I – CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ QUỐC HỘI KHÓA VI (1976-1981)
Tag Archive | Văn hóa – Xã hội
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 12)
Tháng 12, ngày 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn về nội dung Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các mặt công tác năm 1965.
Về khai hoang, Người đề nghị phải tìm hiểu rõ lý do tại sao có nhiều người bỏ về?
Về Thuỷ lợi, đầu tư không ít, nhưng làm sao cho tốt. Theo kinh nghiệm của huyện, Nhà nước không cần đầu tư nhiều lắm.
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 11)
Tháng 11, ngày 2
Bài viết Cần phải chăn nuôi trâu bò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh T.L, đăng báo Nhân dân, số 3868.
Bài báo nêu tầm quan trọng của trâu bò đối với sản xuất nông nghiệp và yêu cầu bà con nông dân phải chú ý chăm sóc trâu bò, nhất là trong những ngày giá rét. Bài báo phê bình một số địa phương còn để trâu bò chết làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nông dân. Trích lời của báo Sơn Tây, bài báo biểu dương một lão nông ở Sơn Tây đã bốn lần nuôi trâu của hợp tác xã từ gầy ốm trở thành béo khoẻ.
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 10)
Tháng 10 ngày 1
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự chiêu đãi của Đại sứ Trung Quốc và phu nhân nhân kỷ niệm lần thứ 15 ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
– Báo Nhân dân, số 3837, ngày 2-10-1964.
Tháng 10, trước ngày 2
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 9)
Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch (Hà Nội) nhân kỷ niệm lần thứ 19 ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cùng buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Trung ương Đảng, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiêu đãi đại biểu các gia đình có công với cách mạng nhân kỷ niệm lần thứ 19 ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thời khắc lịch sử Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945: Mảnh đất phong phú cho văn học, nghệ thuật sáng tạo
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Hình ảnh đẹp này tạc vào lịch sử một dấu ấn đậm nét, khi khẳng định quyền độc lập, tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam qua bản Tuyên ngôn mang tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 8)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho ba thương binh đã phát huy truyền thống quân đội, có nhiều thành tích trong lao động sản xuất và công tác.
– Báo Nhân dân, số 3777, ngày 2-8-1964.
Tháng 8, ngày 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn về cách mạng miền Nam. Người phát biểu ý kiến nhắc nhở phải chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời đối phó với diễn biến của tình hình.
– Văn Tiến Dũng: Sổ công tác, bản gốc lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
– Vũ Kỳ: Sổ công tác, tài liệu do đồng chí Vũ Kỳ cung cấp.
Tháng 8, ngày 7
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự và tham gia Đoàn Chủ tịch Lễ tuyên dương công trạng các đơn vị phòng không và hải quân lập chiến công trong chiến đấu chống cuộc tiến công bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc ngày 2 và 5-8. Người biểu dương chiến công đầu của quân dân ta và căn dặn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào chớ vì thắng lợi mà tự mãn, chủ quan, khinh địch; cần rút kinh nghiệm để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, tiếp tục đẩy mạnh mọi mặt công tác và luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 31-LCT, thưởng hai Huân chương Quân công hạng Nhì; tám Huân chương Quân công hạng Ba cho 10 đơn vị bộ đội phòng không và hải quân đã lập công suất sắc trong các trận chiến đấu ngày 2-8 và ngày 5-8-1964.
– Báo Nhân dân, số 3783, ngày 8-8-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.303-304.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 8, ngày 8
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Đại sứ quán Ba Lan chia buồn về việc Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ba Lan A.Davátxki từ trần.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện tới Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan V.Gômunca, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ba Lan I.Xirăngkiêvích, chia buồn về việc Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ba Lan A.Davátxki từ trần.
Cùng ngày, Người tiếp Đoàn đại biểu thủy lợi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên do Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Thiết kế cơ bản Nhà nước Triều Tiên dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
– Báo Nhân dân, số 3784, ngày 9-8-1964.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thủy lợi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1990, tr.213.
Tháng 8, trước ngày 9
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời điện phỏng vấn của phóng viên hãng tin Mỹ UPI tại Nhật Bản Ônbớc Cápphơ.
Về nguyên nhân cuộc tiến công của không quân và hải quân Mỹ vào miền Bắc nước ta, Người đề nghị xem trong Tuyên bố ngày 6-8 của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đầy đủ nhất và nói rõ hành động ăn cướp của đế quốc Mỹ đã làm nhân dân Việt Nam rất căm phẫn, càng đoàn kết chiến đấu và sẽ chiến thắng. Người kêu gọi nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và nhân dân tiến bộ Mỹ hãy đấu tranh ngăn chặn sự xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam, bảo vệ hòa bình thế giới.
– Báo Nhân dân, số 3784, ngày 9-8-1964.
Tháng 8, ngày 9
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn nhà bác học Anh Béctơrăng Rútxen ngày 6-8-1964 đã gửi điện tới Người lên án những hành động gây chiến của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta. Người khẳng định lập trường của Chính phủ và nhân dân Việt Nam là luôn luôn tôn trọng và thực hiện đúng Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, đồng thời luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước.
– Báo Nhân dân, số 3785, ngày 10-8-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.306.
Tháng 8, ngày 12
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Thanh niên Nhân dân Inđônêxia sang thăm Việt Nam.
– Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 8, ngày 13
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Nôrôđôm Xihanúc đã gửi điện tới Người lên án hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; biểu thị sự ủng hộ và đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Campuchia đối với nhân dân ta.
– Báo Nhân dân, số 3791, ngày 16-8-1964.
Tháng 8, trước ngày 14
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa A Rập Thống nhất G.A.Nátxe nhân dịp kỷ niệm lần thứ 12 ngày Cách mạng của nhân dân Cộng hòa A Rập Thống nhất.
– Báo Nhân dân, số 3789, ngày 14-8-1964.
Tháng 8, ngày 14
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký:
– Lệnh số 32-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho chuyên gia Trung Quốc Trương Tùng Bách đã giúp Việt Nam xây dựng đất nước.
– Lệnh số 33-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì và hai Huân chương Lao động hạng Ba cho ba chuyên gia Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng Nhà máy giấy Việt Trì.
– Lệnh số 34-LCT, thưởng hai Huân chương Lao động hạng Ba cho hai chuyên gia Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng Nhà máy len Hải Phòng.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 8, trước ngày 15
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chức mừng Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Cônggô nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước này.
– Báo Nhân dân, số 3790, ngày 15-8-1964.
Tháng 8, ngày 15
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ông Etoa Ôkháp nhân dịp ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Ba Lan.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô nhân kỷ niệm lần thứ 19 ngày Độc lập nước này.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Síp Maca Riốt nhân kỷ niệm lần thứ tư ngày Độc lập nước này.
