Bác bàn về quân sự

– Ngày 25/10/146,  trong loạt bài về  “Binh pháp Tôn Tử”  đăng trên báo “Cứu Quốc”, Bác thể hiện quan điểm quân sự khi “Bàn về địa hình”.

Bác viết: “Về quân sự đành rằng phải có binh mạnh, tướng giỏi, nhưng không nghiên cứu địa hình một cách tường tận, không thể xuất trận thành công được. Trên  mặt trận, biết lợi dụng địa hình, đánh trận không hao tổn công sức mà đuợc thắng lợi dễ dàng… Gặp địa hình nào phải tùy cơ ứng biến để có thể lợi dụng một cách có hiệu quả trong cuộc chiến đấu với địch”.

5 năm sau, trong bài nói chuyện của Bác tại Trường Chính trị trung cấp của Quân đội, Bác nói: “Ngày xưa tổ tiên ta đã phải kháng chiến trường kỳ mới thắng được ngoại xâm. Đời Trần phải kháng chiến ba lần mới đuổi được quân Nguyên. Đời Lê kháng chiến một lần nhưng phải mười năm mới đuổi được quân Minh….Cuộc kháng chiến của ta tiếp tục cuộc Cách mạng tháng Tám…Phải trường kỳ kháng chiến mới giành được thắng lợi…Cuộc kháng chiến của ta hết sức gian khổ… Cuộc kháng chiến của ta nhất định thắng lợi…

d25/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Đại hội Công nhân toàn xứ.



Phải cố gắng học tập về mọi mặt chính trị và quân sự. Phải học tập chính trị: Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại. Quân đội ta là quân đội nhân dân… Đã là quân đội nhân dân thì phải học chính sách của Đảng… Có người nói đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau.. Nói như vậy là lầm to… Đạo đức cũng như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời…Cần, kiệm, liêm, chính của ta là đạo đức của người quân nhân cách mạng”.

Tháng 10/1947, Bác hoàn thành cuốn sách Sửa đổi lối làm việc”. Nội dung chương “Cách lãnh đạo”  có đoạn: “Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải học hỏi quần chúng…Nghĩa là: người lãnh đạo không nên kiêu ngạo, mà nên hiểu thấu. Sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng chưa đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy, ngoài kinh nghiệm của mình, người lãnh đạo còn phải dùng kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng, để thêm kinh nghiệm cho mình. Nghĩa là một giây, một phút cũng không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và quần chúng… Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi…

Chọn người và thay người cũng là một việc quan trọng trong lãnh đạo. Những người mắc phải bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, không làm được việc phải thải đi. Ngoài ra còn có 2 hạng người cũng phải chú ý: Một là những người cậy mình là “công thần cách mạng” rồi đâm ra ngang tàng, không giữ kỷ luật, không thi hành nghị quyết của Đảng và của Chính phủ. Thế là họ kiêu ngạo, họ phá kỷ luật của Đảng và Chính phủ. Cần phải mời các ông đó xuống công tác hạ tầng khép họ vào kỷ luật để chữa tính kiêu ngạo, thói quan liêu cho họ và giữ vững kỷ luật của Đảng và Chính phủ. Hai là hạng người nói suông. Hạng người này tuy là thật thà, trung thành những không có năng lực làm việc chỉ biết nói suông… Những người như thế cũng không thể dùng vào công việc thực tế… Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement