..
Tôi hỏi anh ở đâu đến.
– Tôi là người An Nam – bị Pháp cai trị, học sinh Trường đại học phương Đông ở Mátxcơva. Tôi tên là Nguyễn ái Quốc.
– Anh kể cho nghe về đời học sinh được không?
– Được…
Trong nước, tôi lao động ở nông thôn, tôi rời Tổ quốc tôi cách đây ba nǎm.
– Tại sao anh lại sang châu Âu?
– Trước đây tôi có đọc một số tờ báo phát hành sang nước tôi, một vài tờ có tính chống đối ở An Nam, có những người lính lê dương do Poǎngcarê (Poincaré) gửi sang để cải huấn. Những người lính lê dương này đọc đủ thứ. Họ là những kẻ chống đối về bản chất. Họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì thế tôi nảy ra ý muốn sang xem “mẫu quốc” ra sao và tôi đã tới Pari. Khi Trường đại học phương Đông ở Mátxcơva mở, tôi bèn xin học.
– Trường có đông học sinh không?
– Tất cả có l.025 người học thuộc 62 xứ thuộc địa trong đó có 150 gái, 895 vào đảng cộng sản. Trong số l.025 người học 547 là nông dân, khoảng 300 là công nhân, còn là trí thức tư sản.
– Anh nghĩ thế nào về sáng kiến bônsêvích này?
– Tôi rất phấn khởi đối với sáng kiến này. Tôi đã đọc nhiều tuyên bố ủng hộ và đoàn kết của những người chống đối nhưng không người nào đem lại cho chúng tôi một sự giúp đỡ thiết thực để thoát khỏi chế độ nô lệ mà những “người đi gieo rắc vǎn minh” đang giam hãm chúng tôi. Tôi cho rằng sáng kiến này sẽ đem lại những kết quả rất tốt. Nhiều người đã hiểu tình trạng kém cỏi của chúng tôi nhưng chưa có ai, trừ những người làm cách mạng Nga, chỉ cho chúng tôi con đường đi đến giải phóng. ở Bacu, nǎm 1921, lần đầu tiên trong lịch sử của giai cấp vô sản, đã họp một đại hội của các dân tộc phương Đông và chính Lênin, đồng chí Ilítsơ thân mến của chúng tôi, đã nêu lên những đề án và hướng dẫn chúng tôi đi những bước đầu để làm cho chúng tôi có khả nǎng cùng tiến bước với giai cấp vô sản thế giới.
– Tay anh làm sao thế?
– Không sao, anh trả lời. Tôi mang vòng hoa của học sinh viếng Lênin, vì thế hai ngón tay tôi bị tê cóng. Lênin thương tiếc!
– Các anh có bao nhiêu giáo sư? Chương trình có những môn gì?
– Chúng tôi có 150 giáo sư dạy các môn: khoa học xã hội, toán, duy vật lịch sử, lịch sử phong trào công nhân, khoa học tự nhiên, lịch sử cách mạng, kinh tế chính trị học, v.v.. Trường đại học có một phòng chiếu bóng, một thư viện 47.000 cuốn sách. Mỗi dân tộc có một thư viện riêng gồm sách, báo, tạp chí. Nên biết là chúng tôi thuộc 62 dân tộc mà đoàn kết với nhau như anh em ruột thịt. Người học tự viết lấy báo hằng tuần. Chúng tôi có một nhà an dưỡng ở Crimê và hai nhà nghỉ hè, một trong hai nhà đó trước cách mạng là lâu đài của một quận công.
Anh hãy hình dung là ở trên đỉnh ngọn tháp của lâu đài, gần con quạ, biểu tượng của đế chế, phấp phới lá cờ đỏ và ở trong phòng khách, thay vào ngài quận công, là những người nông dân Triều Tiên hoặc ácmêni nô đùa với nhau.
– Ai nấu cho các anh ǎn?
– Chúng tôi thay phiên nhau làm bếp. Chúng tôi cũng thay phiên nhau làm việc ở thư viện, ở câu lạc bộ, giặt giũ. Chúng tôi tổ chức thành công xã. Công xã họp một tuần một lần để thảo luận chính trị , và tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, giải trí. Những sự sai phạm sẽ do một “toà án”, do công xã bầu ra nếu thấy cần thiết, xét xử.
– Khi học xong, anh dự định làm gì?
– Dĩ nhiên là tôi sẽ trở về Tổ quốc tôi để đấu tranh cho sự nghiệp của chúng tôi. ở bên chúng tôi có nhiều việc phải làm lắm. Chúng tôi chẳng có quyền gì cả, trừ quyền đóng thuế cho “mẫu quốc” Pháp, cho bọn chủ bản xứ. Sự việc nổi bật nhất là như thế này: chúng tôi là những người bị đô hộ, như đồng chí biết, chúng tôi là những dân tộc “hạ đẳng”, và vì thế chúng tôi không có quyền ứng cử, bầu cử. ở nước Nga, ở cái nước của những người dã man – giai cấp tư sản dân chủ gọi các đồng chí Nga như thế -, chúng tôi có đầy đủ những quyền như công dân Nga. Thật vậy, những đại biểu của chúng tôi do Xôviết của chúng tôi bầu ra theo đúng kỳ hạn, đã cùng hội họp với các đại biểu công, nông, binh. Đó, anh đã thấy rõ sự đối xử khác nhau của chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ công nhân đối với chúng tôi!
Chúng tôi đã đau khổ nhiều và chúng tôi còn phải đau khổ nữa. Những người “khai hoá” các nước chúng tôi không để chúng tôi tự do. Nhưng chúng tôi tiếp tục đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra, chúng tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn những bài học đã học được. Các đồng chí của tôi làm việc phấn khởi, tin tưởng, nghiêm túc. Nhiều người còn rất trẻ đã có một trình độ mácxít ít có thể tưởng tượng là có thể có được vào tuổi đó. Chúng tôi hiểu rõ là chúng tôi có trách nhiệm rất nặng nề, và tương lai của các dân tộc thuộc địa tuỳ thuộc vào sự tuyên truyền và tinh thần hy sinh của chúng tôi.
ở phương Đông, từ Xyri đến Triều Tiên tôi chỉ nói các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, có một diện tích rộng mênh mông với hơn 1.200 triệu dân. Cả vùng rộng lớn này nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc tư bản chủ nghĩa. Các dân tộc ở đó không bao giờ có thể ngẩng đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp vô sản thế giới. Những nghị quyết của phái xã hội dân chủ tỏ cảm tình dù nồng nhiệt đến đâu cũng không có sức nặng.
Việc thành lập Trường đại học bônsơvích đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, và nhà trường đã dạy chúng tôi nguyên lý đấu tranh giai cấp, và nhà trường đã đặt mối liên hệ giữa chúng tôi với các dân tộc phương Tây và trang bị cho chúng tôi – những người nô lệ, khả nǎng hoạt động chặt chẽ.
– Khí hậu nước Nga thế nào, có cực lắm không?
– Có… Tôi chưa quen tuy đã ở hai nǎm. Nhưng không sao, tôi sẽ khắc phục được.
Tôi đi thǎm một công xã nông nghiệp. Thôi chào anh.
Báo L’Unità, ngày 15-3-1924.
Đǎng báo Nhân dân,
số 6961, ngày 18-5-1973.
cpv.org.vn
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Bạn phải đăng nhập để bình luận.