Cùng ngày, bài viết Thủ đoạn tội ác của đế quốc Mỹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân dân, số 3790.
Dẫn lời các hãng thông tấn và báo chí Mỹ, bài báo cho biết hành động chiến tranh của Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam ngày 5-8-1964 là nằm trong âm mưu đã được chuẩn bị từ trước, những “mưu ma chước quỷ của đế quốc Mỹ đã quá rõ ràng và chúng đã thất bại nhục nhã“. Quân dân miền Bắc đã bắn rơi tám máy bay, bắt sống giặc lái. Nhân dân các nước trên thế giới đã lên án hành động tội ác của đế quốc Mỹ, biểu thị sự đồng tình ủng hộ đối với nhân dân ta. Bài báo kết luận: “Nếu đế quốc Mỹ điên cuồng xâm phạm đến ta, thì nhân dân cả nước ta nhất định sẽ đánh quỵ chúng. Chính nghĩa nhất định thắng!”.
Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký:
– Lệnh số 35-LCT, thưởng 11 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, 639 Huân chương Kháng chiến hạng Ba cho 650 cán bộ và nhân dân đã có thành tích trong kháng chiến.
Truy tặng hai Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, năm Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, 252 Huân chương Kháng chiến hạng Ba cho 259 cán bộ, công nhân, viên chức có thành tích trong kháng chiến.
– Lệnh số 36-LCT, thưởng hai Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 19 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, 704 Huân chương Kháng chiến hạng Ba cho 725 cán bộ và nhân dân đã có thành tích trong thời kỳ kháng chiến.
Truy tặng một Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, bảy Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, 269 Huân chương Kháng chiến hạng Ba cho 277 cán bộ và nhân dân có thành tích và đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến.
– Lệnh số 37-LCT, thưởng một Huân chương Quân công hạng Ba, năm Huân chương Chiến công hạng Nhì, ba Huân chương Chiến công hạng Ba cho ba đơn vị, sáu cán bộ, chiến sĩ quân đội đã hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt.
– Lệnh số 38-LCT, thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, 10 Huân chương Chiến công hạng Ba cho bốn đơn vị, bảy chiến sĩ dân quân tự vệ và nhân dân có thành tích trong chiến đấu chống biệt kích của đế quốc Mỹ và tay sai.
Truy tặng ba Huân chương Chiến công hạng Ba cho ba cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
– Báo Nhân dân, số 3790, ngày 15-8-1964; số 3791, ngày 16-8-1964; số 3792, ngày 17-8-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.307-309.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 8, trước ngày 16
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho một cán bộ hưu trí ở Hà Nội tham gia tốt công tác xã hội và một nữ nhân viên ngành thủy sản ở Thái Bình sản xuất tốt, năng suất cao.
– Báo Nhân dân, số 3791, ngày 16-8-1964.
Tháng 8, ngày 17
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi của Đại biện lâm thời Cộng hoà Inđônêxia nhân kỷ niệm lần thứ 19 ngày Quốc khánh nước này.
– Báo Nhân dân, số 3793, ngày 18-8-1964.
Tháng 8, ngày 21
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân Rumani Ghêoócghiu Đê, Chủ tịch Quốc hội Rumani Xtêphan Voitếch, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Rumani Ghêoóc Maorơ nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày Quốc khánh nước này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Hội nghị quốc tế thảo luận khoa học họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự chiêu đãi của Đại sứ Rumani nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày giải phóng Rumani khỏi ách phát xít.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký:
– Lệnh số 39-LCT, thưởng 42 Huân chương Lao động hạng Nhì, 302 Huân chương Lao động hạng Ba, một Huân chương Chiến công hạng Nhì và bảy Huân chương Chiến công hạng Ba cho 342 đơn vị và 10 cá nhân đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1963.
– Lệnh số 40-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho cán bộ phiên dịch Trung Quốc Vương Đức Luân đã có nhiều đóng góp trong việc trao đổi kinh nghiệm giữa Chính phủ hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
– Báo Nhân dân, số 3797, ngày 22-8-1964; số 3798, ngày 23-8-1964.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 8, ngày 23
Bài viết Tổng Ken chết một lần nữa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân dân, số 3798.
Bài báo cho biết, ngày 23-12-1963, Tổng thống Mỹ Gi.Kennơđi, thủ phạm số 1 gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc ở miền Nam Việt Nam, bị tay chân của thế lực đối lập giết chết. Nguyễn Khánh, một trong những kẻ độc tài ở miền Nam Việt Nam, đã cho dựng tượng Gi.Kennơđi trong một vườn hoa ở Sài Gòn. Được chính quyền Mỹ ủng hộ, Nguyễn Khánh tự phong cho mình là “Tổng thống” chính quyền Sài Gòn và bí mật giấu bức tượng đi nơi khác để làm vừa lòng chính quyền mới ở Mỹ. Hành động đó của Nguyễn Khánh khác nào Gi.Kennơđi bị giết một lần nữa. Bài báo còn giới thiệu khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, đặc biệt là ở các đô thị, chống Mỹ và chế độ độc tài tay sai Mỹ.
– Báo Nhân dân, số 3798, ngày 23-8-1964.
Tháng 8, trước ngày 24
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho năm học sinh đã làm nhiều việc tốt, trong đó có em Phạm Văn Tíu được thưởng lần thứ hai.
– Báo Nhân dân, số 3799, ngày 24-8-1964.
Tháng 8, trước ngày 27
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho hai nữ nhân viên tổng đài điện thoại Bãi Cháy đã hoàn thành nhiệm vụ góp phần vào chiến thắng của quân và dân vùng mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh) ngày 5-8-1964. Người còn thưởng huy hiệu cho một cô giữ trẻ ở nhà trẻ cơ quan Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Ninh ngày 5-8 đã dũng cảm đưa các cháu vào hầm trú ẩn trong khi máy bay Mỹ đang bắn phá thị xã Hòn Gai 5).
– Báo Nhân dân, số 802, ngày 27-8-1964.
Tháng 8, ngày 28
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 41-LCT, thưởng hai Huân chương Chiến công hạng Nhì, sáu Huân chương Chiến công hạng Ba cho hai đơn vị và sáu chiến sĩ dân quân tự vệ đã lập công trong chiến đấu chống biệt kích; truy tặng hai Huân chương Chiến công hạng Nhất cho hai liệt sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 8, trước ngày 29
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho một cụ bà ở Hưng Yên, hoàn thành tốt công việc bưu tá ở địa phương; một cụ bà ở Tuyên Quang 106 tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất với con cháu; một phụ lão ở Quảng Ninh chăm sóc trâu bò của hợp tác xã béo khỏe.
– Báo Nhân dân, số 3804, ngày 29-8-1964.
