“Anh em văn hoá đã cố gắng… xin cố gắng mãi lên”

 – Ngày 7/101945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến dự khai mạc “Triển lãm Văn hoá” tổ chức tại trụ sở cũ của Hội Khai trí Tiến Đức (Hà Nội), ngày 7/10/1945 khi đề cập tới nền văn hoá thời thuộc địa, những tác phẩm hội họa của các họa sĩ đương đại như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung…

Bác nhận xét: “Văn hoá Việt Nam dưới sự áp bức của đế quốc vẫn cố thở, cố tìm cách phát triển… Những bức tranh này tỏ rõ các nghệ sĩ của ta lâu nay đều đã cố gắng tìm một con đường đi. Nhưng tiếc một điều là không muốn đi ở dưới đất mà cứ muốn vụt lên trời; chất mơ mộng có nhiều, mà cái chất thật sự của sinh hoạt thì lại quá ít… Văn hoá là một cấu trúc thượng tầng. Nhưng cơ sở hạ tầng có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết đựơc và đủ điều kiện phát triển được. … Giới văn hoá cũng phải cùng giới đồng bào đi qua chặng đường ấy. Mong rằng anh em văn hoá đã cố gắng, xin cố gắng mãi lên!”.

yBác đang trao đổi với những người tham dự, phía sau lưng Bác là Vũ Ngọc Phan

20 năm sau, ngày 7/10/1965, Bác nói với nữ nhà báo Đức .Faber, người đã cùng chồng dịch tác phẩm “Kiều” ta tiếng Đức, nhân đến mững Quốc khánh tại Sứ quán CHDC Đức tại Hà Nội.

“Nguyễn Du là một nhà thơ cổ điển vĩ đại của chúng tôi. Với tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã và đang đấu tranh cho một xã hội bình đẳng. Viết một tác phẩm như vậy trong thời đại của ông là dũng cảm lắm… Những người cộng sản chúng ta phải rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ ngọn núi cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông”.

gTại cổng triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Cố vấn Vĩnh Thuỵ (cựu hoàng Bảo Đại) chia tay.


Ngày 7/10/1940,  nhật ký của Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi lại khung cảnh và không khí Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hội đồng Chính phủ đón tiếp Phái đoàn Nam Bộ mới ra thăm Chiến khu Việt Bắc: “Tất cả 25 anh chị em (có 2 phụ nữ) lần lượt vào phòng họp. Hồ Chủ tịch bắt tay anh trưởng đoàn… Mấy anh chị em lần lượt báo cáo công việc của ngành hoạt động của mình. Ai nấy tỏ sự cảm động khi nghe báo cáo trình bày tường tận sự gian lao của cuộc chiến đấu trong Nam. Cha Phạm Bá Trực thay mặt Quốc hội và Hồ Chủ tịch thay mặt chánh phủ tỏ lời hoan nghênh đoàn đại biểu, khen ngợi tinh thần dũng cảm của đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ… Một cuộc vui lửa trại có sự tham gia rộng rãi của các em nhi đồng làm cho cuộc xum họp Trung Nam Bắc thêm đậm đà thân mật. Những bài đồng ca.. .làm rung chuyển một góc rừng, rung chuyển mọi quả tim, sôi nổi bao tâm hồn đầy khí phách…”. 

Ngày 7/10/1954, lời điếu cụ Linh mục Nguyễn Bá Trực, Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội của Chủ tịch Hồ Chí Minhkhẳng định: “Với lòng vô cùng thương tiếc một nhà tận tuỵ ái quốc và một người bạn thân mến, trước linh hồn cụ, chúng tôi nguyện kiên quyết một lòng, đoàn kết toàn dân để làm trọn sự nghiệp mà cụ suốt đời mong muốn, tức là: Củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn nước Việt Nam yêu quý của chúng ta”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement