Các bạn thân mến,
Tôi ra đi đã 9 tháng nay và đã tới nơi được 7 tháng. Nhưng tôi lấy làm khổ tâm mà báo cáo rằng tôi chưa hoàn thành nhiệm vụ. Đúng là tôi đã rơi vào cơn lốc lớn đang làm biến đổi số mệnh của hàng trǎm triệu con người và trên con đường di chuyển của nó, nó đã ngẫu nhiên làm đảo lộn tất cả kế hoạch của tôi. Tuy nhiên điều đó cũng không thể bào chữa cho sự bất lực của tôi.
Trong bảy tháng qua, tôi đã làm gì ? Được sự giúp đỡ của một số bạn, tôi bắt tay tiến hành nghiên cứu, nhưng chẳng thu được kết quả nào. Sau đó, tôi tìm cách bắt các mối liên lạc, và việc này đã đưa lại ít nhiều kết quả như sau đây chúng ta sẽ rõ. Trong khi chờ đợi, để khỏi phí thời gian, tôi đến làm việc phiên dịch các tin tức thế giới (nghe đài thu thanh) ở Bát lộ quân, làm bí thư chi bộ, chủ nhiệm câu lạc bộ và hiện nay, uỷ viên uỷ ban câu lạc bộ. Đồng thời tôi đã viết một cuốn sách nói về Khu vực đặc biệt và một số bài báo phản ánh những biến cố chính trị và quân sự, sự tàn ác của bọn Nhật Bản, tinh thần anh dũng của các chiến sĩ Trung Quốc, cuộc đấu tranh chống bọn tờrốtxkít… để tuyên truyền quốc tế.
Từ ngày 12-2-1939, số lớn những bài đó đã được đǎng trên tờ Notre Voix, tuần báo công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương, xuất bản tại Hà Nội. Trên các bài đó tôi đều ghi Quế Lâm và ký tên Lin, hy vọng rằng các đồng chí có trách nhiệm có thể đoán được ai là tác giả và hiện người đó ở đâu. Nhưng hy vọng này không đạt được. Tuy nhiên, giữa tôi và đồng chí chủ nhiệm tờ báo đã hình thành một mối liên hệ chặt chẽ, và đồng chí ấy vẫn tin chắc tôi là một nhà báo Trung Quốc.
Chỉ đến cuối tháng này (tháng 7), thông qua một người bạn, rồi thông qua đồng chí chủ nhiệm tờ báo nói trên, tôi mới gửi được cho Ban Chấp hành Trung ương địa chỉ của tôi và các đường lối, chủ trương. Nên chú ý là từ lúc ra đi, để cho dễ nhớ, tôi đã ghi lại những điểm chính của đường lối, chủ trương. Nhưng bản ghi đó, cùng với tất cả đồ đạc còn lại của tôi, đã bị thất lạc ở Diên An và đến lúc tôi về tới nơi thì chỉ còn lại vẻn vẹn một quyển từ điển. Vì vậy, tôi chỉ có thể truyền đạt cho Ban Chấp hành Trung ương những điều tôi còn nhớ. Đề nghị các đồng chí xem có những gì sai lầm và thiếu sót lớn không (bản sao kèm theo) 1 .
*
* *
Qua tờ Notre Voix và tờ Đời nay – một tờ tuần báo công khai khác của Đảng xuất bản bằng tiếng Việt ở Hà Nội – tôi có thể tóm tắt tình hình trong nước như sau:
Nhìn chung, từ nǎm 1936 đến nǎm 1938, tình hình đã được cải thiện khá nhiều, chế độ ngày làm 8 giờ, hằng tuần có ngày nghỉ, chế độ nghỉ hằng nǎm là 10 ngày có lương, tự do tổ chức đã bắt đầu được thực hiện. Nhiều tù chính trị đã được ân xá. Nhưng tất cả những điều đó đã xấu đi từ khi Chính phủ Đalađiê ngả về hữu, nhất là từ nǎm 1939. Tình hình nghiêm trọng này đã gây nên phong trào đấu tranh trong quần chúng.
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ TRONG NGƯỜI BẢN XỨ
Trung Kỳ: 2 đảng viên xã hội người bản xứ, nghị viên dân biểu và biên tập viên báo “Dân” đã bị tước quyền đại biểu, quyền công dân và bị tống giam. Tờ báo “Dân” bị đóng cửa.
Trong cuộc bầu cử bổ sung, 2 đảng viên xã hội khác đã trúng cử với đa số phiếu: 669 và 878 phiếu, so với 292 và 500 phiếu bỏ cho các ứng cử viên do chính quyền đưa ra. (Hình như nhiều người cộng sản đã lấy danh nghĩa Đảng Xã hội để dễ hoạt động hợp pháp).
Nam Kỳ: Trong dịp bầu cử Hội đồng quản hạt, Mặt trận dân chủ đã đưa ra danh sách Ninh, Tạo, Mai. Chính quyền đã gây mọi khó khǎn đối với các ứng cử viên này: từ chối không nhận danh sách ứng cử, đe doạ các chủ muốn cho họ thuê phòng làm nơi hội họp, xé áp phích của họ, bắt các biên tập viên báo Dân chúng (tờ báo công khai của Đảng ở Sài Gòn), tịch biên toà báo và tài chính của nó… Sau hàng trǎm cuộc mít tinh phản đối, có hơn 2 vạn người tham gia, chính quyền mới buộc phải thừa nhận danh sách ứng cử đó. Và chỉ đến vòng bầu cử thứ hai, 3 tên tờrốtxkít và 3 tên lập hiến mới trúng cử.
Bắc Kỳ: Do các đại biểu người Pháp từ chối không chịu thảo luận đề nghị nâng số đại biểu người bản xứ lên bằng số đại biểu người Pháp (hiện nay có 12 Pháp và 6 bản xứ), 3 đại biểu đảng viên xã hội người bản xứ đã từ chức. Trong khi bầu lại, những người từ chức đó đã thắng lợi rất oanh liệt và trúng cử với con số từ 750 đến 772 phiếu so với con số từ 11 đến 370 phiếu bỏ cho các ứng cử viên do chính quyền đưa ra.
ít lâu sau, anh Phan Thanh, một trong số đại biểu đảng viên xã hội đó, chết. Dân chúng đã tổ chức tang lễ rất trọng thể. Đám tang có 153 vòng hoa, có đại biểu 14 tỉnh về dự và dài 2 kilômét. Gia đình anh nhận được 110 điện viếng. Chưa bao giờ có một đám tang lớn như thế ở Hà Nội.
TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ CỦA PHÁP Ở BẮC KỲ
Tháng 1, Đại hội Chi nhánh Đảng Xã hội Bắc Đông Dương họp tại Hà Nội. Nhiều quyết nghị đã được thông qua:
Kết nạp đảng viên: – “…tới tận các thợ thủ công mù chữ…”.
Thống nhất hành động: – “… Đại hội thông qua đường lối thống nhất hành động của Ban Thường vụ và giao cho Ban Thường vụ thực hiện sách lược này…”.
Giúp đỡ Trung Quốc: – “Một uỷ ban thường trực sẽ được thành lập để đảm nhiệm việc giúp đỡ Trung Quốc, đồng thời giúp đỡ cả những người cộng hoà Tây Ban Nha, những người lưu vong Tiệp Khắc, những người Do Thái và các nạn nhân Đông Dương”.
Chống đàn áp – “… cực lực phản đối những hành động phá hoại lòng tin cậy và mối hy vọng của nhân dân bản xứ đối với nước Pháp dân chủ…. Báo động cho tất cả các tổ chức tiến bộ đang hoạt động ở miền Bắc Đông Dương và đề nghị các tổ chức ấy cùng phối hợp hoạt động để ngǎn chặn những hành động vô chính trị và độc đoán đó”.
Một đại biểu thanh niên dân chủ (không phải là một tổ chức) đã đọc trước Đại hội một bản kiến nghị yêu cầu cho thành lập một chi hội Thanh niên xã hội (vào tháng 4, một chi hội như thế đã được thành lập ở Hà Nội).
Tờ Notre Voix đã đǎng một lời chào mừng anh em gửi cho Đại hội.
Hội nhân quyền 19 đã đòi tự do lập nghiệp đoàn cho công nhân bản xứ. (Về sau tôi sẽ trình bày chính sách của bọn tờrốtxkít Đông Dương).
CÔNG NHÂN
Tuỳ từng vùng, tiền lương có khác nhau. Nhưng nét chung đối với tất cả các nơi là tiền lương rất thấp.
Lương công nhật tối thiểu là:
Đàn ông – Trung Kỳ: từ 0đ20 đến 0đ33
Bắc Kỳ: – 0đ22 – 0đ33
Đàn bà – Trung Kỳ: – 0,15 – 0,25
Bắc Kỳ: – 0,17 – 0,25
Trẻ em – Trung Kỳ: – 0,11 – 0,19
Bắc Kỳ: – 0,12 – 0,17
Theo số liệu chính thức ở Bắc Kỳ thì giá sinh hoạt tháng 6-1939 tǎng 40% so với tháng 9-1938 và so với nǎm 1914 thì tǎng 177%; trong khi đó, tiền lương chỉ tǎng từ 10 đến 12%, vì vậy một làn sóng bãi công đã nổ ra.
Địa phương
|
Ngành nghề
|
Yêu sách
|
Người tham gia bãi công
|
Tháng
|
Kết quả
|
– Turan
|
công nhân Riksha |
phản đối tǎng tiền thuê nhà |
–
|
1
|
–
|
– Vĩnh Long
|
thợ làm gạch |
tǎng lương |
500
|
nt
|
thắng lợi
|
– Chợ Lớn
|
đồn điền |
tǎng lương |
–
|
nt
|
–
|
– Thủ Dầu Một |
đồn điền |
giảm giờ làm từ 11 giờ xuống 9 giờ |
300
|
nt
|
thắng lợi
|
– Hải Phòng
|
thợ may |
tǎng lương (không nổ ra bãi công) |
–
|
3
|
thắng lợi
|
– Hải Phòng
|
thợ cưa |
tǎng lương
|
1.000
|
4
|
–
|
– Cần Thơ
|
thợ cưa |
tǎng lương
|
100
|
4
|
–
|
– Hà Nội
|
thợ cưa |
tǎng lương
|
400
|
4
|
–
|
– Uông Bí
|
công nhân mỏ than |
tǎng lương
|
300
|
4
|
thắng lợi
|
– Mỹ Tho
|
công nhân Riksha |
phản đối phạt vạ
|
200
|
4
|
–
|
– Chợ Lớn
|
thợ cưa |
tǎng lương
|
100
|
4
|
–
|
– Hải Phòng
|
công nhân sợi |
tǎng lương
|
3.000
|
nt
|
thắng lợi
|
– Hà Nội
|
thợ may |
tǎng lương
|
–
|
nt
|
–
|
– Hà Nội
|
thợ in |
tǎng lương
|
70
|
4
|
thắng lợi
|
– Nam Định
|
trẻ em bán
kem |
phản đối tǎng giá
|
60
|
5
|
–
|
– Hà Nội
|
trẻ em bán kem |
tǎng giá
|
100
|
5
|
thắng lợi
|
– Hà Nội
|
đô tuỳ |
tǎng lương
|
500
|
nt
|
–
|
– Hà Nội
|
thợ dệt |
tǎng lương
|
14
|
nt
|
thắng lợi
|
– Hà Nội
|
học nghề |
cải thiện sinh hoạt
|
30
|
nt
|
–
|
– Hà Nội
|
nhạc sĩ |
tǎng lương
|
40
|
nt
|
–
|
– Hà Nội
|
thợ dệt |
tǎng lương
|
–
|
nt
|
thắng lợi
|
– Hà Nội
|
thợ mộc |
nt
|
700
|
nt
|
thắng lợi
|
– Hải Phòng
|
công nhân
bốc vác |
nt
|
1.500
|
nt
|
thắng lợi
|
– Sài Gòn
|
công nhân
vệ sinh |
nt
|
300
|
nt
|
thắng lợi một phần
|
– Hải Phòng
|
công nhân
xi mǎng |
tǎng lương (bãi công 1 giờ) |
60
|
6
|
thắng lợi
|
– Hải Phòng
|
công nhân
bốc vác |
nt
|
100
|
nt
|
–
|
– Hải Phòng
|
công nhân
xe chỉ |
nt
|
800
|
nt
|
thắng lợi
|
– Hải Phòng
|
dệt thảm |
nt
|
700
|
nt
|
–
|
– Hải Phòng
|
làm ô |
yêu sách, (không bãi công) |
–
|
nt
|
–
|
– Hải Phòng
|
chè |
tǎng lương |
200
|
nt
|
thắng lợi
|
– Hải Phòng
|
thợ máy |
tǎng lương |
300
|
5
|
thắng lợi
|
– Hải Phòng
|
hãng buôn |
nt
|
300
|
6
|
nt
|
– Hải Phòng
|
chè |
nt
|
300
|
nt
|
thất bại
|
– Hải Phòng
|
thuỷ tinh |
nt
|
700
phụ nữ
|
nt
|
–
|
– Hà Nội
|
công nhân
hoả xa |
nt
|
800
|
nt
|
thắng lợi một phần
|
– Hà Nội
|
thêu |
tǎng lương |
–
|
nt
|
thắng lợi một phần
|
– Hà Nội
|
làm mũ |
tǎng lương |
100
|
nt
|
thắng lợi một phần
|
– Hà Nội
|
hãng ô tô Pho |
nt
|
300
|
6
|
–
|
– Dĩ An
|
xe lửa |
nt
|
700
|
nt
|
–
|
– Sài Gòn
|
bến tàu |
nt
|
4.000
|
6
|
thắng lợi
|
– Sài Gòn
|
nhà in |
nt
|
300
|
6
|
thắng lợi một phần
|
– Sài Gòn
|
thợ giày |
nt
|
–
|
nt
|
–
|
– Hà Nội
|
máy diêm |
tǎng lương
|
240 phụ nữ
|
6
|
thắng lợi
|
– Hà Nội
|
nhà in |
nt
|
60
|
6
|
thắng lợi
|
– Hà Nội
|
thợ mộc |
ngày hợp pháp |
–
|
6
|
thắng lợi
|
– Hà Nội
|
nhà in khác |
tǎng lương |
–
|
6
|
thắng lợi
|
– Hà Nội
|
xe lửa |
nt
|
–
|
6
|
–
|
– Hà Nội
|
thợ máy |
nt
|
600
|
6
|
thắng lợi
|
– Hải Phòng
|
lái tàu sông |
nt
|
–
|
6
|
thắng lợi
|
– Uông Bí
|
công nhân
mỏ than |
nt
|
2.000
|
6
|
thắng lợi
|
(Bảng này thống kê từ tháng 1 đến tháng 6, nhưng chưa đầy đủ. Dấu (-) tức là chưa biết).
Một vài đặc điểm của các cuộc bãi công nói trên:
So với trước thì các cuộc bãi công nǎm 1939 có tổ chức và có kỷ luật hơn. Các cuộc bãi công ấy đều đưa ra những yêu sách cụ thể hơn: đòi tǎng lương, ngày làm 8 giờ, bảo hiểm xã hội, công nhận các đại biểu, tự do nghiệp đoàn. Đó là những yêu sách cơ bản.
Hầu hết các cuộc bãi công đều được sự ủng hộ tinh thần và vật chất của công nhân các ngành khác, của nông dân và tiểu thương; đôi khi ngay cả tù chính trị cũng đóng góp vào các cuộc lạc quyên ủng hộ. Những người bãi công đã ra lời kêu gọi lao động trong cả nước và đã nhận được thư tỏ tình đoàn kết. Mỗi lần thắng lợi, họ lại ra những bản tuyên bố động viên toàn thể công nhân đoàn kết lại, đồng thời cũng nhận được nhiều điện mừng gửi tới.
Trong khi cuộc bãi công của công nhân Nhà máy sợi Hải Phòng đang nổ ra, bọn mộ công nhân đã tìm cách quyến rũ công nhân thất nghiệp Nam Định; nhưng những người này không muốn trở thành những kẻ phá hoại bãi công và đã gửi thư khuyến khích bạn đồng nghiệp của họ ở Hải Phòng tiếp tục đấu tranh cho đến thắng lợi.
Sau cuộc bãi công, bọn chủ và bọn thanh tra lao động buộc phải ký giao kèo với đại biểu công nhân. Như vậy là đoàn đại biểu công nhân được coi như hợp pháp.
Những người bãi công đã thực hiện kỷ luật dân chủ. Ví dụ: sau cuộc bãi công của công nhân Nhà máy sợi Hải Phòng, đến trưa thì ban giám đốc và bọn thanh tra lao động của nhà máy ký giao kèo, nhưng đại biểu của những người bãi công từ chối không chịu ký khi họ chưa có ý kiến đồng ý của toàn thể công nhân. Đến 2 giờ chiều, trước 2.000 công nhân tập hợp rất trật tự trước nhà máy, bản giao kèo được đem ra đọc. Chỉ sau khi toàn thể những người tham gia bãi công nhất trí tán thành, các đại biểu mới ký tên vào bản giao kèo. Lúc bấy giờ, công nhân đã giơ nắm tay “mặt trận đỏ” lên cám ơn viên tổng thanh tra lao động. Bức thư của họ được đǎng trên các báo và kết thúc bằng những khẩu hiệu: “Vô sản thế giới muôn nǎm! Mặt trận dân chủ muôn nǎm! Tự do nghiệp đoàn, dân chủ và tinh thần đoàn kết muôn nǎm!”.