Tháng 8, ngày 29
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 42-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho chuyên gia Trung Quốc Ngụy Gia Tuấn đã giúp Việt Nam xây dựng một số công trình dân dụng.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 8, ngày 30
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Vênêduêla do Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng E.G.Manxêra dẫn đầu đang thăm hữu nghị nước ta.
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Trung ương Đảng chiêu đãi Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Vênêduêla.
Cùng ngày, bài viết Mỹ đang thất bại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân dân, số 3805.
Bài báo dẫn lời của một số người Mỹ đã ở miền Nam Việt Nam đăng trên các báo chí Mỹ, Hồng Công và phương Tây nói về sự thất bại của Mỹ ở miền Nam. Bài báo khẳng định nếu đế quốc Mỹ tiếp tục khiêu khích, bắn phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì sẽ chịu số phận như thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ.
– Báo Nhân dân, số 3805, ngày 30-8-1964; số 3806, ngày 31-8-1964.
Tháng 8, ngày 31
Tối, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Thủ tướng Phạm Văn Đồng chiêu đãi chuyên gia các nước anh em đang công tác tại Việt Nam nhân kỷ niệm lần thứ 19 ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
– Báo Nhân dân, số 3809, ngày 4-9-1964.
____________________
Chú thích – Từ tháng 5 đến tháng 8 (Năm 1964)
1) Nhân kỷ niệm lần tứ 74 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Mainôrity Ốpoăn – Tạp chí do một nhóm trí thức tiến bộ Mỹ xuất bản đã điện phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài trả lời của Người được Tạp chí đăng ngày 21-5-1964.
2) Tháng 3-1963, Hội nghị các vị đứng đầu các nước châu Phi họp tại Ađi Abêba (Êtiôpia) đã quyết định thành lập Tổ chức đoàn kết các nước châu Phi và lấy ngày 25-5 hàng năm làm ngày Giải phóng châu Phi.
3) Nay là Bệnh viện Hữu nghị.
4) Hội nghị họp tại Cairô (Ai Cập).
5) Nay là thành phố Hạ Long.
Nguồn: dangcongsan.vn
Vkyno (st)
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 7)
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục tham dự Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá III. Sau khi nghe đại biểu Ninh Bình báo cáo thành tích của xã Yên Phong, lá cờ đầu phong trào bảo vệ trật tự trị an toàn miền Bắc, Người đứng dậy bắt tay và nói: “Đoàn Chủ tịch Quốc hội gửi lời khen đồng bào và cán bộ xã Yên Phong”.
10 giờ 30, Người được Quốc hội bầu lại làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với tư cách là Chủ tịch nước, Người giới thiệu ông Phạm Văn Đồng để Quốc hội bầu lại làm Thủ tướng Chính phủ.
Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa III. Thay mặt các vị vừa được Quốc hội bầu giữ các chức vụ lãnh đạo Nhà nước, Người cám ơn Quốc hội đã tín nhiệm và đọc mấy câu thơ:
“Bảy mươi tư tuổi vẫn không già,
Cố gắng làm tròn nhiệm vụ ta.
Bao giờ Nam Bắc một nhà,
Dân giàu nước mạnh thì ta vui lòng”.
Biểu thị sự nhất trí với báo cáo của Chính phủ trình bày tại kỳ họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị các đại biểu Quốc hội động viên mạnh mẽ tinh thần quyết tâm và bền bỉ của nhân dân, phấn đấu thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1964 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Người đề nghị Quốc hội “nhiệt liệt hoan hô đồng bào miền Nam anh hùng, nhiệt liệt hoan hô các chiến sĩ miền Nam anh dũng”.
Sau khi nêu rõ đế quốc Mỹ là kẻ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, can thiệp và xâm lược miền Nam, khiêu khích miền Bắc, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, Người khẳng định những lời đe doạ của đế quốc Mỹ càng làm nhân dân ta thêm căm thù và quyết tâm chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng. Mỹ phải rút hết quân đội và vũ khí khỏi miền Nam Việt Nam để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình, “đó là cách giải quyết “lịch sự” không làm cho Mỹ mất thể diện”.
Thay mặt Quốc hội và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cám ơn các nước anh em và bạn bè đã ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta; bày tỏ sự đồng tình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại biểu các đoàn ngoại giao đến chúc mừng các vị vừa được Quốc hội bầu giữ các chức vụ lãnh đạo Nhà nước.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và nhân dân Átmét Ben Benla nhân kỷ niệm lần thứ 2 ngày Độc lập của nước này.
– Báo Nhân dân, số 3748, ngày 4-7-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.280-283.
– Báo Nhân dân, số 3749, ngày 5-7-1964.
Tháng 7, ngày 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp và hội đàm với Thủ tướng và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai, Trần Nghị; Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Lào Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Mặt trận Neo Lào Hắcxạt Xuphanuvông.
– Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 7, ngày 7
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký:
– Lệnh số 25-LCT, bổ nhiệm ông Phạm Văn Đồng giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
– Lệnh số 26-LCT, bổ nhiệm các ông Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Phan Kế Toại, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ; bổ nhiệm 18 Bộ trưởng, bốn Chủ nhiệm các Ủy ban ngang Bộ, các chức vụ Tổng thanh tra Chính phủ, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng.
– Lệnh số 27-LCT, bổ nhiệm chức Phó Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng Quốc phòng.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 7, ngày 9
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đê Khuyến Lương, xã Yên Duyên, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Người gặp gỡ cán bộ địa phương, thăm hỏi tình hình và nhắc nhở nhân dân, bộ đội, thanh niên phải ra sức bảo vệ đê, kè, cống, sẵn sàng đối phó với những bất trắc có thể xảy ra trong mùa mưa lũ, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.
– Báo Nhân dân, số 3755, ngày 11-7-1964.
– Bác Hồ với nhân dân Hà Nội, Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội, 1980, tr.75.
Tháng 7, ngày 10
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Mông Cổ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ I.Xêđenban, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ Gi.Xămbu nhân kỷ niệm lần thứ 43 ngày Quốc khánh nước này.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp bà Agaghilêra Rôđơrighêt, đại biểu Ủy ban Cuba đoàn kết với nhân dân Việt Nam sang dự kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương.
– Báo Nhân dân, số 3755, ngày 11-7-1964.
– Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 7, ngày 13
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng cho ý kiến về nội dung Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
– Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
Tháng 7, ngày 15
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khẩn cho Tỉnh ủy Thái Nguyên khen ngợi cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã thực hiện tốt lời hứa trong dịp Người về thăm (1-1-1964), thi đua sản xuất giành thắng lợi vụ chiêm và nhắc Tỉnh ủy phải giúp đỡ huyện Võ Nhai theo kịp những địa phương tiên tiến.
Cùng ngày, Người tiếp và chiêu đãi Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Trung Quốc Quách Mạt Nhược sang Việt Nam dự Tuần lễ đấu tranh 20-7 nhân kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 24-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho nữ biên tập viên Nhà xuất bản nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc An Nhược đã giúp Việt Nam trong công tác xuất bản.
– Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Bắc Thái: Bác Hồ với Bắc Thái, Ty Văn hóa – Thông tin Bắc Thái, 1978, t.1, tr.63.
– Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 7, ngày 16
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Hội nghị những vị đứng đầu các nước Tổ chức thống nhất châu Phi 4). Người bày tỏ sự ủng hộ của nhân dân ta đối với nhân dân các nước châu Phi trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vì độc lập dân tộc và giữ gìn hòa bình ở châu Phi và trên thế giới.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.284-285.
Tháng 7, ngày 17
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chức mừng ông A.I.Micaian, nhân dịp ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô.
– Báo Nhân dân, số 3762, ngày 18-7-1964.
Tháng 7, ngày 18
Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp các vị khách quốc tế sang dự kỷ niệm ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương18 (20-7). Người cảm ơn các vị khách và nhờ chuyển lời cảm ơn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đến các đoàn thể và nhân dân các nước đã nhiệt tình ủng hộ cuộc đấu tranh vì hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.
Báo Nhân dân, số 3763, ngày 19-7-1964.
Tháng 7, ngày 19
Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh dự và tham gia Đoàn Chủ tịch cuộc mít tinh của hơn 40 vạn quần chúng Thủ đô kỷ niệm lần thứ 10 ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Phát biểu tại cuộc mít tinh, một lần nữa Người kêu gọi: “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam”.
– Báo Nhân dân, số 3764, ngày 20-7-1964.
Tháng 7, trước ngày 20
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên báo L’Humanité (Pháp) tại Hà Nội. Người lên án việc đế quốc Mỹ thúc giục chính quyền tay sai ở miền Nam khước từ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đưa vũ khí quân đội và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, khiêu khích và phá hoại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, phá hoại đường lối hòa bình trung lập của Vương quốc Campuchia, phá hoại Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về Lào19 và tung dư luận dối trá để che đậy tội ác. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương sau 10 năm ký kết vẫn chưa được thực hiện. Người khẳng định nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, có quan hệ hữu nghị và bình đẳng với tất cả các nước. Chính phủ Mỹ cũng như Chính phủ các nước đã tham gia Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương phải tôn trọng và thi hành đúng Hiệp định; Mỹ phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược, rút quân đội và vũ khí khỏi miền Nam. Đó là cách đúng đắn nhất để giải quyết tình hình miền Nam Việt Nam. Người cảm ơn nhân dân các nước anh em, bạn bè, nhân dân Pháp đã đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.
– Báo Nhân dân, số 3764, ngày 20-7-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.291-295.
Tháng 7, ngày 20
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan A.Davátxki, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan V.Gômunca và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ba Lan I.Xirăngkiêvích nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày Quốc khánh nước này.
Cùng ngày, bài viết Tay lo rồi chân cũng lo của Người, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân dân, số 3764.
Bài báo cho biết, sau mười năm can thiệp và xâm lược miền Nam Việt Nam, giới cầm quyền Mỹ đã nhiều lần thay đổi đại sứ và bộ máy chính quyền tay sai nhưng vẫn bị thất bại nặng nề. M.Taylo, một bại tướng của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên sang miền Nam làm đại sứ và điều khiển cuộc chiến tranh. Nhưng kế hoạch của M.Taylo cũng liên tiếp thất bại.
Bài báo dẫn chứng về sự thất bại của Đại tướng Mỹ Mácsan, Đại tướng Pháp Đờlát đờ Tátxinhi và nhận định: “Kinh nghiệm chứng tỏ rằng, mỗi khi một nước đế quốc phái đại tướng làm đại sứ, đó là triệu chứng của một cuộc đại bại”. Đế quốc Mỹ ngày càng sa lầy ở miền Nam thì Taylo sẽ không tránh khỏi số phận đó và “chân cũng lo để chuồn”. Bài báo khẳng định: “Đế quốc Mỹ chỉ có một lối thoát bằng cách tôn trọng Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược, rút ngay quân đội và vũ khí khỏi miền Nam, để nhân dân miền Nam tự giải quyết lấy công việc của họ”.
– Báo Nhân dân, số 3766, ngày 22-7-1964; số 3764, ngày 20-7-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 11, tr. 278-290.
Tháng 7, ngày 21
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem triển lãm “Miền Nam phát huy truyền thống Điện Biên Phủ vì chủ nghĩa xã hội, vì thống nhất Tổ quốc”, tổ chức tại khu triển lãm Vân Hồ (Hà Nội).
– Nhật ký bảo vệ Bác Hồ, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tr. 9.
– Báo Nhân dân, số 3766, ngày 22-7-1964.
Tháng 7, trước ngày 22
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem triển lãm ảnh “Cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ hai của đồng bào miền Nam”, tổ chức tại Câu lạc bộ Thống Nhất (Hà Nội).
– Báo Nhân dân, số 3766, ngày 22-7-1964.
Tháng 7, ngày 22
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng nghe Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Văn Tiến Dũng báo cáo tình hình chiến trường Lào.
Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Đoàn đại biểu Bưu điện Trung Quốc sang ký hiệp định bưu điện và thăm hữu nghị nước ta.
Tối, Người dự chiêu đãi của Đại sứ Ba Lan nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày Quốc khánh nước này.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hoà Ả Rập thống nhất G.A.Nátxe, nhân kỷ niệm Quốc khánh nước này.
– Vũ Kỳ: Sổ công tác, tài liệu do đồng chí Vũ Kỳ cung cấp.
– Báo Nhân dân, số 3767, ngày 23-7-1964.
Tháng 7, trước ngày 26
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Cuba Ốtvanđô Đoócticốt Tôrađô, Thủ tướng Chính phủ cách mạng Cuba Phiđen Caxtơrô, nhân kỷ niệm lần thứ 11 cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Cuba. Bức điện bày tỏ tình cảm và lập trường của nhân dân và Chính phủ Việt Nam luôn dứng về phía nhân dân Cuba chống lại mọi âm mưu của đế quốc Mỹ.
– Báo Nhân dân, số 3770, ngày 26-7-1964.
Tháng 7, ngày 26
Bài viết Đế quốc Mỹ rúc xuống hầm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân dân, số 3770.
Bài báo điểm lại một loạt trận đánh của quân và dân nhiều địa phương ở miền Nam từ ngày 1-7 để kỷ niệm ngày ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Dẫn lời Tổng thống Mỹ Gi.Kennơđi trước đây về việc đế quốc Mỹ đang “ở trong đường hầm không thấy lối ra” và lời của hãng tin Mỹ ở chiến trường Trung Bộ, lính Mỹ phải rúc xuống hầm vào ban đêm, bài báo khẳng định lực lượng vũ trang cách mạng đang ở thế chủ động, còn lực lượng Mỹ lâm vào thế bị động. Bài báo kết luận:
“Lại thêm chứng cứ rõ ràng,
Đồng bào miền Nam càng đánh càng mạnh và càng thắng to”.
