“Những anh hùng vô danh”

– Ngày 17/6/1956, báo “Nhân Dân” đăng bài “Bình dân học vụ” của Bác (C.B) biểu dương một trong những phong trào quần chúng mang tính xã hội cao được duy trì trong suốt cuộc vận động giải phóng dân tộc.

Bài báo mở đầu bằng ý kiến của một chiến sĩ diệt dốt “Đoàn quân văn hoá của nhân dân trống rung cờ mở, ào ạt tiến lên, quyết chiến quyết thắng” và cho biết, tính đến thời điểm này ở miền Bắc đã có 1.715.000 người tham các lớp học từ “itờ” đến các lớp bổ túc cấp 2.

Tháng 3-1956 HCM thăm một lớp học buổi tối của bà con lao động Lương Yên,HN_.jpg (68KB)Tháng 3/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một lớp học buổi tối của bà con lao động Lương Yên, Hà Nội

Tác giả nhận định: “Có thành tích ấy là vì nhân dân ta hiểu thấu rằng: Bất kỳ làm nghề gì, nếu không biết chữ thì khó tiến bộ, cho nên nhiều nguời cố gắng đi học. Từ thành thị đến thôn quê, ở các đường phố, các nhà máy, các công trưòng, các chợ búa… khắp nơi có lớp học. Già, trẻ, gái,trai, ai chưa biết chữ đều tìm cách vượt khó khăn để đi học. Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, đến đâu cũng nghe tiếng học. Thật là một phong trào sôi nổi, một cảnh tượng tưng bừng của một dân tộc quyết rời bỏ chỗ tối, bước lên chỗ sáng…”

Sau khi nêu lên một số tấm gương học tập và dạy học cũng như các áng kiến rất phong phú, bài báo khẳng định: “Bình dân học vụ đã trở thành một phong trào quần chúng. Tuy vậy, đó mới chỉ là bước đầu. Hiện nay còn nhiều người mù chữ chưa đi học…

Để hoàn thành nhiệm vụ thanh toán nạn mù chữ trong 3 năm (1956-1958), …cần phải thiết thực phụ trách đẩy mạnh phong trào thanh toán nạn mù chữ một cách có kế hoạch, liên tục và bền bỉ. Các cơ quan văn hoá, giáo dục cần phải có sách và báo rất thông tục, dễ xem, dễ hiểu, cho những người đã biết đọc, biết viết có thể tiếp tục học thêm…”.

Trong bài viết Bác đã đưa ra một quan điểm sáng suốt: “Một dân tộc siêng làm, ham học thì làm việc gì cũng thành công”.

Trước đó, ngày 8/9/1955, kỷ niệm 10 năm Bình dân Học vụ (1945-1955) trên báo Nhân Dân Bác viết:”Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì không chịu dại, không chịu hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới… Bình dân học vụ không những dạy đọc, dạy viết, mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân” và biểu dương: “Những anh chị em giáo viên và cán bộ bình dân học vụ đã xứng đáng là những “Anh hùng vô danh”…”

Ngày 30/3/1956, nói chuyện với lớp học bình dân học vụ ở Khu lao động Lương Yên (Hà Nội), Bác căn dặn: “Đời sống ví như chiếc thuyền. Sản xuất ví như nước. Mực nước lên cao, thì con thuyền càng nổi cao. Mình cố gắng còn là mưu đời sống sung sướng cho con, cho cháu mình nữa”.

Ngày 17/6/1958, Bác đã ký sắc lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho nhân dân và cán bộ huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá đã xoá xong nạn mù chữ trước thời hạn quy định và sớm nhất trong các huyện ở miền Bắc.

X&N
bee.net.vn

Advertisement