Làn sóng bãi công làm cho bọn chủ lo lắng. Một số trong bọn chúng (Nhà máy sợi, Nhà máy rượu Nam Định và một số khác) không đợi công nhân yêu sách, đã thực hiện tǎng lương.
Tổ chức công nhân
Từ nǎm 1936, sau khi Mặt trận nhân dân ở Pháp thắng lợi, phong trào đòi tự do nghiệp đoàn ở Đông Dương bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Để ngǎn chặn hoặc làm trì trệ phong trào, chính phủ thuộc địa đã “khuyên công nhân trước hết hãy tổ chức những hội ái hữu” với một điều lệ hạn chế do tự chúng thảo ra. Nhưng ngay sau khi chính phủ Pháp ngả về hữu thì các tổ chức ái hữu ở Đông Dương bắt đầu bị khủng bố. ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ, người ta đóng cửa một vài tổ chức cũ, gây khó khǎn đối với những tổ chức mới và cấm không cho lập thêm các tổ chức khác. ở Trung Kỳ thì lại quá tay! Người ta bỏ tù 4 nǎm những nông dân tổ chức hợp tác! Vì vậy cho nên “đòi hỏi tự do tổ chức” trở thành một trong những khẩu hiệu chính của tất cả các cuộc bãi công và biểu tình. Cần nhắc lại rằng, ngày 6-3-1939, công nhân dệt ở Hà Nội đã gửi thư cho Thống sứ Bắc Kỳ đòi tự do nghiệp đoàn. Ngày 14-4, cũng ở thành phố này, những người lao động đã gửi thư cho Bộ trưởng thuộc địa tố cáo những hành động đàn áp công nhân và đòi tự do dân chủ. Ngày 6-6, đại biểu các hội ái hữu của 4 thành phố (Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng và Hà Đông) đã gửi cho Thống sứ Bắc Kỳ và cho Tổng thanh tra lao động một lá thư, trong đó, đoạn cuối như sau:
“Nǎm 1936, khi phong trào đòi tự do nghiệp đoàn lên cao, chính phủ bảo những người lao động hãy tổ chức những hội ái hữu đã, trong khi chờ đợi thành lập nghiệp đoàn. Chúng tôi không phải là những người bảo thủ để tin rằng hội ái hữu là một bước cần thiết để tiến tới nghiệp đoàn, nhưng vì không muốn bỏ lỡ một cơ hội nhỏ nào, nhằm tổ chức quần chúng lao động lại, nên chúng tôi đã bắt đầu tiến hành thành lập hội ái hữu ở khắp nơi, mỗi nơi một ít, đồng thời không ngừng đòi nhà chức trách phải thực hiện tự do nghiệp đoàn.
“Khắp nơi, mỗi nơi một ít, các hội ái hữu được thành lập, làm việc trong không khí mới mẻ và với một phương pháp mới. Thấy vậy, nhà chức trách tìm hết cách ngǎn chặn, khủng bố các hội ấy, đuổi những công nhân là hội viên hoặc công nhân có trách nhiệm trong các tổ chức này, giải tán một cách độc đoán những hội ái hữu cũ và ngǎn cấm không cho thành lập những hội mới.
“Chúng tôi kịch liệt phản đối việc giải tán các hội ái hữu hoạt động trong vòng trật tự, hợp pháp và không bao giờ vượt quá phạm vi nghề nghiệp của mình. Chúng tôi kiên quyết đòi cho những người lao động được tự do lập hội ái hữu. Thay mặt các hội ái hữu của những người lao động Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Hà Đông, đại biểu cho niềm hy vọng của các tầng lớp lao động Bắc Kỳ, với thiện cảm và sự ủng hộ của lao động toàn Đông Dương, chúng tôi lớn tiếng đòi: Tự do nghiệp đoàn! Tự do tổ chức hội ái hữu!”.
Ngày 1-5-1939
Nǎm 1938, lần đầu tiên Hà Nội được tổ chức ngày 1-5 hợp pháp. Ngày đó thật là lớn và đối với Đông Dương, có thể nói là vĩ đại: 2 vạn người biểu tình. Nǎm nay, Đảng Cộng sản tán thành, nhưng Đảng Xã hội lại phản đối biểu tình công khai. Cuối cùng, một cuộc họp đã được tổ chức tại trụ sở Đảng Xã hội, có 100 đại biểu các tổ chức tham dự. ở các thành phố khác lại có nhiều cuộc biểu tình lớn hơn.
Hải Phòng 700 người biểu tình,
Thái Bình 500 –
Thanh Hoá 2.000 – trong 23 cuộc míttinh,
Nghệ An 500 nông dân,
Sài Gòn 11 cuộc biểu tình, 5 cuộc bãi công,
Mỹ Tho 250 công nhân biểu tình,
Long Xuyên 300 –
Thà khẹt (Lào) 40 –
Sau ngày lễ đó, nhiều vụ bắt bớ và tù tội đã diễn ra.
Những cuộc biểu tình khác
Lấy cớ để phòng thủ Đông Dương, ngày 15-5 Chính phủ quyết định thu 10 triệu bạc “đảm phụ quốc phòng”. Tất cả gánh nặng đó đè lên lưng người bản xứ. Một công chức người bản xứ phải đóng góp 8 lần so với đồng sự của họ người Pháp. Một người Âu chỉ phải đóng một đồng thuế thân, trong khi đó một người bản xứ phải đóng từ 1đ50 đến 20đ00, cộng thêm 4đ20 tiền miễn trừ tạp dịch nữa. Thuế môn bài tǎng gấp đôi, gấp bốn. Ví dụ: một ông già bán thuốc chữa bệnh vốn chỉ 15đ00 mà phải đóng đến 6đ00 thuế thân và 9đ80 thuế môn bài! Nông dân phải đóng nhiều hơn nǎm 1938 là 38%. Tình hình đó đã gây ra những cuộc biểu tình và phản đối trong nhân dân. Dưới đây là bản thống kê không đầy đủ về những cuộc biểu tình đó.