– Báo Nhân dân, số 3770, ngày 26-7-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.296-297
Tháng 7, ngày 27
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký:
– Lệnh số 28-LCT, thưởng 3557 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang cho những cán bộ, chiến sĩ đã phục vụ trong quân đội và công an vũ trang.
– Lệnh số 29-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho ba chuyên gia Liên Xô đã giúp Việt Nam trong công tác đào tạo cán bộ.
– Lệnh số 30-LCT, thưởng hai Huân chương Chiến công hạng Nhất, bảy Huân chương Chiến công hạng Nhì, 33 Huân chương Chiến công hạng Ba cho 13 đơn vị và 29 cán bộ, chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt; truy tặng chín Huân chương Chiến công hạng Nhất, 12 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 57 Huân chương Chiến công hạng Ba cho 78 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 7, ngày 28
Bài viết Ủng hộ cuộc đấu tranh của người Mỹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân dân, số 3772.
Bài báo lên án nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ và cho biết ở Mỹ có hơn 20 triệu người da đen vẫn bị ngược đãi. Họ không được tự do, bình đẳng như những người da trắng. Vì vậy, người Mỹ da đen đã liên tiếp biểu tình để phản đối Chính phủ Mỹ. Bài báo khẳng định nhân dân Việt Nam luôn đồng tình với người Mỹ da đen trong cuộc đấu tranh đòi tự do bình đẳng và tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của người Mỹ da đen nhất định sẽ thắng lợi.
– Báo Nhân dân, số 3772, ngày 28-7-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.298-299.
Tháng 7, ngày 29
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, tổ chức tại Hà Nội. Người nêu rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, phê bình một số cấp ủy Đảng coi nhẹ và không chú ý lãnh đạo công tác kiểm tra như còn bị động, việc xử lý kỷ luật, đơn thư khiếu nại còn chậm. Người yêu cầu: “Mỗi đảng viên, mỗi chi bộ, mỗi cấp ủy Đảng phải luôn luôn tăng cường công tác tư tưởng của Đảng, nâng cao đạo đức cách mạng, bảo đảm chặt chẽ kỷ luật và tổ chức của Đảng”. Các ban kiểm tra phải góp phần xứng đáng vào công tác đó.
– Báo Nhân dân, số 3774, ngày 30-7-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.300-301.
Tháng 7, cuối tháng
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chào mừng Hội nghị thế giới chống bom nguyên tử và khinh khí đang họp tại Nhật Bản. Người khẳng định nhân dân Việt Nam hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Nhật Bản đòi triệt để cấm vũ khí nguyên tử, đòi huỷ bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật và tin tưởng Hội nghị sẽ lên án những âm mưu gây chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, động viên nhân dân các nước tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ hoà bình thế giới.
– Báo Nhân dân, số 3776, ngày 1-8-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.302.
Tháng 7, trước ngày 30
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chào mừng Hội nghị những người đứng đầu Tổ chức các nước châu Phi, bày tỏ sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của các nước châu Phi.
– Báo Nhân dân, số 3774, ngày 30-7-1964.
Trong tháng 7
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh viện B (Bệnh viện Nhi đồng) ở Hà Nội.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Trung Quốc do Chủ tịch Quách Mạt Nhược dẫn đầu thăm Việt Nam.
Trong ngày, Người xem triển lãm “Trung Quốc tuyên truyền giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ” tổ chức tại Hà Nội.
Cùng trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Cờ luân lưu làm thuỷ lợi khá nhất cho cán bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên có thành tích làm thuỷ lợi giỏi trong sáu tháng đầu năm 1964.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội, Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội, 1985, tr.54.
– Hồ Chí Minh và Trung Quốc (sách ảnh), Nxb. Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc, Bắc Kinh, 1995, tr.121-122 (bản Trung văn).
– Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên: Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 79 – 80.
Nguồn: dangcongsan.vn
Vkyno (st)
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 6)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho ba công dân có nhiều thành tích trong lao động sản xuất và học tập.
– Báo Nhân dân, số 3718, ngày 4-6-1964.
Tháng 6, ngày 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia A.Xucácnô, nhân kỷ niệm lần thứ 63 ngày sinh của Tổng thống.
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 5)
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ, công nhân và thanh niên xung phong Công trường đường sắt Thanh Hoá – Vinh. Người khen ngợi thành tích của anh chị em đã căn bản làm xong đường sắt Thanh Hóa – Vinh, xây dựng tốt cầu Hàm Rồng, lập thành tích chào mừng ngày Quốc tế lao động; căn dặn anh chị em thi đua lập nhiều thành tích hơn nữa.
Tối, tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia Đoàn Chủ tịch cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5.
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 4)
Sáng, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Hoàng thân Xuvana Phuma và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Lào đang thăm Việt Nam.
Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Thủ tướng Phạm Văn Đồng chiêu đãi Thủ tướng Hoàng thân Xuvana Phuma và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Lào.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Đoàn Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Hungari Ixvan Đôbi; Chủ tịch Quốc hội, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân, Thủ tướng Chính phủ công nông Hungari Ianốt Cađa, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 19 Quốc khánh nước này.
– Báo Nhân dân, số 3657, ngày 3-4-1964; số 3658, ngày 4-4-1964.
Tháng 4, ngày 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục tham dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá II. Với tư cách là đại biểu Quốc hội của Thủ đô Hà Nội, Người phát biểu về ba cuộc vận động lớn đang diễn ra sôi nổi trên miền Bắc là Cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật11 ở nông thôn; Cuộc vận động “Ba xây, ba chống” và phong trào thi đua “Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều” trong các đơn vị kinh tế quốc doanh; cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế miền núi. Người biểu dương thành tích của ba cuộc vận động trên đây và đề nghị Quốc hội hai điểm:
1. Giao cho Chính phủ và chính quyền các tỉnh theo dõi đôn đốc và giúp đỡ để ba cuộc vận động phát triển tốt.
2. Khen ngợi đồng bào, nhất là thanh niên miền xuôi đã lên miền núi xây dựng và phát triển kinh tế; đồng bào miền núi đã đón tiếp và giúp đỡ chu đáo đồng bào miền xuôi; cán bộ và đồng bào các địa phương miền xuôi đã chuẩn bị cho những người lên miền núi xây dựng quê hương mới.
Tối, Người dự tiệc của Đại sứ Vương quốc Lào tổ chức nhân dịp Đoàn đại biểu Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Lào sang thăm Việt Nam.
– Báo Nhân dân, số 3658, ngày 4-4-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr. 238-241.
