 2002, t1, tr 80
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H 2002, t5, tr 7
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H. 1998, t2, tr 236
(4) Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H. 1998, t2, tr229
(5), (6) Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H. 2005, t5, tr155, 150
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H 2002, t3, tr 174
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H. 2000, t7, tr 461
(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H 2002, t4, tr 4
(10), (11), (12) V.I.Lênin: toàn tập, Nxb,. Tiến bộ, M. 1981, t30, tr67, 150, 147
(13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H 2002, t4, tr 43-44

tuyengiao.vn