Ngày tháng
|
Địa phương
|
Người tham gia
|
Yêu sách
|
Tháng 3
|
Hà Nội
|
200
|
– Người buôn bán gửi đơn cho chính phủ phản đối tǎng thuế.
|
Tháng 4
|
Hà Nội
|
Tiểu thương
|
– Gửi đơn cho chính phủ phản đối tǎng thuế.
|
Tháng 4
|
Vĩnh Long
|
Nông dân
|
– Đòi chia đất công.
|
Tháng 5
|
Hải Phòng
|
1.500
|
– Phản đối tǎng thuế, đòi giảm thuế cho người nghèo, đòi tự do tổ chức, đoàn kết với công nhân bãi công, chống khủng bố.
|
Tháng 5
|
Hà Nội
|
722
|
– Tiểu thương đòi phủ toàn quyền giảm thuế cho người nghèo và người thất nghiệp. Đánh thuế nặng hơn đối với các công ty lớn.
|
Tháng 5
|
Hải Phòng
|
438
|
– Tiểu thương phản đối tǎng thuế.
|
Tháng 5
|
Hải Phòng
|
1000
|
– Công nhân và tiểu thương phản đối tǎng thuế và đòi tự do tổ chức.
|
Tháng 5
|
Sơn Tây
|
–
|
– Nông dân làng Dụ Phước đòi chia ruộng công.
|
Tháng 5
|
Thái Bình
|
500
|
– Biểu tình chống thuế, đòi tự do dân chủ, đòi ân xá chính trị phạm.
|
Tháng 5
|
Thanh Hoá
|
–
|
– Đòi lại phiếu quốc trái mà bọn trung gian đã chiếm mất.
|
Tháng 6
|
Hà Đông
|
100
|
– Nông dân Hạ Trì chống thuế.
|
Tháng 6
|
Cao Bằng
|
300
|
– Nông dân chống thuế.
|
Tháng 6
|
Hải Phòng
|
1.500
|
– Công nhân và tiểu thương chống tǎng thuế, chống khủng bố và chủ nghĩa phát xít, đòi tự do tổ chức.
|
Tháng 6
|
Hà Nội
|
650
|
Biểu tình phản đối tǎng thuế, tỏ tình đoàn kết với những người bãi công và nông dân bị tước đoạt ở Thái Ninh.
|
Tháng 6
|
Hà Đông
|
3.000
|
– Nông dân làng Vǎn Phước chống bán ruộng công.
|
Tháng 6
|
Thái Bình
|
500
|
– Nông dân Đặng Phổ chống tǎng thuế, tỏ tình đoàn kết với nông dân Thái Ninh.
|
Tháng 6
|
Thái Bình
|
–
|
– Nông dân An Thái đòi chia ruộng công.
|
Tháng 6
|
Hải Phòng
|
–
|
– Hàng trǎm người biểu tình ở công viên phản đối tǎng thuế, chống khủng bố công nhân, và tỏ tình đoàn kết với những người bãi công.
|
Tháng 6
|
Thanh Hoá
|
1.739
|
– Nhân dân gửi 47 đơn cho phủ toàn quyền đòi giảm thuế và thực hiện tự do dân chủ.
|
Tháng 7
|
Thái Bình
|
–
|
– Hàng ngàn nông dân biểu tình phản đối tước đoạt ruộng đất của họ (1.500 mẫu) để cấp cho bọn chủ báo Hà Nội buổi chiều và Đông Pháp. Số ruộng đất này thuộc làng Thái Ninh. Nhiều cuộc bãi thị đã nổ ra.
|
Báo Chí
Theo tôi biết, ở Bắc Kỳ cánh tả có những tờ tuần báo như sau:
Demain – Đảng Xã hội,
Tribune républicaine – (Pháp),
Effort – Tiến bộ – tự trị – (bản xứ),
Notre Voix – Cộng sản,
Đời nay – Cộng sản,
Người mới – Khuynh hướng xã hội,
Ngày mới – Khuynh hướng xã hội,
Thế giới – Thanh niên tiến bộ.
Trung Kỳ:
Tiếng dân – Quốc gia.
Nam Kỳ:
Dân chúng – Cộng sản,
Lao động – Khuynh hướng cộng sản (tôi cho như vậy),
Tiến tới – Tiến bộ,
Đông phương – Tiến bộ,
Mới – Thanh niên dân chủ.
Các báo này tán thành đòi tự do, dân chủ và ân xá chính trị phạm.
Tờ Dân chúng xuất bản ở Sài Gòn từ tháng 7-1938 là tờ báo đầu tiên đã bất chấp đạo luật cấm phát hành nếu không được phép trước. Sau khi nó ra đời được một tháng, quyền tự do báo chí được ban hành, nhưng hàng ngày, người ta cứ tìm cách cắt xén và thủ tiêu đi, như về sau, chúng ta sẽ thấy. Tôi nghĩ rằng Dân chúng cũng là tờ báo được nhiều người đọc nhất ở Đông Dương, vì số lượng phát hành của nó lớn hơn tất cả – mỗi số 1 vạn bản. Ngày 7-3, tờ báo bị tịch thu, các biên tập viên của nó bị bắt. Trong suốt tháng sau, 28 cuộc mít tinh phản đối đã nổ ra, một vài cuộc có tới 1.000 người tham gia; và để giúp đỡ tờ báo, một cuộc lạc quyên đã được tổ chức và thu được hơn 400đ trong một tuần lễ. Phản đối chính phủ tìm cách ngǎn cản các ứng cử viên của Mặt trận dân chủ trong cuộc bầu cử Hội đồng quản hạt, trong vòng đầu, báo Dân chúng đã đưa ra khẩu hiệu bỏ phiếu trắng và 2.585 cử tri đã làm theo.