Từ ngày 30-3 đến ngày 4- 4
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá II, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và nói chuyện với các đại biểu miền Nam, các đại biểu là thanh niên và trí thức trong Quốc hội khoá II.
– Báo Nhân dân, số 3655, ngày 1-4-1964; số 3659, ngày 5-4-1964.
Tháng 4, trước ngày 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho bốn công dân có nhiều thành tích trong công tác bổ túc văn hoá, luyện tập quân sự, bảo vệ trị an và lao động sản xuất.
– Báo Nhân dân, số 3660, ngày 6-4-1964.
Tháng 4, ngày 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn về xây dựng nhà máy vinilon và kinh tế đối ngoại. Người nêu vấn đề mình định nhờ Trung Quốc giúp mà nay lại đi sâu vào với Nhật như vậy thì sau ra sao? Các đồng chí Trung Quốc mua giúp chuyển cho mình, Nhật có chịu không? Thế Nhật sang thì ăn nói thế nào?
Về kinh tế đối ngoại, cần chuẩn bị trước để không bị động khi các đồng chí Liên Xô hỏi là trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai cần giúp đỡ những gì? Vì vậy trước khi đi phải chuẩn bị kỹ càng.
– Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
Tháng 4, khoảng ngày 6 đến ngày 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ thưởng luân lưu “Làm giao thông vận tải nông thôn khá nhất” cho hai tỉnh Hà Giang và Hà Nam. Người ủy nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Thứ trưởng Bộ Thủy lợi trao cờ cho hai địa phương trên nhân Hội nghị tổng kết công tác giao thông vận tải năm 1963 9).
– Báo Nhân dân, số 3664, ngày 10-4-1964.
Tháng 4, ngày 7
Tối, tại Trụ sở Ủy ban Hành chính Thành phố, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự buổi tọa đàm giữa cử tri và những người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá III tại Hà Nội. Người nghe những ý kiến phát biểu và cảm ơn nhân dân Thủ đô và Mặt trận Tổ quốc thành phố đã đề nghị và giới thiệu Người ra ứng cử.
– Báo Nhân dân, số 3662, ngày 8-4-1964.
– Bác Hồ với nhân dân Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 1980, tr.168-172.
Tháng 4, ngày 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn về công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp.
Người đề nghị nếu chỉnh đốn hợp tác xã thừa người ra, phải chú trọng giải quyết công việc làm cho họ.
Về kế hoạch, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước giao chỉ tiêu lớn, Bộ Công nghiệp nhẹ sẽ cùng các địa phương chỉ tiêu hoá và cụ thể hoá.
Sản xuất hàng loạt để hạ giá thành và bán rẻ là đúng và tốt. Nhưng ngày nào trên báo cũng thấy nêu về phẩm chất. Sao không tổ chức ra một cục có trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng trực thuộc Phủ Thủ tướng? Sao cứ phải để ở Bộ nhẹ?
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho chị Trần Thị Ánh, đội trưởng đội sản xuất hợp tác xã Mai Viên, xã Song Mai, huyện Kim Động, Hưng Yên có thành tích làm thuỷ lợi ngày công cao.
– Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
– Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên: Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 80.
Tháng 4, ngày 9
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Thanh niên Poóctô Ricô sang thăm Việt Nam.
– Báo Nhân dân, số 3664, ngày 10-4-1964.
– Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 4, trước ngày 10
– Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Tổng thống kiêm Thủ tướng nước Cộng hòa Xênêgan nhân kỷ niệm lần thứ 4 ngày nước này tuyên bố độc lập.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho năm công dân có nhiều thành tích trong lao động, công tác và học tập.
– Báo Nhân dân, số 3664, ngày 10-4-1964.
Tháng 4, ngày 11
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại hội hợp tác xã và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du 10). Sau khi khái quát những tiến bộ về các mặt trong đời sống xã hội, đặc biệt là công tác xây dựng hợp tác xã ở miền núi và trung du, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ tiềm năng kinh tế, vị trí quan trọng của miền núi và trung du trong sự nghiệp xây dựng đất nước; nêu hai yêu cầu mà các hợp tác xã và đội sản xuất miền núi và trung du phải thực hiện tốt là củng cố, phát triển hợp tác xã nông nghiệp; định phương hướng sản xuất đúng, cả về cây lúa, hoa màu, cây công nghiệp và việc bảo vệ rừng. Người cũng chỉ ra một số nhiệm vụ cần thực hiện để đạt hai yêu cầu trên là củng cố hợp tác xã, giáo dục tinh thần làm chủ của xã viên, thực hiện chống tham ô, lãng phí, quan liêu; cải tiến kỹ thuật; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, làm tốt việc đón đồng bào miền xuôi lên xây dựng và phát triển miền núi, củng cố các chi bộ Đảng và Đoàn thanh niên.
Cùng ngày, bài viết Trả lời bạn đọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân dân, số 3665.
Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để thực hiện mỗi người làm việc bằng hai”, Người giải thích làm việc bằng hai không phải kéo dài giờ lao động và nói rõ: “Bất kỳ làm công việc gì đều phải cố gắng nâng cao ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm, có tinh thần cố gắng gấp bội; ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm mục đích làm được nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. Người biểu dương một số nhà máy, xí nghiệp và công nhân ở Hà Nội đã hưởng ứng phong trào này và đạt thành tích tốt.
– Báo Nhân dân, số 3665, ngày 11-4-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.242-244.
Tháng 4, ngày 12
Trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản đang thăm Việt Nam.
– Báo Nhân dân, số 3667, ngày 13-4-1964.
Tháng 4, ngày 13
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo Ôxtrâylia U. Bớcsét và phóng viên nhiếp ảnh Pháp.
– Ảnh tư liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 4, ngày 14
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chúc mừng Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô N.X.Khơrútsốp nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh của ông.
Tối, Người dự Đại hội nhân dân Hà Nội hoan nghênh các vị ứng cử đại biểu Quốc hội khoá III tại Thủ đô. Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn Mặt trận Tổ quốc và thanh niên thành phố đã mời Người ra ứng cử và cho biết bản thân mình là đại biểu Quốc hội gần 20 năm, nhưng vì nhiệm vụ và yêu cầu cách mạng nên vẫn phải cố gắng phấn đấu chứ chưa thể “vui thú thanh nhàn”. Nguyện vọng của Người là:
“Bắc Nam sum họp một nhà,
Cho người thấy mặt thì ta vui lòng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích sự khác biệt giữa việc Tổng tuyển cử ở Việt Nam với các nước phương Tây như nước Pháp là nơi có cuộc cách mạng tư sản12 điển hình ở châu Âu, là quê hương của Công xã Pari13 nhưng bầu cử rất thiếu dân chủ. Người nói rõ những nhiệm vụ của công dân trong việc bầu cử, ý nghĩa của việc làm đó và yêu cầu các ban bầu cử phải tuyên truyền tốt, chuẩn bị chu đáo để nhân dân làm tốt nghĩa vụ và quyền lợi công dân. Người khen ngợi Hà Nội đã tổ chức tốt phong trào thi đua chào mừng Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá III.
