– Ngày 5/10/1945, bài viếtt “Tinh thần tự động trong Uỷ ban nhân dân” đăng trên báo “Cứu Quốc” phê phán tính máy móc và ỷ lại cấp trên, kém năng động của bộ máy chính quyền ở các địa phương.
“Nhiều uỷ ban nhân dân, một khi nhận được mệnh lệnh của cấp trên là chỉ biết cắm đầu cắm cổ thi hành đúng như vậy, thi hành một cách máy móc. Họ không biết tuỳ hoàn cảnh địa phương, tuỳ tình thế từng lúc mà châm chước đi, không biết biến báo, làm khác đi ít nhiều cho được thích hợp… Khi công tác thì đem thi hành một cách máy móc. Khi làm xong việc lại chỉ ngồi không… cứ ỳ ra như xe bò lên dốc, không có người đẩy y như đứng lại… Có mắt ta phải trông, có óc ta phải nghĩ, có tay ta phải làm chứ.
Nhưng tự động không phải là tự tiện. Nhiều bạn lại hiểu nghĩa tự động sai lạc hẳn đi, không coi kỷ luật chính trị vào đâu, muốn làm gì cứ tự ý làm bừa đi, chẳng bàn hỏi thảo luận với ai, không theo pháp luật chính phủ ban hành, không dựa vào ý nguyện dân chúng. Những ca bắt bớ, tịch thu tài sản bừa bãi thường xảy ra ở nhà quê. Hành động như vậy, các Uỷ ban đó vô tình gây nên nhiều chuyện có hại đến uy tín của Chính phủ, làm cho dân chúng oán thán kêu ca.
Nói tóm lại, các nhân viên trong các Uỷ ban nhân dân phải rèn cho có một tinh thần tự động mạnh mẽ, nhưng phải bỏ tính cái gì cũng tự tiện”.
Tháng 10/1946 Hồ Chí Minh trên chuyến tàu từ Hải Phòng về HN trước sự đón chào nồng nhiệt của nhân dân.
Ngày 5/10/1959, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ với Chính phủ Nhật Bản thể hiện qua bài trả lời phóng viên báo “Asahi Simbun”: “Vấn đề cốt yếu trong quan hệ giữa hai nước không phải là việc đòi bồi thường, mà tình đoàn kết hợp tác giữa hai dân tộc Việt-Nhật đấu tranh chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình là quý hơn hết… Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mong muốn nhân dân hai nước luôn có quan hệ tốt và ngày càng phát triển… Quan hệ buôn bán giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Nhật Bản, nếu được cải thiện, có nhiều triển vọng tốt đẹp, có lợi cho nhân dân cả hai nước chúng ta”.
“Gửi những người Nam Bộ trong quân đội Pháp”, Bác viết: “Đồng bào Nam Bộ có tiếng rất yêu nước, rất anh hùng. Cuộc kháng chiến anh dũng hơn 2 năm nay đã chứng rõ điều đó. Có những đồng bào Nam Bộ muốn giúp nước bởi một con đường khác: Họ theo vào quân đội Pháp, để giúp ta từ bên trong. Đó là khổ tâm mà tôi biết rõ, vì tôi đã nhận được nhiều chứng thực. Vậy, những đồng bào đó, lúc còn ở trong bộ đội địch, thì cần phải tìm mọi cách để giúp quân đội ta. Khi có cơ hội thì lập tức chạy qua với bộ đội ta. Chính phủ và đồng bào luôn luôn sẵn sàng hoan nghênh các bạn”.
Tháng 10/1953, tại Hội nghị cán bộ vùng địch hậu nhằm mục tiêu đoàn kết các lực lượng nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác nói: “Đồng bào công giáo cũng yêu nước. Nếu ta biết kiên nhẫn thuyết phục, giác ngộ, thì nhất định tranh thủ được. Làm được như vậy thì phá được một phần âm mưu của địch và rất có lợi cho việc đoàn kết nhân dân để kháng chiến… Nguỵ binh là đồng bào ta bị địch mê hoặc. Nếu ta vận động khéo, giáo dục cho họ rõ mưu mô của giặc “dùng người Việt đánh người Việt” thì ta có thể làm tan rã hàng ngũ nguỵ binh, phá âm mưu của địch và thu nhiều thắng lợi”…
X&N
bee.net.vn