Báo Đời nay ở Bắc Kỳ cũng rất được nhiều người đọc. Trong danh sách “ủng hộ báo Đời nay” người ta đọc thấy tên phụ nữ, thanh niên, học sinh, công nhân, nông dân, tiểu thương ủng hộ từng xu nhỏ một. Người ta còn thấy tên một thiếu nữ ủng hộ tới 20 đồng bạc; có lẽ đó là một người cảm tình trẻ tuổi thuộc tầng lớp tư sản. Công nhân ở Boócđô, Havơrơ, Xiêm, Lào và Vân Nam cũng đều gửi tiền ủng hộ. Khi công nhân, nông dân, tiểu thương và hương sư có kêu ca điều gì thì họ cũng nhờ tới báo “Đời nay”.
Người đọc tờ Notre Voix thì ít hơn nhiều, và chỉ gồm những người Đông Dương biết tiếng Pháp, làm chính trị. Đây là cương lĩnh của tờ Notre Voix và cũng là cương lĩnh chung của các tờ báo cộng sản Đông Dương:
“Notre Voix sẽ là tiếng nói của những người mong muốn hoà bình, muốn được tự do và hạnh phúc hơn, của những người quyết tâm đấu tranh cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, đấu tranh chống lại các lực lượng bảo thủ và áp bức xã hội, chống lại những kẻ gây chiến, chủ nghĩa phát xít trong nước và trên quốc tế.
“Nói một cách chính xác hơn, Notre Voix sẽ hoạt động để mở rộng và củng cố mặt trận những lực lượng tiến bộ, mặt trận dân chủ Pháp – Đông Dương, để tǎng cường tình đoàn kết của nhân dân Đông Dương với các chiến sĩ anh hùng Trung Quốc, Tây Ban Nha và nói chung, với toàn thể nhân dân thế giới”.
Chính phủ thuộc địa tích cực dùng bạo lực chống lại các báo phái tả cũng như các báo dân chủ bản xứ. Chúng đuổi những công nhân, viên chức đọc các báo đó, đe doạ những độc giả khác, tịch thu báo, và đôi khi cả tài chính của toà báo, bắt bớ và tống giam các biên tập viên và phóng viên, truy tố ban biên tập trước toà án, v.v.. Các biên tập viên báo Thanh niên bị bắt ngay sau khi tờ báo phát hành. Thuế môn bài các đại lý báoĐời nay đều tǎng 700%.
Nói về những cuộc đàn áp ấy, báoĐời nay, cơ quan của Đảng Xã hội xuất bản ở Hà Nội, viết:
“Người ta chỉ có thể khiển trách họ đã đề cập đến những vấn đề dân chủ, đã ca ngợi một sự hợp tác Pháp – Việt chân thành, một sự đoàn kết hợp lý trước hoạ phát xít…. Người ta bóp nghẹt mọi tài liệu dân chủ và dung túng sách báo thân Nhật hoặc có khuynh hướng phát xít”.
Cũng cần nhắc ra đây tên một số sách bị cấm:
Lênin
Nước Nga Xô viết
Lịch sử cách mạng Trung Quốc
Tây Ban Nha
Thắng lợi của thái độ kiên trì của Liên Xô
Việc võ trang Liên Xô
Công cuộc khôi phục ở Liên Xô
Sự tiến bộ trong quan hệ Trung – Xô
(Tóm lại, tất cả sách viết về Liên Xô).
Tờrốtxki, công cụ của chủ nghĩa phát xít (bằng tiếng Trung Quốc)
Mặt trận thống nhất chống phát xít sau sự kiện Muyních (bằng tiếng Trung Quốc).
Tất cả những sách chống phát xít và ngay cả những quyển sách như:
Nguyên lý lãnh đạo (bằng tiếng Việt) và các tác phẩm vǎn nghệ như:
Lúc tôi ở với Lênin của Goócki, cũng đều bị cấm.
Báo cánh tả bằng tiếng Việt bị cấm lưu hành ở Trung Kỳ và Cao Miên. Các báo tờrốtxkít và có khuynh hướng phát xít được khuyến khích và tự do lưu hành khắp nơi.
Cuốn Tư bản cũng bị cấm ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Tù chính trị
Theo tờ Notre Voix thì còn khoảng 1.500 tù chính trị ở trong các nhà lao. Tổ chức cứu tế nhân dân ở Pháp luôn luôn can thiệp và các báo cánh tả Pháp, Việt ở Đông Dương (ngay bọn tờrốtxkít cũng có tham gia một lần và theo cách của chúng) đều lên tiếng đòi trả lại tự do cho họ.
Tháng 6, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ đã thông qua một bức điện gửi cho Bộ trưởng Bộ thuộc địa yêu cầu ân xá toàn thể các chính trị phạm.
Các báo cộng sản đều tổ chức lạc quyên giúp đỡ họ. Từ nǎm 1938 cho đến tháng 4-1939, số tiền lạc quyên đã hơn 800đ. Cũng như mọi khi, những người đóng góp vẫn cứ là công nhân, nông dân, sinh viên, tiểu thương, thanh niên dân chủ, công nhân bản xứ làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những hành động cảm động: 2 thanh niên nông dân cùng nhau ủng hộ 7 xu và bên cạnh họ là một người cảm tình vô danh ủng hộ 20đ. Cũng có những người ủng hộ thuốc uống, sách và truyện cũ, kẹo, bưu ảnh, v.v..
Nhưng nếu lớp tù chính trị này được thả ra thì người ta lại tống giam những lớp mới khác.
Biểu tình trước trụ sở Hội đồng dân biểu: 3 nǎm tù và 3 nǎm quản thúc.