Sau lời phát biểu, Người tặng hoa cho cụ Vũ Thị Khái ở phố Nguyễn Thượng Hiền, là người có nhiều con cháu tham gia công tác cách mạng.
– Báo Nhân dân, số 3671, ngày 17-4-1964; số 3669, ngày 15-4-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.12 t.r.245-248.
– Bác Hồ với nhân dân Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 1980, tr.169-172.
Tháng 4, trước ngày 15
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho hai Hoa kiều có nhiều thành tích trong lao động sản xuất và công tác.
– Báo Nhân dân, số 3669, ngày 15-4-1964.
Tháng 4, ngày 15
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường sĩ quan lục quân tại Sơn Tây (Hà Tây). Người không vào nơi đón tiếp trước mà đến thẳng chỗ ăn ở, công trình phụ của nhà trường. Người phê bình cán bộ, học viên nhà trường không trả lời được là nhà trường có bao nhiêu cái nhà và chỉ rõ người trung đội trưởng, chính trị viên trong đơn vị phải như người mẹ, người anh, người chị, người bạn của chiến sĩ. Trước khi rời trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng trường bức chân dung của Người.
Cùng ngày, Người thăm hồ Suối Hai, huyện Ba Vì, Hà Tây.
– Lịch sử Trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn, 1985, tr.178.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thủy lợi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1990, tr.213.
Tháng 4, trước ngày 18
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xrixavông Vátthana và Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc, nhân dịp năm mới theo lịch Phật giáo.
Cùng ngày, Người gửi điện mừng Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Giải phóng Dân tộc Angiêri (FLN), khẳng định sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Angiêri.
– Báo Nhân dân, số 3672, ngày 18-4-1964; số 3673, ngày 19-4-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 11, tr.249-250.
Tháng 4, ngày 18
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc do Trung ương Đảng tổ chức tiễn Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản.
– Báo Nhân dân, số 3673, ngày 19-4-1964.
Tháng 4, ngày 20
Được tin Công ty công viên Thụy Khê (Hà Nội) nhận được một số con thú do Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gửi tặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Công ty. Người căn dặn cán bộ, nhân viên Công ty cần chăm sóc và bảo vệ tốt số thú này.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội, Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội, 1985, tr.54.
Tháng 4, ngày 21
Bài viết Nông thôn đổi mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân dân, số 3675.
Bằng các số liệu so sánh về đồ dùng gia đình thời thuộc Pháp với hiện tại, bài báo nêu lên những tiến bộ, đổi mới trong đời sống của bà con nông dân xã Hải Chính, tỉnh Nam Định. Những đổi mới ấy làm bà con càng nhớ thương 1/3 đồng bào giáo hữu ở địa phương đã bị dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam đang sống dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
– Báo Nhân dân, số 3675, ngày 21-4-1964.
Tháng 4, trước ngày 22
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng Hoàng hậu Vương quốc Campuchia Xixôvát Cốtxamắc nhân dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày sinh của Hoàng hậu.
Cùng ngày, Người tặng bằng khen cho khối 30 khu phố Đống Đa (Hà Nội), lá cờ đầu về bảo vệ trật tự trị an các thành phố, thị xã, thị trấn toàn miền Bắc, tặng huy hiệu cho bốn công dân có nhiều thành tích trong lao động sản xuất.
– Báo Nhân dân, số 3682, ngày 28-4-1964; số 3678, ngày 24-4-1964; số 3676, ngày 22-4-1964.
Tháng 4, ngày 22
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện chia buồn tới Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Bungari Tôđo Gípcốp về việc Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Bungari Đimitơrô Ganép từ trần ngày 20-4-1964.
– Báo Nhân dân, số 3677, ngày 23-4-1964.
Tháng 4, trước ngày 23
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội. Người thăm bệnh xá, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và nơi làm việc của ban chỉ huy.
Người khen ngợi thành tích huấn luyện; việc sản xuất tự cấp một phần lương thực; việc giúp đỡ nhân dân và nhắc nhở đơn vị phải chú ý vệ sinh phòng bệnh cho cán bộ, chiến sĩ, giữ vững truyền thống, phấn đấu xây dựng quân đội từng bước lên chính quy hiện đại, đồng thời luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu.
Giải thích về phong trào thi đua làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt, Người nói: “Làm việc bằng hai không phải là trước kia làm tám giờ thì bây giờ làm 16 giờ, hay trước kia gánh 50 cân nay gánh gấp đôi. Mỗi người làm việc bằng hai nghĩa là phải coi tám giờ làm việc là tám giờ vàng ngọc, không lãng phí, chăm lo cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động”.
– Báo Nhân dân, số 3677, ngày 23-4-1964.
Tháng 4, ngày 23
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam tới Đại sứ quán Bungari tại Hà Nội chia buồn với Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Bungari về việc Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Bungari Đimitơrô Ganép từ trần.
Chiều, Người tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp do Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phrăngxoa Bi – u làm trưởng đoàn sang thăm Việt Nam.
– Báo Nhân dân, số 3678, ngày 24-4-1964.
Tháng 4, ngày 24
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng ông Ghêoócghi Tơraicốp vừa được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Bungari.
Tối, Người dự tiệc do Trung ương Đảng tổ chức chiêu đãi Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 15-LCT, thưởng Huân chương lao động hạng Ba cho chuyên gia Trung Quốc – bác sĩ thú y Giang Ngạc Lâm, đã giúp Việt Nam sản xuất thuốc thú y.
– Báo Nhân dân, số 3680, ngày 26-4-1964; số 3679, ngày 25-4-1964.
– Lệnh lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tháng 4, trước ngày 25
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của nhà báo Ôxtrâylia U.Bớcsét về việc đế quốc Mỹ và tay sai phá hoại Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, thực hiện kế hoạch Mác Namara14, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, âm mưu đưa chiến tranh ra miền Bắc và một số vấn đề đối ngoại của Nhà nước Việt Nam. Người khẳng định nhân dân Việt Nam có đủ sức mạnh và sẵn sàng chiến đấu, lại được sự đồng tình ủng hộ của các nước anh em, của bạn bè quốc tế, nhất định sẽ đánh bại âm mưu của đế quốc Mỹ. Biện pháp duy nhất để chấm dứt chiến tranh là tôn trọng ý nguyện của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân Việt Nam luôn luôn phân biệt rõ đế quốc Mỹ phản động và nhân dân tiến bộ Mỹ.
– Báo Nhân dân, số 3679, ngày 25-4-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.251-254.