Tham gia vào hội tương tế, dù hội này đã được phép mở: cũng án như vậy.
Đưa yêu sách của dân làng cho các nghị viên, dù các nghị viên đó tự mình đến hỏi: 10 nǎm khổ sai và 10 nǎm quản thúc, v.v..
Phi Vân (mà người ta cho rằng đã phản bội) đã bị bắt và bị kết án 10 nǎm tù hồi tháng 6-1939. Anh ta bị áp giải một cách cẩn mật từ nhà lao đến Toà án Bắc Ninh, tay bị xiềng, đầu trần, chân đất, mình trần trụi và chỉ mang mỗi chiếc quần cộc.
Tờ Cố gắng viết về các cuộc đàn áp như sau: “… 20 nǎm sau khi hàng vạn đồng bào của chúng ta đã ngã xuống trên chiến trường Pháp, chúng ta vẫn không được hưởng một chút quyền, một chút tự do sơ đẳng nào mà nhân dân các nước dân chủ vǎn minh đã được hưởng.
Không có tự do báo chí.
Không có tự do lập hội.
Không có tự do hội họp.
Sau hai nǎm thực hiện một mức tự do hạn chế, trong đó, một vài chính kiến đã được phép nói lên đến một chừng mực nào đó, Chính phủ Đông Dương… lại bắt đầu o ép và đàn áp… Tờ Ngày mai viết:
“Hình như các nhà cầm quyền của chúng ta đã mất hết sáng suốt và bình tĩnh, hình như hễ bị kinh khủng là họ mất hết trí minh mẫn và lòng độ lượng; kể từ nǎm 1930… – thời kỳ bi thảm mà hiện nay hình như chúng ta đang trở lại – chưa bao giờ lại có những phương pháp đàn áp khốc liệt và tàn bạo quá tay đến thế.
Người ta tịch thu, người ta cấm đoán, người ta bắt bớ, người ta kết tội một cách không cǎn cứ, điên rồ, sai trái, độc đoán và hết sức ráo riết. Người ta bịa đặt, người ta nặn ra mọi chứng cớ giả tạo, người ta dùng đến những hành động nhục nhã. Người ta dùng cả những biện pháp bất hợp pháp: người ta đã hành động đến mức không luật pháp, đạo đức, nhân quyền, lương tri nào có thể bào chữa cho một chính sách ngu xuẩn đến thế”.
Đông Dương và Trung Quốc
Những người lao động Việt Nam hoàn toàn đứng về phía Trung Quốc. Những người có ít nhiều tinh thần dân chủ, những nhà buôn Pháp cũng đều như vậy, tất nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đảng Xã hội, Hội nhân quyền và tất cả những phần tử cánh tả ở Bắc Kỳ đã tổ chức vào đầu nǎm 1939 một cuộc hội chợ lớn để giúp các nạn nhân chiến tranh của Trung Quốc. Những người cộng sản đưa ra khẩu hiệu: “Giúp đỡ Trung Quốc!”. Dân chúng đã thấm nhuần tinh thần khẩu hiệu đó và bằng chứng là, dù còn đói khổ, từ tháng 3-1938 tới tháng 2-1939, họ đã đóng góp 579 đồng vào cuộc lạc quyên ủng hộ các chiến sĩ Trung Quốc, do các báo cộng sản ở Bắc Kỳ tổ chức (ở các địa phương khác cũng có lạc quyên, nhưng tôi không biết kết quả). Ngày đầu nǎm, báo Notre Voix đã nhận được 38đ35 ủng hộ những người du kích. Nhân dịp kỷ niệm 2 nǎm ngày chiến tranh bùng nổ, nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã gửi cho các chiến sĩ 100 đồng và một lá thư cổ vũ gồm 2.330 chữ ký.
Những người cộng sản cũng đưa ra khẩu hiệu tẩy chay hàng Nhật. Cần nói thêm rằng, những người cộng sản đã đặt ra bài hát: “Giúp Trung Quốc tức là giúp mình”, và bài hát đó đã được truyền đi rất rộng trong quần chúng. Nhiều nơi đã tổ chức các cuộc biểu diễn ban đêm. Người biểu diễn là công nhân, nông dân, nhất là thanh niên, họ thường phối hợp với thanh niên Trung Quốc để làm.
Dưới áp lực của Nhật, Chính phủ Pháp quyết định đóng cửa biên giới Trung Quốc – Bắc Kỳ lại. Chính phủ thuộc địa không tán thành chủ trương ấy. Các thương gia Pháp đấu tranh chống quyết định đó. Báo chí cũng nhất trí chống lại việc đóng cửa biên giới, nhưng với lý do khác nhau, kẻ thì vì vật chất, người thì vì chính trị. Trước Hội đồng dân biểu, Chủ tịch phòng thương mại Hà Nội đã kịch liệt phản đối quyết định của Chính phủ. Sau khi cho biết rằng từ tháng 2 đến tháng 10-1938, Đông Dương đã xuất cảng sang Nhật 341.000 tấn than và quặng sắt, ông nói: “… Nếu chúng ta coi việc xuất cảng này là hợp pháp thì không thể hiểu tại sao chúng ta lại cấm việc xuất cảng sang Trung Quốc, … Trung Quốc đã nhường đường xe lửa Vân Nam cho một công ty Pháp, Trung Quốc đã nhường đất để làm đường sắt và cung cấp nhân lực cần thiết cho công cuộc xây dựng. Ngoài ra, trong điều 4 của Hiệp ước Trung – Pháp có ghi: “Dụng cụ chiến tranh, vũ khí và đạn dược mà Chính phủ quốc gia muốn chuyển vận xuyên qua đất Bắc Kỳ sẽ được miễn mọi thứ” … Không tôn trọng lời ký kết của nước Pháp, chúng ta đã cấm vận chuyển hàng hoá sang Trung Quốc bằng con đường sắt (Pháp – Trung Quốc) Vân Nam. Trong lúc đó, chúng ta lại giao than và quặng sắt của chúng ta cho Nhật Bản…”.