Tháng 4, ngày 25
Bài viết Kiều bào về nước và Tổng tuyển cử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân dân, số 3679.
Bài báo mô tả không khí sôi nổi của việc chuẩn bị bầu cử Quốc hội khoá III trên miền Bắc và cho biết, những kiều bào ta vừa ở nước ngoài trở về Tổ quốc đang phấn khởi chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi công dân của mình, nhất là đối với những người vừa đúng 18 tuổi; hai người đã được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu ra ứng cử là vinh dự chung cho tất cả kiều bào.
– Báo Nhân dân, số 3679, ngày 25-4-1964.
Tháng 4, ngày 26
Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá III tại khu vực bỏ phiếu A24, trụ sở Bộ Nông nghiệp ở phố Ngọc Hà (Hà Nội). Tại đây, Người giới thiệu với mọi người Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp đang thăm Việt Nam đến thăm khu vực bỏ phiếu và nhắc tới truyền thống đoàn kết, giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp đối với cách mạng Việt Nam.
Cùng ngày, Người thăm một số khu vực bỏ phiếu ở Hà Nội như khu vực C29, khu phố Đống Đa; xã Xuân La và Nhật Tân, huyện Từ Liêm.
– Báo Nhân dân, số 3681, ngày 27-4-1964.
– Bác Hồ với Nhân dân Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 1980, tr.172.
Tháng 4, ngày 27
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Đại sứ M.A. Raman, Trưởng đoàn Ấn Độ, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát ở Việt Nam mới nhận nhiệm vụ, đến chào Người.
Cùng ngày, Người gửi thư cho giáo viên và học sinh Trường phổ thông cấp III Đức Thọ, Hà Tĩnh nhân dịp trường được mang tên là Trường Trần Phú. Người nêu rõ đó là vinh dự lớn cho thầy và trò của trường và căn dặn: “Để xứng đáng với vinh dự đó, Bác mong các cô giáo, thầy giáo thi đua dạy thật tốt, các cháu học sinh thi đua học thật tốt, làm gương mẫu tốt cho các trường khác.
– Báo Nhân dân, số 3682, ngày 28-4-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11, tr.255.
Tháng 4, ngày 28
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hà Nội). Sau khi thăm nhà trẻ, lớp mẫu giáo của nhà máy, Người thăm nơi ở của công nhân và một số bộ phận sản xuất. Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: sản phẩm của nhà máy là những thứ cần dùng hằng ngày của nhân dân, vì vậy phải chú ý bảo đảm chất lượng. Người khen ngợi những ưu điểm của nhà máy trong sản xuất, đào tạo cán bộ và căn dặn: cán bộ phải có tinh thần phụ trách tốt, cán bộ, công nhân phải đoàn kết và phấn đấu để ngày càng tiến bộ, Người cũng phê bình một số khuyết điểm của nhà máy như vệ sinh công nghiệp còn kém, còn để nguyên liệu rơi vãi; câu lạc bộ còn lộn xộn, nghèo nàn.
Tại nhà ăn tập thể của nhà máy, Người phê bình các nhân viên chưa làm vệ sinh tốt. Nhìn chỗ rửa bát trơn bẩn, Người nói: “Bác đi lối này để các cô các chú thấy trơn bẩn mới dọn dẹp cho sạch sẽ”.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tên vào văn bản về ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ cho Bảo tàng Điện Biên nhân kỷ niệm 10 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
– Bác Hồ với nhân dân Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 1980, tr.172-174.
– Chúng ta có Bác Hồ, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1990, tr.4143.
Tháng 4, ngày 30
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm tốt” 11). Người nói rõ, nhờ thực hiện nam nữ bình đẳng, phụ nữ Việt Nam tham gia ngày càng đông và đóng góp ngày càng nhiều vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Điều đó khẳng định: dưới chế độ ta, phụ nữ đã thực sự làm chủ nước nhà. Người ca ngợi cuộc đấu tranh của đồng bào và phụ nữ miền Nam; khen ngợi phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai” của đồng bào và phụ nữ miền Bắc.
Về phong trào thi đua “Năm tốt” của phụ nữ, Người nhấn mạnh tới diểm thứ nhất là “đoàn kết, sản xuất và tiết kiệm” và điểm thứ năm là “xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái tốt”. Người căn dặn phụ nữ phải hiểu gia đình theo nghĩa rộng là tập thể, xã hội, là gia đình công nông quốc tế. Người nói:
“Lọ là thân thích ruột rà,
Công nông thế giới đều là anh em”.
Người còn nêu năm yêu cầu để đảng bộ, chính quyền các cấp và chị em phụ nữ xây dựng phong trào thi đua “năm tốt” phát triển tốt hơn.
– Báo Nhân dân, số 3685, ngày 1-5-1964.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.11 ,tr. 256-259.
______________________
Chú thích – Từ tháng 1 đến tháng 4
[1]) Nay là Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.
2) Đại hội khai mạc sáng ngày 14-1-1964.
3) Anh Cát Lợi: nước Anh, đọc theo phiên âm Hán – Việt.
4) Ngày 18-1-1964, các lực lượng vũ trang nhân dân quận Thạch Phú, Bến Tre bắn rơi một máy bay lên thẳng Mỹ đang tham gia trận càn quét lớn ở vùng này. Theo tin phương Tây, viên đại tá Uyliam Ly, Tư lệnh không quân Hoàng gia Anh ở Viễn Đông đi trên chiếc máy bay này đã thiệt mạng.
5) Nay gọi là Xri Lanca.
6) Trong các ngày 17 và 18-1-1964, quân và dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã bẻ gãy cuộc càn quét “Phượng hoàng TGI” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Trong chiến dịch này, quân và dân Bến Tre đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.240 quân địch, bắn rơi và bắn hỏng 47 máy bay, bắn chìm 1 tàu chiến, phá huỷ 2 pháo 105 ly, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự.
7) Trong những năm nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, có những đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm và làm việc tại Việt Nam nhưng không đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8) Hội nghị họp vào các ngày 17, 18 và 19-3-1964.
9) Hội nghị họp từ ngày 6 đến ngày 8-4-1964 tại thị xã Kiến An, Hải Phòng.
10) Đại hội họp ngày 14-4-1964 tại thành phố Thái Nguyên.
11) Đại hội họp từ ngày 28 đến ngày 30-4-1964, tại Hà Nội.
Nguồn: dangcongsan.vn
Vkyno (st)
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Tập 9 (Năm 1964 – Tháng 3)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng bằng khen cho đoàn thuyền đánh cá hợp tác xã Thụy Tiến, xã Thụy Hà, huyện Thụy Anh, Thái Bình đã cứu được 23 đồng bào ở Nam Định bị nạn đắm thuyền.
Trong tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của nhà báo Cuba Banđômêrô Anvarê Riôt. Người nói rõ lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Bạn phải đăng nhập để bình luận.