Tướng tổng tham mưu trưởng Bạch Sùng Hy tuyên bố với các nhà báo Pháp: “Hiện nay không phải chỉ Quảng Tây tỏ ý bất bình với nước Pháp, mà cả Vân Nam, Quảng Đông và tất cả các tỉnh khác ở Hoa Nam nữa”.
Trong thời gian 3 tháng, người Trung Hoa đã làm xong 250 kilômét đường ôtô nối liền Vân Nam và Rǎnggun. Anh sẽ cho Trung Quốc vay 100 triệu để xây dựng một con đường sắt chạy theo hướng này. Chính phủ Đalađiê nhận thấy rằng nhiều mối lợi to lớn sẽ mất, không những thế cả nền thương mại Pháp ở Bắc Kỳ cũng sẽ bị phá sản, cho nên chúng buộc phải ngấm ngầm mở lại cửa biên giới mà không nói nǎng gì.
Nhật chiếm đảo Hải Nam và Spralây làm cho Pháp lo sợ. Họ liền tìm cách hợp tác với người Anh (Hội nghị quân sự ở Singapo) và chuẩn bị phòng thủ: tǎng quân bằng cách tuyển thêm một vạn người, sửa lại các hải cảng, xây dựng sân bay và các nhà máy có thể sản xuất từ 150 đến 400 máy bay một nǎm.
Các báo cánh tả cho rằng như vậy vẫn chưa đủ, rằng muốn phòng thủ có kết quả thì phải có sự hợp tác thành thật của dân chúng; muốn thế, cần ban hành những quyền dân chủ cho người bản xứ.
Nên nhớ rằng chính phủ thuộc địa đã tổ chức một trường học tiếng Nhật ở Thanh Hoá. Lại một sự việc có ý nghĩa hay một dấu hiệu sợ hãi: tháng 6, trong một thông tri gửi cho người Pháp ở Bắc Kỳ, chính phủ đã hỏi họ rằng: Nếu chiến tranh nổ ra thì họ sẽ tản cư vợ con họ ra sao.
Nói thêm, những người cộng sản đã sáng tác bài hát Giúp Trung Quốc tức là giúp mình, một bài hát rất được phổ biến. Nhiều đêm (vui) kịch đã được tổ chức ở nhiều nơi. Những phần tử hǎng hái là công nhân, nông dân và nhất là thanh niên, họ thường hợp tác với thanh niên Trung Quốc.
Hoạt động của Nhật ở Đông Dương
Bọn Nhật đã nhòm ngó Đông Dương từ lâu. Điều đó rất rõ ràng. Chương trình hoạt động của chúng có thể chia ra 3 mặt tuyên truyền, xâm nhập kinh tế và hoạt động gián điệp. Công tác tuyên truyền ấy chỉ tranh thủ được bọn quan lại bất mãn và các cụ đồ nho. Trong khi tuyên truyền, những người này tỏ ra công khai thân Nhật và chống Trung Quốc. Nhưng họ không có chút tác dụng nào trong đông đảo quần chúng, vì như trên đã nói, quần chúng thực sự đứng về phía Trung Quốc. Từ 34 nǎm nay, bọn Nhật đã nuôi Cường Để, ông hoàng Việt Nam lưu vong ở trên đất chúng, chỉ mong có dịp sẽ dùng đến. Về mặt kinh tế, đặc biệt bọn Nhật tìm cách thâm nhập vào các vùng mỏ Bắc Kỳ. Chúng đã đầu tư được vào nhiều công ty khai thác. Thứ hai là bán hàng hoá giá rẻ.
Gián điệp Nhật hoạt động rất mạnh ở Đông Dương. Ba tháng trước đây, một người Pháp chủ nhiệm một tờ báo và một người Việt Nam đã bị kết án 20 và 15 nǎm khổ sai về tội làm gián điệp. Về vấn đề này, tờ Effort viết: “Nhưng biết bao người như thế sẽ có thể tiếp tục công việc của họ một cách yên ổn gần như tuyệt đối, do thái độ do dự của các nhà cầm quyền Pari của chúng ta tạo nên”. Đối với bọn gián điệp người Nhật, Chính phủ Pháp tỏ ra rất nhân nhượng. Ví dụ, nǎm ngoái một sĩ quan Nhật bị bắt quả tang làm gián điệp ở Bắc Kỳ, người ta bắt được trong người hắn một tập tài liệu dày cộp. Nhưng Chính phủ chỉ yêu cầu tên sĩ quan này ra khỏi Đông Dương mà thôi. Mới đây, người ta bắt được ở Lào Cai 3 gián điệp người Nhật đang vẽ các cứ điểm chiến lược. Ra trước toà án, chúng chỉ bị phạt 100 quan!
Trái lại, người ta kết tội những người cộng sản là thân Nhật. Ngày 13-6, đồng chí chủ nhiệm tờ báo cộng sản Đời nay ở Hà Nội bị triệu đến sở mật thám. Viên chánh cẩm bảo đồng chí rằng: Những người cộng sản đã ǎn lương của Nhật và chính vì thế mà họ đã tổ chức bãi công nhằm mục đích phá hoại việc tiếp tế cho Trung Quốc. Những người cộng sản đã kịch liệt phản đối lời vu cáo này của bọn cẩm bằng lời nói và bằng vǎn bản.
*
* *
Tôi rất tiếc hôm nay chưa thể nói được về bọn tờrốtxkít. Liên lạc cần phải đi ngay. Tôi phải ngừng bút và gửi lời chào anh em tới các đồng chí.
Cuối tháng 7 nǎm 1939
LIN
———————————
Tài liệu tiếng Pháp, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh
cpv.org.vn
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Bạn phải đăng nhập để bình luận.